id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
19857042
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nikolaus%20Harnoncourt
|
Nikolaus Harnoncourt
|
Johann Nikolaus Harnoncourt tên đầy đủ là Johann Nicolaus Graf de la Fontaine und d'Harnoncourt-Unverzagt (6 tháng 12 năm 1929 - 5 tháng 3 năm 2016) là một nhạc trưởng người Áo, được biết đến với những chương trình biểu diễn nhạc cổ điển mang tính lịch sử. Ông sinh năm 1929 tại Berlin, Đức, mang quốc tịch Áo.
Ông bắt đầu sự nghiệp âm nhạc với tu cahcs là là một nghệ sĩ cello cổ điển. Sau đó, vào những năm 1950, ông đã thành lập nhóm nhạc hoà tấu của riêng mình với tên gọi Concentus Musicus Wien. Harnoncourt trở thành người tiên phong trong phong trào Phục dựng âm nhạc của các thời kỳ .
Vào những năm 1970, Harnoncourt bắt đầu chỉ huy các dàn nhạc tại các buổi biểu diễn opera và hòa nhạc. Rất nhanh sau đó, ông đã tham gia dẫn dắt các dàn nhạc giao hưởng quốc tế nổi tiếng và xuất hiện tại các phòng hòa nhạc, địa điểm biểu diễn và lễ hội hàng đầu. Năm 2001 và 2003, ông đã chỉ huy buổi hòa nhạc mừng năm mới ở Viên. Harnoncourt cũng là tác giả của một số cuốn sách, chủ yếu nói về các chủ đề lịch sử biểu diễn và thẩm mỹ âm nhạc.
Ông mất năm 2016 tại Áo.
Danh sách đĩa nhạc
Nikolaus Harnoncourt, Frans Brüggen, Leopold Stastny, Herbert Tachezi. Johann Sebastian Bach: Gamba Sonatas — Trio Sonata in G major. Viola da gamba: Jacobus Stainer; Cello: Andrea Castagneri; Flute: A.Grenser; Harpsichord: a copy after Italian builders by Martin Skowroneck. Label: Telefunken.
Nikolaus Harnoncourt, Gustav Leonhardt, Leonhardt-Consort (Orchestra), Concentus musicus Wien (Orchestra), Alan Curtis, Anneke Ulttenbosch, Herbert Tachezi. Johann Sebastian Bach: Harpsichord Concertos BWV 1052, 1057, 1064. Violin, continuo, harpsichord. Label: Teldec
Nikolaus Harnoncourt, Chamber Orchestra of Europe. Franz Schubert. Symphonies. Label: Ica Classics.
Nikolaus Harnoncourt, Rudolf Buchbinder (fortepiano). Wolfgang Amadeus Mozart. Piano concertos No. 23&25 Played on a Walter fortepiano replica by Paul McNulty. Label: Sony.
Nikolaus Harnoncourt, Chamber Orchestra of Europe, Pierre-Laurent Aimard (piano). Ludwig van Beethoven. Piano Concertos Nos. 1–5. Label: Teldec Classics.
Nikolaus Harnoncourt, Chamber Orchestra of Europe, Gidon Kremer (violin), Martha Argerich (piano). Schumann: Piano Concerto and Violin Concerto. Label: Teldec Classics
Tài liệu tham khảo
Gratzer, Wolfgang (ed.) (2009). Ereignis Klangrede. Nikolaus Harnoncourt als Dirigent und Musikdenker (klang-reden 3), Freiburg/Br.: Rombach.
Official catalogue Nikolaus Harnoncourt. Die Universität Mozarteum Salzburg ehrt den Dirigenten und Musikdenker. Salzburg: Universität Mozarteum 2008
Tham khảo
Liên kết ngoài
November 2000 Interview with Norman Lebrecht
Royal Concertgebouw Orchestra page on Nikolaus Harnoncourt
Warner Classics page on Nikolaus Harnoncourt
John Rockwell: Recordings; Harnoncourt's Mozart shows steady growth The New York Times, 1 April 1990
Hein Bruns: Descendants of Archduke Johann of Austria, heinbruins.nl
Memorial service notice for Nikolaus Harnoncourt, 18 March 2016 (Graz) and 19 March 2016 (Vienna)
Sinh năm 1929
Mất năm 2016
Nhạc trưởng
Bá tước Áo
|
19857044
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Only%20My%20Railgun
|
Only My Railgun
|
"Only My Railgun" (cách điệu thành "only my railgun") là đĩa đơn của cặp song ca nhạc pop và trance Nhật Bản fripSide, được Geneon Universal Entertainment phát hành vào ngày 4 tháng 11, 2009. Bài hát được dùng làm nhạc chủ đề đầu phim đầu tiên cho anime Toaru Kagaku no Railgun của J.C.Staff.
Danh sách track
Bản giới hạn
Bản giới hạn của đĩa đơn được đi kèm với một DVD và phát hành vào ngày 4 tháng 11, 2009.
Đón nhận
Doanh số
"Only My Railgun" bán được 26.000 bản vào cuối tuần đầu tiên kể từ ngày phát hành. Bài hát được Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Nhật Bản chứng nhận Vàng ở cả hạng mục đĩa vật lý và streaming.
Bảng xếp hạng
Danh hiệu
Vào tháng 10 năm 2010, "Only My Railgun" thắng giải Radio Kansai Award tại Giải thưởng Animation Kobe.
Tham khảo
Đĩa đơn năm 2009
Bài hát năm 2009
Bài hát anime
Bài hát tiếng Nhật
|
19857049
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Level%205%3A%20Judgelight
|
Level 5: Judgelight
|
"Level 5: Judgelight" (cách điệu thành "LEVEL5 -judgelight-") là đĩa đơn của cặp song ca nhạc pop và trance Nhật Bản fripSide, được Geneon Universal Entertainment phát hành vào ngày 17 tháng 2, 2010. Bài hát được dùng làm nhạc chủ đề đầu phim thứ hai cho anime Toaru Kagaku no Railgun của J.C.Staff.
Danh sách track
Bản giới hạn
Bản giới hạn của đĩa đơn được đi kèm với một DVD và phát hành vào ngày 17 tháng 2, 2010.
Bảng xếp hạng
Tham khảo
Đĩa đơn năm 2010
Bài hát năm 2010
Bài hát anime
Bài hát tiếng Nhật
|
19857051
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Black%20Bullet
|
Black Bullet
|
là một bộ light Novel Nhật Bản do Kanzaki Shiden sáng tác và Ukai Saki minh họa, được ấn hiệu Dengeki Bunko của ASCII Media Works xuất bản. Câu chuyện diễn ra trong một trận dịch ký sinh trùng, theo chân Satomi Rentarō và Aihara Enju, hai nhân viên An ninh Dân sự nhận nhiệm vụ bảo vệ Khu vực Tokyo khỏi bị hủy diệt.
Phương tiện truyền thông
Light novel
Manga
Một chuyển thể manga do Morinohon đồ họa được xuất bản định kỳ trên tạp chí Dengeki Maoh của ASCII Media Works' từ ngày 27 tháng 8, 2012 đến ngày 27 tháng 6, 2014.
Anime
Nhạc chủ đề đầu phim là "black bullet" của fripSide và nhạc chủ đề kết phim là của Yanagi Nagi.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức của anime
Manga dài tập
Manga năm 2012
Anime truyền hình dài tập năm 2014
Anime và manga hành động
Anime và manga dựa trên light novel
Dengeki Bunko
Phân biệt đối xử trong các tác phẩm giả tưởng
NBCUniversal Entertainment Japan
Thương hiệu của Kadokawa Dwango
Kinema Citrus
Light novel
Anime và manga hậu tận thế
Seinen manga
Sentai Filmworks
Tác phẩm do Yen Press xuất bản
|
19857055
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-25%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29%20%281936%29
|
U-25 (tàu ngầm Đức) (1936)
|
U-25 là một trong số hai tàu ngầm đi biển Type IA được Hải quân Đức Quốc Xã chế tạo trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Được đóng bởi xưởng tàu DeSchiMAG AG Weser tại Bremen, U-25 đi vào hoạt động năm 1936. Nó có lịch sử hoạt động ngắn nhưng rất thành công trong Thế Chiến II, đánh chìm được tám tàu buôn với tổng tải trọng 50.255 tấn, và gây hư hại cho một chiếc khác trước khi bị mất do trúng thủy lôi ngoài khơi Na Uy vào tháng 8, 1940.
Thiết kế và chế tạo
Lớp Type IA này là nỗ lực đầu tiên của Hải quân Đức Quốc Xã sau Thế Chiến I nhằm chế tạo một kiểu tàu ngầm đi biển. Chúng có trọng lượng choán nước khi nổi và khi lặn); và với hai động cơ diesel-điện được trang bị, chúng đạt được tốc độ trên mặt nước và khi lặn, với tầm hoạt động tối đa khi đi tốc độ đường trường . Vũ khí trang bị bao gồm sáu ống phóng ngư lôi , gồm 4 trước mũi và 2 phía đuôi, với tổng cộng 22 quả ngư lôi. Một hải pháo SK C/32 cũng được trang bị trên boong tàu.
U-25 được đặt hàng tại xưởng tàu DeSchiMAG AG Weser tại Bremen vào ngày 17 tháng 12, 1934. Nó được đặt lườn vào ngày 28 tháng 6, 1935. Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 2, 1936, và nhập biên chế cùng Hải quân Đức Quốc Xã vào ngày 6 tháng 4, 1936, dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Eberhard Friedrich Clemens Godt.
Lịch sử hoạt động
Vào khoảng ngày 2 tháng 8, 1940, U-25 đi nhầm vào Bãi mìn số 7 do các tàu khu trục Anh , , và rải. U-25 trúng thủy lôi và đắm tại tọa độ với tổn thất nhân mạng toàn bộ 49 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu.
Các "Bầy sói" từng tham gia
U-25 từng tham gia "Bầy sói":
Prien (12 đến 17 tháng 6, 1940)
Tóm tắt chiến công
U-25 đã đánh chìm tám tàu buôn với tổng tải trọng và gây hư hại cho một chiếc khác tải trọng :
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Tàu ngầm Type I
Tàu ngầm của Hải quân Đức trong Thế Chiến II
Đơn vị quân đội Đức Quốc Xã tham gia Nội Chiến Tây Ban Nha
Sự cố hàng hải năm 1940
U-boat bị đánh chìm bởi thủy lôi
U-boat bị đánh chìm năm 1940
Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Bắc Hải
Tàu thủy năm 1936
|
19857058
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/U-25%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20%C4%90%E1%BB%A9c%29
|
U-25 (tàu ngầm Đức)
|
Ít nhất ba tàu ngầm của Hải quân Đức từng được đặt cái tên U-25:
là một hạ thủy năm 1913, hoạt động trong Thế Chiến I và đầu hàng năm 1919
Trong Thế Chiến I, Đức còn có các tàu ngầm với tên tương tự:
là một hạ thủy năm 1915 và đầu hàng năm 1918
là một hạ thủy năm 1916 và đánh chìm năm 1918
U-25 (1936) là một hạ thủy năm 1936, hoạt động trong Thế Chiến II và bị mất năm 1940
U-25 (S174) là một hạ thủy năm 1973 và xuất biên chế năm 2008
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đức
|
19857090
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Takanezawa%2C%20Tochigi
|
Takanezawa, Tochigi
|
là thị trấn thuộc huyện Shioya, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thị trấn là 29.229 người và mật độ dân số là 410 người/km2. Tổng diện tích thị trấn là 70,87 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Tochigi
Utsunomiya
Sakura
Nasukarasuyama
Ichikai
Haga
Tham khảo
Thị trấn của Tochigi
|
19857103
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99%20ch%E1%BB%89%20huy%20Qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20H%C3%A0n%20Qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
|
Bộ chỉ huy Quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam
|
Bộ chỉ huy Quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam (Hangul: 주월한국군사령부), là cơ quan chỉ huy quân sự thống nhất đối với các đơn vị quân sự của Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Lịch sử
Năm 1964, Sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra, và năm 1965, chiến tranh nổ ra giữa miền Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ. Khi đó, Mỹ yêu cầu 25 nước bạn bè, trong đó có Hàn Quốc, tham chiến, Hàn Quốc chấp nhận yêu cầu và quyết định gửi quân.
Ngày 22 tháng 9 năm 1965, lệnh thành lập Bộ Tư lệnh Quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam được giải quyết. Bộ Tư lệnh Quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam được Bộ Tham mưu Liên quân thành lập vào ngày 25 tháng 9 năm 1965 theo Lệnh chung số 16 của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Người chỉ huy đầu tiên là Thiếu tướng Chae Myung-shin, tư lệnh Sư đoàn Thủ đô.
Ngày 20/10/1965, trụ sở chính triển khai về Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa.
Các đời chỉ huy trưởng
Cơ cấu
Sở chỉ huy quân đội dã chiến
Sư đoàn Bộ binh Cơ giới Thủ đô Hàn Quốc (수도기계화보병사단, 맹호 부대)
Sư đoàn Bộ binh 9 Hàn Quốc (백마 부대)
Sư đoàn 2 Thủy quân lục chiến Hàn Quốc (해병대 제2사단, 청룡 부대)
Quân đoàn hỗ trợ Quân sự Hàn Quốc tại Việt Nam (주월한국군사원조단, 비둘기 부대)
Phi đội Vận tải Hải quân Hàn Quốc (해군 수송전대, 백구 부대)
Cánh không vận thứ 5 Hàn Quốc (제5공중기동비행단, 은마 부대)
Bộ chỉ huy Hậu cần thứ 100 Hàn Quốc (제100군수사령부, 십자성 부대)
Xem thêm
Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam
Chú thích
Nguồn tham khảo
Liên kết ngoài
한국군 전투부대 베트남 파병, 주월한국군사령부 창설…건군 이후 첫 파병
참전일지 및 통계자료
주월 한국군사 설치
Chiến tranh Việt Nam
Quân sự Hàn Quốc
|
19857112
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Meiacanthus%20nigrolineatus
|
Meiacanthus nigrolineatus
|
Meiacanthus nigrolineatus là một loài cá biển thuộc chi Meiacanthus trong họ Cá mào gà. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1969.
Từ nguyên
Từ định danh nigrolineatus được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Latinh: nigro (“đen”) và lineatus (“có sọc”), hàm ý đề cập đến sọc đen đặc trưng ở loài cá này.
Phân bố
M. nigrolineatus có phân bố khắp vùng Biển Đỏ, kéo dài về phía nam tới vịnh Aden, được tìm thấy ở độ sâu đến ít nhất là 50 m.
Mô tả
Tổng chiều dài lớn nhất được ghi nhận ở M. nigrolineatus là 9,5 cm. Loài này có hai màu: vàng ở thân sau và lam xám ở thân trước và đầu.
Sinh thái
Trứng của M. nigrolineatus có chất kết dính, được gắn vào chất nền thông qua một tấm đế dính dạng sợi. Cá bột là dạng phiêu sinh vật, thường được tìm thấy ở vùng nước nông ven bờ. Cá cái chỉ đẻ từ 5 đến 10 trứng một lần và sau đó di chuyển ra khỏi tổ, nhưng vẫn ở gần đó. Một con cái như vậy đẻ từ 100 đến 160 quả trứng khi thường xuyên ra vào tổ.
Cá trưởng thành ăn động vật phù du.
Các loài Meiacanthus đều có tuyến nọc độc trong răng nanh. Do đó, chúng là hình mẫu để nhiều loài khác bắt chước theo, gọi là bắt chước kiểu Bates (loài không độc bắt chước kiểu hình, hành vi của một loài có độc). M. nigrolineatus được bắt chước bởi cá mào gà Ecsenius gravier.
M. nigrolineatus còn nhỏ (<2 cm) lại bắt chước kiều hình của một số loài họ Cá sơn (Apogonidae) như Cheilodipterus isostigma và Apogon angustatus, với 3 sọc đen sẫm trên cơ thể kèm đốm đen ở phía trước vây lưng (cá con lớn hơn một chút phát triển vệt xanh nhạt ở phần trước của thân và đầu). M. nigrolineatus con, thường khoảng 2–3 cá thể lẫn vào đàn từ 10 đến 100 con cá sơn. Khi gặp nguy hiểm, cá sơn thường rút vào các khe hở trên san hô hoặc ẩn mình trong các gai của cầu gai Diadema setosum.
Tham khảo
Xem thêm
N
Cá Ấn Độ Dương
Cá biển Đỏ
Cá Ai Cập
Cá Yemen
Động vật được mô tả năm 1969
|
19857134
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cancel%20culture
|
Cancel culture
|
Cancel culture hay văn hoá cancel là cụm từ đương đại xuất hiện từ cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020 để nói đến văn hóa trong đó người ta tẩy chay hoặc xa lánh những người được cho là đã hành động hoặc nói năng theo một cách thức không thể chấp nhận được nào đó. Thuật ngữ "văn hóa cancel" được sử dụng chủ yếu khi những phản ứng trên là dành cho những hành động hoặc lời nói của cánh hữu, nhưng hiếm khi khi là phản ứng là dành cho hành động hoặc lời nói của bên cánh tả. {{Efn|For example, ostracizing someone for being communist (McCarthyism), gay (Don't Say Gay), or foreign (Trump wall) is not usually called "cancellation".|group=examples}} Sự tẩy chay này có thể mở rộng đến những giới xã hội hoặc nghề nghiệp - cho dù là trên mạng xã hội hay trong giao tiếp trực tiếp - với hầu hết những vụ việc lớn liên quan đến những người nổi tiếng. Những người bị tẩy chay này được gọi là "bị cancel" (canceled).
Cách diễn đạt "văn hóa cancel" lưu hành từ cuối những năm 2010 và đầu những năm 2020 và chủ yếu mang hàm ý tiêu cực, thường được sử dụng một cách mang tính bút chiến bởi những người coi mình là người ủng hộ quyền tự do ngôn luận và chống lại kiểm duyệt. Thuật ngữ "văn hóa call-out" (call-out culture) là một cách diễn đạt thường được hiểu là tích cực hơn cho cùng một khái niệm.
Một số phê bình cho rằng văn hóa cancel có ảnh hưởng tiêu cực đến diễn ngôn công (public discourse) và không năng sản, không mang lại thay đổi xã hội thực sự, gây ra sự không khoan dung và dẫn đến bắt nạt trên mạng (cyberbulling). Số khác lập luận rằng lời kêu gọi cancel (cancelation), bản thân chúng cũng chính là một hình thức của tự do ngôn luận, và rằng chúng thúc đẩy trách nhiệm giải trình cũng như trao tiếng nói cho những người bị tước mất quyền (disenfranchised people). Số khác nữa thì đặt câu hỏi rằng liệu rằng văn hóa cancel có thực sự là một hiện tượng đương đại hay không, với lập luận rằng các hình thức tẩy chay tương tự đã tồn tại từ lâu. Trong khi các cuộc tẩy chay được nhiều người mô tả là cancel có gây ảnh hưởng đến sự nghiệp của một số nhân vật của công chúng, những người khác có phàn nàn về sự cancel (cancelation) trong khi vẫn tiếp tục sự nghiệp của họ như trước.
Nguồn gốc
Người ta đã sử dụng "văn hóa call-out" như một phần của phong trào #MeToo. Phong trào #MeToo khuyến khích phụ nữ (và nam giới) tố cáo (call out) những kẻ bạo hành họ trên diễn đàn nơi các cáo buộc sẽ được lắng nghe, đặc biệt là để chống lại những cá nhân rất quyền lực. Ngoài ra, phong trào Black Lives Matter, vốn tìm cách nêu bật sự bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử với cộng đồng người da đen, đã liên tục tố cáo (call out) các vụ việc cảnh sát giết người da đen.
Tháng 3 năm 2014, nhà hoạt động Suey Park đã lên án (call out) "một dòng tweet phân biệt chủng tộc trắng trợn về người châu Á" từ tài khoản Twitter chính thức của The Colbert Report bằng cách sử dụng hashtag #cancelColbert, thứ đã gây ra một làn sóng phẫn nộ với Stephen Colbert và thậm chí là nhiều phản ứng dữ dội hơn tẩy chay Park, cho dù dòng tweet của Colbert Report là một dòng tweet châm biếm. Đến khoảng năm 2015, khái niệm "canceling" đã trở nên phổ biến trên Black Twitter để nói về quyết định cá nhân, đôi khi nghiêm túc và đôi khi chỉ mang tính đùa cợt, ngưng ủng hộ một người hay một việc nào đó. Jonah Engel Bromwich của The New York Times cho rằng cách sử dụng từ "hủy bỏ" (cancellation) này chỉ ra "sự hoàn toàn hủy bỏ việc đầu tư vào một thứ gì đó (bất cứ thứ gì)". Sau khi nhiều trường hợp làm nhục trực tuyến (online shaming) trở nên nổi tiếng, thuật ngữ cancellation ngày càng được sử dụng để mô tả một phản ứng lan rộng, giận dữ, trực tuyến đối với một tuyên bố gợi sự khiêu khích duy nhất, chống lại một tiêu điểm duy nhất. Theo thời gian, khi các trường hợp cancellation đơn lẻ trở nên thường xuyên hơn và tâm lý đám đông [ở đó .ND] ngày càng rõ rệt hơn, các nhà bình luận bắt đầu nhìn thấy một "văn hóa" của sự phẫn nộ và cancelation.
Cụm từ văn hóa cancel trở nên phổ biến kể từ cuối năm 2019, thường như một sự thừa nhận rằng xã hội sẽ yêu cầu trách nhiệm giải trình chính xác đối với hành vi mang tính xúc phạm. Vào những năm 2020, những người bảo thủ ở Hoa Kỳ đã sử dụng cụm từ này như một cách viết tắt để chỉ tới những gì được coi là phản ứng không tương xứng với ngôn từ không phải đạo về mặt chính trị (pollitically incorrect) Năm 2020, Ligaya Mishan viết trên The New York Times'', "Thuật ngữ này được sử dụng một cách hỗn loạn cho các sự cố cả online và offline, từ công lý cảnh giác đến tranh luận thù địch đến rình rập, đe dọa và quấy rối. ... Những người ủng hộ ý tưởng (chứ không phải [ủng hộ .ND] ngôn từ chính xác) về cancel đòi hỏi nhiều hơn là sự xin lỗi và rút lại, mặc dù không phải lúc nào cũng rõ ràng liệu rằng mục tiêu là để sửa chữa một sai sót cụ thể hay là để khắc phục một sự mất cân bằng quyền lực lớn hơn."
Chú thích
Tài liệu tham khảo
Tẩy chay
Từ chối xã hội
Xa lánh
Tranh cãi liên quan đến Internet
|
19857155
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ama%2C%20Aichi
|
Ama, Aichi
|
là thành phố thuộc tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đén ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thành phố là 86.126 người và mật độ dân số là 3.100 người/km2. Tổng diện tích thành phố là 27,49 km2.
Tham khảo
Thành phố tỉnh Aichi
|
19857158
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Higashi%2C%20Nagoya
|
Higashi, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 84.392 người và mật độ dân số là 11.000 người/km2. Tổng diện tích của quận là 7,710 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857163
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ghazi%20I
|
Ghazi I
|
Ghazi bin Faisal I bin Hussein bin Ali al-Hashemi () Là vị vua thứ hai của Vương quốc Iraq, ông nắm quyền vào ngày 8 tháng 9 năm 1933 cho đến khi qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 1939. Ông giữ chức Thái tử của Vương quốc Syria trong một thời gian ngắn vào năm 1920. Ông sinh ra ở Mecca, là con trai duy nhất của Faisal I. Ông qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi năm 1939.
Tham khảo
|
19857168
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Ng%E1%BB%8Dc%20C%C6%B0%C6%A1ng
|
Nguyễn Ngọc Cương
|
Nguyễn Ngọc Cương, (sinh năm 1968), là một tướng lĩnh Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm
Tham khảo
Nhân vật còn sống
Sinh 1968
Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam
|
19857170
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20%C4%91ua%20%C3%B4%20t%C3%B4%20C%C3%B4ng%20th%E1%BB%A9c%201%20%E1%BA%A2%20R%E1%BA%ADp%20X%C3%AA%20%C3%9At%202024
|
Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út 2024
|
Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út 2024 (tên chính thức là Formula 1 STC Saudi Arabian Grand Prix 2024) là một chặng đua Công thức 1 được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2024 tại Trường đua Jeddah Corniche ở Jeddah, Ả Rập Xê Út. Chặng đua này là chặng đua thứ hai của Giải đua xe Công thức 1 2024.
Bối cảnh
Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út 2024 được tổ chức từ ngày 7 tháng 3 đến ngày 9 tháng 3. Chặng đua này là chặng đua thứ hai của Giải đua xe Công thức 1 2024 và đồng thời là phiên bản thứ tư của Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út.
Cuộc đua được tổ chức vào ngày thứ Bảy vì để tránh xung đột với ngày 10 tháng 3, ngày khởi đầu tháng Ramadan.
Bảng xếp hạng các tay đua và đội đua trước cuộc đua
Sau Giải đua ô tô Công thức 1 Bahrain, Max Verstappen dẫn đầu bảng xếp hạng các tay đua với 26 điểm trước Sergio Pérez (18 điểm) với khoảng cách 8 điểm và người đứng thứ ba Carlos Sainz Jr. (15 điểm) với khoảng cách 11 điểm. Red Bull Racing dẫn đầu bảng xếp hạng các đội đua với 44 điểm, cách 17 điểm từ Ferrari (27 điểm) và 28 điểm từ Mercedes (16 điểm).
Danh sách các tay đua và đội đua
Danh sách các tay đua và đội đua cho chặng đua này không có thay đổi nào so với danh sách các tay đua và đội đua tham gia mùa giải ngoại trừ Oliver Bearman, tay đua dự bị của Ferrari, đã thay thế Carlos Sainz Jr. từ buổi đua thử thứ ba sau khi Sainz viêm ruột thừa. Do đó, Sainz đã phải rút lui khỏi sự kiện để phẫu thuật. Đồng thời, Bearman ra mắt tại một chặng đua Công thức 1 và phải bỏ lỡ chặng đua Công thức 2 ở Jeddah diễn ra vào cùng ngày do quy định không cho phép tham gia một chặng đua Công thức 1 và một chặng đua Công thức 2 cùng một lúc.
Lựa chọn hợp chất lốp
Nhà cung cấp lốp xe Pirelli mang đến các hợp chất lốp C2, C3 và C4, lần lượt được tiêu chuẩn hóa là cứng (hard), trung bình (medium) và mềm (soft) để các đội sử dụng trong suốt sự kiện này.
Tường thuật
Buổi đua thử
Ba buổi đua thử được tổ chức tại Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út 2024. Buổi đua thử đầu tiên được tổ chức vào ngày 7 tháng 3 năm 2024 lúc 16:30 giờ địa phương (UTC+3). Max Verstappen của Red Bull Racing đứng đầu buổi đua thử này trước Fernando Alonso của Aston Martin và Sergio Pérez với thời gian nhanh nhất 1:29,659 phút. Buổi đua thử thứ hai được tổ chức vào lúc 20:00 giờ địa phuơng (UTC+3) cùng ngày, nhưng đã bị trì hoãn mười phút do bu lông được kiểm tra trên nắp cống ở làn pit. Fernando Alonso đứng đầu buổi đua này trước George Russell của Mercedes và Max Verstappen với thời gian nhanh nhất là 1:28,827 phút sau khi kết thúc. Buổi đua thử thứ ba và cuối cùng được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 năm 2024 lúc 16:30 giờ địa phương (UTC+3). Verstappen đứng đầu buổi đua thử này trước Charles Leclerc của Ferrari và Pérez. Bên cạnh đó, buổi đua thử này bị gián đoạn sau một vụ va chạm của Chu Quán Vũ của Sauber.
Vòng phân hạng
Vòng phân hạng được tổ chức vào ngày 8 tháng 3 năm 2024 lúc 19:00 giờ địa phương (UTC+3) và bao gồm ba phần với thời gian ròng là 45 phút. Các tay đua có 18 phút ở phần đầu tiên (Q1) để tiếp tục tham gia phần thứ hai (Q2) của vòng phân hạng. Tất cả các tay đua đạt được thời gian trong phần đầu tiên với thời gian tối đa 107% thời gian nhanh nhất được phép tham gia cuộc đua. 15 tay đua dẫn đầu phần này lọt vào phần tiếp theo. Sau khi Q1 kết thúc, Max Verstappen của Red Bull Racing đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:28,171 phút trong khi cả hai tay đua Kick Sauber, cả hai tay đua Alpine và Logan Sargeant bị loại. Chu Quán Vũ không lập được thời gian trong phần này nhưng được phép tham gia cuộc đua sau khi ban quản lý cho phép.
Phần thứ hai (Q2) kéo dài 15 phút và mười tay đua nhanh nhất của phần này đi tiếp vào phần thứ ba (Q3) và cuối cùng của vòng phân hạng. Sau khi Q2 kết thúc, Max Verstappen của Red Bull Racing đứng đầu với thời gian nhanh nhất là 1:28,033 phút trong khi tay đua tân binh Oliver Bearman của Ferrari, Alexander Albon, cả hai tay đua của Haas và Daniel Ricciardo bị loại.
Phần thứ ba (Q3) và cuối cùng kéo dài mười hai phút, trong đó mười vị trí xuất phát đầu tiên được xác định sẵn cho cuộc đua. Với thời gian nhanh nhất là 1:27,472 phút, Max Verstappen giành vị trí pole trước Charles Leclerc và Sergio Pérez.
Cuộc đua
Cuộc đua được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 2024 lúc 20:00 giờ địa phương (UTC+3) và bao gồm 50 vòng đua.
Max Verstappen giành chiến thắng cuộc đua trước Sergio Pérez và Charles Leclerc, đem lại lần lên bục trao giải kép cho Red Bull Racing. Verstappen giành chiến thắng lần thứ 56 và đồng thời lên bục trao giải lần thứ 100 trong sự nghiệp của mình. Các tay đua còn lại ghi điểm sau cuộc đua này là Oscar Piastri, Fernando Alonso, George Russell, Oliver Bearman, Lando Norris, Lewis Hamilton và Nico Hülkenberg. Oliver Bearman ghi điểm ngay tại chặng đua Công thức 1 đầu tiên của anh kể từ thành tích tương tự của Nyck de Vries tại Giải đua ô tô Công thức 1 Ý 2022. Bên cạnh đó, Nico Hülkenberg ghi điểm đầu tiên cho Haas trong mùa giải này.
Kết quả
Vòng phân hạng
Chú thích
– Chu Quán Vũ không lập thời gian tại vòng phân hạng. Anh được phép tham gia cuộc đua sau sự đồng ý của ban quản lý.
