id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
389
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 5
274k
|
---|---|---|---|
19856050
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%93
|
დ
|
Doni (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli დ, mtavruli Დ) là chữ cái thứ 4 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, დ có giá trị là 4.
დ thường đại diện cho âm tắc răng hữu thanh , giống như cách phát âm của trong "dome".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh D
Chữ cái Kirin Д
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856051
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acanthopygus%20rubricollis
|
Acanthopygus rubricollis
|
Acanthopygus rubricollis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Acanthopygus trong họ Anthribidae. Loài này được Xavier Montrouzier mô tả lần đầu năm 1860.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1860
rubricollis
|
19856052
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acanthopygus%20uniformis
|
Acanthopygus uniformis
|
Acanthopygus uniformis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Acanthopygus trong họ Anthribidae. Loài này được Heller mô tả lần đầu năm 1916.
Tham khảo
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1916
uniformis
|
19856056
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acanthothorax
|
Acanthothorax
|
Acanthothorax là một chi bọ cánh cứng trong họ Anthribidae.
Loài
Chi này chứa các loài sau:
Acanthothorax cognatus (Frieser & R. 1997)
Acanthothorax longicornis Gaede 1832
Acanthothorax lujai (Jordan 1914)
Acanthothorax mechowi
Acanthothorax mniszechi (J. Thomson 1858)
Acanthothorax rectefasciatus (Frieser & R. 1999)
Acanthothorax taeniatus (Frieser & R. 1997)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Acanthothorax Global Biodiversity Information Facility.
Anthribidae
|
19856059
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng%20%C4%90%C3%B4ng%20T%E1%BB%A9%20%C4%91%E1%BA%A1i%20tr%E1%BA%A1ng%20s%C6%B0
|
Quảng Đông Tứ đại trạng sư
|
Quảng Đông Tứ đại trạng sư () là danh xưng trong giai thoại dân gian Trung Hoa dùng để chỉ 4 trạng sư nổi tiếng nhất tỉnh Quảng Đông vào cuối thời nhà Thanh, gồm "Vua hòa giải" (橋王之王, Kiều vương chi vương) Trần Mộng Cát, "Sư gia xảo quyệt" (扭計師爺, Nữu kế sư gia) Phương Đường Kính, "Sư gia viết thay" (捉刀師爺, Tróc đao sư gia) Hà Đạm Như, và "Sư gia văn quái" (文怪師爺, Văn quái sư gia) Lưu Hoa Đông. Trong các giai thoại dân gian Quảng Đông, Trần Mộng Cát và Phương Đường Kính thường ở các vị trí đối lập nhau. Trần Mộng Cát thường được mô tả với hình ảnh tích cực hơn, trong khi Phương Đường Kính chủ yếu được mô tả như là một nhân vật phản diện.
Cũng có thuyết thay đổi địa vị của Lưu Hoa Đông thành Tống Thế Kiệt. Tuy nhiên, đây chỉ là một nhân vật hư cấu.
Khái quát nhân vật
Trần Mộng Cát
Trần Mộng Cát (; 1820-1888), người Tân Hội (có thuyết ghi là Thuận Đức), tỉnh Quảng Đông, xuất thân gia tộc hiển hách. Tuy nhiên, Trần Mộng Cát lại không có hứng thú với con đường sĩ hoạn (có thuyết cho rằng ông từng đỗ Tú tài), lại nhìn thấu sự hủ bại của Thanh triều, nên quyết định du hý nhân gian.
Trần Mộng Cát từ nhỏ đã mất cha, cuộc sống trải qua nhiều khó khăn, dần hình thành tư tưởng đồng cảm với kẻ yếu và ghét kẻ mạnh. Tính cách ông hài hước, viết chữ đẹp, thường giúp người nghèo viết tố trạng, giúp bách tính yếm thế chống lại kẻ cường quyền, được người đời tôn xưng là Quảng Đông dân gian Đệ nhất trạng sư thời Thanh mạt, được xếp đứng đầu trong Tứ đại tụng sư.