Cuộc đua chính
Chú thích
– Sergio Pérez nhận một án phạt năm giây vì đã phát hành không an toàn (unsafe release) sau lượt đổi lốp. Vị trí về đích của anh không bị ảnh hưởng.
– Bao gồm một điểm cho vòng đua nhanh nhất.
– Kevin Magnussen về đích ở vị trí thứ 11 nhưng bị tụt xuống vị trí thứ 12 do nhận án phạt tổng cộng 20 giây vì đã gây ra vụ va chạm với Alexander Albon và rời chệch khỏi đường đua sau khi vượt để đạt được lợi thế.
Bảng xếp hạng sau cuộc đua
Bảng xếp hạng các tay đua
Lưu ý: Chỉ có mười vị trí đứng đầu được liệt kê trên bảng xếp hạng này.
Bảng xếp hạng các đội đua
Tham khảo
Liên kết ngoài
Chặng đua Công thức 1 năm 2024
Giải đua ô tô Công thức 1 Ả Rập Xê Út
|
19857171
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lauri%20Hussar
|
Lauri Hussar
|
Lauri Hussar (sinh ngày 4 tháng 9 năm 1973) là nhà báo và chính khách người Estonia. Trước đây, ông từng giữ chức vụ làm Lãnh đạo Đảng Eesti 200 từ ngày 15 tháng 10 năm 2022 đến ngày 19 tháng 11 năm 2023. Hiện tại, ông đang giữ chức vụ làm Chủ tịch Nghị viện Estonia kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2023.
Tham khảo
Sinh năm 1973
Nhân vật còn sống
Nhà báo Estonia
Người phát ngôn Nghị viện Estonia
Thành viên Nghị viện Estonia
Cựu sinh viên đại học Tartu
|
19857173
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A3
|
უ
|
Uni (asomtavruli , sau , nuskuri, sau , mkhedruli უ, mtavruli Უ) là chữ cái thứ 23 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, უ có giá trị là 400 cùng giá trị với ჳ.
უ thường đại diện cho nguyên âm tròn môi sau đóng , giống như cách phát âm của trong "boot".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh U
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857178
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A4
|
ფ
|
Pari (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ფ, mtavruli Ფ) là chữ cái thứ 24 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ფ có giá trị là 500.
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Gruzia P'ari
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857182
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A5
|
ქ
|
Kani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ქ, mtavruli Ქ) là chữ cái thứ 25 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ქ có giá trị là 600.
ქ thường đại diện cho âm tắc vòm mềm vô thanh , giống như cách phát âm của trong "king".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Gruzia K'ani
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857188
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fyodor%20II%20c%E1%BB%A7a%20Nga
|
Fyodor II của Nga
|
Fyodor II (tiếng Nga: Фёдор II Борисович Годунов; Fyodor II Borisovich Godunov; 1589 – 20 tháng 6 [lịch cũ: 10 tháng 6] 1605) là Sa hoàng của nước Nga từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1605, vào thời điểm bắt đầu của Thời kì Đại Loạn. Ông có thời gian trị vì ngắn nhất trong số tất cả quân chủ nam trên ngai vàng Nga (nếu người dì Irina Godunova của ông được coi là người cai trị).
Tham khảo
Sinh năm 1589
Mất năm 1605
Sa hoàng Nga
Quân chủ Nga
Người Nga thế kỷ 16
Nhà Godunov
Vua bị giết
|
19857193
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kita%2C%20Nagoya
|
Kita, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 162.956 người và mật độ dân số là 9.300 người/km2. Tổng diện tích của quận là 17,53 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857207
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Klepetan%20v%C3%A0%20Malena
|
Klepetan và Malena
|
Klepetan và Malena là một cặp hạc trắng (Ciconia ciconia) trở nên nổi tiếng ở Croatia vì tình yêu của chúng. Từ năm 2001 đến 2021, Klepetan đã bay từ Nam Phi đến Brodski Varoš, Croatia mỗi mùa xuân để giao phối với Malena, vốn không thể bay do bị thương do đạn bắn. Vào ngày 7 tháng 7 năm 2021, Malena qua đời vì tuổi già và nguyên nhân tự nhiên, còn Klepetan vẫn sống.
Câu chuyện
Croatia là nơi làm tổ phổ biến của loài cò trắng, với khoảng 1.500 cặp làm tổ cư trú trong nước. Thậm chí một số làng còn có số lượng cò nhiều hơn số người. Tạp vụ người Croatia Stjepan Vokić tìm thấy Malena khi đang câu cá năm 1993. Malena đã bị thợ săn bắn và không thể bay. Vokić đã giải cứu Malena và trở thành người chăm sóc con cò này. Năm 2001, một con cò đực mà Vokić đặt tên là Klepetan, bắt đầu đến thăm Malena. Klepetan trở lại vào mỗi mùa xuân để giao phối với Malena. Thông qua băng theo dõi vô tuyến, người ta xác định rằng Klepetan đã bay tới trong vòng một tháng từ Cộng hòa Nam Phi đến Croatia để gặp Malena mỗi năm. Vokić đã chăm sóc con của chúng vì Malena không thể đi săn, xây cho chúng một cái tổ, một nơi trú ẩn và cho chúng ăn. Năm 2017, Klepetan quay lại và phát hiện một con chim khác và một quả trứng mới đẻ trong tổ của Malena. Klepetan đuổi con chim đực đó đi và đập vỡ quả trứng của nó. Cặp đôi này có tổng cộng 66 con chim con.
Tháng 3 năm 2019, một con chim có thể là Klepetan đã xuất hiện sớm một cách bất thường ở Brodski Varoš. Con chim này rời đi vào tháng 4 và không trở lại trong suốt phần còn lại của mùa hè. Mặc dù các báo cáo cho biết Klepetan đã chết vào tháng 8 năm 2019, nhưng hóa ra đó lại là một con cò khác. Klepetan trở lại với Malena một lần nữa vào tháng 4 năm 2020, bác bỏ những tin đồn về cái chết của chú. Klepetan trở lại lần cuối vào tháng 4 năm 2021.
Cái chết của Malena
Ngày 7 tháng 7 năm 2021, Malena qua đời vì tuổi già. Cái chết của cô do Stjepan Vokić thông báo. Tính đến thời điểm qua đời, cô đã được Vokić chăm sóc trong suốt 28 năm. Malena đi cùng với Klepetan vào thời điểm cô qua đời. Vokić cho biết anh hy vọng Klepetan sẽ trở lại nhà mình vào năm 2022, cho dù người bạn đồng hành đã mất.
Trong xã hội
Một bộ phim tài liệu năm 2017 tập trung vào cặp cò và Vokić. Ban du lịch Croatia đã làm một video hoạt hình về Klepetan và Malena để quảng bá Croatia. Cặp cò là chủ đề của một video dẫn đến việc Liban áp dụng các biện pháp bảo vệ các loài chim di cư. Cặp đôi này được mô tả là "câu chuyện tình kỳ lạ nhất Croatia".
Xem thêm
Yaren (hạc)
Chú thích
Liên kết ngoài
Video du lịch Croatia về cặp đôi này
Video BBC Travel về cặp chim và Vokić
Phim tài liệu 2017
Giai thoại tình yêu
Chi Hạc
Động vật Croatia
Chim cá thể
Cặp đôi
Động vật Nam Phi
|
19857231
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Meit%C5%8D%2C%20Nagoya
|
Meitō, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 thấng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 164.755 người và mật độ dân số là 8.500 người/km2. Tổng diện tích của quận là 19,45 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857254
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20H%E1%BB%AFu%20Song
|
Lê Hữu Song
|
Lê Hữu Song, (sinh năm 1970), là Giáo sư, Tiến sĩ, tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Lịch sử thụ phong quân hàm
Chú thích
Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam
|
19857255
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Arash%20%28ca%20s%C4%A9%29
|
Arash (ca sĩ)
|
Arash Labbaf (, ; sinh ngày 23 tháng 4 năm 1977) là một ca sĩ, nghệ sĩ giải trí và nhà sản xuất âm nhạc người Thụy Điển gốc Iran. Anh đại diện cho Azerbaijan cùng với Aysel trong Eurovision Song Contest 2009, đứng thứ ba với ca khúc "Always". Anh cũng là một trong những giám khảo của Persia's Got Talent, phiên bản Ba Tư của chương trình tìm kiếm tài năng Got Talent ở Anh.
Đời tư
Labaf kết hôn với Behnaz Ansari ở Dubai vào tháng 5 năm 2011.
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
Arash (2005)
Donya (2008)
Superman (2014)
Sự nghiệp điện ảnh
2005: Bluffmaster! vai ca sĩ hát bè
2012: Rhinos Season vai Son (cặp sinh đôi nam)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Arash tại warnermusic.de
Sinh năm 1977
Nhân vật còn sống
Ca sĩ pop Thụy Điển
Nam ca sĩ Thụy Điển
Nam ca sĩ thế kỷ 21
Nghệ sĩ của Warner Music Group
Người tham gia Eurovision Song Contest 2009
Người tham gia Eurovision Song Contest của Azerbaijan
|
19857266
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Tuna%20%28SS-203%29
|
USS Tuna (SS-203)
|
USS Tuna (SS-203) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ ba của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá ngừ đại dương. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười ba chuyến tuần tra và đánh chìm bốn tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 14.986 tấn. Con tàu được rút khỏi hoạt động nơi tuyến đầu vào đầu năm 1945 để làm nhiệm vụ huấn luyện cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó được sử dụng làm mục tiêu thử nghiệm bom nguyên tử tại đảo Bikini, rồi xuất biên chế vào cuối năm 1946. Con tàu cuối cùng bị đánh chìm như một mục tiêu ngoài khơi California vào năm 1948. Tuna được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải tiến so với dẫn trước. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn, và thùng lặn khẩn cấp được trang bị lại giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hệ thống động lực toàn diesel-điện được áp dụng, và giải quyết được sự cố chập mạch trước đây. Nó trang bị động cơ Fairbanks-Morse Kiểu 38D8-⅛ 9-xy lanh chuyển động đối xứng, dẫn động máy phát điện, và động cơ điện kết nối với trục chân vịt qua hộp số giảm tốc.
Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, lớp Tambor có đến mười ống phóng ngư lôi gồm sáu trước mũi và bốn phía đuôi. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện. Thoạt tiên được chỉ được trang bị pháo /50 caliber, boong tàu được gia cố sẵn đủ để lắp đặt pháo cỡ /51 caliber khi tình huống tác chiến đòi hỏi; nên trong đợt đại tu vào cuối năm 1942, Tuna được nâng cấp lên cỡ pháo 5-inch.
Tuna được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California vào ngày 19 tháng 7, 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 2 tháng 10, 1940, được đỡ đầu bởi bà Wilhelm L. Friedell, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 2 tháng 1, 1941 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân John Jarvis Crane.
Lịch sử hoạt động
1941
Phần thưởng
Tuna được tặng thưởng bảy Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm chín tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 14.986 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-203
Lớp tàu ngầm Tambor
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu tham gia Chiến dịch Crossroads
Tàu bị đánh chìm như mục tiêu
Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển California
Sự cố bắn nhầm trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1943
Sự cố hàng hải năm 1946
Sự cố hàng hải năm 1948
Tàu thủy năm 1940
Sự cố quân ta bắn quân mình trong Thế chiến thứ hai
Tàu đắm ở Thái Bình Dương
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19857268
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Tuna
|
USS Tuna
|
Ba tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Tuna, theo tên loài cá ngừ đại dương:
USS Tuna (SS-27) là tên dự định cho một tàu ngầm lớp G, nhưng được đổi tên thành trước khi hạ thủy năm 1912
là một tàu tuần tra trong biên chế từ năm 1917 đến năm 1919
là một trong biên chế từ năm 1941 đến năm 1946
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19857271
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Gar%20%28SS-206%29
|
USS Gar (SS-206)
|
USS Gar (SS-206) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên bộ Cá láng. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười lăm chuyến tuần tra và đánh chìm tám tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 20.392 tấn. Con tàu được rút khỏi hoạt động nơi tuyến đầu vào đầu năm 1945 để làm nhiệm vụ huấn luyện cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó xuất biên chế vào cuối năm 1945 và cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1959. Gar được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải tiến so với dẫn trước. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn, và thùng lặn khẩn cấp được trang bị lại giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hệ thống động lực toàn diesel-điện được áp dụng, và giải quyết được sự cố chập mạch trước đây. Nó trang bị động cơ General Motors-Winton dẫn động máy phát điện, và động cơ điện kết nối với trục chân vịt qua hộp số giảm tốc.
Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, lớp Tambor có đến mười ống phóng ngư lôi gồm sáu trước mũi và bốn phía đuôi. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện. Thoạt tiên được chỉ được trang bị pháo /50 caliber, boong tàu được gia cố sẵn đủ để lắp đặt pháo cỡ /51 caliber khi tình huống tác chiến đòi hỏi; nên trong đợt đại tu vào cuối năm 1943, Gar được nâng cấp lên cỡ pháo 5-inch.
Gar được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 27 tháng 12, 1939. Nó được hạ thủy vào ngày 7 tháng 11, 1940, được đỡ đầu bởi bà Leila P. Pettengill, phu nhận Chuẩn đô đốc George T. Pettengill, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New London, Connecticut vào ngày 14 tháng 4, 1941 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Donald McGregor.
Lịch sử hoạt động
1941
Phần thưởng
Gar được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm tám tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 20.392 tấn.
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-206
Lớp tàu ngầm Tambor
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Sự cố bắn nhầm trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1944
Tàu thủy năm 1940
|
19857273
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Temptation%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Arash%29
|
Temptation (bài hát của Arash)
|
"Temptation" là một đĩa đơn và phát hành năm 2005 của ca sĩ người Thụy Điển gốc Iran Arash, hợp tác với Rebecca Zadig và trích từ album đầu tay Arash của anh.
Bản của Arash
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Bảng xếp hạng cuối năm
Danh hiệu
Tham khảo
Đĩa đơn năm 2005
Bài hát năm 2005
Đĩa đơn của Warner Music Group
|
19857274
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Suddenly%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Arash%29
|
Suddenly (bài hát của Arash)
|
"Suddenly" là bài hát của ca sĩ người Thụy Điển gốc Iran Arash cho album thứ hai Donya, hợp tác với ca sĩ người Thụy Điển Rebecca Zadig. Bài hát do Warner Music Sweden phát hành vào ngày 19 tháng 6 năm 2008 và trở thành một bản hit ở Thụy Điển. Đây là một bài hát song ngữ. Phần lời chính do Arash hát bằng tiếng Ba Tư, phần điệp khúc bằng tiếng Anh là của Rebecca Zadig, và có một đoạn nhạc sample được trích từ tác phẩm kinh điển "Abdel Kader" của Algérie. Phiên bản thứ hai có tựa đề "Près de toi" được phát hành một năm sau đó, có sự góp mặt của ca sĩ nhạc raï người Pháp-Algeria Najim và Rebecca.
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Tham khảo
Bài hát năm 2008
|
19857276
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Always%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Aysel%20v%C3%A0%20Arash%29
|
Always (bài hát của Aysel và Arash)
|
"Always" là một bài hát của ca sĩ người Azerbaijan Aysel Teymurzadeh và ca sĩ người Thụy Điển gốc Iran Arash Labaf. Đây là bài dự thi đại diện cho tại Eurovision Song Contest 2009. Bài hát đã được chọn bởi Ictimai TV (İTV), đài truyền hình Azerbaijan, trong số 30 bài hát được gửi tới đài trong một cuộc "open call". Bài hát do một nhóm nhạc sĩ sáng tác, trong đó có Arash.
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Bảng xếp hạng cuối năm
Danh sách track
Thổ Nhĩ Kỳ – Đĩa đơn nhạc số
"Always" (Phiên bản đĩa đơn) – 3:03
"Always" (Remix Ali Payami) – 4:09
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Always (videoclip). Youtube.com.
AySel & Arash official website
BBC. Eurovision. Azerbaijan.
Eurovision.tv. AySel & Arash – Always – Azerbaijan 2009
Bài hát Eurovision của Azerbaijan
Bài hát Azerbaijan
Bài hát năm 2009
Đĩa đơn của Warner Music Group
|
19857280
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Broken%20Angel%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%29
|
Broken Angel (bài hát)
|
"Broken Angel" là đĩa đơn của ca sĩ người Iran Arash, được Warner Music phát hành vào năm 2010. Bài hát có sự góp mặt của ca sĩ Thụy Điển Helena, và có sự xuất hiện của diễn viên Marianne Puglia trong video âm nhạc (MV). MV của bài hát này là MV có nhiều lượt xem nhất của kênh YouTube Arash.
Danh sách track
Nguồn
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Bảng xếp hạng hàng tháng
Bảng xếp hạng cuối năm
Chứng nhận
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bài hát năm 2010
|
19857281
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boro%20Boro
|
Boro Boro
|
"Boro Boro" là đĩa đơn đầu tay của ca sĩ người Thụy Điển gốc Iran Arash, được Warner Music phát hành năm 2004. Bài hát đạt vị trí số 1 trên bảng xếp hạng đĩa đơn Thụy Điển. Bài hát bắt đầu với giai điệu ngắn tương tự như đoạn trong bài hát "Eyes on You" của Jay Sean được phát hành hai tuần trước đó.
Danh sách track
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Bảng xếp hạng hàng tuần
Chứng nhận
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bài hát năm 2004
Đĩa đơn quán quân tại Thụy Điển
Đĩa đơn của Warner Music Group
|
19857284
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20b%E1%BB%8B%20ph%E1%BA%A1t%20t%C3%B9%20v%C3%AC%20bi%C3%AAn%20t%E1%BA%ADp%20Wikipedia
|
Danh sách người bị phạt tù vì biên tập Wikipedia
|
Nhiều biên tập viên Wikipedia đã bị chính phủ của họ phạt tù vì đóng góp cho bách khoa toàn thư trực tuyến có nội dung tự do.
Theo quốc gia
Ả Rập Xê Út
Osama Khalid (), một cựu bảo quản viên người Ả Rập Xê Út của Wikipedia tiếng Ả Rập, đã bị kết án 5 năm tù vào tháng 9 năm 2020 vì "làm lung lay dư luận" và "vi phạm đạo đức công cộng" bằng cách thực hiện các chỉnh sửa "chỉ trích việc đàn áp chính trị các nhà hoạt động trong nước." Bản án của Khalid đã được tăng lên 32 năm vào tháng 9 năm 2022 như một phần của chiến dịch kéo dài thời gian phạt những người bị giam giữ chính trị, theo Democracy for the Arab World Now và SMEX, một tổ chức phi chính phủ Liban.
Ziyad al-Sofiani (), cũng là cựu bảo quản viên của Wikipedia tiếng Ả Rập, bị buộc tội tương tự "làm lung lay dư luận" và "vi phạm đạo đức công cộng" bằng cách thực hiện các chỉnh sửa "chỉ trích cuộc đàn áp các nhà hoạt động chính trị trong nước." Anh bị kết án 8 năm tù vào tháng 9 năm 2020.
Belarus
Mark Bernstein (), một biên tập viên người Belarus của Wikipedia tiếng Nga, đã bị giam giữ vào ngày 11 tháng 3 năm 2022 vì vi phạm luật kiểm duyệt chiến tranh của Nga năm 2022 bằng cách chỉnh sửa các bài viết trên Wikipedia về cuộc xâm lược Ukraine năm 2022 của Nga và bị kết án 15 ngày giam giữ cùng 3 năm hạn chế tự do.
Pavel Pernikaŭ (), một biên tập viên người Belarus của Wikipedia tiếng Belarus, đã bị kết án 2 năm tù vào ngày 7 tháng 4 năm 2022 vì đăng bài trực tuyến "làm mất uy tín của Cộng hòa Belarus" bao gồm hai lần chỉnh sửa Wikipedia về đàn áp chính trị ở Belarus.
Syria
Bassel Khartabil () là người đóng góp cho một số dự án nguồn mở bao gồm Wikipedia; vụ bắt giữ anh vào năm 2012 có thể có liên quan đến hoạt động trực tuyến của anh. Anh bị hành quyết tại Nhà tù Adra gần Damascus vào năm 2015. Một số tổ chức, bao gồm Wikimedia Foundation, đã thành lập Học bổng Văn hóa Tự do Bassel Khartabil để vinh danh anh vào năm 2017, với thời gian ban đầu là 3 năm.
Xem thêm
– Kiểm duyệt Wikipedia bởi các chính phủ
– Người bị phạt tù do hoạt động chính trị của họ
Ghi chú
Tham khảo
Phạt tù
Phạt tù
Kiểm duyệt Wikipedia
|
19857299
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Midori%2C%20Nagoya
|
Midori, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính thành phố là 248.802 người và mật độ dân số là 6.600 người/km2. Tổng diện tích thành phố là 37,91 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857304
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fabrice%20Ondoa
|
Fabrice Ondoa
|
Joseph Fabrice Ondoa Ebogo (sinh ngày 24 tháng 12 năm 1995) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Cameroon cầu thủ bóng đá chơi ở vị trí thủ môn cho câu lạc bộ của Pháp Nîmes và Đội tuyển bóng đá quốc gia Cameroon.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Sinh ra ở Yaoundé, Ondoa gia nhập FC Barcelona năm 2009, ở tuổi 13, sau khi khởi nghiệp ở Samuel Eto'o Foundation. Anh tiến bộ thông qua hệ thống trẻ của câu lạc bộ và gia hạn mối liên kết với Catalan cho đến năm 2017 vào năm 2014.
Tham khảo
Cầu thủ bóng đá Cameroon
|
19857322
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Minami%2C%20Nagoya
|
Minami, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 134.510 người và mật độ dân số là 7.300 người/km2. Tổng diện tích của quận là 18,46 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857324
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Minato%2C%20Nagoya
|
Minato, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 143.715 người và mật độ dân số là 3.100 người/km2. Tổng diện tích của quận là 45,69 km2.
Địa lý
Đô thị lân cận
Nagoya
Atsuta
Nakagawa
Minami
Tōkai
Kanie
Tobishima
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857341
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97%20V%C4%83n%20B%E1%BA%A3nh
|
Đỗ Văn Bảnh
|
Đỗ Văn Bảnh, là một tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Trung tướng. Ông hiện giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quốc phòng.
Lịch sử thụ phong quân hàm
|
19857348
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Nobel%20H%C3%B2a%20b%C3%ACnh%201973
|
Giải Nobel Hòa bình 1973
|
Giải Nobel Hòa bình 1973 là giải thưởng được trao chung cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger và đại diện Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ "vì đã cùng đàm phán ngừng bắn ở Việt Nam vào năm 1973". Ông Thọ đã từ chối nhận giải, trong khi đó, Kissinger đã nhận giải vắng mặt vì không muốn trở thành mục tiêu của những người biểu tình phản chiến tại sự kiện. Sau đó, Kissinger đã cố gắng trả lại giải thưởng nhưng ủy ban trao giải từ chối lời đề nghị của ông.
Giải Nobel Hòa bình 1973 thường được xem là một trong những giải gây tranh cãi nhất trong lịch sử của giải thưởng. Hai thành viên của Ủy ban Nobel Na Uy cũng đã từ chức để phản đối, tờ The New York Times đã mỉa mai đây là "Giải thưởng Chiến tranh Nobel", và Tom Lehrer cho rằng "Châm biếm chính trị đã trở nên lỗi thời".
Giải thưởng
Bối cảnh
Henry Kissinger và Lê Đức Thọ lần lượt là đại diện cho Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại các cuộc thảo luận bắt đầu từ năm 1968 ở Paris, Pháp nhằm mục tiêu chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Vào ngày 26 tháng 10 năm 1972, Kissinger đã tổ chức một cuộc họp báo ở Washington, D.C., trong đó ông tuyên bố: "Hòa bình trong tầm tay". Ngày 27 tháng 1 năm 1973, hiệp định Paris được ký kết. Theo thỏa thuận, Hoa Kỳ sẽ chấm dứt can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến và số quân đội Hoa Kỳ còn lại sẽ rút khỏi Việt Nam nhằm đổi lấy lệnh ngừng bắn và chấm dứt xung đột giữa hai miền. Tuy nhiên, thỏa thuận này không được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn và giao tranh lại tái diễn trước khi quân đội Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam. Ngoài ra, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng đã không được hỏi ý kiến về các điều khoản của thỏa thuận, và thậm chí còn không được thông báo về việc nối lại các cuộc đàm phán. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa sau đó đã từ chối chấp nhận hiệp định và từ đây, lực lượng giữa hai bên thường xuyên vi phạm các điều khoản của thỏa thuận.
Công bố
Ngày 16 tháng 10 năm 1973, Ủy ban Nobel Na Uy đã tổ chức một cuộc họp và quyết định trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cho Kissinger và Lê Đức Thọ vì vai trò của cả hai trong việc đàm phán hiệp định Paris. Ủy ban đã công bố quyết định vào cuối ngày hôm đó. Ông Thọ cũng là người châu Á đầu tiên được trao giải. Hai thành viên Ủy ban đã bất đồng ý kiến là Einar Hovdhaugen và Helge Rognlien đã từ chức để phản đối quyết định này.
Phản ứng
Phản ứng quốc tế đã bị phân cực mạnh mẽ, đặc biệt liên quan đến quyết định trao giải cho Kissinger. Tranh cãi tập trung vào vai trò của ông trong việc dàn dựng vụ đánh bom bí mật vào Campuchia, cũng như việc ông tham gia lập kế hoạch hoặc hỗ trợ nhiều cuộc chiến được xem là trái ngược với nguyên tắc của Giải Nobel Hòa bình như chiến dịch Condor, chiến tranh giải phóng Bangladesh và chỉ một tháng trước đó là cuộc đảo chính ở Chile vào năm 1973. Vào thời điểm giải thưởng được trao, giao tranh vẫn còn tiếp diễn ở Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, nhiều phản ứng mang tính chế nhạo được lan truyền rộng rãi. The New York Times đã đăng tải một bài xã luận gọi đây là "Giải thưởng Chiến tranh Nobel", mô tả nó là "ít nhất là quá vội vàng". Nhà ngoại giao George Ball chia sẻ, "Người Na Uy thật có khiếu hài hước". Nhà báo Ernest Cuneo đã chỉ trích quyết định trao giải cho Kissinger và Lê Đức Thọ trong khi xung đột vẫn còn đang tiếp diễn, viết một cách mỉa mai ám cho rằng giải thưởng "có nghĩa là Thủ tướng Neville Chaimberlain và Thủ tướng Adolf Hitler đã bị giải thưởng bỏ qua một cách tàn nhẫn vào năm 1938". Tại Na Uy, Ủy ban Nobel đã hứng chịu nhiều chỉ trích rộng rãi, tờ báo Arbeiderbladet ở quốc gia này đã gọi giải thưởng là một "trò đùa tồi tệ" và tuyên bố "Ủy ban Nobel Na Uy đã tự làm ô nhục chính mình". Trong một lá thư chung gửi đến Quốc hội Na Uy, nhiều giáo sư Đại học Harvard đã cho rằng việc trao giải cho Kissinger và Thọ "hơn những gì một người có tư duy bình thường có thể chấp nhận được". Đây là lần thứ hai trong lịch sử, các thành viên Ủy ban Nobel Na Uy từ chức do quyết định này; lần đầu tiên là vào năm 1935 để đáp lại việc trao giải thưởng cho Carl von Ossietzky.
Bản thân Kissinger được cho rằng đã suy nghĩ nhiều lần về việc từ chối nhận giải thưởng vì ông coi việc đề cử ông Thọ là một sự xúc phạm.
Chú thích
Ghi chú
Tham khảo
|
19857356
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20An%20Phong%20%28ch%C3%ADnh%20kh%C3%A1ch%29
|
Hồ An Phong (chính khách)
|
Hồ An Phong, sinh năm 1971, là một chính khách người Việt Nam, quê quán xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông hiện giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Việt Nam).
Sự nghiệp
Ông Hồ An Phong sinh năm 1971, quê quán huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông Hồ An Phong từng đảm nhiệm các chức vụ: Bí thư Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Bình; Bí thư Huyện ủy Quảng Trạch; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Bình; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Bình; Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
Ông có trình độ chuyên môn Cử nhân Chính trị, Cử nhân Báo chí, Cử nhân Ngôn ngữ Anh
Ngày 28 tháng 2 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định 207/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 điều động, bổ nhiệm ông Hồ An Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình giữ chức Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Chú thích
Chính khách Việt Nam
|
19857357
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dave%20Attell
|
Dave Attell
|
David "Dave" Attell (sinh ngày 18 tháng 1 năm 1965) là một nam diễn viên, nghệ sĩ hài độc thoại và nhà văn người Mỹ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức của Dave Attell
Sinh năm 1965
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20
Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nam nhà văn Mỹ
Nam diễn viên lồng tiếng Mỹ
Nam diễn viên điện ảnh Mỹ
Nam diễn viên truyền hình Mỹ
Nhân vật còn sống
Nam diễn viên đến từ New York
Nghệ sĩ hài Mỹ thế kỷ 20
Nghệ sĩ hài Mỹ thế kỷ 21
Nam nghệ sĩ hài Mỹ
Nghệ sĩ hài độc thoại Mỹ
Cựu sinh viên Đại học New York
|
19857360
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%BAp%20c%C3%A1c%20c%C3%A2u%20l%E1%BA%A1c%20b%E1%BB%99%20b%C3%B3ng%20ch%C3%A0y%20to%C3%A0n%20qu%E1%BB%91c
|
Cúp các câu lạc bộ bóng chày toàn quốc
|
Cúp các câu lạc bộ Bóng chày toàn quốc là giải đấu bóng chày thường niên do Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Việt Nam tổ chức với mong muốn thúc đẩy, khuyến khích, mở rộng quy mô phát triển phong trào tập luyện và thi đấu bóng chày một cách chính quy, bài bản, khoa học… Đồng thời, tìm kiếm tài năng, tạo nguồn lực cho các đội tuyển trẻ và đội tuyển bóng chày quốc gia Việt Nam tham gia các giải đấu quốc tế. Giải đấu được thành lập vào năm 2022 và đến nay đã có 2 mùa giải được tổ chức.
Giải Cúp các câu lạc bộ Bóng chày toàn quốc nằm trong hệ thống các giải thi đấu Bóng chày quốc gia và là giải đấu chính thức đầu tiên của Liên đoàn Bóng chày và bóng mềm Việt Nam, đánh dấu một cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển của Liên đoàn sau khi được thành lập vào tháng 4 năm 2021.
Thể thức thi đấu
Cúp các câu lạc bộ Bóng chày toàn quốc 2022 được tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT Thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự giải lần này có 168 vận động viên (VĐV), trong đó có cả những VĐV là người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc hợp pháp tại Việt Nam. Với 8 đội tham dự, các đội sẽ thi đấu vòng tròn ở mỗi bảng (2 bảng) để chọn 2 đội có thành tích tốt nhất ở mỗi bảng vào thi đấu bán kết.
Cúp các câu lạc bộ bóng chày toàn quốc 2023 diễn ra tại Khu Liên hợp Thể thao quốc gia Mỹ Đình với sự tham gia, thi đấu của 11 đội bóng. Quy mô giải đấu được gia tăng từ 8 lên 11 đội bóng tham dự so với năm 2022, gồm 2 đội đến từ TP Hồ Chí Minh, 2 đội đến từ TP Đà Nẵng và 7 đội ở Hà Nội. Số lượng vận động viên dự giải lên đến hơn 200 chày thủ. Đặc biệt, tại Giải đấu năm 2023, thành phần vận động viên tham gia hoàn toàn là người Việt Nam và không có ngoại binh, nhằm đảm bảo không gian phát triển cho các chày thủ Việt Nam.
Theo thể lệ, giải Cúp các CLB Bóng chày toàn quốc 2023 sẽ được tổ chức theo hình thức loại kép (double elimination) và luật Mercy Rule (áp dụng từ hiệp 4 nếu khoảng cách là 10 điểm trở lên, luật được áp dụng cả ở lượt tấn công của đội khách). Mỗi trận đấu sẽ có tối đa 7 hiệp hoặc 150 phút. Sau 110 phút sẽ không có hiệp đấu mới. Nếu sau 7 hiệp hoặc 150 phút trận đấu vẫn có kết quả hòa thì hai đội sẽ thi đấu hiệp phụ.
Kết quả
Xem thêm
Giải bóng chày vô địch Hà Nội
Đội tuyển bóng chày quốc gia Việt Nam
Tham khảo
|
19857366
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20%C4%91o%C3%A0n%20b%C3%B3ng%20ch%C3%A0y%20v%C3%A0%20b%C3%B3ng%20m%E1%BB%81m%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
|
Liên đoàn bóng chày và bóng mềm Việt Nam
|
Liên đoàn bóng chày và bóng mềm Việt Nam là cơ quan quản lý bóng chày và bóng mềm quốc gia tại Việt Nam.
Thành lập
Ngày 10 tháng 4 năm 2021, Đại hội thành lập Liên đoàn bóng chày và bóng mềm Việt Nam (VBSF) đã được tổ chức tại Hà Nội. Đại hội đã bầu ông Trần Đức Phấn, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục thể thao (TDTT) làm Chủ tịch VBSF.
Tầm nhìn
Liên đoàn bóng chày và bóng mềm Việt Nam (VBSF) sẽ là đầu mối huy động mọi nguồn lực, đặc biệt các nguồn lực xã hội tài trợ, ủng hộ để phát triển môn bóng chày và bóng mềm, bắt đầu từ việc đẩy mạnh phát triển phong trào tập luyện thi đấu bóng chày và bóng mềm rộng khắp Việt Nam. Mục tiêu quan trọng nhất mà VBSF muốn hướng tới là thúc đẩy phát triển một cách khoa học, bài bản, tích cực cho bộ môn bóng chày và bóng mềm ở Việt Nam, qua đó hướng đến thành tích, thứ hạng cao ở khu vực Đông Nam Á và tiến tới là tầm khu vực, quốc tế.
Quản lý
Đội tuyển bóng chày quốc gia Việt Nam
Giải đấu
Cúp các câu lạc bộ bóng chày toàn quốc
Chú thích
Việt Nam
bóng chày
Bóng chày Việt Nam
Cơ quan quản lý thể thao Việt Nam
|
19857391
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Superman%20%28phim%202025%29
|
Superman (phim 2025)
|
Superman là bộ phim siêu anh hùng của Hoa Kỳ dựa trên nhân vật cùng tên của DC Comics. Phim được sản xuất bởi DC Studios và sẽ do Warner Bros. Pictures phân phối, đây sẽ là phần phim đầu tiên của Vũ trụ DC (DCU) và đồng thời cũng là bộ phim tái khởi động của loạt phim về Superman. Bộ phim sẽ do James Gunn đồng đạo diễn kiêm biên kịch với sự tham gia diễn xuất chính của David Corenswet trong vai diễn Clark Kent / Superman, bên cạnh các ngôi sao khác bao gồm Rachel Brosnahan, Isabela Merced, Edi Gathegi, Nathan Fillion, Anthony Carrigan, María Gabriela de Faría, Sara Sampaio, Skyler Gisondo, Nicholas Hoult, Terence Rosemore và Wendell Pierce. Bộ phim này sẽ là hành trình của Superman để hòa trộn giữa di sản ngoài hành tinh trong người anh với gia đình loài người mà anh đã khám phá.
Quá trình phát triển phần hậu truyện của bộ phim đầu tiên thuộc Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU), Người đàn ông thép (2013), được bắt đầu vào tháng 9 năm 2014 với Henry Cavill được dự kiến sẽ quay trở lại với vai diễn của mình. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị thay đổi sau những vấn đề trong quá trình sản xuất của Liên minh Công lý (2017) và phần tiếp theo của Người đàn ông thép đã không được tiến hành vào tháng 5 năm 2020 như dự định. Vào tháng 8 năm 2022, có thông tin về việc Gunn đã bắt đầu thực hiện một bộ phim về Superman mới. Vào tháng 9 cùng năm, anh đã trở thành đồng CEO của DC Studios bên cạnh nhà sản xuất Peter Safran và họ đã bắt đầu sáng lập lại một vũ trụ DC mới. Gunn đã công bố rằng anh đang chấp bút cho kịch bản của một phần phim về Superman vào tháng 12. Tựa đề Superman: Legacy được tiết lộ vào tháng 1 năm 2023 và Gunn cũng xác nhận rằng anh sẽ chỉ đạo bộ phim vào tháng 3; bên cạnh thông tin về việc Corenswet và Brosnahan sẽ tham gia vào dàn diễn viên của phim vào tháng 6. Bộ phim chính thức lấy tên Superman vào cuối tháng 2 năm 2024 khi quá trình quay phim bắt đầu tại Na Uy và dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 8 tại Trilith Studios ở Atlanta và Macon, Georgia cũng như là Ohio. Bộ phim sẽ được đặc biệt lấy cảm hứng từ đầu truyện All-Star Superman (2005–2008) của bộ đôi tác giả Grant Morrison và Frank Quitely.
Superman được công chiếu tại các rạp ở Hoa Kỳ vào ngày 11 tháng 7, 2025. Và nó sẽ là một phần của Chapter One: Gods and Monsters thuộc DCU.
Tiên đề
Bộ phim sẽ là hành trình của Clark Kent / Superman nhằm hòa trộn di sản người Kryptonian trong anh với gia đình loài người mà anh được nhận nuôi tại Smallville, Kansas.
Diễn viên
David Corenswet thủ vai Clark Kent / Superman:Người sống sót còn lại của chủng tộc Kryptonian và đồng thời cũng là một nhà báo tại tòa soạn Daily Planet của thành phố Metropolis. Đạo diễn James Gunn đã chia sẻ rằng phiên bản Superman trong bộ phim này sẽ có độ tuổi khoảng 25 và điều đó khiến phiên bản này trở nên thu hút hơn so với phiên bản của Tom Welling từ bộ phim truyền hình Smallville (2001–2011) nhưng vẫn trẻ hơn so phiên bản thuộc Vũ trụ Mở rộng DC (DCEU) của Henry Cavill. Nhà sản xuất Peter Safran đã miêu tả về phiên bản Superman của phần phim này là "hiện thân của sự thật và công lý cũng như là đường lối của người Mỹ; anh ấy là một người tử tế trong một thế giới mà xem lòng tốt là một điều lỗi thời".
Rachel Brosnahan thủ vai Lois Lane: Một phóng viên của tờ Daily Planet và đồng thời cũng là đồng nghiệp thân thiết của Clark Kent. Brosnahan đã mô tả nhân vật Lane của mình là một người "thông minh dữ dội" và nóng nảy.
Isabela Merced thủ vai Hawkgirl:Một siêu anh hùng với đôi cánh và nhiều vũ khí cận chiến. Chiều cao 1m55 của Merced đã khiến cô trở nên khác biệt so với các nhân vật siêu anh hùng khác trong DCU. Merced cũng chia sẻ rằng vai diễn Anya Corazon / Araña từ bộ phim Madame Web thuộc Vũ trụ Người Nhện của Sony (SSU) đã giúp cô chuẩn bị nhiều thứ để thủ vai Hawkgirl, mặc dù trong quá trình phỏng vấn, cô đã không nói với những nhà làm phim của Superman về vai diễn này để tránh trường hợp họ không muốn cô tham gia cả hai vai diễn siêu anh hùng cùng lúc.
Edi Gathegi thủ vai Michael Holt / Mister Terrific: Một siêu anh hùng kiêm nhà phát minh
Nathan Fillion thủ vai Guy Gardner / Green Lantern:Một người giữ gìn hòa bình cho thiên hà được mài dũa kỹ càng của Green Lantern Corps. Bộ phim sẽ giữ nguyên hình tượng với "kiểu đầu bowl cut biểu tượng" từ truyện tranh của nhân vật này. Fillion trước đây đã từng thủ vai nhân vật Cory Pitzner / T.D.K. (The Detachable Kid) trong phần phim Suicide Squad: Điệp vụ cảm tử (2021) thuộc DCEU của Gunn.
Anthony Carrigan thủ vai Rex Mason / Metamorpho:Một nhà khảo cổ học và đồng thời cũng là một siêu anh hùng với khả năng "chuyển đổi các yếu tố trong cơ thể thành các dạng vật chất khác nhau". Carrigan đã nói rằng anh cảm thấy rất hào hứng khi có thể thủ vai một nhân vật siêu anh hùng sau khi anh đảm nhận vai diễn phản diện của Người Dơi là Victor Zsasz trong bộ phim truyền hình Gotham (2014–2019). Anh cảm thấy rằng bản thân có thể mang đến "sự chân thật" cho vai diễn bằng việc so sánh mối lo ngại của Metamorpho về khả năng của mình với chứng rụng tóc mà nam diễn viên đang mắc phải.
María Gabriela de Faría thủ vai Angela Spica / The Engineer: Một thành viên của nhóm the Authority với các khả năng đến từ Công nghệ nano được tích hợp vào cơ thể của cô
Sara Sampaio thủ vai Eve Teschmacher: Trợ lý và đồng thời cũng là người yêu của Lex Luthor
Skyler Gisondo thủ vai Jimmy Olsen: Một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi với tính cách trẻ con làm việc tại tòa soạn Daily Planet và đồng thời cũng là đồng nghiệp của Clark Kent
Nicholas Hoult thủ vai Lex Luthor:Một doanh nhân và đồng thời cũng là kẻ thù không đội trời chung của Superman. Hoult đã lấy cảm hứng từ phiên bản Lex Luthor của Michael Rosenbaum trong Smallville và tiếp tục được truyền thêm động lực để thực hiện các bài tập thể hình cho vai diễn của mình sau khi anh đọc đầu truyện All-Star Superman.
Terence Rosemore thủ vai Otis: Tay sai của Lex Luthor
Wendell Pierce thủ vai Perry White: Tổng biên tập của tờ Daily Planet
Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Sean Gunn, em trai của James Gunn, trong vai diễn doanh nhân Maxwell Lord, và Milly Alcock trong vai em gái họ của Superman là Kara Zor-El / Supergirl.
Nguồn
Liên kết ngoài
Phim năm 2025
Phim siêu anh hùng
Phim Mỹ
Phim tiếng Anh
Phim thập niên 2020
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim Mỹ năm 2025
Phim siêu anh hùng năm 2025
Phim siêu anh hùng thập niên 2020
Phim được đạo diễn bởi James Gunn
Phim với kịch bản của James Gunn
Vũ trụ DC
DC Comics
Phim IMAX
Phim của Warner Bros.
Phim hành động khoa học viễn tưởng Mỹ
Phim siêu anh hùng của Mỹ
Phim quay tại Atlanta
Phim quay tại Georgia
Phim quay tại Na Uy
Phim khởi động lại
Phim chính kịch siêu anh hùng
|
19857393
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mizuho%2C%20Nagoya
|
Mizuho, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 108.332 người và mật độ dân số là 9.700 người/km2. Tổng diện tích của quận là 11,22 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857395
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A6
|
ღ
|
Ghani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ღ, mtavruli Ღ) là chữ cái thứ 26 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ღ có giá trị là 700.
ღ thường đại diện cho âm xát vòm mềm hữu thanh .
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh Ğ
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857400
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A7
|
ყ
|
Q'ari (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ყ, mtavruli Ყ) là chữ cái thứ 27 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ყ có giá trị là 800.
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Gruzia K'ani
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857404
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20vi%C3%AAn%20Mullae
|
Công viên Mullae
|
Công viên Mullae () là một công viên ở Mullae-dong, Yeongdeungpo-gu, Seoul, Hàn Quốc. Công viên được thành lập vào năm 1986 và được người dân gần đó sử dụng rộng rãi để giải trí và tập thể dục.
Trước khi trở thành công viên, nơi này có nhiều căn cứ quân sự. Ngày nay, khu vực này có nhiều tiện nghi, như lối đi bộ, thiết bị tập thể dục, sân chơi và máy lọc không khí.
Liên quan đến Park Chung-hee
Công viên từng là Sở chỉ huy Khu 6 của Lục quân Hàn Quốc: nơi diễn ra cuộc đảo chính ngày 16 tháng 5 năm 1961. Trong cuộc đảo chính này, Park Chung-hee thâu tóm quyền lực. Tất cả những gì còn lại của căn cứ cũ là một boong ke, lối vào nằm sau một cánh cửa bị khóa gần sân chơi trẻ em.
Tượng bán thân của Park Chung-hee
Để kỷ niệm sự kiện này, một bức tượng bán thân mô tả Park mặc quân phục được đặt trong công viên từ năm 1985. Năm 2000, sau khi công bố nghiên cứu về lời thề trung thành bằng máu của Park với Nhật Bản, bức tượng bán thân có buộc Húc Nhật kỳ của Nhật Bản, bị xô ngã và kéo lê đến khuôn viên Đại học Hongik. Mũi của bức tượng bị hư hại trong quá trình này. Bức tượng được đặt lại và phần mũi được sửa chữa bởi quỹ tài trợ tưởng niệm Park vào năm 2006. Vào tháng 12 năm 2016, trong các cuộc biểu tình việc luận tội Tổng thống Park Geun-hye (con gái của Park Chung-hee), Choe Hwang () viết "loại bỏ" ("") bằng sơn phun màu đỏ trên bức tượng. Choe viết một cách tức giận trên Facebook về tư cách của Park Chung-hee là một người thân Nhật ("thân Nhật phái") và nhà độc tài quân sự. Vì hành động này, Choe Hwang bị phạt một triệu won.
Bức tượng hiện được bảo vệ sau hàng rào sắt. Một biển báo gần đó, do quỹ tưởng niệm Park dựng lên, cảnh báo người dân về hậu quả của hành vi phá hoại đối với bức tượng cũng như boong ke.
Chú thích
Liên kết ngoài
– News report on the spray paint incident. The 2000 incident is also mentioned. (bằng tiếng Hàn)
Quận Yeongdeungpo
Công viên ở Seoul
Khởi đầu năm 1986 ở Hàn Quốc
|
19857405
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A8
|
შ
|
Shini (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli შ, mtavruli Შ) là chữ cái thứ 28 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, შ có giá trị 900.
შ thường đại diện cho âm xát vòm mềm vô thanh , giống như cách phát âm của trong "shoe".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Sh (chữ ghép)
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857409
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Moriyama%2C%20Nagoya
|
Moriyama, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 176.587 người và mật độ dân số là 5.200 người/km2. Tổng diện tích của quận là 34,01 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857416
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Naka%2C%20Nagoya
|
Naka, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 93.100 người và mật độ dân số là 9.900 người/km2. Tổng diện tích của quận là 9,380 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857421
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nakagawa%2C%20Nagoya
|
Nakagawa, Nagoya
|
là quận thuộc thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 220.728 người và mật độ dân số là 6.900 người/km2. Tổng diện tích của quận là 32,02 km2.
Tham khảo
Quận của Nagoya
|
19857431
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%ADnh%20v%E1%BA%A1n%20hoa%20%28phim%20%C4%91i%E1%BB%87n%20%E1%BA%A3nh%29
|
Kính vạn hoa (phim điện ảnh)
|
Kính vạn hoa là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại hài - phiêu lưu được thực hiện bởi Galaxy Studio do Võ Thanh Hòa làm đạo diễn. Phim được chuyển thể từ bộ truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Phim sẽ chính thức khởi chiếu vào năm 2024.
Nội dung
Kính vạn hoa xoay quanh cuộc sống của nhóm ba người bạn thân với những tính cách trái ngược: Quý "ròm": thông minh, tốt bụng nhưng nhát gan và có phần vô tâm, hơi nóng tính; Tiểu Long khù khờ, giỏi võ; nhỏ Hạnh học giỏi, dịu dàng mà hậu đậu. Mỗi tập phim là một câu chuyện về cuộc sống thường ngày của ba người bạn: nhiều khi hài hước, đôi lúc thót tim hay ộng, nhưng luôn kết thúc với những bài học sâu sắc về tình bạn bè...
Xem thêm
Kính vạn hoa (truyện)
Kính vạn hoa (phim truyền hình)
Nguyễn Nhật Ánh
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim năm 2024
Phim tiếng Việt
Phim thiếu nhi Việt Nam
Phim Việt Nam
Phim dựa theo tác phẩm
Phim dựa trên tiểu thuyết
Nguyễn Nhật Ánh
Phim hài Việt Nam
Phim đôi bạn
Phim về gia đình
Phim về anh em
Phim lấy bối cảnh ở trường học
Phim lấy bối cảnh ở Việt Nam
Phim lấy bối cảnh ở Sài Gòn
Phim quay tại Việt Nam
Phim của Galaxy Studio
|
19857434
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Folk-pop
|
Folk-pop
|
Folk-pop là một phong cách âm nhạc có thể là các bài hát dân gian đương đại sử dụng nhiều yếu tố chuyển soạn nhạc pop; hoặc các bài hát nhạc pop với cách chuyển soạn kiểu dân gian dựa trên các âm thanh mộc, gần gũi.
Lịch sử
Nhạc folk-pop phát triển trong thời kỳ bùng nổ nhạc dân ca và nhạc folk rock những năm 1960. Ví dụ điển hình về các nghệ sĩ nhạc folk-pop bao gồm The Kingston Trio và Peter, Paul and Mary có hợp đồng với các hãng thu âm lớn (Capitol Records và Warner Brothers Records). Các nghệ sĩ thành công về mặt thương mại lại tương phản với những nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc dân ca, với n kiên quyết và mang tính chính trị hơn như Joan Baez, Odetta, Phil Ochs, Nina Simone, The Weavers, Melanie, Steve Goodman, Steve Forbert, Leonard Cohen và Glenn Yarbrough, hoặc trong những thập kỷ gần đây như Tracy Chapman và Ani DiFranco. Folk-pop được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Tham khảo
Xem thêm
Dân ca
Nhạc dân gian đương đại
pop
Thể loại nhạc pop
|
19857435
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anh%20kh%C3%B4ng%20%C4%91%C3%B2i%20qu%C3%A0
|
Anh không đòi quà
|
"Anh không đòi quà" là một bài hát của nam ca sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc người Việt Nam Only C hợp tác với nam rapper người Việt Nam Karik, được phát hành vào ngày 22 tháng 11 năm 2013 trên Zing MP3. Only C đã hình thành ý tưởng sáng tác bài hát này dựa trên câu chuyện có thật về cô gái trẻ tố bạn trai đòi lại quà sau khi chia tay. Phần lời do anh và Karik cùng nhau biên soạn, riêng Only C đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất. Nội dung của ca khúc nói về cách ứng xử của hai kiểu đàn ông trong xã hội, "tiền tiêu thả ga" và "nghèo khó tiền chẳng có", trong việc mua tặng quà cho người bạn gái.
"Anh không đòi quà" đã nhận về những đánh giá trái chiều từ các nhà báo lẫn giới chuyên môn. Trong khi một số cây viết khen ngợi ý tưởng và giai điệu vui nhộn, thì một số chuyên gia lại chỉ trích bài hát là "nhảm nhí" và "phi âm nhạc". Ca khúc từng đạt vị trí quán quân ở cả hai bảng xếp hạng Bài hát và Video trên nền tảng Zing MP3. Video âm nhạc của "Anh không đòi quà" được Avatar Entertainment phát hành vào ngày 2 tháng 12 năm 2013 cùng với sự góp mặt của Amanda Baby. Trong sản phẩm, chính hành động cô gái vừa đi bộ vừa tháo bỏ trang phục trên người đã tạo nên trào lưu "cởi đồ trả quà". Nhiều người trong giới trẻ đã chạy theo xu hướng và sáng tạo thành nhiều phiên bản "cởi đồ" khác nhau. Phần đông dư luận, nhà báo và cán bộ đều lên tiếng chỉ trích vì "phản cảm". Tuy nhiên, việc xử phạt khi đó vẫn còn gặp khó khăn do chưa có quy định luật pháp cụ thể.
Tháng 3 năm 2014, Avatar Entertainment phát hành video ca nhạc phiên bản thứ hai của "Anh không đòi quà" do Bà Tưng đóng vai chính và "trả quà" bằng cách nghiền nát iPhone. Cả hai phiên bản video âm nhạc lẫn bài hát đều bị cho là vay mượn ý tưởng từ nước ngoài và không có sự mới lạ. "Anh không đòi quà" được Only C và Karik biểu diễn tại một số sự kiện lớn. Bài hát được nhóm BB&BG thực hiện lại theo phong cách parody, đồng thời được nhiều nghệ sĩ hát lại như Tâm Tít, Lê Dương Bảo Lâm, NSND Tự Long và nhóm nhạc 365daband.
Bối cảnh
Sau khi trên mạng xã hội lan truyền đoạn phim ghi lại cảnh người yêu cũ cho người đến nhà để đòi lại quà từ phía cô gái sau khi chia tay vào khoảng giữa tháng 11 năm 2013, nhiều trào lưu xoay quanh chủ đề đã ra đời như meme Internet, làm thật việc thật, "chế" lời bài hát, châm biếm bằng video dạng blog và sáng tác truyện tranh lên giấy nháp thi. Thạc sĩ Lê Trần Bảo Phương của trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã phân loại trào lưu "Anh không đòi quà" là một trào lưu sử dụng từ ngữ. Mai Châm đến từ báo Dân Trí đã gọi hiện tượng "chia tay đòi quà" là một trong "những chiêu trò gây sốc của bạn trẻ trong năm 2013". Đây cũng là nguồn cảm hứng để Only C và Karik sáng tác và cho ra mắt "Anh không đòi quà".
Only C trở về nước ngoài từ khoảng năm 2011 đến năm 2012 và bắt đầu làm việc cùng Karik để sản xuất các ca khúc "Bay thật xa", "Hai thế giới" và "Ế". Trước đó, bạn bè của Only C đã gửi cho anh nghe các bản rap của Karik như "Ba thằng bạn" và "Khu tao sống". Nam nhà sản xuất đã bày tỏ ngưỡng mộ sau khi nhận diện được tư duy và kỹ năng rap "rõ chữ" và "nội lực" của Karik, và bắt đầu tìm đến hợp tác nam rapper. Bài hát "Anh không đòi quà" ban đầu được Only C sáng tác tại bữa tiệc hồ bơi (pool party), với mục đích "làm chơi" và "không có ý định làm thật". Anh cho rằng bài nhạc này sẽ không có người mua lại vì "chẳng một ai dám hát thứ nhạc đó". Bằng chứng là Only C đã gửi cho nhiều người quen biết và bị từ chối cho đến khi Karik nhận lời hợp tác vì nam rapper cảm thấy giai điệu bài hát "khá là vui". Tương tự, Karik lúc đầu cũng không có ý định thực hiện "Anh không đòi quà" nhưng sau đó đã đổi ý. Tháng 10 năm 2020, Karik tiết lộ trong vlog cá nhân rằng lúc đầu sau khi đảm nhận ca khúc, anh không biết phải nên sáng tác phần rap như thế nào cho đến khi trong đầu nam rapper nghĩ đến vần "eo" rồi tình cờ hình thành câu hát "Only C / Boy bánh bèo / Karik / Boy nhà nghèo" phân vai cho đôi song ca. Karik bảo rằng câu này được thêm vào ở phần giang tấu để tránh "khúc đầu [của ca khúc] bị trống", nhưng may mắn lại ăn khớp bài hát. Only C khẳng định quá trình sáng tác và viết lời "Anh không đòi quà" của cả hai chỉ diễn ra trong một ngày.
Sáng tác và phát hành
"Anh không đòi quà" là một bài hát nhạc trẻ Việt Nam hòa trộn với hip hop dài 2 phút 46 giây. Phần lời do Only C và Karik cùng nhau biên soạn, riêng Only C đảm nhiệm toàn bộ khâu sản xuất. Về mặt sáng tác, giai điệu và ca từ của "Anh không đòi quà" được Lê Huy của Zing News đánh giá là bắt tai, vui nhộn, mang tính phê phán, chỉ trích nhưng vẫn dừng lại ở mức hài hước và không quá gay gắt. Tuy nhiên, Hải Phong đến từ báo VietNamNet phát hiện "Anh không đòi quà" có giai điệu tương tự "My Love" của Lee Seung-chul. Ở góc cạnh ý nghĩa và thông điệp, nội dung của ca khúc xoay quanh sự đối lập của hai kiểu đàn ông: một đại gia "tiền tiêu thả ga" và một anh nghèo khó "tiền chẳng có", trong việc mua quà tặng người yêu. Theo cây viết Tuệ Minh đến từ iHay phân tích, người đàn ông đại gia sẵn sàng mua cho cô gái "những món đắt tiền", còn chàng trai nhà nghèo thì chỉ có thể trao cho người phụ nữ "con tim chung tình". Đến khi mối tình kết thúc, chàng trai nhà nghèo sẽ không "làm phiền" hoặc đòi lại quà của người yêu, còn đại gia thì ngược lại.
Trưa ngày 22 tháng 11 năm 2013, "Anh không đòi quà" chính thức được đăng tải lên nền tảng phát trực tuyến Zing MP3. Vài hôm kế tiếp, ca khúc bỗng chốc được cộng đồng mạng lan truyền để chê bai những câu chuyện gây xôn xao như "hết yêu đòi quà" hoặc "chia tay đòi tiền cơm". Video âm nhạc cho ca khúc được ra mắt vào ngày 2 tháng 12. Ngày 11 tháng 12 năm 2013, "Anh không đòi quà" được phát hành trên nền tảng phát trực tuyến và tải kỹ thuật số trên toàn thế giới. Một phiên bản của ca khúc do Daniel Mastro và Trung Cupid phối lại nằm trong EP Không ổn của Karik được phát hành lên Zing MP3 vào ngày 18 tháng 11 năm 2014, và một phiên bản remix "Anh không đòi quà" được phát hành lên các nền tảng phát trực tuyến vào ngày 24 tháng 1 năm 2021.
Đón nhận
Nối tiếp hiệu ứng lan truyền từ trào lưu trước đó, "Anh không đòi quà" mau chóng trở thành ca khúc xu hướng và duy trì suốt một thời gian dài, đi đến đâu thì giai điệu đó cũng hiện diện. Kéo theo là Karik đã nhận về không ít chỉ trích và bị xem là phản bội đồng nghiệp trong giới underground. Trước đó, Only C vẫn còn là một nhà sản xuất âm nhạc và thời gian làm việc chủ yếu ở phòng thu. Cho đến lúc "Anh không đòi quà" ra đời, nam nhà sản xuất trở nên bận rộn với các lịch diễn, quay phim và chụp ảnh, thậm chí phân vai "boy bánh bèo" trong ca khúc còn trở thành biệt danh mà khán giả nhắc đến Only C. Bên cạnh "Hai thế giới" của Wowy và Karik, "Anh không đòi quà" đã góp phần đưa thể loại Rap Việt đến với khán giả đại chúng ở thời điểm sau khi ra mắt. Khi đó, mọi người đã xem rap là một loại hình giải trí có nhiều tiềm năng "trở thành hit triệu view". "Anh không đòi quà" trở thành một đề tài sôi nổi để các hãng trò chơi lồng ghép nhằm thu hút người chơi.
Bài hát đã nhận về những đánh giá trái chiều sau khi ra mắt. Hà Thu đến từ báo VnExpress nhận xét bài hát mang "giai điệu vui nhộn, dễ nghe, trở thành trào lưu". Tiến Vũ của báo Tuổi Trẻ nhận định rằng, "Nếu không có những sản phẩm tếu táo, mang tính giải trí như vậy thì khán giả sẽ chỉ nhìn rap như một thứ âm nhạc của bực tức, phẫn nộ, gai góc và sốc nổi." Nhà báo Ma Kết của Zing News đã xướng danh "Anh không đòi quà" là một trong "những bản hit đắt khách nhờ 'ăn theo' trào lưu giới trẻ" và tán tương "phần phối khí và lời bài hát được đầu tư khá công phu". Tuy nhiên, cây viết Hà Tùng Long của Dân Trí đã gọi bài hát là nhạc "rác", "gây hại" người nghe do ca từ "vô nghĩa, nhảm nhí, phản cảm, tục tĩu" mà giai điệu cũng rất "phi âm nhạc". Đồng thời, Hà Tùng Long còn chỉ ra những ca khúc tương đồng với "Anh không đòi quà" như "Oh My Chuối" của Sĩ Thanh, "Không cảm xúc" của Hồ Quang Hiếu, "Bụi bay vào mắt" của Phạm Quỳnh Anh khiến nhiều người phải "hết hồn" khi nhắc tên. Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện đã nhận định rằng những bài hát "rác" như vậy đã khiến cho gu thẩm mỹ âm nhạc của người thưởng thức đi xuống. Bên cạnh đó, ca sĩ Mỹ Linh cũng gọi thực trạng ca khúc viết lời nhảm nhí, vô nghĩa là cả một "sự thất bại chung của nền giáo dục".