Phương Đường Kính
Phương Đường Kính (, 1817-1900), tự Kính Tuyền (鏡泉), hiệu Dung Châu. Nguyên tên của ông là Phan Kính (潘鏡), người Nam Hải, tỉnh Quảng Đông, tính cách bị người đời nhận xét là "hoang đường", vì vậy có biệt danh là Hoang đường Kính (荒唐鏡), rồi khi được lưu truyền trong giai thoại lại bị biến thành Phương Đường Kính. Có thuyết nói ông khi về già đã quy y Phật pháp, pháp hiệu là Trừng Trí (澄智).
Phan Kính từ thuở thiếu niên đã có tiếng đĩnh ngộ, khoảng hơn 10 tuổi đã thi đỗ Tú tài, sau lại vượt qua kỳ khảo thủ Hiếu liêm. Tuy nhiên đường khoa cử sau đó ông gặp nhiều thất lợi, chỉ dừng lại ở bậc Cử nhân, lại nhân có việc ông hý lộng Lưỡng Quảng Tổng đốc Từ Quảng Tấn (徐廣縉) nên bị cách trừ công danh. Trong giai thoại dân gian Quảng Đông, ông được mô tả như là một kẻ xảo quyệt và tinh quái, nổi tiếng hay bức hiếp bách tính, bị mệnh danh là "Sư gia xảo quyệt" (扭计师爷, Nữu kế sư gia). Trong nhiều câu chuyện truyền kỳ, ông thường bị mô tả như một nhân vật phản diện, thường đối chọi với Đệ nhất Trạng sư Trần Mộng Cát.
Hà Đạm Như
Hà Đạm Như (; 1820-1913), có tên là Hựu Hùng (又雄), biểu tự Đạm Như (淡如), người Nam Hải, Quảng Đông. Vốn xuất thân văn nhân, năm Đồng Trị nguyên niên (1862), Hà Đạm Như trúng Cử nhân, lấy học danh là Văn Hùng (文雄). Do một lần ông làm bài giúp cho người khác, bị khảo quan phát hiện, nên bị trục xuất khỏi trường. Tuy khảo quan quý tài của ông mà không tấu lên, nhưng sự việc cũng đã lan truyền trong giới văn nhân các quận huyện. Ông vì việc này mà cải danh thành Hựu Hùng.
Hà Đạm Như về sau chủ yếu kiếm sống bằng nghề dạy học ở tỉnh Quảng Đông và Hồng Kông. Ông tính tình khôi hài, giảng bài sinh động thú vị, dễ hiểu, nên thu hút được nhiều học trò, nổi danh một thời. Ông còn nổi tiếng giỏi đối câu, nhiều câu đối khó của ông được lưu lại.
Ông văn hay chữ tốt, thích viết đơn kiện cho người khác, từ đó có biệt danh "Sư gia viết thay" (捉刀師爺, Tróc đao sư gia), tề danh với Trần Mộng Cát, Lưu Hoa Đông và Phương Đường Kính là Tứ đại trạng sư đất Quảng Đông.
Lưu Hoa Đông
Lưu Hoa Đông (; 1778-1841), nguyên tổ tịch ở Phúc Kiến, là người lớn tuổi nhất trong Tứ đại trạng sư, có biệt hiệu "Văn quái sư gia" (文怪師爺).
Ngoài nổi danh trạng sư, Lưu Hoa Đông còn được biết đến là người đã chuyển thể các vở côn kịch "Kim ấn ký" và "Mãn sàng hốt" thành kinh kịch Quảng Đông "Lục quốc đại phong tướng". Ngoài ra, tác phẩm về câu đối "Lưu Hoa Đông lệ thư bát ngôn liên" của ông hiện vẫn được bảo tổn tại công viên Lai Chi Kok, Hồng Kông.
Trong một số giai thoại, địa vị Đệ tứ trạng sư của Lưu Hoa Đông thường bị thay thế bởi nhân vật hư cấu Tống Thế Kiệt.
Chú thích
Văn hóa dân gian Trung Hoa
Nhân vật văn học Trung Quốc
Người Quảng Đông
|
19856061
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%94
|
ე
|
Eni (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ე, mtavruli Ე) là chữ cái thứ 5 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ე có giá trị là 5.