Về mặt thương mại, "Anh không đòi quà" ra mắt ở vị trí thứ 13 trong tuần 48 năm 2013 với số điểm 1.418 trên bảng xếp hạng bài hát Việt Nam của Zing MP3. Sang tuần 49, ca khúc vươn lên hạng 4 (4.813 điểm) và rồi đạt hạng nhất trong tuần 50 (12.195 điểm), truất ngôi "Chỉ là em giấu đi" của Bích Phương và trở thành ca khúc quán quân cho màn hợp tác của Only C và Karik trên bảng xếp hạng bài hát. Ngoài ra, "Anh không đòi quà" còn leo lên ngôi quán quân tại bảng xếp hạng Video Việt Nam trong tuần 49 năm 2013. Trang tin nhanh Xã hội dẫn từ Motthegioi.vn cho biết, nếu như không có Facebook, YouTube hay các mạng xã hội tương tự như ở đầu thập niên 2000 thì ngay cả bài hát "Gangnam Style" của Psy cũng đã không thể lan truyền mạnh mẽ.
Video âm nhạc
Mô tả và đón nhận
Video "Anh không đòi quà" được Avatar Entertainment phát hành vào ngày 2 tháng 12 năm 2013, do Trần Việt Anh đạo diễn. Ngoài ra, Hà Tùng Nguyên phụ trách phần đạo diễn hình ảnh và An Quốc phụ trách khâu sản xuất. Ý tưởng "cởi đồ" thực chất là do Việt Anh đưa ra, và vị đạo diễn đã yêu cầu Only C và Karik đi tuyển một nhân vật nữ để thực hiện hóa ý tưởng "đòi quà" đó. Tuy nhiên, đôi song ca tự nhận thời đó không có đủ kinh phí để tuyển người mẫu chuyên nghiệp, và thiết nghĩ bạn bè sẽ không ai dám "cởi". Rốt cuộc, họ cũng đã mời được một người "đánh một cú liều" nhận vai là Amanda Baby. Amanda Baby cho biết bản thân đã từng bị bạn trai cũ đòi quà và rất ân hận vì đã yêu người đó hai năm. Quá trình thực hiện "Anh không đòi quà" chỉ diễn ra trong vòng bốn tiếng, gồm ba lần tập luyện trước khi quay chính thức. Nội dung của video kể về cô gái (Amanda Baby) vừa chia tay bạn trai đại gia và bị đòi quà. Cô vừa đi bộ vừa tức giận cởi bỏ tất cả những món đồ đắt tiền trên người đến khi còn mỗi áo lót và quần mỏng. Đi theo bên cạnh là hai chàng trai gồm Only C (mặc áo khoác xanh với áo thun trắng, quần dài và mang túi xách hông) và Karik (tóc nhuộm, mặc áo tay dài trắng hồng, quần đùi với ba lô đen sau lưng) đang muốn theo đuổi lấy cô gái. Ở cảnh cuối, cô gái chọn leo lên xe đạp của Karik, và Only C đành lặng nhìn cô gái rời đi.
Tương tự như bản âm thanh, video âm nhạc của "Anh không đòi quà" nhanh chóng được nhiều người lan truyền trên mạng xã hội kèm theo bình luận và nhận xét. Nhà báo Mai Anh của VnExpress đã bày tỏ khen ngợi rằng video "đầu tư về phần hình ảnh và diễn xuất của các diễn viên khá ổn". Cây viết M.L đến từ báo Dân Trí cảm thấy video "Anh không đòi quà" có nhiều điểm tương đồng với ca khúc "Ái Thượng Nhĩ Hảo Cô Nương" năm 2011 của Tôn Huy khi các cảnh quay cũng là "hình ảnh cô gái trẻ bước xuống từ siêu xe, tranh cãi với bạn trai rồi chia tay, sau đó cởi bỏ từng thứ trên người cho tới khi chỉ còn lại bộ đồ lót." Chung quan điểm, chuyên tin Xã hội qua phân tích đánh giá xu hướng thì viết rằng video dường như không có gì mới mẻ vì ý tưởng đa phần dựa vào hiện tượng có thật, kịch bản tương đồng với Trung Quốc và phần "nhạc cũng có nghi vấn bắt chước của Hàn Quốc". Tuy nhiên, tờ báo vẫn khẳng định đôi song ca và đội ngũ đã "khéo sắp xếp, kết hợp để trở thành một clip vừa đủ độ hài hước, châm biếm, nóng bỏng và sôi động để kích thích khán giả" và gây ra "hiện tượng đáng chú ý vượt ra ngoài biên giới của âm nhạc."
Ngày 24 tháng 3 năm 2014, hãng Avatar Entertainment phát hành video phiên bản 2 của "Anh không đòi quà", trong đó có sự góp mặt của Bà Tưng và Rain Ku. Nội dung lần này không có cảnh quay lột quần áo, chỉ kể về một cô gái (Bà Tưng) bị người yêu đòi lại iPhone 5S sau khi chia tay. Trong tâm trạng bực bội, cô gái bỏ chiếc điện thoại vào máy xay sinh tố để nghiền nát, rồi đem trả lại trong sự sững sờ của bạn trai. Cả Karik (mặc áo thun tay dài trắng) lẫn Only C (mặc áo khoác sọc trắng đen với tai nghe ở cổ) đều góp mặt trong video. Về hậu trường, đội ngũ làm video sử dụng điện thoại hàng thật và xay điện thoại iPhone 5S tổng cộng hai lần, lần đầu tiên là do "lỡ tay ấn nhầm nút xay khi chưa bấm máy quay" khiến cho đội ngũ phải trì hoãn nửa tháng để chuẩn bị đạo cụ lại từ đầu. Về mặt đón nhận, An Nhàn đến từ báo Phụ nữ nhận xét rằng tuy nội dung "không đặc sắc bằng phiên bản trước" nhưng nhờ hiệu ứng từ phiên bản lột đồ trước đó và có sự góp mặt của nhân vật gây tranh cãi Bà Tưng nên sản phẩm đã thu hút nhiều người xem. Nhà báo khẳng định ý tưởng nghiền nát iPhone không phải là mới mẻ bởi một số khán giả đã quen thuộc với hình ảnh xay nát đồ điện tử trong chương trình quảng cáo máy xay sinh tố Will It Blend? của Blendtec tại Hoa Kỳ. An Nhàn còn dẫn thêm thông tin từ một số nguồn báo, "Anh không đòi quà" phiên bản kế tiếp được thực hiện nhằm quảng bá cho một nhà bán lẻ điện thoại và một phần mềm nhắn tin.
Trào lưu "cởi đồ trả quà"
Đi kèm với màn ra mắt video âm nhạc cho ca khúc "Anh không đòi quà" thì kéo theo là hiện tượng trào lưu thực hiện lại cảnh quay "cởi đồ trả quà". Nguyên nhân bắt nguồn từ "mối quan tâm, tâm tư, tình cảm, văn hoá, nhận thức" cùng với "sáng tạo" và muốn "thể hiện cái riêng của mình" của đa số người trẻ tuổi. Nhiều thanh thiếu niên khắp Việt Nam đã thi đua tung các video clip "Anh không đòi quà" lên mạng. Các tỉnh thành xuất hiện trào lưu này bao gồm Nam Định, Nha Trang, Cần Thơ, Hà Nội, Vũng Tàu, Nghệ An, Gia Lai, Sa Pa, thậm chí ở Buôn Ma Thuột còn xuất hiện cả phiên bản bé gái "cởi đồ" theo trào lưu. Hầu hết đều chứa cảnh tương tự với bản gốc là nữ nhân vật chính đi giữa đường phố, lần lượt cởi bỏ đồ đạc, quần áo, chỉ còn lại mỗi áo ngực và quần lót. Nhà báo Bình Đà viết cho chuyên mục "Lao động" của Dân Trí đã gọi hiện tượng là một vụ mùa "bội thu" và cho rằng trước kia "còn trông chờ vào báo chí, giờ thì lại còn trên cả tiện: [Facebook], thậm chí, truyền hình, mà không khéo ra đường cũng có. Vì những gì [giới giải trí] dạy công chúng, đến nay đã bắt đầu 'bói quả'." Karik trong một vlog đã thừa nhận anh cảm thấy "phấn khích" và nhiều người làm còn "đỉnh hơn" và "hài hước hơn" bản gốc, còn Only C thì cảm thấy đó là "giấc mơ" và "lạ lẫm" khi đó là lần đầu tiên anh chứng kiến mọi người hưởng ứng bài hát nhiệt tình.
Nhiều người đã chỉ trích trào lưu bởi những hành động phản cảm cùng với các ý tưởng "nhí nhố và cách dàn dựng kệch cỡm". Báo điện tử Tiền phong cho biết, trong khi parody tại nước ngoài vừa thịnh hành vừa sáng tạo để tránh rập khuôn thì giới trẻ tại Việt Nam đã thể hiện "những sản phẩm ăn liền và ít thể hiện chất xám đầu tư ý tưởng." Thạc sĩ xã hội học Lê Minh Tiến của trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng đây là "căn bệnh trong giới trẻ tìm sự chú ý của người khác không qua tài năng thật sự". Phó bí thư Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh Lâm Đình Thắng đã tuyên bố đây là vấn đề "đáng báo động" và giới trẻ đã "chọn những cách không phù hợp để thể hiện mình." Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Đăng Chương tuyên bố rằng trào lưu "Anh không đòi quà" đã gây ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội, "đi ngược lại với đạo đức, truyền thống văn hóa của con người Việt Nam. Đây là hiện tượng cần lên án và ngăn chặn." Biên tập viên dẫn tin bên Xã hội cho biết, hiện tượng chính là "cơ hội vàng" để các nhà giáo dục "xây dựng các chương trình đào tạo mới trong tương lai".
Ngày 13 tháng 12 năm 2013, một nhóm người tại Cần Thơ đã bị lập biên bản vì thực hiện quay video để phát tán lên mạng. Ngày 17 và 18 tháng 12, hai nhóm thực hiện hành vi tương tự tại Phan Thiết đã bị xử phạt hành chính vì "vi phạm nếp sống văn minh nơi công cộng". Mặc dù vậy, đa số các video trào lưu đều được quay ở các con đường vắng, khó xác định rõ là "hội họp" (nhiều người tập hợp để cùng làm việc gì đó) hay là "trình diễn hở hang" nên lúc bấy giờ không có quy định luật pháp Việt Nam cụ thể để xử phạt. Đến năm 2014, bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cho biết, hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được đẩy mạnh hơn và kiên quyết hơn đối với vấn đề phản cảm và trào lưu.
Biểu diễn trực tiếp và hát lại
Kể từ khi "Anh không đòi quà" ra mắt, Only C và Karik đã trình diễn bài hát này tại nhiều lễ hội âm nhạc nhỏ, câu lạc bộ, phòng trà và quán rượu khác nhau mỗi lần đứng chung một sân khấu. Tháng 6 năm 2014, họ trình diễn "Anh không đòi quà" tại Young Music Festival 2014 ở triển lãm Vân Hồ, Hà Nội. Tháng 1 năm 2020, Karik biểu diễn "Người lạ ơi" với Orange và đơn ca "Anh không đòi quà" tại buổi hòa nhạc bên sân vận động Hoa Lư trước khoảng 70.000 khán giả. Tháng 11 năm 2020, nam rapper biểu diễn đơn ca ca khúc này bên cạnh "Người lạ ơi", "Quan trọng là thần thái" và "Do What You Want" cho FWD Music Tour 2020 tại Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, "Anh không đòi quà" được nhiều nghệ sĩ cover và sử dụng ở các chương trình giải trí. Tháng 12 năm 2013, Miu Miu hát lại "Anh không đòi quà" và bị cười đùa, bình phẩm về ngoại hình. Ngày 9 tháng 12 năm 2013, một phiên bản parody "Anh không đòi quà" do nhóm BB&BG thực hiện đã thu hút 149 triệu lượt xem trên YouTube tính đến tháng 12 năm 2018, chính phong cách độn ngực trong bản parody ca khúc của nhóm đã đưa BB Trần "tiến vào mặt trận giả gái". Đây còn là bản parody Việt Nam đầu tiên đạt 100 triệu lượt xem trên YouTube. Ngày 24 tháng 12 năm 2013, Tâm Tít thực hiện nhại lại video bản nhạc trong phiên bản Giáng sinh. Tháng 1 năm 2014, hai người chơi chuyên nghiệp thực hiện "Anh không đòi quà" phiên bản trò chơi Audition Online. Cũng trong tháng, Bà Tưng cùng Only C và Phở đã thể hiện lại vai diễn "Anh không đòi quà" trong tập phim thứ 8 của nhóm "Thích ăn phở". Tháng 3 năm 2014, Ryan Duy Hùng đã hát lại và quay video cho bài hát. Một giọng ca bị gán nhãn "thảm họa âm nhạc" tên Lệ Rơi đã từng hát lại "Anh không đòi quà".
Tháng 6 năm 2014, Hoài Linh và Việt Hương đã trình diễn vũ đạo bài hát trong Người bí ẩn. Tháng 2 năm 2015, nghệ sĩ Xuân Hinh và Lan Phương đã diễn kịch chủ đề và hát lại "Anh không đòi quà" trong tiểu phẩm hài "Đại gia ngày hôm qua". Tháng 6 năm 2017, diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm hát liên khúc bài hát cùng với "Ăn gì đây" trong tập 8 của Sinh ra để tỏa sáng. Tháng 12 năm 2017, Hữu Vi hát lại bài hát trong Glee tập 17 cùng với Cindy V, Rocker Nguyễn và Võ Đình Hiếu. Tháng 1 năm 2018, Xkey cover "Anh không đòi quà" ở tập 10 của Ban nhạc Việt. Tháng 12 năm 2018, Nghệ sĩ Nhân dân Tự Long đã trình diễn ca khúc phiên bản hát chèo. Tháng 10 năm 2020, nhóm nhạc 365daband đã hát tặng người hâm mộ "Anh không đòi quà" liên khúc với "Khi anh yêu em", "Hai cô tiên" và "Tôi đã quên thật rồi". Ngày 30 tháng 9 năm 2023, thí sinh Xuân Định K.Y đã trình diễn bài hát trong Thần tượng âm nhạc Việt Nam mùa thứ 8 và được nhận xét "an toàn".
Danh sách bài hát
Tải kỹ thuật số, phát trực tuyến
"Anh không đòi quà" — 2:46
Tải kỹ thuật số, phát trực tuyến (EP Không ổn của Karik)
"Không ổn" — 2:54
"Cứ là mình" — 3:05
"Anh không đòi quà" (Daniel Mastro & Trung Cupid Remix) — 5:27
Tải kỹ thuật số, phát trực tuyến (FDJ remix)
"Anh không đòi quà" (FDJ Remix) — 4:11
Tải kỹ thuật số, phát trực tuyến (DJ Sky Producer remix)
"Anh không đòi quà" (DJ Sky Producer Remix) — 4:03
Tải kỹ thuật số, phát trực tuyến (remix)
"Anh không đòi quà" (Remix) — 3:39
Bảng xếp hạng
Lịch sử phát hành
Chú thích
Ghi chú
Tham khảo
Nguồn sách và video
Bài hát năm 2013
Bài hát tiếng Việt
Bài hát Việt Nam
Bài hát nhạc trẻ
Tranh cãi V-pop
Trào lưu âm nhạc Việt Nam
Bài hát nhạc pop
Bài hát hip hop
|
19857438
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/St%C3%A9phane%20Richard
|
Stéphane Richard
|
Stéphane Richard (Bordeaux, ngày 24 tháng 8 năm 1961) là một doanh nhân người Pháp.
Ông là doanh nhân người Pháp, giữ chức vụ CEO và chủ tịch mạng điện thoại di động toàn cầu Orange từ năm 2011. Vào tháng 12 năm 2021, ông từ chức cả hai vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành của tập đoàn và sẽ được thay thế vào ngày 31 tháng 1 năm 2022.
Sự nghiệp
Là con trai của một kỹ sư khai thác mỏ và cháu trai của một người chăn cừu, Richard sinh ra ở Caudéran thuộc tỉnh Gironde của Aquitaine (tây nam nước Pháp), vào ngày 24 tháng 8 năm 1961. Ông học tại HEC Paris và tại Trường Hành chính quốc gia ở Strasbourg.
Richard làm giàu nhờ tham gia vào thương vụ mua lại Nexity, một công ty con phát triển bất động sản của Compagnie Générale des Eaux, tập đoàn mà ông gia nhập năm 1992.
Từ năm 2007 đến 2009, Richard là chánh văn phòng của Christine Lagarde, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Việc làm Pháp.
Richard gia nhập Orange vào tháng 9 năm 2009, trở thành phó giám đốc điều hành. Ông được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của Orange S.A. vào ngày 1 tháng 3 năm 2011. Năm 2019, Orange đã bỏ phiếu gia hạn nhiệm vụ của mình. Là một CEO nổi tiếng, Richard được ghi nhận là người đã cải thiện doanh thu và thị phần trong thị trường viễn thông cạnh tranh của Pháp cũng như khôi phục quan hệ với các công đoàn sau làn sóng tự tử làm rung chuyển công ty.
Cuối năm 2021, Richard tuyên bố ý định tiếp tục giữ chức vụ này nhiệm kỳ thứ tư sau khi hết nhiệm kỳ vào tháng 5 năm 2022. Khi ông bị kết án một năm tù treo trong một vụ lừa đảo ở Pháp không liên quan đến công ty, bị đưa ra xét xử. ông từ chức vào tháng 11 năm 2021.
Vào tháng 11 năm 2021, ông bị kết tội đồng lõa gian lận và lạm dụng công quỹ trong vụ kiện trọng tài Crédit Lyonnais và tuyên bố sẽ từ chức Giám đốc điều hành của Orange S.A..
Sự công nhận
Richard đã được trao tặng Bắc Đẩu Bội tinh vào năm 2006.
Tham khảo
Doanh nhân Pháp
Cựu sinh viên Trường Bách khoa Paris
|
19857441
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Uwais%20I
|
Uwais I
|
Mu'izz al-Din wa al-Dunia Sultan Sheikh Uwais bin Hassan bin Hussein bin Aghbugha bin Ilkah bin Jalayir () (1338 - 10 tháng 10 năm 1374) Được biết đến ngắn gọn với cái tên Uwais I () và Sheikh Uwais () Ông là vị vua thứ hai trong số các vị vua Jalairi sau cha ông là Hassan Đại đế, và ông được coi là vị vua quyền lực và vĩ đại nhất của bang Jalairi từ trước đến nay, vì ông có thể mở rộng bang cho đến khi nó đạt đến mức mở rộng tối đa trong lịch sử. Iraq đã chứng kiến vào thời của ông một thời kỳ phục hưng về khoa học và văn hóa mà những điều tương tự chưa từng được chứng kiến kể từ khi Bagdad sụp đổ cho đến khi ông nắm quyền.
Sultan Uwais sinh năm 1338 sau Công nguyên, tương ứng với năm 739 AH, tại Bagdad, thủ đô của Vương quốc Hồi giáo. Mẹ của ông là Công chúa Juban Dilshad Khả đôn, ông ngoại của ông là Damascus Khawaja, và ông nội của ông là Hoàng tử Hussein Gurkan.
Chú thích
Mất năm 1374
|
19857448
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Simpson%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Chile%29
|
Simpson (tàu ngầm Chile)
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Chile từng được đặt cái tên Simpson, theo tên Đô đốc Chile Robert Winthrop Simpson (1799–1877), cả hai cùng mang ký hiệu lườn SS-21, nên được phân biệt theo thời gian nhập biên chế:
Simpson (1962) nguyên là , được chuyển giao năm 1962 và phục vụ cho đến năm 1982
Simpson (1982) là một tàu ngầm Kiểu 209 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức chế tạo, nhập biên chế năm 1984 và hiện vẫn đang phục vụ
Tên gọi tàu chiến Hải quân Chile
|
19857450
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Grampus%20%28SS-207%29
|
USS Grampus (SS-207)
|
USS Grampus (SS-207) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ năm của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá heo Risso. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện được sáu chuyến tuần tra và đánh chìm một tàu chở dầu tải trọng 8.636 tấn. Con tàu mất tích trong chuyến tuần tra cuối cùng tại khu vực quần đảo Solomon, có thể bị tàu khu trục Nhật Bản đánh chìm trong eo biển Blackett vào ngày 5 tháng 3, 1943. Grampus được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải tiến so với dẫn trước. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn, và thùng lặn khẩn cấp được trang bị lại giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hệ thống động lực toàn diesel-điện được áp dụng, và giải quyết được sự cố chập mạch trước đây. Nó trang bị động cơ General Motors-Winton dẫn động máy phát điện, và động cơ điện kết nối với trục chân vịt qua hộp số giảm tốc.
Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, lớp Tambor có đến mười ống phóng ngư lôi gồm sáu trước mũi và bốn phía đuôi. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện. Thoạt tiên được chỉ được trang bị pháo /50 caliber, boong tàu được gia cố sẵn đủ để lắp đặt pháo cỡ /51 caliber khi tình huống tác chiến đòi hỏi.
Grampus được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 14 tháng 2, 1940. Nó được hạ thủy vào ngày 23 tháng 12, 1940, được đỡ đầu bởi bà Clark H. Woodward, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ tại New London, Connecticut vào ngày 23 tháng 5, 1941 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Edward S. Hutchinson.
Lịch sử hoạt động
1941
Phần thưởng
Grampus được tặng thưởng ba Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm một tàu chở dầu tải trọng 8.636 tấn.
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Xem thêm
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-207
On Eternal Patrol: USS Grampus
Lớp tàu ngầm Tambor
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu bị tàu chiến Nhật Bản đánh chìm
Sự cố hàng hải năm 1943
Tàu thủy năm 1940
|
19857452
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Grampus
|
USS Grampus
|
Sáu tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Grampus, theo tên loài cá heo Risso:
là một tàu buồm hạ thủy năm 1821 và bị mất năm 1843
nguyên là tàu hơi nước Ion bị trưng dụng để phục vụ cùng Hải đội Mississippi trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ
là một sau đổi tên thành A-3 và trong biên chế từ năm 1903 đến năm 1921
USS Grampus (SP-1708), nguyên là tàu hơi nước Boothbay bị trưng dụng năm 1917, đổi tên thành Grampus năm 1920 rồi xuất biên chế và xóa đăng bạ năm 1930
là một nhập biến chế năm 1941 và mất năm 1943
là một trong biên chế từ năm 1949 đến năm 1972 trước khi chuyển giao cho Brazil
Xem thêm
CSS Grampus là một tàu hơi nước của Hải quân Liên minh Hoa Kỳ
là tên gọi các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Anh
UFSC Grampus là một tàu nghiên cứu kiểm ngư hoạt động từ năm 1886 đến năm 1917
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19857454
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Grayback%20%28SS-208%29
|
USS Grayback (SS-208)
|
USS Grayback (SS-208) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên chung của nhiều loài cá hồi trắng và cá trích sông. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười chuyến tuần tra và đánh chìm 14 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 63.835 tấn. xếp thứ hai mươi về tải trọng tàu trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh. Con tàu trúng bom ném từ máy bay Nhật Bản trong chuyến tuần tra cuối cùng và đắm tại vùng biển phía Nam Okinawa vào ngày 27 tháng 2, 1944. Grayback được tặng thưởng hai danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Lớp Tambor có nhiều đặc tính được cải tiến so với dẫn trước. Hình dạng thân tàu được làm suôn thẳng hơn để đạt tốc độ nhanh hơn, và thùng lặn khẩn cấp được trang bị lại giúp con tàu lặn xuống nhanh hơn. Hệ thống động lực toàn diesel-điện được áp dụng, và giải quyết được sự cố chập mạch trước đây. Nó trang bị động cơ General Motors-Winton dẫn động máy phát điện, và động cơ điện kết nối với trục chân vịt qua hộp số giảm tốc.
Lần đầu tiên đối với tàu ngầm Hoa Kỳ, lớp Tambor có đến mười ống phóng ngư lôi gồm sáu trước mũi và bốn phía đuôi. Hiệu quả tác chiến được cải thiện nhờ bố trí lại người vận hành sonar và máy tính dữ liệu ngư lôi vào một tháp chỉ huy lớn hơn, cho phép trao đổi trực tiếp với hạm trưởng, cùng một kính tiềm vọng kiểu mới có đầu nhỏ hơn giúp khó bị phát hiện. Thoạt tiên được chỉ được trang bị pháo /50 caliber, boong tàu được gia cố sẵn đủ để lắp đặt pháo cỡ /51 caliber khi tình huống tác chiến đòi hỏi; nên trong đợt đại tu vào đầu năm 1943, Grayback được nâng cấp lên cỡ pháo 4-inch.
Grayback được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 3 tháng 4, 1940. Nó được hạ thủy vào ngày 31 tháng 1, 1940, được đỡ đầu bởi bà Lydia Ballou Brown, phu nhân Chuẩn đô đốc Wilson Brown, Giám đốc Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Con tàu được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 6, 1941 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Willard A. Saunders.
Lịch sử hoạt động
1941
Phần thưởng
Grayback được tặng thưởng hai danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm 14 tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 63.835 tấn. xếp thứ hai mươi về tải trọng tàu trong số tàu ngầm Hoa Kỳ có thành tích nổi bật nhất trong chiến tranh.
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-208
On Eternal Patrol: USS Grayback
John Anderson Moore grave record
www.lost52project.org — Lost 52 Project
Lớp tàu ngầm Tambor
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu bị máy bay Nhật Bản đánh chìm
Xác tàu đắm tại biển Hoa Đông trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1944
Tàu thủy năm 1941
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19857456
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Grayback
|
USS Grayback
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Grayback theo tên chung của nhiều loài cá hồi trắng và cá trích sông:
là một nhập biến chế năm 1941 và bị mất năm 1944
là chiếc tàu ngầm dẫn đầu , trong biên chế từ năm 1958 đến năm 1984
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19857462
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Woodworthia
|
Woodworthia
|
Woodworthia là một chi gecko trong họ Diplodactylidae đặc hữu New Zealand. Chi này bao gồm bốn loài được mô tả chính thức, mặc dù có thể tồn tại tới 17 loài khác biệt về mặt di truyền.. Tất cả các loài đều là loài bản địa New Zealand.
Woodworthia brunnea
Woodworthia chrysosiretica
Woodworthia korowai
Woodworthia maculata
Tham khảo
Bò sát đặc hữu New Zealand
Chi thằn lằn
en:Woodworthia
|
19857463
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Woodworthia%20chrysosiretica
|
Woodworthia chrysosiretica
|
Woodworthia chrysosiretica là một loài thạch sùng trong họ Diplodactylidae. Đây là loài đặc hữu New Zealand, và được tìm thấy ở vùng Taranaki và đảo Mana.Nguyên mẫu nằm trong bộ sưu tập của Bảo tàng New Zealand Te Papa Tongarewa.
Tham khảo
Woodworthia
Động vật đặc hữu New Zealand
|
19857464
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Woodworthia%20korowai
|
Woodworthia korowai
|
Woodworthia korowai (tên tiếng Anh Koriwai gecko,) là một loài thằn lằn sinh sống ở bờ biển phía Tây của vùng Auckland của New Zealand. Được phát hiện lần đầu tiên trên đảo Oaia vào năm 1954, loài này được công nhận là khác biệt với Woodworthia maculata vào năm 2016 và được mô tả chính thức vào năm 2023. Người ta chỉ biết có 32 cá thể tồn tại tính đến năm 2023, tất cả đều nằm trong phạm vi rất hạn chế, trên Te Korowai-o-Te-Tonga Peninsula, bãi biển Muriwai, công viên khu vực Muriwai và đảo Oaia.
Mô tả
Tắc kè Korowai có màu xám hoặc nâu cát, có dấu "v" ngược giữa hai mắt và có các sọc nhạt hơn ở nửa sau của cơ thể. Loài này phát triển chiều dài lên tới từ mũi đến gốc đuôi.
Tham khảo
Woodworthia
|
19857465
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/ERPNext
|
ERPNext
|
ERPNext (Enterprise Resource Planning) là một giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp mã nguồn mở và miễn phí được phát triển bởi Frappe Technologies, một công ty phần mềm hàng đầu Ấn Độ. ERPNext được xây dựng trên hệ thống cơ sở dữ liệu MariaDB, khung Frappe và dựa trên ngôn ngữ lập trình Python.
ERPNext là một giải pháp ERP toàn diện giúp quản lý từ sản xuất, bán hàng, marketing, tài chính, nhân sự đến quản lý kho, kế hoạch sản xuất,… và có thể tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp.
ERPNext được xem là một giải pháp có thể thay thế hệ thống ERP khác như NetSuite, Odoo, Openbravo. Theo Gartner, ERPNext nằm trong TOP 5 hệ thống ERP thân thiện với người dùng 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019).
Các module có trong ERPNext
Kế toán tài chính
Bán hàng
Mua hàng
Kho hàng
Sản xuất
CRM
Tài sản thiết bị
Công việc dự án
Nhân sự & Tiền lương
Website & Ecommerce
HelpDesk & Hỗ trợ
Đào tạo & Học tập
Module tính năng cho doanh nghiệp lĩnh vực:
Sản xuất
Phân phối
Bán lẻ
Giáo dục
Ecommerce
Xây dựng
Dịch vụ
Phần mềm SAAS
ERPNext có sẵn trên cả dịch vụ lưu trữ của người dùng và dưới dạng Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) từ trang web của họ. Sản phẩm cũng nhận được khoản tài trợ 10 crore INR (1,3 triệu USD) từ Zerodha và Rainmatter vào tháng 6 năm 2022.
|
19857471
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roberto%20De%20Zerbi
|
Roberto De Zerbi
|
Roberto De Zerbi ( phát âm tiếng Ý: [roˈbɛrto de dˈdzɛrbi] ; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1979) là một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Ý và là cựu cầu thủ, hiện là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ tại Premier League: Brighton & Hove Albion .
Sự nghiệp cầu thủ
De Zerbi bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp tại AC Milan. Ông đã dành bốn mùa giải được cho mượn ở các câu lạc bộ hạng thấp hơn (từ Serie B đến Serie C2). Ông đã dành mùa giải Serie C1 năm 1999-2000 tại Como cùng với Alberto Comazzi và Luca Saudati của Milan. Một nửa quyền sở hữu được bán cho Salernitana trong mùa giải 2000–01 và 2001–02. Vào tháng 6 năm 2002, Milan mua lại De Zerbi từ Salernitana và sau đó bán ông cho Foggia.
De Zerbi đã ký hợp đồng với câu lạc bộ Serie B Napoli từ Catania với giá 2,5 triệu euro vào năm 2006.
Vào ngày 8 tháng 2 năm 2010, Napoli thông báo việc chuyển nhượng De Zerbi theo dạng cho mượn tới câu lạc bộ CFR Cluj thuộc Liga I Romania, với thỏa thuận này được chuyển thành hợp đồng chính thức vào ngày 31 tháng 8 năm 2010 với bản hợp đồng ba năm.
Sự nghiệp huấn luyện
Palermo
Vào ngày 6 tháng 9 năm 2016, De Zerbi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Serie A Palermo sau khi Davide Ballardini rời đi do không đồng thuận với ban lãnh đạo. Tuy nhiên, quãng thời gian tại đây của ông không mấy suôn sẻ, với bảy thất bại liên tiếp và không có điểm nào tại sân nhà trong ba tháng. Sau khi bị loại khỏi trận đấu tại nhà trước câu lạc bộ Serie B Spezia qua loạt sút luân lưu, De Zerbi đã bị sa thải vào ngày 30 tháng 11 năm 2016 và được thay thế bởi cựu đội trưởng Eugenio Corini.
Benevento
Vào ngày 23 tháng 10 năm 2017, De Zerbi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ mới thăng hạng Serie A mùa giải 2017–18 Benevento. Mặc dù đội bóng này bị xuống hạng trở lại Serie B vào cuối mùa giải, De Zerbi vẫn được khen ngợi vì lối chơi tấn công dựa trên việc kiểm soát bóng và công tác chuyển nhượng.
Sassuolo
Vào ngày 13 tháng 6 năm 2018, De Zerbi được bổ nhiệm làm huấn luyện viên của Sassuolo. Dưới thời của ông, Sassuolo được khen ngợi vì phong cách chơi bóng cùng với việc đạt được những kết quả ngoài mong đợi, giúp câu lạc bộ nhỏ ở Emilia giành được vị trí thứ tám liên tiếp trong hai mùa giải hàng đầu Ý, chỉ thua Roma về hiệu số bàn thắng ở cuối mùa giải Serie A 2020–21.
Vào tháng 5 năm 2021, De Zerbi thông báo rằng ông sẽ rời Sassuolo vào cuối mùa giải.
Shakhtar Donetsk
Vào ngày 25 tháng 5 năm 2021, De Zerbi được công bố là huấn luyện viên trưởng mới của câu lạc bộ Premier League Ukraine Shakhtar Donetsk. Vào ngày 22 tháng 9, ông đã giành được Super Cup Ukraine 2021 sau khi đánh bại Dynamo Kyiv tại Sân vận động Olympic ở Kyiv, trở thành huấn luyện viên người Ý đầu tiên giành được danh hiệu này. Ông rời câu lạc bộ vào tháng 7 năm 2022 do cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Ông đã rời câu lạc bộ khi họ đang dẫn đầu UPL trong mùa giải chưa hoàn thành.
Brighton & Hove Albion
Mùa giải 2022–23 De Zerbi kế nhiệm Graham Potter làm huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Premier League Brighton & Hove Albion vào ngày 18 tháng 9 năm 2022, với thời hạn bốn năm. Ông đã quản lý trận đầu tiên tại Anh vào ngày 1 tháng 10, trong trận hòa 3–3 trên sân của Liverpool với Leandro Trossard trở thành cầu thủ Brighton đầu tiên ghi hat-trick tại Premier League.
De Zerbi đã thua trận đầu tiên tại sân vận động Falmer của Brighton vào ngày 9 tháng 10, gọi các cầu thủ của mình là "tuyệt vời" bất chấp thất bại 1–0 trước Tottenham Hotspur. Chiến thắng đầu tiên của ông đến vào ngày 29 tháng 10 với chiến thắng 4–1 trước Chelsea của Graham Potter. De Zerbi đã trải qua ba trận không thua trước Liverpool trong chiến dịch ra mắt tại Brighton, bao gồm cả việc đánh bại họ khi họ là nhà vô địch trong vòng bốn của FA Cup vào ngày 29 tháng 1 năm 2023.
Vào ngày 18 tháng 2, ông đã bị trọng tài Darren England truất quyền chỉ đạo sau thất bại 1-0 trên sân nhà của Brighton trước Fulham. De Zerbi đã nhận thẻ đỏ vì phàn nàn rằng ông đã mất thời gian chuẩn bị cho trận đấu do một cuộc họp trọng tài trong tuần. Trong một cuộc phỏng vấn sau trận đấu, ông nói rằng "chất lượng trọng tài ở Premier League rất tệ", đồng thời cũng chỉ trích Darren England vì không có "thái độ tốt". Vào ngày 3 tháng 3, ông bị cấm chỉ đạo từ sườn sân cho một trận đấu và bị phạt 15.000 bảng Anh bởi FA sau thẻ đỏ trong trận đấu với Fulham.
De Zerbi đã dẫn dắt Brighton đến bán kết của FA Cup, nơi họ đối mặt với Manchester United tại Wembley vào ngày 23 tháng 4. Brighton đã thua trên loạt sút luân lưu sau 120 phút không bàn thắng. Người Ý này đã phản hồi về thất bại bằng cách nói rằng Brighton "phải gấp lại trang" bằng cách vượt qua sự thất vọng và chiến đấu cho một suất tại châu Âu. Ba ngày sau, Brighton tiếp tục thua 3-1 trước Nottingham Forest trước khi giành chiến thắng lớn nhất tại Premier League vào cuối tuần ngày 29 tháng 4, với chiến thắng 6-0 trên sân nhà trước Wolves để tăng cường hy vọng vào châu Âu. Brighton đã trả đũa Manchester United vào ngày 4 tháng 5, với Alexis Mac Allister ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, một quả phạt đền vào phút thứ 99 giúp Brighton hướng tới châu Âu. Tuy nhiên, bốn ngày sau, Brighton đã chịu một trong những thất bại tồi tệ nhất tại Premier League và là thất bại tồi tệ nhất dưới thời De Zerbi, khi thua Everton 5-1 tại Sân vận động Falmer. The Toffees đã mở tỷ số chỉ sau 34 giây.
Vào ngày 21 tháng 5, Brighton đã đánh bại Southampton 3-1 trên sân nhà, đảm bảo một vị trí trong top bảy, nghĩa là Brighton đã lần đầu tiên trong lịch sử câu lạc bộ đủ điều kiện tham dự các giải đấu châu Âu. De Zerbi gọi việc này là "đáng giá hơn việc giành chức vô địch" với một câu lạc bộ trong top sáu. Người Ý này đã nói với niềm tự hào về việc huấn luyện Brighton, gọi đó là "một vinh dự". Ba ngày sau, Brighton đã đảm bảo suất tham dự UEFA Europa League 2023–24 sau trận hòa 1-1 trên sân nhà trước nhà vô địch Manchester City.
Thống Kê Sự Nghiệp Quản Lý
Tham Khảo
|
19857480
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/LCS%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024
|
LCS mùa giải 2024
|
LCS mùa giải 2024 là mùa giải thứ 12 của League Championship Series (LCS), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Bắc Mỹ dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Xuân và Mùa Hè. Giải Mùa Xuân sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 31 tháng 3 năm 2024.
Những thay đổi
Các đội
Sau mùa giải 2023, TSM đã bán vị trí nhượng quyền LCS của họ cho Shopify Rebellion. Ngoài ra, vào ngày 19 tháng 11 năm 2023, Golden Guardians và Evil Geniuses đã rời LCS do thỏa thuận quản trị viên bên thứ ba của họ với Riot Games bị chấm dứt. Không còn đủ thời gian để lấp đầy 2 chỗ trống, LCS thông báo sẽ tiếp tục với 8 đội cho mùa giải 2024. Mùa giải 2024 đánh dấu lần đầu tiên sau một thập kỷ LCS chỉ có 8 đội thi đấu trong giải đấu.
Giải Mùa Xuân
Vòng bảng giải Mùa Xuân sẽ diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 10 tháng 3 năm 2024. 8 đội sẽ chơi tổng cộng 56 trận và tất cả các trận đấu vòng bảng sẽ được thi đấu theo thể thức Bo1. 6 đội dẫn đầu Vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 31 tháng 3 năm 2024. Hai đội đứng đầu vòng loại trực tiếp giải Mùa Xuân đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2024.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Liên Minh Huyền Thoại năm 2024
|
19857484
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20an%20t%E1%BB%89nh%20Ngh%E1%BB%87%20An
|
Công an tỉnh Nghệ An
|
Công an tỉnh Nghệ An là cơ quan Công an cấp tỉnh ở Việt Nam, thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam tại Nghệ An. Công an tỉnh Nghệ An có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Công an, Tỉnh ủy Nghệ An, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lí Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng Công an thành phố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Trụ sở của Công an tỉnh Nghệ An đặt tại số 7 đường Trường Thi, phường Trường Thi, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Lãnh đạo hiện tại
Tổ chức
Khối Cơ quan
An ninh – Tình báo
Phòng An ninh đối ngoại (PA01)
Phòng An ninh đối nội (PA02)
Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03)
Phòng An ninh kinh tế (PA04)
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05)
Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA06)
Phòng Ngoại tuyến (PA07)
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08)
Phòng An ninh điều tra (PA09)
Phòng Tình báo (PB01)
Cảnh sát
Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01)
Phòng Cảnh sát hình sự (PC02)
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03)
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04)
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05)
Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06)
Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & Cứu nạn cứu hộ (PC07)
Phòng Cảnh sát giao thông (PC08)
Phòng Cảnh sát đường thủy (PC08B)
Phòng Kỹ thuật hình sự (PC09)
Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC10)
Phòng Cảnh sát cơ động (PK02)
Trại giam Long Tuyền (PC11)
Hậu cần
Phòng Hậu cần (PH10)
Phòng tài chính (PH01)
Bệnh viện Công an thành phố
Xây dựng lực lượng
Phòng Tổ chức - Cán bộ (PX01)
Phòng Tham mưu (PV01)
Phòng pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (PV03)
Thanh tra Công an thành phố Cần Thơ (PX05)
Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ (PX02)
Cơ quan Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an thành phố (PX06)
Phòng Hồ sơ (PV06)
Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị (PX03)
Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (PV05)
Khối Đơn vị trực thuộc
Công an các Huyện, thị xã trực thuộc tỉnh
Công an thành phố Vinh
Công an thị xã Thái Hòa
Công an thị xã Cửa Lò
Công an thị xã Hoàng Mai
Công an huyện Anh Sơn
Công an huyện Diễn Châu
Công an huyện Quỳnh Lưu
Công an huyện Con Cuông
Công an huyện Hưng Nguyên
Công an huyện Nghi Lộc
Công an huyện Quế Phong
Công an huyện Quỳ Hợp
Công an huyện Thanh Chương
Công an huyện Yên Thành
Công an huyện Nam Đàn
Công an huyện Đô Lương
Công an huyện Kỳ Sơn
Công an huyện Nghĩa Đàn
Công an huyện Quỳ Châu
Công an huyện Tân Kỳ
Công an huyện Tương Dương.
Khen thưởng
Ngày 7 tháng 2 năm 2024, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 158/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Công an tỉnh Nghệ An.
Các hình thức khen thưởng đã nhận được: 2 Huân chương Hồ Chí Minh (1985 và 2007); Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì; Huân chương Chiến công hạng Ba; Cờ luân lưu của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1976); 123 Huân chương các hạng; 9 năm cờ thi đua Chính phủ (từ 2015 - 2023), vv...
Danh sách Giám đốc
Tham khảo
Nghệ An
|
19857493
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/LLA%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024
|
LLA mùa giải 2024
|
LLA mùa giải 2024 là mùa giải thứ 6 của Liga Latinoamérica (LCS), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Mỹ Latin dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Khai mạc và Mùa Bế mạc. Giải Mùa Khai mạc sẽ bắt đầu vào ngày 16 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 6 tháng 4 năm 2024.
Những thay đổi
Các đội
Vào ngày 29 tháng 11 năm 2023, Team Aze đã rời LLA trước mùa giải 2024. Không còn đủ thời gian để lấp đầy chỗ trống, LLA thông báo sẽ tiếp tục với 7 đội cho mùa giải 2024.
Giải Mùa Khai mạc
Vòng bảng giải Mùa Khai mạc sẽ diễn ra từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 29 tháng 2 năm 2024. 7 đội sẽ chơi tổng cộng 42 trận và tất cả các trận đấu vòng bảng sẽ được thi đấu theo thể thức Bo3. 6 đội dẫn đầu Vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 5 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 2024. Đội đứng đầu vòng loại trực tiếp giải Mùa Khai mạc đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2024.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Liên Minh Huyền Thoại năm 2024
|
19857501
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/CBLoL%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024
|
CBLoL mùa giải 2024
|
CBLoL mùa giải 2024 là mùa giải thứ 13 của Campeonato Brasileiro de League of Legends (CBLoL), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Brazil dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Xuân và Mùa Hè. Giải Mùa Xuân sẽ bắt đầu vào ngày 20 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 20 tháng 4 năm 2024.
Giải Mùa Xuân
Vòng bảng giải Mùa Xuân sẽ diễn ra từ ngày 20 tháng 1 đến ngày 17 tháng 3 năm 2024. 10 đội sẽ chơi tổng cộng 90 trận và tất cả các trận đấu vòng bảng sẽ được thi đấu theo thể thức Bo1. 6 đội dẫn đầu vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 20 tháng 4 năm 2024. Đội đứng đầu vòng loại trực tiếp giải Mùa Xuân đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2024.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Liên Minh Huyền Thoại năm 2024
|
19857506
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maher%20Zain
|
Maher Zain
|
Maher Zain (; sinh 16 tháng 7 năm 1981) là một ca sĩ nhạc R&B, nhạc sĩ sáng tác bài hát và nhà sản xuất âm nhạc người Thụy Điển gốc Liban. Anh phát hành album đầu tay Thank You Allah, một album thành công trên phạm vi quốc tế do Awakening Records sản xuất vào năm 2009. Anh phát hành album tiếp theo của mình Forgive Me vào tháng 4 năm 2012 với cùng công ty sản xuất và album thứ ba One vào năm 2016.
Danh sách đĩa nhạc
Album
Album phòng thu
Thank You Allah (2009)
Forgive Me (2012)
One (2016)
Album tổng hợp
Singles & Duets (2014)
The Best of Maher Zain Live & Acoustic (2018)
Album mini
Love Will Prevail (2013)
Ramadan (2013)
Ramadan – Vocals Only Version (2014)
Nour Ala Nour (2021)
Đĩa đơn
"Palestine Will Be Free" (2009)
"Insha Allah" (2010)
"The Chosen One"
"Freedom" (2011)
"Ya Nabi Salam Alayka"
"For The Rest Of My Life"
"Samih 2014"
"Nas Teshbehlena"
"A'amarona A'amalona" (2015)
"Rahmatun lil'Alameen" (2022)
"Eidun Mubarak" (2022)
Sự nghiệp video
2009: Palestine Will Be Free
2009: Subhan Allah
2010: Insha Allah
2010: The Chosen One
2011: Freedom
2011: Ya Nabi Salam Alayka
2011: For the Rest of My Life
2012: Number One For Me
2012: So Soon
2012: Guide Me All the Way
2013: Love Will Prevail
2013: Ramadan
2014: Muhammad (P.B.U.H)
2014: Nas Teshbehlana (tiếng Ả Rập: ناس تشبهلنا)
2014: One Day
2015: A'maroona A'maloona (tiếng Ả Rập: أعمارنا أعمالنا)
2016: I am Alive (với Atif Aslam)
2016: By my Side
2016: Paradise
2016: Peace Be Upon You
2016: The Way of Love (với Mustafa Ceceli)
2017: Close to You
2017: As-subhu Bada (tiếng Ả Rập: الصبح بدا)
2017: Kun Rahma (tiếng Ả Rập: كن رحمة)
2017: Medina
2018: Huwa AlQuran
2019: Ala Nahjik Mashayt
2019: Live It Up (hợp tác với Lenny Martinez)
2019: Ummi
2020: Antassalam
2020: Asma Allah Alhusna (The 99 Names of Allah)
2020: Break The Chains
2020: Srebrenica
Góp mặt trong
2011: I Believe (Irfan Makki hợp tác với Maher Zain) (trong album của Irfan Makki I Believe)
2009 : Never Forget (Mesut Kurtis hợp tác với Maher Zain) (trong album của Mesut Kurtis Beloved)
2014: So Real (Raef hợp tác với Maher Zain) (trong album của Raef The Path)
2014: Eidun Saeed (Mesut Kurtis hợp tác với Maher Zain) (trong album của Mesut Kurtis Tabassam)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sinh năm 1981
Nhân vật còn sống
Tín hữu Hồi giáo Thụy Điển
|
19857508
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zug%20Island%20%28phim%29
|
Zug Island (phim)
|
Zug Island là một bộ phim tài liệu ngắn của Canada, do Nicolas Lachapelle đạo diễn và phát hành năm 2022. Bộ phim tập trung vào cuộc điều tra của Tiago McNicoll Castro Lopes về "Windsor Hum" bí ẩn đã gây ra nhiều tai họa cho cư dân vùng Detroit - Windsor trong nhiều năm.
Phim được công chiếu lần đầu tại Liên hoan Phim tài liệu Quốc tế Montréal 2022.
Giải thưởng
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim năm 2022
Phim tài liệu ngắn năm 2022
Phim tài liệu ngắn Canada
Phim Canada tiếng Anh
Phim Canada tiếng Pháp
Phim Canada thập niên 2020
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim tiếng Pháp thập niên 2020
Phim tài liệu về Detroit
|
19857511
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20kinh%20t%E1%BA%BF%20Trung%20t%C3%A2m
|
Vùng kinh tế Trung tâm
|
Vùng Kinh tế Trung tâm là một trong 12 vùng kinh tế của Liên bang Nga. Đây là vùng có ngành sản xuất phát triển nhất cả nước. Điều này là do sự phát triển lịch sử, vị trí kinh tế và địa lý thuận lợi, sự hiện diện của người tiêu dùng và lao động có trình độ.
Vùng kinh tế trung tâm có vị trí địa lý, kinh tế khá thuận lợi nhưng không có trữ lượng đáng kể về nhiên liệu, nguyên liệu. Nó nằm ở giao lộ của đường thủy và đường bộ, nơi luôn góp phần gắn kết các vùng đất rộng lớn của Nga, phát triển thương mại và các loại hình quan hệ kinh tế khác. Đường thủy là sông Volga và các nhánh của nó. Các nền tảng văn hóa, đạo đức, kinh tế, chính trị và hành chính của nhà nước Nga tập trung đã được hình thành trong lịch sử trong khu vực. Các ngành chuyên môn chính là: kỹ thuật vận tải, kỹ thuật điện, công nghiệp vô tuyến điện tử, ánh sáng (chủ yếu là dệt may), thực phẩm, công nghiệp hóa chất, cũng như sản xuất vật liệu xây dựng. Nông nghiệp ngoại ô (trồng rau, trồng khoai tây, trồng cây lanh, chăn nuôi bò sữa). Tài nguyên thiên nhiên chủ yếu có tầm quan trọng trong khu vực. Các khoáng chất sau được khai thác: phốt pho, than bùn, than nâu, đá vôi.
Diện tích: 486,0 nghìn km2, chiếm khoảng 2,8% lãnh thổ cả nước, bao gồm các chủ thể liên bang:
Tỉnh Bryansk
Tỉnh Ivanovo
Tỉnh Kaluga
Tỉnh Kostroma
Tỉnh Moskva
Tỉnh Oryol
Tỉnh Ryazan
Tỉnh Smolensk
Tỉnh Tula
Tỉnh Tver
Tỉnh Vladimir
Tỉnh Yaroslavl
Thủ đô Moskva
Vùng kinh tế Trung tâm cùng với Vùng kinh tế Đất Đen Trung tâm nằm trong Vùng liên bang Trung tâm.
Tham khảo
T
Vùng liên bang trung tâm
|
19857513
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zug%20Open
|
Zug Open
|
Zug Open, tên chính thức là Finaport Zug Open, là một giải quần vợt chuyên nghiệp thi đấu trên sân đất nện. Giải đấu nằm trong Challenger Tour của Hiệp hội Quần vợt Chuyên nghiệp (ATP). Giải đấu được tổ chức tại Zug, Thụy Sĩ từ năm 2022.
Kết quả chung kết
Đánh đơn
Đánh đôi
Tham khảo
ATP Challenger Tour
Giải quần vợt sân đất nện
Giải quần vợt ở Thụy Sĩ
Sự kiện thể thao định kỳ thành lập năm 2022
|
19857516
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Szymon%20Bogumi%C5%82%20Zug
|
Szymon Bogumił Zug
|
Szymon Bogumił Zug (20 tháng 2 năm 1733 – 11 tháng 8 năm 1807), tên khai sinh là Simon Gottlieb Zug, là một kiến trúc sư theo trường phái cổ điển Ba Lan-Đức. Ông sinh ra tại Merseburg thuộc Tuyển hầu xứ Sachsen, và đã dành phần lớn cuộc đời tại Liên bang Ba Lan và Lietuva. Ông được phong làm quý tộc tại đây vào năm 1768.
Tham khảo
Sinh năm 1733
Mất năm 1807
Người Merseburg
Kiến trúc sư Đức thế kỷ 18
Kiến trúc sư Warszawa
Người Tuyển hầu xứ Sachsen
Nhà thiết kế cảnh quan và vườn Ba Lan
Chôn cất ở Ba Lan
|
19857517
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BA%ADt%20li%E1%BB%87u%20mao%20qu%E1%BA%A3n%20nano
|
Vật liệu mao quản nano
|
Vật liệu mao quản nano bao gồm một khối vật liệu hữu cơ hoặc vô cơ thông thường với cấu trúc xốp. Vật liệu nano xốp có đường kính lỗ rỗng có thể được đo phù hợp nhất bằng đơn vị nanomet. Do đó, đường kính lỗ xốp trong vật liệu xốp nano thường là 100 nanomet hoặc nhỏ hơn. Các lỗ rỗng có thể mở hoặc đóng, độ kết nối lỗ rỗng và tỷ lệ rỗng rất đa dạng, giống như các vật liệu xốp khác. Các lỗ mở có kết nối với bề mặt vật liệu trong khi lỗ kín là các lỗ rỗng ko có kết nối bên trong vật liệu. Lỗ mở rất hữu ích cho các kỹ thuật tách phân tử, nghiên cứu hấp phụ và xúc tác. Lỗ kín chủ yếu được sử dụng trong chất cách nhiệt và cho các ứng dụng về kết cấu.
Hầu hết các vật mao quản nano có thể được phân loại thành vật liệu khối hoặc màng. Than hoạt tính và zeolite là hai ví dụ về vật liệu mao quản nano khối, trong khi màng tế bào có thể được coi là màng mao quản nano.
Môi trường xốp hoặc vật liệu xốp là vật liệu có chứa các lỗ xốp. Các lỗ xốp này thường chứa đầy chất lỏng hoặc khí.
Có nhiều vật liệu mao quản nano tự nhiên, nhưng vật liệu này cũng có thể sản xuất nhân tạo. Phương pháp sản xuất nhân tạo kết hợp các polyme có điểm nóng chảy khác nhau, sao cho khi đun nóng một polyme sẽ bị phân hủy. Vật liệu mao quản nano có các lỗ với kích thước nhất quán có đặc tính chỉ cho một số chất nhất định đi qua và chặn các chất khác đi qua.
Phân loại
Phân loại theo kích thước
Thuật ngữ vật liệu nano bao gồm nhiều dạng vật liệu khác nhau với nhiều ứng dụng khác nhau. Theo IUPAC vật liệu xốp được chia thành 3 loại:
Vật liệu vi xốp: 0,2–2 nm
Vật liệu xốp trung bình: 2–50 nm
Vật liệu xốp lỗ xốp lớn: 50–1000 nm
Cách phân loại này mâu thuẫn với định nghĩa cổ điển về vật liệu nano xốp vì chúng có đường kính lỗ xốp từ 1 đến 100 nm. Định nghĩa này bao gồm tất cả các phân loại được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, để đơn giản, các nhà khoa học chọn sử dụng thuật ngữ vật liệu nano và liệt kê đường kính liên quan của nó.
Vật liệu vi xốp và xốp trung bình được phân biệt thành các loại vật liệu riêng biệt do các ứng dụng riêng biệt được cung cấp bởi kích thước lỗ xốp trong các vật liệu này. Điều gây nhầm lẫn là thuật ngữ Vật liệu vi xốp được sử dụng để mô tả các vật liệu có kích thước lỗ xốp nhỏ hơn so với các vật liệu thường được gọi đơn giản là nano. Chính xác hơn, vật liệu vi xốp được hiểu rõ hơn là một tập hợp con của vật liệu xốp nano, cụ thể là các vật liệu có đường kính lỗ nhỏ hơn 2 nm. Có đường kính lỗ xốp với kích thước phân tử, những vật liệu này cho phép ứng dụng đòi hỏi tính chọn lọc phân tử như phương pháp lọc và tách màng. Vật liệu xốp trung bình là các vật liệu có đường kính lỗ xốp trung bình trong phạm vi 2-50 nm, có khả năng làm vật liệu hỗ trợ chất xúc tác và chất hấp phụ do tỷ lệ diện tích bề mặt cao so với thể tích của chúng.
Đôi khi việc phân loại theo kích thước trở nên khó khăn vì có thể có những vật liệu xốp có đường kính khác nhau. Ví dụ: vật liệu xốp nhỏ có thể có một số lỗ có đường kính từ 2 đến 50 nm do việc phân bố các hạt ngẫu nhiên. Những thông số cụ thể này phải được xem xét khi phân loại theo kích thước lỗ.
Ứng dụng
Lưu trữ/Cảm biến khí
Lưu trữ khí rất quan trọng cho các ứng dụng năng lượng, y tế và môi trường. Vật liệu nano xốp cho phép một phương pháp lưu trữ khí độc đáo thông qua hấp phụ. Khi chất nền và khí tương tác với nhau, các phân tử khí có thể hấp phụ vật lý hoặc liên kết cộng hóa trị với các vật liệu mao quản nano, được gọi lần lượt là kho lưu trữ vật lý và lưu trữ hóa học. Mặc dù người ta có thể lưu trữ khí ở dạng khối, chẳng hạn như trong chai, vật liệu mao quản nano cho phép mật độ lưu trữ cao hơn, có tiềm năng phát triển các ứng dụng năng lượng.
Một ví dụ về ứng dụng này là lưu trữ hydro. Với tác động hiện nay của biến đổi khí hậu, mối quan tâm đối với các phương tiện không phát thải, đặc biệt là xe điện chạy bằng pin nhiên liệu ngày càng tăng. Bằng cách lưu trữ hydro ở mật độ cao bằng vật liệu xốp, người ta có thể tăng phạm vi quãng đường đi được của ô tô điện.
Ứng dụng
Lưu trữ/Cảm biến khí
Lưu trữ khí rất quan trọng cho các ứng dụng năng lượng, y tế và môi trường. Vật liệu nano xốp cho phép một phương pháp lưu trữ khí độc đáo thông qua hấp phụ. Khi chất nền và khí tương tác với nhau, các phân tử khí có thể hấp phụ vật lý hoặc liên kết cộng hóa trị với các vật liệu mao quản nano, được gọi lần lượt là kho lưu trữ vật lý và lưu trữ hóa học. Mặc dù người ta có thể lưu trữ khí ở dạng khối, chẳng hạn như trong chai, vật liệu mao quản nano cho phép mật độ lưu trữ cao hơn, có tiềm năng phát triển các ứng dụng năng lượng.
Một ví dụ về ứng dụng này là lưu trữ hydro. Với tác động hiện nay của biến đổi khí hậu, mối quan tâm đối với các phương tiện không phát thải, đặc biệt là xe điện chạy bằng pin nhiên liệu ngày càng tăng. Bằng cách lưu trữ hydro ở mật độ cao bằng vật liệu xốp, người ta có thể tăng phạm vi quãng đường đi được của ô tô điện.
Một ứng dụng khác của vật liệu mao quản nano là làm chất nền cho cảm biến khí. Ví dụ: đo điện trở suất của kim loại xốp có thể cho nồng độ chính xác của loại chất phân tích ở dạng khí. Vì điện trở suất của chất nền là tỷ lệ thuận với diện tích bề mặt của môi trường xốp, sử dụng vật liệu nano xốp sẽ mang lại độ nhạy cao hơn trong việc phát hiện các loại khí dạng vết so với các vật liệu khối lượng lớn của chúng. Điều này đặc biệt hữu ích vì các vật liệu nano có diện tích bề mặt chuẩn hóa theo phương nhìn từ trên xuống hiệu có quả cao hơn.
Ứng dụng sinh học
Vật liệu mao quản nano cũng được sử dụng trong các ứng dụng sinh học. Các phản ứng được xúc tác Enzyme trong các ứng dụng sinh học được sử dụng nhiều cho chuyển hóa và xử lý các phân tử lớn. Vật liệu mao quản nano mang đến cơ hội nhúng các enzyme vào chất nền xốp giúp tăng cường thời gian tồn tại của phản ứng cho các bộ phận cấy ghép lâu dài. Một ứng dụng là giải trình tự DNA. Bằng cách phủ một màng mao quản nano vô cơ lên vật liệu cách điện, các lỗ xốp nano có thể được sử dụng để phân tích đơn phân tử. Bằng cách luồn DNA qua các lỗ xốp nano này, người ta có thể đọc được dòng ion qua lỗ xốp có thể tương quan với một trong bốn nucleotide.
Tham khảo
Vật liệu xốp
Vật liệu nano
|
19857518
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vicky%20Zugah
|
Vicky Zugah
|
Victoria Zugah thường được biết đến với tên gọi khác là Vicky Zugah, là một nữ diễn viên Ghana đến từ vùng Volta, Ghana.
Đầu đời
Cô là con gái thứ ba của Komla Zugah và Beatrice Patu. Cô sinh ra tại vùng Volta của Ghana.
Sự nghiệp
Sự nghiệp điện ảnh
Danh sách phim cô đã tham gia.
Trokosi
Total Exchange
Cross My Heart
My Darling Princess
June 4
Araba Lawson
Big Girl Club
Girls Connection
True Colour
Pretty Queen
Tears of Womanhood
The Return of Beyonce
The Bible
King without culture
Inner woman
Oyaw No
Agatha
Act of Shame
Mummy's daughter
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhân vật còn sống
Nữ diễn viên Ghana thế kỷ 21
Nữ diễn viên điện ảnh Ghana
Năm sinh thiếu (nhân vật còn sống)
|
19857521
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zugazaea
|
Zugazaea
|
Zugazaea là một chi nấm thuộc bộ Helotiales. Mối quan hệ của đơn vị phân loại này với các đơn vị phân loại khác trong bộ hiện chưa rõ (incertae sedis), và do đó chi này vẫn chưa được xếp chắc chắn vào bất kỳ họ nào. Đây là một chi đơn loài, chỉ chứa loài duy nhất là Zugazaea agyrioides, được tìm thấy phát triển trên gỗ mục ở quần đảo Canary. Loài điển hình của chi này được đặt tên theo sự giống nhau của loài này với một số loài khác thuộc chi Agyrium.