ე thường đại diện cho nguyên âm , giống như cách phát âm của trong "embassy".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh E
Chữ cái Kirin Э
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856068
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A1ng%20%C4%91%C3%A8n
|
Sáng đèn
|
Sáng đèn là một bộ phim điện ảnh Việt Nam thuộc thể loại hài – lãng mạn – gia đình ra mắt vào năm 2024 do Hoàng Tuấn Cường làm đạo diễn, đánh dấu đây là bộ phim điện ảnh thứ tư anh làm đạo diễn, sau Xóm trọ 3D, Nhà không bán và Vong nhi. Tác phẩm có sự tham gia diễn xuất của các diễn viên gồm NSƯT Hữu Châu, nghệ sĩ cải lương Chí Tâm, Bạch Công Khanh, Trúc Mây, NSƯT Kim Tử Long, NSND Hồng Vân, Lê Phương, Tiêu Minh Phụng, Lê Trang, Tuấn Dũng, Lam Tuyền ...
Nội dung
Phim lấy bối cảnh những năm 1994, khi đó đoàn hát cải lương chính thống đang được khán giả săn đón. Thanh, một cậu bé 10 tuổi làm nghề bắt cá trên sông, không màng đến nguy hiểm, nắm giữ bằng được bàn thờ Tổ và sau đó được ông Bầu của đoàn hát nhận nuôi vào đoàn. Kiều Trúc Linh, một cô bé 9 tuổi, là con gái của cô đào hát nổi tiếng Kiều Trúc Lệ. Vì cứu con, Trúc Lệ đã hy sinh tính mạng của mình...
Sau mười năm, tình trạng ế khách vẫn kéo dài dù chủ đoàn đã áp dụng mọi biện pháp từ một đoàn cải lương chính thống, nhưng giờ đây đã trở thành một đoàn hỗn hợp với sự kết hợp của xiếc, lô tô và ca nhạc. Trong khi tuồng hát chỉ còn lại trích đoạn và tân cổ giao duyên. Dù tất cả mọi người đã cùng nỗ lực, nhưng tình hình không cải thiện được nhiều, vẫn đối diện với tình trạng ế khách và thu nhập eo hẹp.
Tuy phải vật lộn với hoàn cảnh khó khăn, nhưng tình yêu nghề và tình yêu đôi lứa vẫn được đề cao trong mỗi cá nhân. Tiêu biểu là mối tình đẹp đẽ, trong sáng của Thanh và Linh và mối tình sâu đậm giữa Phi Khanh và Kim Yến nhưng cuối cùng phải chia lìa sau bao nỗ lực.
Câu chuyện trong đoàn hát tiếp tục trải qua những tình huống bất ngờ, và cuối cùng, họ vẫn quyết định cùng nhau tiếp tục trên con đường nghệ thuật mà họ đã chọn. Giá trị cốt lõi của sân khấu vẫn mãi tồn tại trong tâm hồn những người nghệ sĩ, mà dù khó khăn thế nào, họ vẫn kiên trì theo đuổi đam mê của mình.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trailer chính thức trên Facebook
phim năm 2024
phim Việt Nam
phim hài Việt Nam
phim lãng mạn Việt Nam
phim ca nhạc Việt Nam
phim của Galaxy Studio
|
19856071
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acanthothorax%20cognatus
|
Acanthothorax cognatus
|
Acanthothorax cognatus là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Acanthothorax trong họ Anthribidae. Loài này được Frieser, R. mô tả lần đầu năm 1997.