Tên chi Zugazaea được đặt để tôn vinh Álvaro Zugaza (1911–2002), một dược sĩ và nhà nấm học người Tây Ban Nha. Ông làm việc tại Bilbao và bảo vệ bằng tiến sĩ về nấm Ergot (Claviceps).
Tham khảo
Nấm châu Âu
Helotiales
Chi Leotiomycetes đơn loài
|
19857528
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sayf%20al-Dawla
|
Sayf al-Dawla
|
Sayf al-Dawla Ali bin Abi al-Hayjaa bin Hamdan bin Hamdoun bin al-Harith al-Hamdani () (22 tháng 6 năm 916 - 8 tháng 2 năm 967) Biệt danh phổ biến nhất của anh ấy là Sayf al-Dawla al-Hamdani () Ông là người sáng lập Tiểu vương quốc Aleppo, bao gồm phần lớn miền bắc Syria và một phần phía Đảo Euphrates, Ông là một trong những thành viên nổi bật nhất của Vương quốc Hamdanid. Tiểu vương quốc Sayf al-Dawla ở Aleppo đã trở thành một trung tâm văn hóa và sức sống, và ông đã tập hợp xung quanh mình các nhà văn, trong đó có Abu al-Tayyib al-Mutanabbi, người đã giúp đảm bảo danh tiếng của ông cho các thế hệ tương lai.
Ông là người bảo trợ cho nghệ thuật và học giả, và các nhà thơ, học giả, nhà văn và nhà tư tưởng đã đổ xô đến cửa nhà ông ở Aleppo. Ông mở cửa cung điện và kho bạc của mình cho họ, thậm chí còn có một đồng xu đặc biệt mà ông đúc cho các nhà thơ ca ngợi họ ông, trong đó có al-Mutanabbi và nhà ngữ pháp nổi tiếng Ibn Khalawayh và triết gia nổi tiếng Abu Nasr al-Farabi; Anh cũng chăm sóc anh họ và anh rể của mình, Abu Firas al-Hamdani, nhà thơ của Aleppo. Bản thân ông cũng làm thơ và có những bài thơ hay.Thủ đô của bang ông, Aleppo, đã trở thành điểm đến của các học giả và nhà thơ Ả Rập trong thời kỳ cai trị của Sayf al-Dawla.
Sayf al-Dawla được tôn vinh rộng rãi vì vai trò của ông trong Chiến tranh Hồi giáo-Byzantine, khi ông đối mặt với Đế quốc Byzantine ở đỉnh cao quyền lực, vào đầu thế kỷ thứ mười đã có thể kiểm soát một số vùng đất Hồi giáo, trong khi chiến đấu với kẻ thù vượt trội hơn nhiều, Sayf al-Dawla đã phát động các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Byzantine, chinh phục được một số khu vực và điều này tiếp tục cho đến năm 955 sau Công Nguyên. Chỉ huy mới của lực lượng Byzantine, Nikephoros II, và các trợ lý của ông sau đó đã dẫn đầu một cuộc tấn công đánh bại lực lượng Hamdanid. Người Byzantine đã chiếm được Qalqilya và chiếm đóng chính Aleppo trong một thời gian ngắn vào năm 962. Những năm cuối đời của Saif al-Hamdani được đánh dấu bằng những thất bại quân sự, do ông ngày càng mất năng lực do bệnh tật, quyền lực suy giảm và sự nổi dậy của các phụ tá thân cận nhất của ông chống lạ; Ông mất vào đầu năm 967.
Tham khảo
|
19857547
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%A9
|
ჩ
|
Chini (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ჩ, mtavruli Ჩ) là chữ cái thứ 29 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ჩ có giá trị 1000.
ჩ thường đại diện cho âm tắc xát vòm vô thanh , giống như cách phát âm của trong "chance".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Ch (chữ ghép)
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857555
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%AA
|
ც
|
Tsani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ც, mtavruli Ც) là chữ cái thứ 30 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ც có giá trị là 2000.
ც thường đại diện cho âm tắc xát chân răng vô thanh , giống như cách phát âm của trong "tsunami".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Ts (chữ ghép)
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19857559
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%A2ng%20ch%C3%A9n%20ti%C3%AAu%20s%E1%BA%A7u
|
Nâng chén tiêu sầu
|
"Nâng chén tiêu sầu" là một bài hát được thu âm bởi nữ ca sĩ Bích Phương trình bày và được sáng tác bởi Tăng Duy Tân và Drum7. Video âm nhạc của bài hát được phát hành vào lúc 0 giờ ngày 8 tháng 3 năm 2024 trên nền tảng YouTube. Ca khúc đã đánh dấu sự trở lại sau 2 năm ngừng ra mắt sản phẩm mới của nữ ca sĩ. Ca khúc đồng thời là sản phẩm đầu tiên của cô sau khi thành lập công ty Bonghoaday Entertainment, và là lần đầu tiên hợp tác với Tăng Duy Tân.
Phát hành vào ngày 8 tháng 3, đúng vào ngày Quốc tế Phụ nữ, màu sắc video âm nhạc của nữ ca sĩ cũng mang đậm màu sắc nữ quyền theo chân một cô gái bị ràng buộc trong mớ hỗn độn của câu chuyện tình cũ và phải chiến đấu để thoát khỏi quá khứ đó.
Bối cảnh và phát hành
Ca khúc được ra mắt sau 2 năm nữ ca sĩ ngừng ra mắt ca khúc mới. Trước đó vào ngày 2 tháng 3, Bích Phương thông tin thành lập công ty riêng với tên gọi Công ty Bonghoaday Entertainment, đánh dấu một cột mốc hoạt động mới của nữ ca sĩ. Theo nữ ca sĩ chia sẻ, hai năm ngừng ra sản phẩm mới của cô là để "quan sát thị trường, có thể là tôi thay đổi, hoặc trước đây tôi chưa nhìn rõ". Vào ngày 3 tháng 3, sau khi công bố thành lập công ty riêng, áp phích chính thức cho video âm nhạc "Nâng chén tiêu sầu" cũng được nữ ca sĩ chia sẻ trên Facebook cá nhân. Ngày 5 tháng 3, video ngắn giới thiệu ca khúc cũng được phát hành trên kênh YouTube cá nhân của cô. Ca khúc đánh dấu lần đầu tiên cô hợp tác với Tăng Duy Tân.
Video âm nhạc "Nâng chén tiêu sầu" được phát hành vào lúc 0 giờ ngày 8 tháng 3 năm 2024, cùng thời điểm phát hành sản phẩm âm nhạc mới của Sơn Tùng M-TP là "Chúng ta của tương lai". Trước đó, vào năm 2018, cô cũng đã có màn phát hành cùng thời điểm với ca khúc "Chạy ngay đi" của Sơn Tùng M-TP với sản phẩm "Bùa yêu". Việc hai nghệ sĩ có thành tích cao đụng độ đã được xem là "cuộc đối đầu" được mong đợi nhất đầu năm 2024 của thị trường âm nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, do có thời điểm phát hành cùng với Sơn Tùng M-TP tận hai lần, nhiều khán giả đã cho rằng cô đang "ké fame" nam ca sĩ. Nữ ca sĩ đã cố tình chọn thời điểm phát hành là Ngày Quốc tế Phụ nữ được cho là vì sản phẩm mới mang thông điệp về nữ quyền.
Sản xuất
Âm nhạc
Ca khúc là sự kết hợp lần đầu tiên của Bích Phương và Tăng Duy Tân, mang giai điệu bắt tai và tiết tấu theo xu hướng hiện nay. Ca khúc được sáng tác bởi Tăng Duy Tân và Drum7, sản xuất âm nhạc bởi ê-kíp S-Hube Label do nhà sản xuất DuongK đảm nhận chính. Thay vì đi theo popdance và RnB như các ca khúc trước đó thì bài hát mới của cô lại thiên về dòng nhạc popballad. Ở phân đoạn drop của bài hát có một phân đoạn kéo dài của cụm từ "nâng chén tiêu sầu" thành "sầu sầu sầu sầu...", đoạn nhạc này ban đầu được cho là hoàn toàn không có trong bản thử nghiệm mà Bích Phương gửi cho nhà sản xuất DuongK. Sau khi nghe xong bản thử nghiệm, DuongK đã quyết định thêm vào và cho nó lặp đi lặp lại để gây ám ảnh người nghe như tính cách của Bích Phương.
Video âm nhạc
Video âm nhạc do ê-kíp ANTIANTIART sản xuất được xây dựng với góc nhìn của Bích Phương về câu chuyện nữ tính và nữ quyền thông qua việc xuất hiện với hình mẫu của một người phụ nữ châu Á giữ chặt kiếm như một chiến binh, dám thoát khỏi quá khứ của bản thân để tiếng về phía trước. Video bắt đầu với hình ảnh một cô gái đang cố gắng thoát khỏi hình ảnh của câu chuyện tình lâu năm ghìm chặt bản thân cô vào quá khứ. "Chén rượu" trong ca khúc được mô tả là "những suy nghĩ, cảm xúc buồn mà cô gái đắm chìm vào sau khi kết thúc một mối quan hệ". Trong phân đoạn kết của video âm nhạc còn có trận đấu kiếm giữa nữ chính với nhiều bản ngã của mình được đạo diễn Phương Vũ lấy cảm hứng từ bộ phim Kill Bill. Theo chia sẻ của Bích Phương trên Đài Tiếng nói Việt Nam, thông điệp của bộ phim chính là "Mỗi người con gái nào dù mỏng manh, yếu đuối cũng đều ẩn chứa sức mạnh phi thường". Nữ ca sĩ cho rằng, "yếu đuối cũng là một sức mạnh của phụ nữ. Sự yếu đuối, bánh bèo cũng có nét đẹp và sức mạnh riêng". Video âm nhạc cũng sở hữu một phân cảnh hiệu ứng bullet time được tạo nên bởi 120 chiếc máy quay trên khung đường tròn có đường kính 8 m. Theo VietNamNet, trước "Nâng chén tiêu sầu" chưa từng có video âm nhạc Việt Nam nào sử dụng hiệu ứng này.
Đón nhận
Ảnh hưởng
Sau khi phát hành ca khúc chính thức được 24 giờ, các video biến hình có liên quan đến ca khúc bắt đầu xuất hiện rộng rãi trên TikTok bởi giai điệu bắt tay của dòng nhạc pop.
Thương mại
Trước khi video âm nhạc được công bố, theo YouNet Media, dự án mới của Bích Phương cùng Sơn Tùng đã dẫn đầu bảng xếp hạng Social Trend Ranking trong lĩnh vực âm nhạc. Chỉ trong vòng một giờ sau khi phát hành, video âm nhạc của Bích Phương đã xuất hiện trong danh sách 10 video âm nhạc xu hướng trên YouTube với hơn khoảng 500 nghìn lượt xem. 12 giờ sau đó, ca khúc chạm đỉnh #2 video Trending YouTube Việt Nam sau khúc "Chúng ta của tương lai" của Sơn Tùng M-TP với hơn 1,5 triệu lượt xem và hơn 120 nghìn lượt thích. Đồng thời, ca khúc cũng lọt vào top xu hướng âm nhạc ở Australia, Singapore, Canada, Đài Loan hay toàn cầu. Về âm nhạc, ca khúc đã chạm đỉnh Zing Chart, #1 trên nền tảng Keeng và đứng vị trí thứ 2 lần lượt trên iTunes Việt Nam và Apple Music.
Xếp hạng
Đánh giá
Nhà báo Thái Linh trên tờ Tạp chí Tri Thức cho rằng khi so sánh các cảnh quay của "Nâng chén tiêu sầu" của Bích Phương có phần hình ảnh và kỹ xảo ấn tượng hơn so với "Chúng ta của tương lai" của Sơn Tùng M-TP. Nhiều khán giả cũng đã bày tỏ sự thất vọng khi tác phẩm mới vẫn chưa bắt tay bằng các tác phẩm trước đó của cô như "Đi đu đưa đi" hay "Bùa yêu". Cũng trên tờ Lao Động, nhiều ý kiến cho rằng video âm nhạc mới của Sơn Tùng M-TP có rất cao độ thu hút nhưng về "độ bắt tai của âm nhạc" thì "Nâng chén tiêu sầu" của nữ ca sĩ Bích Phương được đánh giá cao hơn. Đồng thời, nhiều ý kiến cũng đánh giá cao mặt video âm nhạc của Bích Phương. Tuy nhiên, dẫn lời khán giả trên Người đưa tin, ca khúc "Nâng chén tiêu sầu" được cho là mang đậm phong cách của Tăng Duy Tân và hệt như phần hai cho ca khúc "Cắt đôi nỗi sầu" của nam ca sĩ. Trên báo Tuổi Trẻ, nhà báo Đậu Dung cho rằng ý tưởng và hình ảnh của video âm nhạc rất đặc biệt nhưng về phần âm nhạc thì ngược lại. Thậm chí, nhà báo này còn gọi "Nâng chén tiêu sầu" là phiên bản lỗi của "Cắt đôi nỗi sầu". Cùng với "Chúng ta của tương lai" của Sơn Tùng M-TP, "Nâng chén tiêu sầu" bị tờ VietNamNet đánh giá là đi theo vết xe của "Cắt đôi nỗi sầu" khi sở hữu phong cách trùng lặp và không có sự sáng tạo. Thậm chí, tờ báo này còn cho rằng bài hát đang bị lạm dụng drop lặp đi lặp lại quá nhiều lần.
Nam nhạc sĩ ViruSs cũng đã dành lời khen cho video âm nhạc của Bích Phương khi sở hữu nhiều chi tiết, ý tưởng và hình ảnh hấp dẫn. Tuy nhiên, anh cho rằng "bài này viết cho Phương thì không hiệu quả" và "nếu Tăng Duy Tân hát thì có thể nó sẽ khác"; những nhận xét này đi kèm với cụm từ "chân thành" dưới dạng một lời khuyên.
Lịch sử phát hành
Liên quan
Đi đu đưa đi
Bùa yêu
Chúng ta của tương laica khúc ra mắt cùng thời điểm của Sơn Tùng M-TP.
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Bài hát năm 2024
Bài hát tiếng Việt
Đĩa đơn năm 2024
Bài hát về chủ nghĩa nữ giới
Bài hát về tình yêu
Bài hát viết bởi Tăng Duy Tân
Bài hát của Bích Phương
Bài hát pop Việt Nam
Bài hát pop ballad
|
19857562
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sharaf%20al-Dawla
|
Sharaf al-Dawla
|
Sharaf al-Dawla Abū'l-Makārim Muslim bin Quraysh bin Badrān bin al-Muqallad bin al-Musayyab al-ʿUqaylī () còn được biết đến với danh hiệu danh dự Sharaf al-Dawla (; Danh dự nhà nước) Tiểu vương Mosul và Aleppo, Vua của Vương quốc Uqaylid, và là người nổi tiếng nhất trong số họ giữ danh hiệu Vua (). Trong thời gian trị vì của ông, Đế quốc Uqaylid đã đạt đến mức độ vĩ đại nhất, cho đến khi các bài giảng được đưa ra cho ông trên các bục giảng từ Bagdad đến Levant. Ông lên nắm quyền kế vị cha mình, Hoàng tử Alam al-Din Abu al-Maali, và sự cai trị của ông kéo dài hơn hai mươi năm, cụ thể là từ năm 1061 sau Công nguyên cho đến khi ông qua đời vào năm 1085 sau Công nguyên, và ông được kế vị bởi anh trai mình là Ibrahim. Sharaf al-Dawla là một nhà cai trị nổi tiếng vào thế kỷ 11, chỉ huy quyền lực chính trị tối cao trong bang, cả về quân sự và kinh tế. Muslim ibn Quraysh lãnh đạo quân đội Uqaylid và cai trị Sindiyya, Manbij, ba vùng đất và đảo Euphrates cho đến khi chinh phục thành phố Aleppo vào năm 1079 sau Công Nguyên. Ông được mệnh danh là “Tiểu vương của Mosul và Aleppo,” và sau đó là Harran, và ông ta sáp nhập hầu hết các vùng của Levant vào quyền cai trị của mình. Ông cũng thực hiện nhiều cải cách trong hệ thống kinh tế và chú trọng đến đô thị hóa và xây dựng. Sharaf al-Dawla đã sáng tác thơ và nổi tiếng là người có lòng quyết tâm và rộng lượng.
Tham khảo
|
19857570
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Juli%C3%A1n%20Zugazagoitia
|
Julián Zugazagoitia
|
Julián Zugazagoitia Mendieta (5 tháng 2 năm 1899, Bilbao – 9 tháng 11 năm 1940, Madrid) là một nhà báo và chính khách Tây Ban Nha.
Ông là đảng viên Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha, và có mối quan hê thân thiết với Indalecio Prieto và thành viên ban biên tập tờ El Socialista trong những năm giữa thập niên 1930. Trong những tuần đầu tiên của Nội chiến Tây Ban Nha, ông đã viết các bài báo phản đối paseos và tố cáo các nhà tù bí mật của người vô trị và cộng sản (checas). Tháng 5 năm 1937, ông được Thủ tướng Juan Negrín bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nội vụ Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha. Vì vụ bắt cóc và giết chết Andreu Nin, ông đã cách chức Tổng tướng An ninh, Antonio Ortega và đe dọa từ chức bộ trưởng.
Ông bị cách chức và thay thế vào tháng 5 năm 1938, nhưng tháng 4 năm 1938, ông lại được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau chiến tranh, ông trốn sang Pháp, nhưng bị bắt bởi lực lượng Gestapo năm 1940, bị bàn giao cho Tây Ban Nha và xử tử. Ở Pháp, ông đã viết một cuốn sách lịch sử về Nội chiến Tây Ban Nha: Historia de la guerra en España, được xuất bản năm 1940.
Tham khảo
Thư mục
Beevor, Antony. (2006). The battle for Spain. The Spanish civil war, 1936-1939. Penguin Books. London. .
Jackson, Gabriel. (1967). The Spanish Republic and the Civil War, 1931-1939. Princeton University Press. Princeton.
Preston, Paul. (2006). The Spanish Civil War. Reaction, revolution & revenge. Harper Perennial. London.
Thomas, Hugh. (2001). The Spanish Civil War. Penguin Books. London.
Sinh năm 1899
Mất năm 1940
Chính khách Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha
Bộ trưởng Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha
Người Tây Ban Nha trong Nội chiến Tây Ban Nha (phe Cộng hòa)
Người lưu vong trong Nội chiến Tây Ban Nha ở Pháp
Người Tây Ban Nha bị xử tử
Nhà văn Bilbao
Chính khách Bilbao
Bộ trưởng Nội vụ Tây Ban Nha
Đại biểu Đại hội Đại biểu Đệ Nhị Cộng hòa Tây Ban Nha
Chính khách Tây Ban Nha lưu vong
|
19857572
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn%20th%E1%BB%B1c%20v%E1%BA%ADt%20Zugdidi
|
Vườn thực vật Zugdidi
|
Vườn thực vật Zugdidi (), là chi nhánh ở Zugdidi của Vườn Bách thảo Trung ương do Viện Hàn lâm Khoa học Gruzia quản lý; được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 bởi hoàng tử Samegrelo David Dadiani, gần nơi ở của ông. Khu vườn hiện có hơn 80 chi thực vật được giới thiệu từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản, Địa Trung Hải và châu Mỹ.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Vườn thực vật Gruzia
Điểm tham quan ở Samegrelo-Zemo Svaneti
|
19857575
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89%20s%E1%BB%91%20ph%E1%BA%A7n%20tr%C4%83m
|
Tỉ số phần trăm
|
Tỉ số phần trăm (tiếng Anh: Percentage) là một loại tỷ số thường được sử dụng để thể hiện phần trăm của một số so với một tổng giả định. Để tính tỷ số phần trăm, bạn chia số phần trăm cho 100 và nhân với tổng giả định.
Ví dụ, nếu bạn muốn biểu diễn tỷ lệ phần trăm của số người đỗ trong kỳ thi so với tổng số thí sinh, và có 150 người đỗ trong tổng số 200 thí sinh, tỷ lệ phần trăm sẽ là (150/200) x 100% = 75%.
Tỉ số phần trăm được kí hiệu là '%'.
Kí hiệu
Tỉ số phần trăm được kí hiệu là '%'. Tỉ số phần trăm được sử dụng để biểu thị một phần trăm của một giá trị so với tổng số. Ví dụ, nếu bạn nói "50%", điều đó có nghĩa là một nửa, hoặc 50 phần trăm, của một số hoặc một tổng số nào đó. Bạn có thể thấy kí hiệu này được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực như tài chính, thống kê, và kinh doanh.
Quy tắc Tỉ số phần trăm
Tìm giá trị phần trăm của một số cho trước
Nếu muốn tìm m% của số a, ta tính a • m/100
Tìm một số khi biết giá trị phần trăm của số đó
Nếu muốn tìm một số khi biết m% của số đó là b, ta tính b : m/100
Lưu ý
Hãy nhớ là tìm m% của số a thì phải sử dụng phép nhân
Nếu thấy là biết m% của số đó là b thì phải sử dụng phép chia.
Giải thích
Để thực hiện tỉ số phần trăm, bạn cần thực hiện các bước sau:
1. Xác định số liệu: Chọn số liệu cụ thể mà bạn muốn so sánh với tổng giả định.
2. Chia số liệu cho tổng giả định: Chia số liệu đó cho tổng giả định để có tỷ số thường.
3. Nhân với 100: Nhân kết quả với 100 để chuyển đổi thành phần trăm.
Ví dụ, nếu bạn có 150 người đỗ trong tổng số 200 thí sinh:
(150/200) x 100% = 75%
Do đó, tỷ lệ phần trăm là 75%.
Tính chất
Các tính chất của tỉ số phần trăm bao gồm:
1. Biểu diễn dưới dạng phần trăm: Tỉ số phần trăm thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm để thể hiện phần trăm của một số so với tổng giả định.
2. Tính chất tương đương: Tỉ số phần trăm có tính chất tương đương, điều này có nghĩa là nếu hai tỷ số phần trăm biểu diễn cùng một số liệu, chúng có thể được rút gọn hoặc mở rộng để có dạng tương đương.
3. Tính chất tổng hợp: Tỉ số phần trăm có thể được sử dụng để tổng hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và so sánh chúng dưới dạng phần trăm.
4. Tính chất thể hiện phần trăm: Tỉ số phần trăm thường được sử dụng để thể hiện phần trăm của một số so với một tổng giả định, giúp làm rõ quan hệ giữa các phần tử trong tổng thể.
5. Tính chất tính toán: Để tính tỷ số phần trăm, bạn chia số phần trăm cho 100 và nhân với tổng giả định, đây là tính chất cơ bản để tính toán tỷ số phần trăm.
Xem thêm
Phép Nhân
Tỉ Số
Tham khảo
|
19857580
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zuger%20Kantonalbank
|
Zuger Kantonalbank
|
Zuger Kantonalbank là một ngân hàng bang có trụ sở tại Thụy Sĩ. Trụ sở chính của ngân hàng đặt tại Zug, Thụy Sĩ. Được thành lập vào năm 1892, Zuger Kantonalbank là một ngân hàng đa năng, cung cấp các sản phẩm ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp chủ yếu cho cư dân trong bang. Ngân hàng có bảo lãnh nhà nước hoàn toàn về các khoản nợ của mình.
Xem thêm
Ngân hàng bang
Danh sách ngân hàng ở Thụy Sĩ
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web chính thức
Ngân hàng bang
Công ty niêm yết trên SIX Swiss Exchange
Ngân hàng thành lập năm 1892
Công ty Thụy Sĩ thành lập năm 1892
công ty có trụ sở tại Zug
|
19857582
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/LCO%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202024
|
LCO mùa giải 2024
|
LCO mùa giải 2024 là mùa giải thứ 10 của League of Legends Circuit Oceania (LCO), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Châu Đại Dương dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Xuân và Mùa Hè. Giải Mùa Xuân sẽ bắt đầu vào ngày 15 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 28 tháng 4 năm 2024.
Những thay đổi
Các đội
Chiefs Esports Club được mua lại bởi Team Bliss.
Sau đó, FURY Global lấy vị trí bỏ lại của Chiefs Esports Club.
Antic Esports đã mua lại vị trí của Pentanet.GG.
Sau khi Vertex Esports Club từ bỏ vị trí, ION Global Esports lấy vị trí của họ.
Thể thức
Vòng bảng
8 đội tham gia thi đấu.
Thi đấu theo thể thức vòng tròn 1 lượt.
Tất cả các trận đấu đều là Bo2 tính điểm:
Thắng được 3 điểm.
Thua không được điểm.
Hoà được 1 điểm.
6 đội có thành tích tốt nhất đủ điều kiện vào vòng loại trực tiếp.
Vòng loại trực tiếp
6 đội tham gia thi đấu.
Thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua.
Tất cả các trận đấu đều là Bo3, ngoại trừ Chung kết nhánh thắng, Chung kết nhánh thua và Chung kết tổng sẽ thi đấu theo thể thức Bo5.
2 đội đứng đầu sẽ tham gia vòng loại trực tiếp PCS.
Giải Mùa Xuân
Vòng bảng giải Mùa Xuân sẽ diễn ra từ ngày 15 tháng 1 đến ngày 21 tháng 2 năm 2024. 8 đội sẽ chơi tổng cộng 28 trận và tất cả các trận đấu vòng bảng sẽ được thi đấu theo thể thức Bo2. 6 đội dẫn đầu vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 26 tháng 2 đến ngày 28 tháng 4 năm 2024. 2 đội đứng đầu vòng loại trực tiếp đủ điều kiện tham dự vòng loại trực tiếp PCS.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Tham khảo
Liên Minh Huyền Thoại năm 2024
|
19857585
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zugl%C3%B3i%20AC
|
Zuglói AC
|
Budapesti Gyárépítők SE là một câu lạc bộ bóng đá Hungary có trụ sở tại Budapest. Câu lạc bộ được thành lập với tên Zuglói Athletikai Club vào năm 1911. Năm 1950, câu lạc bộ được sáp nhập vào Budafoki MTE.
Lịch sử
Câu lạc bộ Zuglói Athletikai ra mắt lần đầu tại mùa giải 1922–23 của Giải bóng đá vô địch quốc gia Hungary và đạt được hạng 9 chung cuộc. Năm 1923, câu lạc bộ sáp nhập với Zuglói VII. Kerületi SC và đổi tên thành Zuglói VII. Kerületi AC. Đội bóng đạt được hạng 6 chung cuộc ở mùa giải kế tiếp. Đội bóng kết thúc ở vị trí áp chót thứ 11 và rơi xuống giải hạng 2 trong mùa giải 1924–25.
Thay đổi tên
1911: Zuglói Athletikai Club
1911: sáp nhập với Zuglói Testvériség Sport Club
1911–1915: Zuglói Sport Club
1915: sáp nhập với Turul Sport Egyesület
1915–1919: Zuglói Turul Sport Club
1919–1920: Zuglói Munkás Testedző Egyesület
1920–1923: Zuglói Atlétikai Club
1923: sáp nhập với Zuglói VII. Kerületi SC
1923–1926: Zuglói VII. Kerületi AC
1926: thành lập một câu lạc bộ chung với Fővárosi TK
1926–1932: Turul FC
1932–1949: Zuglói Atlétikai Club
1949: Budapesti Gyárépítő
1949–1950: Budapesti Gyárépítők SE
1950: sáp nhập với Budafoki MTE
Huấn luyện viên
Gábor Obitz (1945–?)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thông tin
Câu lạc bộ bóng đá Hungary
Khởi đầu năm 1911 ở Hungary
|
19857591
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zugl%C3%B3i%20SE
|
Zuglói SE
|
Zuglói Sport Egyesület là một câu lạc bộ bóng đá Hungary có trụ sở tại Zugló, Budapest.
Lịch sử
Zuglói Sport Egyesület ra mắt trong mùa giải 1938–39 của Giải bóng đá vô địch quốc gia Hungary và xếp thứ hạng 9 chung cuộc.
Đổi tên
1921–1923: Zuglói Nemzeti Torna Egylet
1923: sáp nhập với Zuglói Testvériség Futball Club
1923–1939: Zuglói Sport Egyesület
1939: sáp nhập với Danuvia SE
1939–1952: Zuglói Danuvia SE
1948: sáp nhập với XIV. ker. MaDISz
1952–1953: Vasas Torpedo
1953–1956: Vasas Danuvia
1956–?: Zuglói Danuvia SE
1978: sáp nhập vào BVG Zuglói SC
Tham khảo
Liên kết ngoài
Thông tin
Câu lạc bộ bóng đá Hungary
Khởi đầu năm 1921 ở Hungary
|
19857592
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zugmontites
|
Zugmontites
|
Zugmontites là một chi động vật chân đầu đã tuyệt chủng.
Xem thêm
Belemnitida
Tham khảo
Belemnites
|
19857593
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Francesco%20Zugni
|
Francesco Zugni
|
Francesco Zugni (1574–1621) là một họa sĩ Ý cuối thời kỳ Phục hưng. Ông sinh ra và hoạt động ở Brescia. Ông là học trò của Palma Giovane. Mối quan hệ giữa ông và Francesco Zugno hiện vẫn còn nghi vấn.
Tham khảo
Sinh năm 1574
Mất năm 1621
Họa sĩ Ý thế kỷ 16
Nam họa sĩ Ý
Họa sĩ Ý thế kỷ 17
Họa sĩ trường phái kiểu cách
Họa sĩ Brescia
|
19857601
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Seven%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Taylor%20Swift%29
|
Seven (bài hát của Taylor Swift)
|
"Seven" (viết cách điệu bằng chữ thường) là một bài hát của nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ sáng tác bài hát người Mỹ Taylor Swift nằm trong album phòng thu thứ tám của cô, Folklore (2020). Swift đồng sáng tác bài hát này với nhà sản xuất Aaron Dessner, và đây cũng là bài hát thứ hai mà cả hai viết cho album, sau "Cardigan". Bài hát ra mắt khi album Folklore được phát hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2020, đi kèm theo đó là một video lời nhạc được đăng tải trên kênh YouTube của Swift.
"Seven" là một bài hát dân ca Mỹ mang ca từ hoài niệm, với nội dung là sự kết hợp giữa góc nhìn hiện tại và quá khứ: một người kể chuyện ở tầm tuổi 30 nhớ về thời thơ ấu của mình ở Pennsylvania, nơi có mối quan hệ trong sáng giữa cô và một người bạn cũ; khi đó cả hai mới 7 tuổi và cô gái không thể hiểu được vấn đề bạo lực gia đình mà người bạn của mình đang phải chịu đựng – và mãi nhiều năm sau này người kể chuyện mới hiểu ra được điều đó. Bài hát được Swift dẫn dắt qua việc sử dụng quãng âm cao trên tiếng đàn dương cầm, với sự hỗ trợ của guitar acoustic, trống và các nhạc khí bộ dây.
"Seven" nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình âm nhạc, trong đó nhiều cây bút đã lựa chọn bài hát là nhạc phẩm nổi bật của Folklore vì đã đề cập đến một chủ đề nhạy cảm là lạm dụng trẻ em. Các nhà phê bình cũng chú ý tới phần sáng tác mang đậm tính thể nghiệm và giọng hát ở quãng cao của Swift. Sau khi phát hành Folklore, "Seven" ra mắt ở vị trí thứ 35 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, vị trí thứ 11 trên Rolling Stone Top 100 và vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Hot Rock & Alternative Songs của Hoa Kỳ. Bài hát cũng lọt vào top 30 trên bảng xếp hạng của Úc, Canada, Malaysia và Singapore.
Bối cảnh và phát hành
Swift thai nghén tất cả các bài hát trong album phòng thu tám Folklore như một chuỗi những hình ảnh từ tiềm thức sâu thẳm của cô, là kết quả của trí tưởng tượng "chạy điên cuồng" trong khoảng thời gian nữ ca sĩ tự cô lập bản thân giữa đại dịch COVID-19. "Seven" là bài hát thứ hai mà Swift và Aaron Dessner viết cho album, sau "Cardigan". Dessner cho biết chính "Cardigan" và "Seven" đã vạch ra lộ trình sáng tác cho toàn bộ phần còn lại của album. Anh ví tác phẩm như một bài hát "buồn bã và đầy hoài niệm". Dessner miêu tả quá trình sáng tác là "nhìn lại tuổi thơ và những cảm xúc của tuổi thơ, điểm lại những kỷ niệm và tưởng nhớ chúng", đồng thời nhận định phần lời bài hát "And just like a folk song, our love will be passed on" là khoảnh khắc quyết định của Folklore, là kỷ niệm cho tình bạn và sự hoài niệm.
Folklore được phát hành vào ngày 24 tháng 7 năm 2020, trong đó "Seven" là bài hát thứ bảy trong danh sách bài hát. Trong phần ghi chú giới thiệu album trước khi phát hành, Swift gọi "Seven" là "Chiếc xích đu trên cây trong khu rừng thời thơ ấu của tôi. Những lời vội vã 'hãy cùng nhau bỏ trốn nào' nhưng chẳng bao giờ thành hiện thực." Video lời nhạc của từng bài hát trong album đã được đăng tải trên kênh YouTube của Swift; trong đó "Seven" đã thu hút được hơn 20 triệu lượt xem tính đến hết tháng 2 năm 2024. Bài hát cũng được đưa vào hai tuyển tập nhạc phát trực tuyến của Swift là Folklore: The Escapism Chapter và Folklore: The Saltbox House Chapter, lần lượt được phát hành vào ngày 21 tháng 8 và ngày 27 tháng 8 năm 2020.
Một đoạn trích ngắn của "Seven" đã được phát trong chuyến lưu diễn The Eras Tour (2023) dưới dạng đoạn thoại kết thúc chùm tiết mục của Folklore. Tại buổi hòa nhạc thứ hai của chuyến lưu diễn ở Pittsburgh, nữ ca sĩ đã biểu diễn phiên bản đầy đủ của bài hát cùng với Aaron Dessner trên piano; đây là một trong hai bài hát bất ngờ của đêm diễn – vốn là những bài hát không nằm cố định trong danh sách biểu diễn của chuyến lưu diễn. Swift dành tặng màn trình diễn này cho cha của mình để vinh danh Ngày của Cha, cùng với lời phát biểu: "Bài hát này gắn liền với những kỷ niệm đẹp đẽ vô cùng về thưở ấu thơ và việc được lớn lên ở Pennsylvania."
Biên soạn và lời bài hát
"Seven" là một bài hát dân ca Mỹ đầy hoài niệm và "tiếc nuối" thể hiện "sự thuần khiết của tình bạn thuở ấu thơ" dưới góc nhìn của cô bé Swift 7 tuổi, vốn khi đó không thể hiểu được những ngược đãi về mặt tinh thần và thể xác mà cô bạn mình đã phải chịu đựng từ cha mẹ. Bài hát cũng mô tả những nỗ lực của cô bé Swift ngây thơ trong việc giúp bạn mình thoát khỏi gia đình và chạy trốn đến Ấn Độ. "Seven" chuyển đổi giữa cách sử dụng thì quá khứ và hiện tại, đồng thời gợi ý về việc nhân vật chính đã từng chứng kiến cảnh bạn mình bị ngược đãi cùng sự bất lực của cô trong việc ngăn chặn sự việc ấy thông qua những ca từ như: "And I've been meaning to tell you / I think your house is haunted / Your dad is always mad and that must be why / And I think you should come live with me / And we can be pirates".
Theo Roisin O'Connor của The Independent, một số câu từ trong bài hát cũng cho thấy Swift "gửi lời tri ân" tới sự ngây thơ thời thơ ấu của mình, cũng như hồi tưởng lại sự trong sáng trong mối quan hệ giữa cô và người bạn cũ – một người mà giờ cô không còn nhớ rõ. Rebecca Karpen của PopMatters đã so sánh chủ đề về nỗi nhớ tuổi thơ và sự tất yếu của việc phải lớn lên với các bài hát mà Swift đã phát hành trước đây như "Stay Beautiful" và "Mary's Song (Oh My My My)" trong album đầu tay Taylor Swift (2006), "The Best Day" từ Fearless (2008), "Never Grow Up" từ Speak Now (2010) và đĩa đơn từ thiện năm 2012 "Ronan". Eric Mason của Slate thì chú ý tới sắc hè mà bài hát gợi lên, đồng thời so sánh điều đó với những hình ảnh xuất hiện trong hai bài hát "August" và "Betty". Theo các cây bút từ Insider và The Advocate, lời bài hát "Or hide in the closet" cũng có thể ám chỉ đến giới tính queer của cô bạn gái.
Về mặt nhạc lý, bài hát được đặt ở khóa Mi trưởng với nhịp độ 95 nhịp mỗi phút. Swift sử dụng quãng âm cao và giọng hát của cô trải dài từ nốt E3 đến B4. Phần khí nhạc sử dụng một bản nhạc dương cầm kết hợp với guitar acoustic, trống, trung hồ cầm, vĩ cầm trầm và vĩ cầm. Giai điệu bài hát mô phỏng theo chuyển động của một con lắc, kéo dài ra ở điểm cao nhất trước khi rơi xuống và bay lên trở lại.
Đánh giá chuyên môn
Rebecca Karpen của PopMatters cảm nhận "Seven" bằng từ "đau lòng" khi bài hát này mang theo một câu chuyện đầy "kinh hoàng" khiến nữ nhà báo phải "khóc ngay giữa Đại lộ Số 4 giữa ban ngày". Cây viết Jon Caramanica của The New York Times thì cảm thấy bài hát rất "hấp dẫn" với chất giọng "sáng bóng thanh tao" của Swift cùng sự biến đổi giai điệu đậm tính thể nghiệm. Bài đánh giá trên Rolling Stone của nhà báo âm nhạc Rob Sheffield bày tỏ sự tán thành trước việc Swift thay đổi từ phong cách viết lời kiểu tự truyện truyền thống của mình sang cách "để tự nhân vật kể lại câu chuyện của riêng họ." Katherine Rodgers của The Quietus nhận định "giọng hát trầm khàn của Swift đã giành quyền thống trị trên các lớp giai điệu phức tạp và cầu kỳ". Nhà phê bình Anna Leszkiewicz của New Statesman lại định nghĩa bài hát là "một khúc ca khéo léo về sự mạnh dạn đã mất của tuổi thơ". Trong một bài đánh giá đăng trên The Guardian, Laura Snapes đã gọi những thơ ngây mất mát được miêu tả trong "Seven" cùng quá trình tự vấn của người kể chuyện là "tàn khốc". Nhà báo âm nhạc Robert Christgau thì thích chủ đề nhuốm màu tuổi trẻ của "Seven" hơn là những bài hát đậm tính trưởng thành khác trong album. Max Heilman của Riff Magazine ca ngợi cách tiếp cận đậm chất indie folk của Swift cùng giọng hát đầy cương quyết của nữ ca sĩ trong bài hát. Còn cây bút Carl Wilson của Slate thì tán dương Swift vì "viết về lạm dụng trẻ em một cách đầy nhẹ nhàng như thế này quả thật là kỳ tích".
Một số nhà phê bình coi "Seven" là một điểm nhấn trong Folklore. Roison O'Connor chọn đây là "bài hát cảm động nhất trong album." Cùng với việc thừa nhận sự thay đổi của Swift từ mảng nhạc pop, Jody Rosen của Los Angeles Times miêu tả "Seven" là một ca khúc hoài niệm, đồng thời so sánh bài hát với các sản phẩm trước đây của Swift cũng mang nội dung về tình bạn thời thơ ấu. Nữ nhà báo nhận định bài hát "có lẽ là khoảnh khắc đẹp nhất của album" và nhấn mạnh chủ đề nữ quyền trong lời bài hát "Before I learned civility / I used to scream ferociously / Anytime I wanted." Một số nhà phê bình khác lại dành lời khen ngợi cho phần ca từ "Then you won't have to cry / Or hide in the closet" vì nó ám chỉ đến giới tính queer của cô bạn gái. Với các nhà phê bình của NPR, Ann Powers lựa chọn "Seven" là tác phẩm nổi bật trong Folklore khi là tác phẩm tạo nên tấm lưới ký ức của album. Tương tự như Rosen, Powers cũng ca ngợi sự hoài niệm về thuở ấu thơ của Swift – vốn là một chủ đề thường thấy trong các tác phẩm của cô.
Mikael Wood của Los Angeles Times xếp "Seven" là bài hát hay thứ 5 trong album, ca ngợi phần "thể nghiệm trần thuật", trong khi Jason Lipshutz của Billboard xếp bài hát ở vị trí thứ 3, kèm lời khen ngợi về khâu sản xuất, phần khí nhạc và những hình ảnh "đậm tính chân thực". Eric Mason của Slate thì xếp hài hát ở vị trí thứ 2 (sau "Exile"), miêu tả bài hát là "một trong những khoảnh khắc thư giãn nhất của Folklore" và ca ngợi sự trưởng thành của bài hát so với các tác phẩm trước đó của cô. Sheffield xếp "Seven" là bài hát hay thứ 19 trong sự nghiệp của Swift (tính đến Folklore), ca ngợi những "bí ẩn ngày càng khó hiểu mà cô đang cố gắng sống chung." Callie Ahlgrim và Courteney Larocca của Insider thì liệt kê "Seven" trong số bảy bài hát hay nhất trong album và gọi phần lời bài hát đậm chất hoài niệm đó là "thứ ma thuật kỳ quái đầy thuần khiết", đồng thời so sánh đoạn điệp khúc với "một tách cà phê espresso." Ryan Leas của Stereogum thì viết rằng bài hát đã dần "san bằng [anh] sau từng lần nghe" và xếp tác phẩm làm bài hát yêu thích thứ tư của anh trong năm 2020. Mặt khác, bài đánh giá về Folklore của Jillian Mapes trên Pitchfork lập luận rằng mặc dù "Seven" không phải là một "sai lầm hoang dại", tác phẩm lại khó có thể so sánh với các bài hát còn lại trong album.
Diễn biến thương mại
Sau khi phát hành Folklore, "Seven" ra mắt ở vị trí thứ 35 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 cùng với 15 bài hát khác trong album, và ở vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Rolling Stone Top 100. Ngoài ra, bài hát còn ra mắt ở vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng Billboard Hot Rock & Alternative Songs. Bài hát cũng lọt vào top 20 tại Úc, Malaysia và Singapore.
Trong phương tiện đại chúng
"Seven" được phát trong phần danh đề cuối bộ phim truyền hình tuổi mới lớn Summering (2022). Bài hát cũng được sử dụng trong tập cuối mùa thứ hai của loạt phim truyền hình Anh Quốc Trái tim ngừng nhịp.
Đội ngũ thực hiện
Đội ngũ thực hiện được trích từ phần ghi chú của album và Tidal.
Taylor Swift – giọng hát, sáng tác bài hát
Aaron Dessner – sáng tác bài hát, sản xuất, thu âm, guitar acoustic, bass, lập trình trống, bộ gõ, dương cầm, synthesizer
JT Bates – trống, thu âm
Bryce Dessner – phối khí dàn nhạc
Bryan Devendorf – lập trình trống, thu âm
Clarice Jensen – trung hồ cầm, thu âm
Jonathan Low – trộn âm, thu âm
Randy Merrill – master
Kyle Resnick – kỹ thuật, thu âm
Yuki Numata Resnick – vĩ cầm trầm, vĩ cầm
Bảng xếp hạng
Xếp hạng tuần
Xếp hạng cuối năm
Chứng nhận
Chú thích
Ghi chú
Tham khảo
Bài hát năm 2020
Bài hát của Taylor Swift
Dân ca Mỹ
Bài hát viết bởi Taylor Swift
Bài hát viết bởi Aaron Dessner
Bài hát sản xuất bởi Aaron Dessner
Bài hát về tuổi thơ
Bài hát về trẻ em
Bài hát về lạm dụng trẻ em
Bài hát về hoài niệm
Bài hát về Pennsylvania
|
19857615
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tyler%2C%20the%20Creator
|
Tyler, the Creator
|
Tyler Gregory Okonma (sinh ngày 6 tháng 3 năm 1991), hay còn được biết đến với nghệ danh Tyler, the Creator là rapper, nhà sản xuất âm nhạc, đạo diễn, diễn viên và nhà thiết kế thời trang người Mỹ. Tyler được giới phê bình nhận định là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa đại chúng trong thời đại mới nhờ vào phong cách âm nhạc - thời trang độc đáo, đa dạng và đầy màu sắc. Nam nghệ sĩ cũng góp phần đưa nhạc rap trở thành "hiện tượng internet" bên cạnh những thể loại âm nhạc alternative khác trong những năm 2010s.
Tyler dần nổi tiếng trên internet vào cuối những năm 2000 với tư cách là đồng sáng lập và là trưởng nhóm của nhóm nhạc hip-hop Odd Future. Dưới vai trò là rapper, nhà sản xuất, đạo diễn kiêm diễn viên, anh đã đồng sản xuất, phất hành các album phòng thu của nhóm và cùng các thành viên của nhóm tham gia chương trình hài tạp kỹ mang tên Loiter Squad. Bên cạnh hoạt động cùng Odd Future, Tyler cũng dần phát triển sự nghiệp nghệ thuật của bản thân bằng việc phát hành mixtape Bastard (2009) và cho ra mắt album phòng thu đầu tay Goblin (2011) giúp tên tuổi anh được biết đến rộng rãi, nổi bật là đĩa đơn và MV bài hát "Yonkers" trong album. Trong giai đoạn này, Tyler đối mặt với nhiều tranh cãi trên các phương tiện truyền thông vì âm nhạc mang hơi hướng kinh dị, nội dung bạo lực, tội phạm và xuyên tạc.
Sau khi phát hành album phòng thu thứ hai, Wolf (2013), Tyler bất đầu thay đổi xu hướng âm nhạc, chuyển dần sang những thể loại dễ tiếp cận hơn như jazz, soul và R&B sau khi phát hành album Cherry Bomb (2015). Vào 2017, Tyler phát hành album Flower Boy - sản phẩm đầu tiên nằm trong chuỗi các album thành công về mặt thương mại và nội dung được phát hành sau đó: Igor (2019) và Call Me If You Get Lost (2021). Chuỗi album này nhận được những đánh giá rất tích cực từ giới phê bình và đạt được nhiều giải thưởng lớn, bao gồm 2 giải Grammy cho Igor và Call Me If You Get Lost lần lượt vào các năm 2020 và 2022.
Bên cạnh các sản phẩm âm nhạc, Tyler cũng ghi dấu ấn trong làng thời trang qua việc thành lập các thương hiệu quần áo Golf Wang và Le Fleur, cũng như hợp tác với nhiều thương hiệu lớn như Lacoste, Converse hay Louis Vuitton. Tyler cũng là người sáng lập của lễ hội âm nhạc thường niên Camp Flog Gnaw Carnival (viết ngược của Camp Golf Wang) được tổ chức lần đầu vào 2012 với sự tham gia biểu diễn của nhiều nghệ sĩ lớn trong ngành như Kanye West, Drake, Kendrick Lamar, Lana del Rey, Billie Eilish... Anh cũng đạo diễn hầu hết các video ca nhạc và quảng cáo trong suốt sự nghiệp của mình dưới bút danh Wolf Haley.
Tyler đã giành được hai giải Grammy, ba giải BET Hip Hop Awards, một giải BRIT Award, và một giải MTV Video Music Award. Vào 2019, nam nghệ sĩ được vinh danh là "Nhà sáng tạo Âm nhạc của năm" (Music Innovator of the Year) bởi tờ Wall Street Journal.
Cuộc đời
Tyler Gregory Okonma sinh ngày 6 tháng 3 năm 1991 tại Hawthorne, California, có cha là người Nigeria gốc Igbo và mẹ là người Mỹ gốc Phi - Canada. Anh chưa từng gặp cha mình lần nào trong đời. Tyler lớn lên tại Hawthorne rồi chuyển đến Ladera Heights vào năm 17 tuổi. Năm lên 7, anh đã lấy bìa đĩa CD và tự cắt ghép bìa đĩa thành album của riêng mình theo trí tưởng tượng, thậm chí lên cả danh sách và độ dài các bài hát. Năm 14 tuổi, anh tự học chơi piano. Suốt 12 năm đi học, anh đã theo học tại 12 ngôi trường khác nhau ở Los Angeles và Sacramento. Năm lớp 8, Tyler tham gia lớp nhạc kịch và bị đuổi do quá "tăng động". Năm lớp 9, Tyler không được tham gia vào ban nhạc của lớp do không biết đọc nhạc. Anh từng làm việc tại FedEx và Starbucks trong khoảng thời gian ngắn ngủi. Tyler lấy nghệ danh hiện tại từ trang mạng xã hội MySpace mà anh dùng để đăng tải những ý tưởng sáng tạo của mình.
Sự nghiệp
2007–2011: Odd Future, Bastard, và Goblin
Tyler là người đồng sáng lập của nhóm hip-hop Odd Future vào năm 2007 cùng các thành viên Hodgy, Left Brain và Casey Veggies. Nhóm phát hành mixtape đầu tay "The Odd Future Tape" vào tháng 11 năm 2008. Vào ngày 25 tháng 12 năm sau, Tyler phát hành mixtape solo đầu tiên với tựa đề Bastard. Mixtape sau đó được trang Pitchfork Media xếp thứ 32 trong danh sách các Album hàng đầu năm 2010. Vào 11 tháng 2 năm 2011, Tyler cho ra mắt MV ca khúc "Yonkers". MV đã thu hút sự chú ý của nhiều phương tiện truyền thông. Phiên bản mở rộng của ca khúc đã được phát hành trên nền tảng iTunes. Tyler đã giành được giải thưởng "Nghệ sĩ mới xuất sắc" (Best New Artist) cho "Yonkers" tại lễ trao giải MTV Video Music Awards 2011. Nội dung chính của hai dự án solo đầu tay này đã được người hâm mộ và báo chí xếp vào thể loại "kinh dị" (horrorcore), dù Tyler kịch liệt bác bỏ điều này.
Đầu năm 2011, Tyler thu hút được sự chú ý của một số nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghiệp âm nhạc như Steve Rifkind, Jimmy Iovine, Rick Ross và Jay-Z. Tyler cùng các thành viên của Odd Future ký hợp đồng với Red Distribution/Sony vào tháng 4 năm 2011. Album phòng thu đầu tay của anh, Goblin, ra mắt vào ngày 10 tháng 5 năm 2011. Tyler và thành viên Hodgy Beats của Odd Future lần đầu biểu diễn trên sóng truyền hình với bài hát "Sandwitches" trên show Late Night with Jimmy Fallon vào ngày 16 tháng 2 năm 2011. Trong cuộc phỏng vấn với Tyler, rapper Waka Flocka Flame bày tỏ mong muốn được hợp tác với thủ lĩnh Odd Future nhằm sản xuất một MV ca nhạc cho nam rapper. Đầu năm 2011, Tyler thông báo tới người hâm mộ kế hoạch ra mắt album thứ hai, Wolf cùng chương trình truyền hình của riêng nhóm với tựa đề Loiter Squad trên nền tảng mạng xã hội Formspring.
2012–2014: Wolf và Loiter Squad
Show truyền hình Loiter Squad của Odd Future được ra mắt trên kênh Adult Swim và 25 tháng 3 năm 2012, kéo dài ba mùa với sự góp mặt của các khách mời là những nhân vật nổi tiếng như Johnny Knoxville, Lil Wayne và Seth Rogen. Vào 2015, Tyler nói rằng show truyền hình này "không còn nữa". Vào 14 tháng 2 năm 2013, Odd Future đăng tải một video lên trang YouTube của nhóm, gồm phân cảnh thành viên L-Boy nhảy dù và thông báo album Wolf sẽ được phát hành vào ngày 2 tháng 4 cùng năm. Cũng trong hôm đó, Tyler đã đăng tải 3 phiên bản bìa album trên Instagram cá nhân.
Để quảng bá cho Wolf, Tyler đã góp mặt trong một số sản phẩm của các nghệ sĩ khác như "Trouble on My Mind" của rapper Pusha T, "Martians vs. Goblins" của rapper The Game, "I'ma Hata" của DJ Drama, ca khúc chủ đề trong album No Idols của rapper Domo Genesis (thành viên Odd Future) kết hợp cùng producer The Alchemist, và "Blossom & Burn" của Trash Talk. Tyler cũng đồng sản xuất bài hát "666" trong album thứ ba, Numbers của nhóm nhỏ MellowHype.
Trong suốt tháng 3 và tháng 4 của năm 2013, Tyler đã lưu diễn tại Bắc Mỹ và Châu Âu. Đĩa đơn đầu tiên của album, "Domo23", được trình làng vào ngày 14 tháng 2 năm 2013 kèm MV ca nhạc có sự góp mặt của các thành viên Domo Genesis, Earl Sweatshirt, Jasper Dolphin và Taco Bennett. Vào 26 tháng 2 năm 2013, Tyler đã trình diễn các bài hát "Domo23" và "Treehome95" trên show Late Night with Jimmy Fallon.
Wolf chính thức được phát hành vào ngày 2 tháng 4 năm 2013 bởi hãng đĩa Odd Future Records và RED Distribution thuộc Sony Music Entertainment. Album có sự xuất hiện của các nghệ sĩ khách mời Frank Ocean, Mike G, Domo Genesis, Earl Sweatshirt, Left Brain, Hodgy Beats, Pharrell, Casey Veggies và Erykah Badu. Một mình Tyler sản xuất toàn bộ các ca khúc của album ngoại trừ track nhạc cuối cùng, "Lone". Bên cạnh đĩa đơn chủ đạo "Domo23", MV ca nhạc của "Bimmer", "IFHY" và "Jamba" cũng được ra mắt.
Sau khi phát hành, album đã nhận về nhiều đánh giá tích cực và đạt vị trí thứ ba trên bảng xếp hạng Billboard 200. Album đã bán được 90.000 bản trong tuần đầu tiên.
Vào ngày 31 tháng 1 năm 2014, có nguồn tin cho rằng Tyler đang hợp tác cùng nam nghệ sĩ Mac DeMarco.
2015–2016: Cherry Bomb
Vào ngày 9 tháng 4 năm 2015, Tyler phát hành MV âm nhạc cho bài hát "Fucking Young" trên kênh YouTube của Odd Future. Video còn bao gồm phân đoạn ngắn bài hát "Deathcamp". Cùng ngày, Tyler thông báo các bài hát trên sẽ nằm trong album sắp tới của anh, có tựa đề Cherry Bomb. Album dự kiến phát hành vào ngày 13 tháng 4 năm 2015. Trên trang Twitter của mình, Tyler cho biết album sẽ có sự góp mặt của Charlie Wilson, Chaz Bundick và Cole Alexander. Hai ngày sau, Tyler biểu diễn "Fucking Young" và "Deathcamp" lần đầu tiên tại Lễ hội âm nhạc Coachella. Trong suốt màn biểu diễn, Tyler đặc biệt chỉ trích các khán giả VIP, bao gồm cả nhiều người nổi tiếng vì sự thiếu nhiệt tình của họ.
Cherry Bomb được phát hành trực tuyến vào ngày 13 tháng 4 năm 2015 bởi hãng đĩa Odd Future Records, trong đó bản đĩa vật lý với năm bìa đĩa khác nhau được ấn định phát hành vào ngày 28 tháng 4 năm 2015. Album có sự góp mặt của các nghệ sĩ nổi tiếng như Kanye West, Lil Wayne và Schoolboy Q. Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới qua Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, khởi đầu tại Lễ hội Coachella vào ngày 11 tháng 4 năm 2015 và kết thúc tại Tokyo, Nhật Bản vào tháng 9 năm 2015 cũng giúp quảng bá album. Tyler đã hủy bỏ chuyến lưu diễn Cherry Bomb World Tour tại Úc sau chiến dịch của tổ chức Collective Shout nhằm cấm anh quay trở lại Úc do họ cho rằng âm nhạc của anh cổ súy bạo lực đối với phụ nữ.
Vào 26 tháng 8 năm 2015, Tyler cho biết anh đã bị cấm nhập cảnh vào Vương quốc Anh trong vòng 3 tới 5 năm, buộc anh phải hủy bỏ kế hoạch lưu diễn quảng bá cho album Cherry Bomb. Quản lý của Tyler, Christian Clancy cho biết họ nhận được thông báo về lệnh cấm qua lá thư từ Bộ trường Bộ Nội vụ nước Anh lúc bấy giờ là bà Theresa May. Lý do của lệnh cấm xuất phát từ phần lời của mixtape Bastards được anh ra mắt vào năm 2009, dù Tyler đã lưu diễn nhiều lần ở Anh kể từ khi mixtape được phát hành. Tyler sau đó cho biết mình bị đối xử như "quân khủng bố" và ẩn ý rằng lệnh cấm có liên quan tới vấn đề chủng tộc, rằng "họ không thích việc con cái họ thần tượng một người da màu".
2017–2018: Flower Boy, truyền hình và WANG$AP
Vào ngày 8 tháng 4 năm 2017, nam nghệ sĩ Frank Ocean đã phát hành ca khúc có tựa đề "Biking" qua chương trình phát thanh "Blonded Radio" trên kênh Beats 1 (nay là Apple Music 1) với sự góp giọng của Tyler, the Creator và Jay-Z. Tám ngày sau, có thông tin cho biết Tyler sẽ viết, sản xuất và trình bày ca khúc chủ đề cho chương trình mới của nhà khoa học Bill Nye có tựa đề "Bill Nye Saves the World".
Vào 28 tháng 6, trailer show truyền hình Nuts + Bolts của Tyler được đăng tải trên Viceland. Show tập trung vào những điều Tyler hứng thú và đam mê. Nuts + Bolts được lên sóng vào ngày 3 tháng 8 năm 2017.
Vào ngày 29 tháng 6 năm 2017, Tyler cho ra mắt bài hát "Who Dat Boy" kết hợp cùng nam rapper A$AP Rocky trên kênh YouTube mới của mình. Tối hôm đó, anh phát hành "Who Dat Boy" và "911 / Mr. Lonely" với sự góp giọng của Steve Lacy, Frank Ocean và Anna of the North trên các nền tảng nhạc số. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2017, Tyler chính thức công bố tên, danh sách bài hát và ngày phát hành album thứ tư, Flower Boy là vào ngày 21 tháng 7 năm 2017. Một số đĩa đơn sau đó gồm "Boredom" và "I Ain't Got Time!" cũng được phát hành. Album được ra mắt trên iTunes, Spotify và các nền tảng âm nhạc khác. Vào 14 tháng 9 năm 2017, Tyler, the Creator công bố show truyền hình thứ ba của mình, The Jellies. Show được công chiếu vào ngày 22 tháng 10 năm 2017.
Flower Boy nhận về vô số lời khen ngợi từ các nhà phê bình và mang lại cho Tyler đề cử Grammy thứ hai trong sự nghiệp tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 60, sau lần góp mặt trong danh sách Album của năm (2013) với album Channel Orange của Frank Ocean, nhưng giải thưởng đã thuộc về Kendrick Lamar với album Damn.
29 tháng 3 năm 2018, Tyler cho ra mắt "Okra", cùng một số bản freestyle và remix của các ca khúc khác. Tyler gọi nó là "hàng bỏ đi", ngụ ý rằng ca khúc sẽ không nằm trong album sắp tới nào, cũng như không liên quan đến những dự án âm nhạc nào trong tương lai. Vào 22 tháng 5, 2018, anh tiếp tục cho ra mắt "435". Vào 23 tháng 7 2018, Tyler cùng A$AP Rocky công bố dự án hợp tác mang tên WANG$AP qua việc phát hành MV bài hát "Potato Salad" nằm trong đĩa "AWGE DVD (Vol. 3)" thuộc AWGE, cơ quan chủ quản của A$AP Rocky. "Potato Salad" là track nhạc được phối lại từ ca khúc "Knock Knock" của nữ ca sĩ Monica.
2019–nay: Igor và Call Me If You Get Lost
Vào ngày 6 tháng 5 năm 2019, Tyler đăng tải hai đoạn video ca nhạc ngắn trên trang cá nhân. Trong video, Tyler nhảy nhót với bộ tóc giả màu vàng cùng trang phục sặc sỡ. Trên trang cá nhân, anh cũng đăng tải nhiều bức ảnh và video với kiểu trang phục tương tự. Không lâu sau, anh chính thức công bố album phòng thu thứ năm với tựa đề Igor, phát hành ngày 17 tháng 5.