Tham khảo
cognatus
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1997
|
19856115
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1%20nghi%E1%BB%87p%20%C4%91i%E1%BB%87n%20%E1%BA%A3nh%20c%E1%BB%A7a%20Christopher%20Nolan
|
Sự nghiệp điện ảnh của Christopher Nolan
|
Christopher Nolan là một nam đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất điện ảnh kiêm doanh nhân người Mỹ gốc Anh. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình qua bộ phim đầu tay Following (1998), bộ phim thuộc thể loại tội phạm – giật gân được thực hiện với kinh phí eo hẹp chỉ có 6.000 USD. Hai năm sau, ông làm đạo diễn cho Memento (2000), tác phẩm thuộc thể loại tâm lý – giật gân – chính kịch với sự tham gia của Guy Pearce trong vai Leonard Shelby – người bị mắc hội chứng mất trí nhớ ngắn hạn đang bắt đầu hành trình đi tìm kẻ sát hại vợ của mình. Memento có cấu trúc kể chuyện phi tuyến tính giống như bộ phim đầu tay của ông trước đó, và đây được xem là tác phẩm đột phá của ông. Tác phẩm được giới chuyên môn khen ngợi và là một thành công bất ngờ về mặt thương mại. Với bộ phim này, ông đã nhận được đề cử đầu tiên của giải DGA cho thành tựu đạo diễn xuất sắc nhất, và việc viết kịch bản cho bộ phim đã giúp ông nhận được đề cử giải Oscar cho kịch bản gốc xuất sắc nhất. Tiếp đó, ông thực hiện bộ phim Insomnia (2002), tác phẩm được làm lại từ bản phim gốc ra mắt vào năm 1997 với sự tham gia diễn xuất của Al Pacino, Robin Williams và Hilary Swank. Đây là bộ phim đầu tiên của ông dành cho Warner Bros. và là một thành công lớn cả về thương mại lẫn chuyên môn.
Năm 2005, Nolan làm đạo diễn cho Huyền thoại Người Dơi, bộ phim siêu anh hùng của Warner Bros. có sự tham gia của Christian Bale trong vai Batman và kể câu chuyện về nguồn gốc của nhân vật chính. Một năm sau, ông thực hiện tác phẩm The Prestige (2006), trong đó Bale và Hugh Jackman vào các vai Robert và Alfred – hai địch thủ ảo thuật gia vào thế kỷ 19. Bộ phim tiếp theo của ông là phần phim tiếp nối của Huyền thoại Người Dơi mang tên Kỵ sĩ bóng đêm (2008), trong đó Bale trở lại vào vai Batman đối mặt với Joker do Heath Ledger thủ vai. Tác phẩm đã thu về tổng cộng hơn 1 tỷ USD trên toàn thế giới và là bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2008; đồng thời còn nhận tám đề cử tại giải Oscar lần thứ 81, và cá nhân Nolan có lần thứ hai được đề cử giải DGA. Năm 2010, ông làm đạo diễn cho bộ phim Inception với sự tham gia của Leonardo DiCaprio trong vai Dom Cobb – một tên trộm dẫn đầu một nhóm chuyên đánh cắp thông tin bằng cách xâm nhập vào tiềm thức của mỗi người. Tác phẩm được đề cử ở hạng mục Phim hay nhất tại các giải Oscar, giải BAFTA và giải Quả cầu vàng, riêng cá nhân Nolan có lần thứ ba được đề cử giải DGA.
Hai năm sau, Nolan làm đạo diễn cho Kỵ sĩ bóng đêm trỗi dậy (2012), bộ phim tiếp tục đạt tổng doanh thu phòng vé trên toàn thế giới hơn 1 tỷ USD. Ông tiếp nối sự thành công này bằng việc sản xuất bộ phim Người đàn ông thép (2013) của Zack Snyder và làm đạo diễn cho tác phẩm Hố đen tử thần (2014), với sự tham gia của các diễn viên gồm Matthew McConaughey, Anne Hathaway và Jessica Chastain. Tác phẩm sau đó giành giải Sao Thổ cho phim khoa học viễn tưởng hay nhất. Năm 2017, ông làm đạo diễn cho tác phẩm Cuộc di tản Dunkirk, qua đó giúp ông có lần đầu tiên được đề cử giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất. Ba năm sau, ông thực hiện tác phẩm thuộc thể loại hành động – hoa học viễn tưởng mang tên Tenet (2020). Bộ phim tiếp theo trong sự nghiệp của ông là Oppenheimer (2023), tác phẩm thuộc thể loại tiểu sử – chính kịch xoay quanh về cuộc đời và sự nghiệp của Robert Oppenheimer, giúp cho ông giành được giải Oscar cho Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất, với Cillian Murphy thủ vai chính.