Igor nhận được nhiều đánh giá cao từ giới phê bình và đứng đầu bảng xếp hàng Billboard 200 tại Mỹ, trở thành album đầu tiên của Tyler giành được vị trí này. Bài hát "EARFQUAKE" nằm trong album đạt vị trí thứ 13 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Vào 23 tháng 12 năm 2019, Tyler cho phát hành hai bài hát, "BEST INTEREST" và "GROUP B", trong đó "BEST INTEREST" là ca khúc được Tyler gạt khỏi album Igor. Igor đã giành giải "Album nhạc Rap xuất sắc nhất" (Best Rap Album) tại Lễ trao giải Grammy lần thứ 62.
Tyler đã chiến thắng giải Grammy đầu tiên trong sự nghiệp cho Igor vào 26 tháng 1 năm 2020. Tyler cho rằng dù anh cảm thấy "rất biết ơn" vì giải thưởng này nhưng việc cho rằng album của anh thuộc thể loại rap là một "lời khen trái chiều". "Thật tệ mỗi khi chúng tôi - ý là những người như tôi - làm nhứng thứ mang tính đa thể loại thì họ luôn cho rằng đó là nhạc rap hay nhạc urban. Tôi chẳng thích từ "urban" đó. Chỉ là một cách lươn lẹo để gọi tôi là "mọi đen" (n-word) thôi." Tyler cũng nói rằng anh muốn được công nhận ở một mức độ cao hơn thay vì cứ mãi bị xếp vào thể loại "nhạc đô thị".
Với album phòng thu thứ sáu của mình, Call Me If You Get Lost, Tyler đã cho treo các bảng quảng cáo tại nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới đi kèm số điện thoại đặc biệt. Khi gọi, người gọi sẽ nghe được những đoạn âm thanh hoặc cuộc trò chuyện giữa Tyler và mẹ anh. Đoạn ghi âm sau đó cũng nằm trong album với tựa đề "Momma Talk". Không lâu sau, người hâm mộ cũng phát hiện một trang web cùng tên. Đĩa đơn chính của album, "LUMBERJACK", được ra mắt vào ngày 16 tháng 6. Ngày hôm sau, Tyler đăng tải bìa album và xác nhận ngày phát hành là 25 tháng 6. Sau khi phát hành, album nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của giới phê bình và đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 của Mỹ, biến nó trở thành album thứ hai của Tyler đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng này.
Show diễn thời trang Louis Vuitton Thu-Đông năm 2022 được tổ chức tại Carreau du Temple, Paris là một trong những show thời trang cuối cùng của nhà thiết kế quá cố và giám đốc sáng tạo của Louis Vuitton, Virgil Abloh. Tyler, the Creator là người đảm nhiệm phần âm nhạc của show diễn, cùng sự dàn dựng của Arthur Verocai và Gustavo Dudamel đóng vai trò chỉ huy dàn nhạc Chineke! Orchestra.
Vào ngày 25 tháng 3 năm 2022, Tyler góp mặt trong hai bài hát nằm trong album I Know Nigo! của nhà thiết kế thời trang, DJ người Nhật Bản Nigo: "Lost and Found Freestyle 2019" (kết hợp cùng A$AP Rocky) và "Come On, Let's Go".
Call Me If You Get Lost đã mang về cho Tyler giải Album nhạc Rap xuất sắc nhất (Best Rap Album) vào Lễ trao giải Grammy lần thứ 64.
Vào 27 tháng 3 năm 2023, Tyler tiếp tục thông báo kế hoạch ra mắt album Call Me If You Get Lost: The Estate Sale qua MV đĩa đơn "DOGTOOTH". Đây là đĩa nhạc gồm các bài hát vốn thuộc album Call Me If You Get Lost nhưng về sau bị loại. Trên trang Twitter, anh cho biết: "Call Me If You Get Lost là album đầu tiên mà tôi thực hiện rất nhiều bài hát không lọt vào thành phẩm cuối." Vào 29 tháng 3 năm 2023, "Sorry Not Sorry" được ra mắt.
The Estate Sale chính thức phát hành vào 31 tháng 3 năm 2023 cùng MV bài hát "WHARF TALK".
Phong cách nghệ thuật
Thời điểm Tyler gây dựng tiếng tăm của mình qua internet và dưới tư cách thủ lĩnh của nhóm hip-hop Odd Future, các sản phẩm âm nhạc do anh tự sản xuất đã tạo dấu ấn vì giai điệu mang âm hưởng của Pharrell Williams những năm 2000s, thời kỳ Pharrell còn hoạt động cùng N.E.R.D và The Neptunes, điều mà Tyler xem là nguồn cảm hứng lớn nhất của mình. Yếu tố kinh dị và tội phạm xuyên suốt các sản phẩm đầu tay của Tyler - mixtape Bastard và album Goblin, chịu nhiều ảnh hưởng từ Eminem, đặc biệt là album Relapse (2009). Đây cũng là một trong những album yêu thích của Tyler. Khi được hỏi về lý do đề cập những vấn đề nhạy cảm trong lời bài hát, Tyler trả lời rằng "chúng đâu hề phản cảm" và "tôi chỉ muốn chọc tức bọn da trắng"."
Tính "hư vô" và đen tối trong những sản phẩm đầu tay của anh đã nhận về những lời chỉ trích nặng nề từ cộng đồng nghe nhạc trực tuyến vì nội dung gây sốc bao gồm hiếp dâm và giết người. Trong MV bài hát "Yonkers" có phân cảnh Tyler ăn sống một con gián và rồi tự tử đã gây nhiều tranh cãi trên các phương tiện truyền thông. Rapper nổi tiếng Kanye West đăng tải trên trang Twitter cá nhân, gọi đây là "video của năm 2011".
Với tư cách thủ lĩnh của Odd Future đầu những năm 2010, nhóm nhanh chóng tạo được sự chú ý từ giới truyền thông và internet, thậm chí còn được so sánh với nhóm hip-hop huyền thoại Wu-Tang Clan vì sự nổi loạn, không tuân theo bất cứ quy chuẩn nào. Tuy nhiên, Tyler ngay lập tức phủ nhận sự so sánh trên: "Bọn tôi hoàn toàn khác". Việc thực hiện các sản phẩm mang đầy tính tự phát, "DIY" của nhóm đã tác động mạnh đến nền hip-hop bằng việc phát hành các nội dung bất cứ lúc nào họ muốn qua các nền tảng như YouTube, Tumblr hay MySpace, góp phần tạo cảm hứng cho các nghệ sĩ khác thay đổi hướng đi sự nghiệp.
Odd Future và Tyler cũng tạo ảnh hưởng lớn tới ngành thời trang qua việc phổ cập phong cách thời trang đường phố đầy màu sắc từ các thương hiệu Supreme và Converse và chính thương hiệu do chính nhóm sáng lập, "Golf Wang". Tyler cũng góp phần phổ biến phong trào trượt ván và đạp xe khi người ta thường xuyên thấy anh cưỡi xe đạp BMX hoặc ván trượt quanh thành phố Los Angeles. Các thành viên trong nhóm như Frank Ocean hay Earl Sweatshirt đều có sự nghiệp thành công. Một số thành viên còn thành lập nhóm nhạc mới như Syd và Steve Lacy (The Internet), Hodgy Beats và Left Brain (MellowHype)...
Kể từ khi phát hành album phòng thu thứ hai, Wolf, các nhà phê bình nhận thấy âm nhạc của Tyler đã có sự thay đổi khi anh mạo hiểm tạo ra những giai điệu dễ nghe, dễ tiếp cận bằng việc kết hợp các thể loại jazz, R&B, soul hay hợp tác cùng các nghệ sĩ như Erykah Badu, Charlie Wilson hay Frank Ocean. Lời bài hát của Tyler cũng mang nhiều tính gần gũi hơn, đơn cử như trong "Answer", anh nói về việc bị cha mình bỏ rơi, hay "Lone" như một lời tự sự khi nam rapper hay tin bà anh qua đời.
Tuy nhiên, album tiếp theo của anh, Cherry Bomb, đã nhận về những phản ứng trái chiều từ người hâm mộ và giới phê bình vì tính thể nghiệm của nó. Tờ The Medium phân tích: "(Cherry Bomb) chính là album báo hiệu sự thay đổi và là sự mở đường cho những Flower Boy và IGOR về sau, qua cung cách sản xuất và lời nhạc của Tyler." Trong giai đoạn này, Tyler cũng tạm ngưng hoạt động với Odd Future và ký hợp đồng với hãng thu âm Columbia Records.
Album thứ tư của Tyler, Flower Boy "đã khởi đầu một kỷ nguyên mới - một sự khác biệt, rời xa những ca từ phản cảm, chủ đề đen tối đã từng định hình nên những tác phẩm của anh trước đây". Igor, album giành giải Grammy đầu tiên của Tyler là một album đậm màu cá nhân về "hành trình đầy xúc cảm của gã lập dị trong một mối tình tay ba", còn với Call Me If You Get Lost, giải Grammy thứ hai của anh, là album lấy chủ đề "nhân cách của 'Tyler Baudelaire' - một quý ông lịch thiệp, hay đi du lịch và có gu nghệ thuật cao". Bộ ba sản phẩm mới nhất này đã đưa Tyler trở thành một trong những nghệ sĩ thành công và được đánh giá cao nhất thập kỷ. Trong bài phát biểu khi được nhận Giải thưởng Ảnh hưởng Văn hóa (Cultural Influence Award) tại BET Awards, Tyler đã thể hiện sự biết ơn tới những thế hệ đi trước: rapper Q-Tip, André 3000, nhà sản xuất âm nhạc Chad Hugo, Kanye West, nữ rapper Missy Elliott, Busta Rhymes, và đạo diễn Hype Williams.
Ngoài lĩnh vực âm nhạc, Tyler ghi dấu ấn trong ngành thời trang với Golf Le Fleur, thương hiệu thời trang cao cấp "mang đậm phong cách chu du thế giới trong album mới nhất, Call Me If You Get Lost".
Đời tư
Tyler đam mê trượt ván từ năm 2002 và sưu tập xe đạp BMX. Anh tự nhận bản thân là một người vô thần. Tyler mắc bệnh hen suyễn, và từng bị phát hiện sử dụng ống hít trợ thở inhaler trên sân khấu. Vì vậy, anh đã duy trì một lối sống lành mạnh.
Giới tính
Đã có nhiều lời đồn đoán về giới tính của Tyler qua lời bài hát do anh viết hay qua các bài phỏng vấn về việc anh từng có mối quan hệ đồng giới hay cảm thấy bị hấp dẫn bởi người đồng giới. Trong buổi phỏng vấn với tờ Rolling Stone vào năm 2015, anh miêu tả bản thân "gay vãi đạn" (gay as fuck) và nói rằng "Bạn bè tôi quá quen với việc tôi gay rồi. Họ chẳng thèm quan tâm luôn." (My friends are so used to me being gay. They don't even care). Vào năm 2017, trong một cuộc phỏng vấn với Noisey, Tyler nói rằng anh đã có bạn trai lúc 15 tuổi. Trong cuộc phỏng vấn vào năm 2018 với tờ Fantastic Man, khi đang bàn luận về lời bài hát trong bài hát I Ain't Got Time! nằm trong album Flower Boy "I've been kissing white boys since 2004" (tạm dịch: Tao từng hôn mấy tên da trắng hồi 2004), và bàn về phản ứng của công chúng, Tyler nói "Vấn đề này vẫn chưa rõ ràng với người ta, còn tôi thấy bình thường. Dù ngoài kia tôi ồn ào, tôi vẫn cách biệt. Quả là một sự tương phản kỳ cục."
Nhiều người cho rằng album Igor nói về mối quan hệ lãng mạn giữa Tyler và một người đàn ông lưỡng tính bí ẩn. Trong bài "Wilshire" thuộc album Call Me If You Get Lost có câu: "I could fuck a trillion bitches every country I done been in / Men or women, it don't matter, if I seen 'em, then I had 'em'" (tạm dịch: Tao có thể làm tình với cả triệu cả tỷ con điếm ở mọi nơi tao tới / Trai hay gái, mặc kệ, tao gặp là tao chơi). Bài "Sorry Not Sorry" trong bản deluxe của album có đoạn: "Sorry to the guys I had to hide/Sorry to the girls I had to lie to" (tạm dịch: Xin lỗi những chàng trai tôi buộc phải che giấu / Xin lỗi những cô gái tôi buộc phải nói dối), ám chỉ việc anh phải che giấu những người tình đồng giới trước công chúng.
Tyler từng bị chỉ trích do thường xuyên sử dụng những lời lẽ miệt thị người đồng tính, đặc biệt là từ "faggot" (từ lăng mạ người đồng tính và chuyển giới) trong lời bài hát hay trên trang Twitter cá nhân. Anh phủ nhận cáo buộc kỳ thị người đồng tính, nói rằng: "Tôi không phải homophobic (người kỳ thị đồng giới). Tôi chỉ đang nói về mấy thứ ngu ngốc thôi," và, "Tôi không phải homophobic. Tôi chỉ nghĩ từ faggot làm tổn thương người ta." Tuy nhiên, trong buổi phỏng vấn với MTV về vấn đề này, anh nói: "À thì, tôi có nhiều fan là người đồng tính và họ không thấy phản cảm, nên tôi không biết. Nếu bạn thấy bị xúc phạm thì là do nó xúc phạm bạn thôi. Nếu bạn gọi tôi là mọi đen, tôi chẳng quan tâm đâu, nhưng đó là tôi. Đối với người ta thì có thể khác; còn tôi thì đếch quan tâm." Tyler cũng công khai ủng hộ Frank Ocean, một thành viên của Odd Future sau khi Frank công khai mối quan hệ với một chàng trai trẻ trong quá khứ. Lời bài hát trong album Flower Boy gây nhiều suy đoán rằng Tyler đã thừa nhận mình là người đồng tính, đơn cử như trong các ca khúc "Foreword", "Garden Shed", và "I Ain't Got Time!"
Vấn đề pháp lý
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2011, Tyler bị bắt do cáo buộc đập phá thiết bị trong một show diễn tại Nhà hát Roxy ở Tây Hollywood. Fan hâm mộ đã quay được đoạn video có cảnh Tyler ném microphone vào người một kỹ sư âm thanh. Tyler sau đó đã trả 8000 USD tiền bồi thường thiệt hại cho Nhà hát Roxy.
Vào ngày 15 tháng 3 năm 2014, Tyler bị bắt tại Austin, Texas vì kích động bạo loạn sau khi kêu gọi fan hâm hộ vượt rào an ninh tại Lễ hội âm nhạc South by Southwest (SXSW). Vì sự việc này, Tyler có nguy cơ đối mặt với một năm tù giam và khoản phạt 4000 USD. Luật sư của Tyler, Perry Minton, cho rằng cáo buộc bạo loạn đã bị thổi phồng quá mức và gây lan truyền những hiểu lầm về thân chủ của ông, người chưa từng bị bắt giữ lần nào trước đó. Những cáo buộc này về sau đã bị dỡ bỏ.
Vào 26 tháng 8 năm 2015, Tyler cho biết anh đã bị cấm nhập cảnh vào Vương quốc Anh trong vòng ba tới năm năm, buộc anh hủy bỏ kế hoạch lưu diễn quảng bá cho album Cherry Bomb. Quản lý của Tyler, Christian Clancy cho biết họ nhận được thông báo về lệnh cấm qua lá thư từ Bộ trường Bộ Nội vụ nước Anh lúc bấy giờ là bà Theresa May. Lý do của lệnh cấm xuất phát từ phần lời của mixtape Bastards được anh ra mắt vào năm 2009, dù Tyler đã lưu diễn nhiều lần ở Anh kể từ khi mixtape phát hành. Tyler sau đó cho biết mình bị đối xử như "quân khủng bố" và ẩn ý rằng lệnh cấm có liên quan tới vấn đề chủng tộc khi cho rằng "họ không thích việc con cái họ thần tượng một người da màu". Theo BBC, lệnh cấm có thể đã được dỡ bỏ vào tháng 2 năm 2019, cùng thời điểm với lịch trình show diễn tại London để quảng bá cho album Igor. Tuy nhiên, show diễn buộc phải hủy bỏ vì lý do an ninh. Cảnh sát cho rằng địa điểm tổ chức "quá đông" và "quá ồn ào". Sau khi chiến thắng giải Nghệ sĩ Nam Solo Toàn cầu (International Male Solo Artist) tại lễ trao giải Brit Awards 2020, Tyler đã nhắc đến lệnh cấm: "Tôi đặc biệt cảm ơn đến nguời mà thực lòng tôi rất quý, người đã khiến tôi không thể đặt chân tới đây năm năm về trước," anh nói. "Tôi biết giờ bà ta chắc đang sôi máu ở nhà. Cảm ơn Theresa May."
Căng thẳng
Eminem
Vào ngày 31 tháng 8 năm 2018, ngày đĩa đơn "Fall" của Eminem ra mắt, nam rapper đã gọi Tyler là một tên "faggot" (từ lóng miệt thị người đồng tính) và cho rằng Tyler nhắc đến chuyện giới tính trong các bài hát của mình chỉ để thu hút sự chú ý. Eminem cũng công kích việc Tyler từng chỉ trích đĩa đơn "Walk On Water" và album Shady XV (2014) của mình. Sau khi bị công chúng phản ứng dữ dội vì lời bài hát của mình, Eminem đã trả lời trong buổi phỏng vấn với Sway: "Tôi nghĩ những lời lẽ của tôi về cậu ta (Tyler) là một trong những thứ vượt quá giới hạn. Vốn dĩ chỉ nhắm tới cậu ta, nhưng rồi tôi nhận ra tôi đang động chạm tới rất nhiều người khác. Đây là điều tôi không còn muốn đề cập nữa. Thật không hay chút nào". Phỏng vấn với tờ The Guardian, Tyler phản hồi: "[Câu rap trong "Fall"] chẳng sao cả. Mấy người có nghe tôi đề cập về nó bao giờ chưa? Tôi thừa hiểu vấn đề. Anh ta cảm thấy áp lực vì người khác bị xúc phạm vì tôi. Bọn tôi đang chơi game Grand Theft Auto thì nghe được đoạn đó. Bọn tôi tua lại, [nhún vai] rồi chơi tiếp".
DJ Khaled
Vào tháng 6 năm 2019, khi Igor đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard 200, vượt mặt album "Father of Asahd" của DJ Khaled, nam DJ đã đăng tải một đoạn video lên trang Instagram cá nhân, chỉ trích âm nhạc của Tyler: "Tôi làm ra album để ai cũng nghe được và bạn cũng nghe được. [Nếu] đang lái xe, bạn thấy xe bên cạnh bật bài đó; tới tiệm cắt tóc, người ta bật bài đó [hay] bật đài lên, đài đang phát bài đó. Đó mới là nhạc hay. Đó mới gọi là album mà người ta "nghe" được. Chứ không phải cái thứ nhạc khó hiểu (mysterious music) cả đời chẳng ai thèm nghe". Video đã bị xóa ngay sau đó.
Ngày 6 tháng 8 năm 2021, Tyler đã đề cập đến căng thẳng giữa anh và DJ Khaled trên đài Hot 97, nói rằng anh "thích nhìn thấy cảnh có kẻ chết trong lòng vì để thua mấy thằng lập dị". Tyler cũng cho rằng nam DJ cần "tập làm quen với chuyện này vì danh tiếng của gã chỉ nhờ vào việc đứng đầu bảng và rồi khi không đạt được vị trí mong muốn, chuyện đó sẽ làm gã bận tâm trong thời gian dài. Riêng tôi, tôi đã vượt qua được." Tyler đã nhiều lần đề cập đến thứ "âm nhạc khó hiểu" trên trang cá nhân, trong đó có lần anh đăng đàn mỉa mai trên Twitter: "NHẠC KHÓ HIỂU! HA!" ("MYSTERIOUS MUSIC! HA!"), sau khi album Call Me If You Get Lost của anh đạt giải Album nhạc Rap xuất sắc nhất (Best Rap Album) tại Lễ trao giải Grammy 2022.
Tờ Rolling Stone đăng tải bài viết về DJ Khaled vào ngày 7 tháng 11 năm 2023, cho biết nam DJ đã bày tỏ mong muốn được hợp tác cùng Tyler, the Creator và khẳng định họ đang có mối quan hệ tốt.
Danh sách đĩa nhạc
Album phòng thu
Goblin (2011)
Wolf (2013)
Cherry Bomb (2015)
Flower Boy (2017)
Igor (2019)
Call Me If You Get Lost (2021)
Lưu diễn
Trình diễn chính (Headliner)
Wolf Tour (2013)
2014 Tour (2014)
Cherry Bomb Tour (2015)
Okaga, CA Tour (2016)
Flower Boy Tour (2017–2018)
Igor Tour (2019)
Call Me If You Get Lost Tour (2022)
Đồng trình diễn chính (Co-headlining)
Rocky and Tyler Tour (2015)
Sự nghiệp diễn xuất
Truyền hình
Phim ảnh
Đạo diễn
MV ca nhạc
Tham khảo
Liên kết ngoài
Rapper Mỹ thế kỷ 21
Diễn viên Mỹ thế kỷ 21
Nhà thiết kế thời trang Mỹ
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1991
|
19857617
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%B7p%20em%20ng%C3%A0y%20n%E1%BA%AFng
|
Gặp em ngày nắng
|
Gặp em ngày nắng (tên cũ: Tia nắng của mùa xuân) là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi Trung tâm Phim truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam do Nguyễn Đức Hiếu làm đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 21h40 thứ 5, 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2024 và kết thúc vào ngày 22 tháng 3 năm 2024 trên kênh VTV3.
Nội dung
Chuyện phim kể về mối duyên éo le giữa Phương (Anh Đào), cô gái nhiều gánh nặng áo cơm và Huy (Đình Tú), chàng thanh niên đầy áp lực lập gia đình trong dịp Tết đến. Phương trở thành bạn gái của Huy trong một buổi tiệc, nhưng mối quan hệ lợi ích này lại dẫn họ đến nhiều tình huống trái ngang, mở ra những mối quan hệ không ngờ với người thân của cả hai phía. Đặc biệt, chính qua những biến cố và trải nghiệm, họ dần cảm mến nhau, tình yêu đã nảy nở trong họ tự nhiên như mùa xuân đang về.
Diễn viên
Diễn viên chính
Đình Tú trong vai Huy
Anh Đào trong vai Phương
NSƯT Thanh Quý trong vai Bà Quý
NSND Lan Hương (Bông) trong vai Bà Thương
Yến My trong vai Quỳnh
Kiên Trần trong vai Thái
NSND Quốc Trị trong vai Ông Đại
NSND Thanh Tú trong vai Bà Tâm
NSƯT Thu Hương trong vai Bà Bông
NSND Việt Thắng trong vai Ông Hoà
Xuân Trường trong vai Ông Quang
NSƯT An Chinh trong vai Bà Loan
Diễn viên phụ
Cù Thị Trà trong vai Diệp
Tiến Huy trong vai Tân
Lưu Huyền Trang trong vai Hoa
Bùi Gia Nghĩa trong vai Cu Tít
Tiến Quang trong vai Lân
Hoàng Huy trong vai Ông Huy
Diệp Bích trong vai Bà Mai
Tú Lan trong vai Bà Liên
Ngọc Vân trong vai Bà Ngà
Mai Huê trong vai Mẹ Diệp
Cùng một số diễn viên khác....
Sản xuất
Bộ phim do Nguyễn Đức Hiếu làm đạo diễn, kịch bản do Lại Phương Thảo và Chu Hồng Vân chắp bút. Đây là dự án mới nhất của Nguyễn Đức Hiếu sau Gia đình mình vui bất thình lình và là bộ phim được sản xuất trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Vai chính do Anh Đào và Đình Tú lần lượt đảm nhận. Bộ phim còn có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ gạo cội như NSND Quốc Trị, NSND Lan Hương, NSƯT Thanh Quý, NSND Thanh Tú, NSND Việt Thắng,...
Bộ phim chính thức lên sóng VTV3 vào lúc 21h40 thứ 5, 6 hàng tuần bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2024 (nối sóng Không ngại cưới, chỉ cần một lý do) và kết thúc vào ngày 22 tháng 3 cùng năm, với tổng số tập là 16 (ban đầu là 14).
Thay đổi lịch phát sóng
Hoãn phát sóng 2 tập vào ngày 8 và 9 tháng 2 để phát sóng các chương trình dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim thập niên 2020
Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2024
Chương trình truyền hình nhiều tập của VFC
Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh VTV3
|
19857618
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thomson%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Chile%29
|
Thomson (tàu ngầm Chile)
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Chile từng được đặt cái tên Thomson, theo tên Trung tá Hải quân Chile Manuel Thomson (1839–1880), người tử trận trong cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương:
Simpson (S-22) nguyên là , được chuyển giao năm 1961 và phục vụ cho đến năm 1982
Simpson (S-20) là một tàu ngầm Kiểu 209 do hãng Howaldtswerke-Deutsche Werft của Đức chế tạo, nhập biên chế năm 1984 và hiện vẫn đang phục vụ
Tên gọi tàu chiến Hải quân Chile
|
19857620
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng%20an%20t%E1%BB%89nh%20Qu%E1%BA%A3ng%20B%C3%ACnh
|
Công an tỉnh Quảng Bình
|
Công an tỉnh Quảng Bình là cơ quan Công an cấp tỉnh ở Việt Nam, thuộc hệ thống tổ chức của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam tại Quảng Bình. Công an tỉnh Quảng Bình có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Công an, Tỉnh ủy Quảng Bình, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lí Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tổ chức xây dựng lực lượng Công an thành phố cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Trụ sở: Đường số 6, Nguyễn Văn Linh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
Lãnh đạo Công an tỉnh hiện nay
Tổ chức
Khối Cơ quan
An ninh – Tình báo
Phòng An ninh đối ngoại (PA01)
Phòng An ninh đối nội (PA02)
Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03)
Phòng An ninh kinh tế (PA04)
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05)
Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA06)
Phòng Ngoại tuyến (PA07)
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA08)
Phòng An ninh điều tra (PA09)
Phòng Tình báo (PB01)
Cảnh sát
Văn phòng Cơ quan CSĐT (PC01)
Phòng Cảnh sát hình sự (PC02)
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03)
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC04)
Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05)
Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06)
Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH (PC07)
Phòng Cảnh sát giao thông (PC08)
Phòng Cảnh sát đường thủy (PC08B)
Phòng Kỹ thuật hình sự (PC09)
Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (PC10)
Phòng Cảnh sát cơ động (PK02)
Trại giam Đại Bình (PC11)
Hậu cần
Phòng Hậu cần (PH10)
Phòng tài chính (PH01)
Bệnh viện Công an tỉnh
Xây dựng lực lượng
Phòng Tổ chức - Cán bộ (PX01)
Phòng Tham mưu (PV01)
Phòng pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp (PV03)
Thanh tra Công an tỉnh Lâm Đồng (PX05)
Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ (PX02)
Cơ quan UBKT Đảng ủy Công an tỉnh (PX06)
Phòng Hồ sơ (PV06)
Phòng Công tác Đảng và công tác Chính trị (PX03)
Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (PV05)
Khối Đơn vị trực thuộc
Công an thành phố/thị xã/huyện thuộc tỉnh
Công an thành phố Đồng Hới(phường Lý Nam Đế, TP Đồng Hới, Quảng Bình)
Công an thị xã Ba Đồn(TDP Thọ Đơn, phường Quảng Thọ, TX Ba Đồn, Quảng Bình)
Công an huyện Minh Hoá(Thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hoá, Quảng Bình)
Công an huyện Lệ Thủy(Thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình)
Công an huyện Tuyên Hóa(Thị trấn Đồng Lê, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình)
Công an huyện Bố Trạch(Thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch, Quảng Bình)
Công an huyện Quảng Trạch(Xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình)
Công an huyện Quảng Ninh(Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình).
Chú thích
Công an cấp tỉnh
|
19857623
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Margaret%20Donahue
|
Margaret Donahue
|
Margaret Donahue (13 tháng 12 năm 1892 - 30 tháng 1 năm 1978) là một nhà điều hành bóng chày nhà nghề người Mỹ từng làm việc tại ban điều hành của đội bóng Chicago Cubs thuộc Major League Baseball (MLB) từ năm 1919 đến năm 1958. Donahue là nữ điều hành đầu tiên trong lịch sử MLB và tiên phong trong việc bán vé theo mùa và những đổi mới khác.
Đầu đời
Donahue sinh ra và lớn lên tại một nông trại ở Huntley, Illinois, vùng ngoại ô Chicago vào năm 1892. Bà theo học tại trường trung học Huntley năm 1909. Sau một năm trung học, bà bỏ học và chuyển đến Chicago để làm công việc thư ký. Bà được đào tạo một năm rồi làm việc tại một tiệm giặt ủi.
Chicago Cubs
William Veeck Sr., chủ tịch Chicago Cubs thuộc Major League Baseball, đã thuê Donahue làm người viết tốc ký cho con trai ông là Bill Veeck vào năm 1919. Năm 1926, Veeck đề bạt Donahue làm thư ký, khiến bà trở thành nữ điều hành đầu tiên ở MLB.
Trước mùa giải năm 1929, Donahue nghĩ ra ý tưởng bán vé mùa. Bà còn nghĩ ra sáng kiến bán vé tại các địa điểm Western Union ngoài phòng vé. Donahue tổ chức các chương trình quảng cáo "Ngày của các quý bà" và bán vé chiết khấu cho trẻ em trên 12 tuổi, giúp bóng chày phát triển từ một trò chơi được các doanh nhân theo dõi thành một cuộc thi gia đình. Donahue làm việc cho Chicago Bears thuộc National Football League tại phòng vé khi họ chơi ở Wrigley Field từ năm 1921 đến những năm 1930.
Năm 1950, Cubs đề bạt Donahue làm phó chủ tịch. Bà nghỉ hưu năm 1958.
Đời tư
Trong lúc làm việc cho Cubs, Donahue sinh sống ở Rogers Park, Chicago cùng với em trai và hai em gái. Những năm cuối đời, Donahue sống trong viện dưỡng lão ở Crystal Lake, Illinois. Bà qua đời ngày 30 tháng 1 năm 1978.
Một công viên rộng ở North Side trên Phố West School, cách Wrigley Field vài dãy nhà, được đặt theo tên Donahue. Đội bóng Cubs đóng góp 1 triệu đô la trong số 1,3 triệu đô la chi phí cho Công viên Margaret Donahue, được khởi công vào năm 2014. Donahue có tên trong Đại sảnh Danh vọng Chicago Cubs vào năm 2021.
Chú thích
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.