Phim điện ảnh
Tác phẩm chính
Giám đốc sản xuất
Phim ngắn
Phim tài liệu đã tham gia
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Sự nghiệp điện ảnh theo đạo diễn
Sự nghiệp điện ảnh của người Mỹ
|
19856119
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chamber%20pop
|
Chamber pop
|
Chamber pop (còn gọi là baroque pop và đôi khi được gộp lại với nhạc orchestral pop hoặc nhạc symphonic pop) là một thể loại âm nhạc kết hợp nhạc rock với việc sử dụng nhiều loại nhạc cụ dây, kèn, dương cầm và hòa âm giọng hát cũng như các yếu tố khác của dàn nhạc và nhạc pop phòng trà của thập niên 1960, nhấn mạnh vào giai điệu và kết cấu nhạc.
Trong thời kỳ xuất hiện đầu tiên của chamber pop vào thập niên 1960, các nhà sản xuất âm nhạc như Burt Bacharach, Lee Hazlewood và Brian Wilson của The Beach Boys đã đóng vai trò là những nhà tiên phong của thể loại này. Các sản phẩm của Wilson trong album Pet Sounds và Smile của The Beach Boys được cho là có ảnh hưởng đặc biệt từ thể loại này. Từ đầu thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990, hầu hết các nghệ sĩ chamber pop đều không đạt được thành công thương mại. Sự suy giảm của thể loại này được cho là do sự tốn kém trong khâu đầu tư cho các chuyến lưu diễn và thu âm cũng như sự miễn cưỡng của các hãng thu âm trong việc tài trợ cho các nhạc cụ như nhạc cụ dây, bộ kèn và đàn phím cho album của các nghệ sĩ.
Vào giữa những năm 1990, nhạc chamber pop phát triển như một nhánh nhỏ của indie rock hoặc indie pop, trong đó các nhạc sĩ sử dụng tương phản âm guitar biến dạng, thẩm mỹ lo-fi và những phương pháp chuyển soạn đơn giản thường thấy ở các nhóm nhạc alternative hoặc "rock hiện đại" thời đó. Ở Nhật Bản, phong trào này diễn ra song song với Shibuya-kei, một thể loại indie khác được hình thành trên cùng một số nền tảng ảnh hưởng. Đến những năm 2000, thuật ngữ "chamber pop" được áp dụng một cách không thống nhất cho nhiều ban nhạc có tác phẩm bị so sánh với Pet Sounds.
Định nghĩa và hình thành
Sự kết hợp giữa nhạc cụ dây và nhạc rock được gọi dưới những thuật ngữ "symphonic pop", "chamber pop" và orchestral pop (hay gọi tắt là "ork-pop"). Ork-pop đề cập đến một nhánh gồm các nhạc sĩ nhạc rock underground có chung tư tưởng với dòng nhạc của album phòng thu Pet Sounds năm 1966 của The Beach Boys, chẳng hạn như The High Llamas và các ban nhạc từ tập thể Elephant 6. Theo David Jerman của CMJ, cái tên này là sự sáng tạo của các nhà phê bình nhạc rock, "bao gồm tất cả mọi người, từ những người hâm mộ The Beach Boys cho đến những người hâm mộ của Bacharach và Mancini". Chamber pop rất đa dạng về mặt phong cách. AllMusic cho biết thể loại này mang "tinh thần" của nhạc baroque pop của thập niên 1960, trong khi các cây viết văn hóa Joseph Fisher và Brian Flota gọi dòng nhạc này là "thừa kế" của baroque pop. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ chất thính phòng đầy phong phú của Burt Bacharach, Brian Wilson và Lee Hazlewood, các nghệ sĩ chamber pop một lần nữa tập trung vào phần giai điệu và kết cấu âm nhạc. Một nguồn ảnh hưởng lớn khác là ca sĩ Scott Walker. Jim Farber của New York Daily News tóm tắt thể loại này giống như thể "Donovan gặp Burt Bacharach".
Newsmakers tin rằng Pet Sounds của The Beach Boys đã giúp định nghĩa dòng nhạc chamber pop là "những bài hát thân mật, được chuyển soạn tỉ mỉ theo hướng rock nhưng không có những âm thanh ồn ào đậm chất blue." Theo sau album này là tác phẩm chưa hoàn thiện năm 1966–67 mang tên Smile của nhóm, là một sản phẩm hợp tác giữa Brian Wilson và nhạc sĩ viết lời Van Dyke Parks cũng chịu ảnh hưởng nặng nề từ thể loại này. Theo Sean O'Hagan của High Llamas, Pet Sounds như "sự khởi đầu của một thể nghiệm nhạc pop tuyệt vời. Nhưng nó không được phép tiếp tục, bởi vì rock and roll đã nắm gót mọi thứ và khiến nó phải bị dừng lại. Pop không hề được cất cánh trở lại cho tới thập kỷ này [thập niên 1990]." Tác giả Carl Wilson nhận định "sự dễ bị tổn thương đau đớn", "việc sử dụng các nhạc cụ khác thường", "hòa âm phức tạp" và "bản thân trường thiên về Smile" của Brian đã trở thành điểm tham chiếu chung cho các ban nhạc chamber pop. Giống như các nghệ sĩ ork-pop có chung tình yêu với Wilson, họ cũng dành sự ngưỡng mộ cho tác phẩm của nhau. Vào cuối những năm 1980, phần lớn các sản phẩm mà Louis Phillipe thực hiện cho él Records cũng sử dụng một cách cầu kỳ âm thính phòng cũng như phần giọng hát để thể hiện và xác định phong cách nhạc chamber pop.
Chamber pop là một phần của xu hướng lớn hơn có sự tham gia của các nhạc sĩ từ chối các quy ước về nhạc rock truyền thống, chẳng hạn như Tortoise và Stereolab, mặc dù những ban nhạc cụ thể này không được nhìn nhận như những ban nhạc ork-pop. Phần phối khí dàn nhạc của thể loại này thường phức tạp hơn nhạc rock, sử dụng nhiều các loại khí nhạc như kèn đồng và bộ dây. Thể loại này lấy cảm hứng từ sự hồi sinh của nhạc phòng chờ những năm 1990 nhưng tránh mọi ảnh hưởng từ các phong cách đương đại khác như grunge, electronica và alternative, đặc biệt là âm lo-fi và sự biến dạng âm thanh. Mặc dù các nhóm nhạc rock hiện đại như Smashing Pumpkins, The Verve, Oasis và R.E.M. đôi khi được sử dụng các nhạc khí dây, cách tiếp cận của các ban nhạc này lại bớt phức tạp hơn một cách đáng kể. The High Llamas là một trong những nhóm nhạc đầu tiên đón đầu xu hướng nhạc dễ nghe với album Gideon Gaye năm 1993. O'Hagan cảm thấy rằng "có nhiều quan niệm sai lầm rằng nhạc college rock của Mỹ với mũ bóng chày xoắn và áo sơ mi kẻ ca-rô là mạo hiểm, nhưng đó là thứ nhạc đậm tính tuân thủ và đoàn thể nhất ở đây." Eric Matthews thì nói thêm rằng "Tất cả các ban nhạc này đều nghe giống như Nirvana và Pearl Jam. Thật tiếc là điều này không được phát hiện ngay từ đầu. Phần lớn trong số đó chỉ là những bản nhạc rock rất đơn giản và ngu ngốc."
Nổi lên và phổ biến
Hai cây viết Fisher và Flota dõi theo dòng nhạc chamber pop này cho tới "sớm nhất" là giữa thập niên 1990. Theo Natalie Waliek của nhà bán lẻ âm nhạc Newbury Comics, "mối quan tâm mới tới thức thần" tại thời điểm đó và "sự chồng chéo với nhạc phòng chờ/cocktail, bởi vì dòng nhạc đó [cũng] có phần phối khí dàn nhạc", có thể đã góp phần vào doanh thu của các album nhạc ork-pop, nhưng các hoạt động đều bị giới hạn ở mức thành công thương mại vừa phải. Phần lớn các nhạc sĩ đều ở độ tuổi ngoài 20 và nhiều người đã phải vật lộn để đạt được thành công đáng kể về mặt bán lẻ hoặc đài phát thanh so với nhạc rock hiện đại. Trước đây, các công ty thu âm đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các ban nhạc đa nhạc cụ lớn bằng cách tài trợ cho họ các loại khí nhạc như các loại đàn dây, kèn và đàn phím cho các dự án album, nhưng việc này ngày càng ít đi dần theo thời gian. Việc tổ chức các chuyến lưu diễn với dàn nhạc đầy đủ các nhạc khí dây và kèn đồng cũng trở nên khó khăn, và điều này đã trở thành một yếu tố ngăn cản sự thành công của thể loại này.
Ở Nhật Bản, một điểm tương đồng xa xôi là sự phát triển của Shibuya-kei, vốn đào lại xu hướng sử dụng các nhạc cụ nổi bật như nhạc khí dây và kèn trong phương pháp chuyển soạn. Thể loại này được lấy cảm hứng từ nhạc pop cổ điển phương Tây, đặc biệt là các phần phối khí dàn nhạc do Burt Bacharach, Brian Wilson, Phil Spector và Serge Gainsbourg đảm nhiệm. Không giống như các dòng nhạc khác của Nhật Bản, khán giả của dòng nhạc này không nhất thiết phải chuyển sang các cộng đồng người hâm mộ anime mà thường là những người đam mê nhạc indie pop hơn. Điều này một phần là do nhiều ban nhạc của dòng nhạc này được phân phối các tác phẩm tại Hoa Kỳ thông qua các hãng thu âm độc lập lớn như Matador và Grand Royal Records. Shibuya-kei đạt được đỉnh cao vào cuối thập niên 1990 và bắt đầu suy tàn sau khi những người chơi thể loại nhạc này dần chuyển sang các phong cách âm nhạc khác.
Trong danh mục ork-pop năm 1996, Craig Rosen liệt kê các ban nhạc tiêu biểu bao gồm Yum-Yum, The High Llamas, Richard Davies, Eric Matthews, Spookey Ruben, Witch Hazel và Liam Hayes (Plush). Matthews, người hợp tác với Davies để lập nên nhóm Cardinal, được coi là biểu tượng hàng đầu của ork-pop. Nhà báo Maria Schurr của Popmatters đã viết trong một bài đánh giá hồi tưởng về album đầu tay Cardinal năm 1994 của Cardinal; "trong một số trường hợp, [album] được ví như câu trả lời của kỷ nguyên grunge cho Pet Sounds, và mặc dù nó không được trích dẫn rộng rãi như một tác phẩm kinh điển của The Beach Boys, nhưng chắc chắn nó đã ảnh hưởng đến nhiều nghệ sĩ độc lập hơn người ta có thể mong đợi." Nhà báo âm nhạc Jim DeRogatis thì liên kết phong trào ork-pop và chamber pop với các ban nhạc như Yum-Yum, Cardinal và Lambchop.
Thập niên 2000–nay
Đến năm 2009, thuật ngữ "chamber pop" trở nên bị lạm dụng rộng rãi, như nhạc sĩ sáng tác bài hát Scott Miller gợi ý. Nó "hợp lý khi được sử dụng cho Fleet Foxes hơn là với các ban nhạc khác mà tôi từng thấy nó được sử dụng". Ông cũng lưu ý rằng Pet Sounds đã trở thành một hình tượng phổ biến để so sánh; "[Nếu mọi người] hài lòng về điều đó, tôi phải tự nhéo mình và suy ngẫm rằng tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ nhìn thấy ngày này." Brian Roster của Treblezine đã viết rằng album Veckatimest của Grizzly Bear là một "cuộc khám phá mang tính bước ngoặt về những bối cảnh đang thay đổi của nhạc pop trong năm 2009" thể hiện nỗ lực tạo ra "một kiểu kết luận rút gọn cho những ngày đầu tiên của nhạc chamber pop".
Chú thích
Ghi chú
Tham khảo
Ấn phẩm
Thể loại nhạc thế kỷ 20
Dòng nhạc alternative rock
Indie pop
Baroque pop
Phong cách phục cổ
|
19856131
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20%28Kuwait%29
|
Quốc hội (Kuwait)
|
Quốc hội Kuwait () là cơ quan lập pháp một viện của Kuwait, gồm 50 nghị sĩ dân cử và các thành viên Nội các Kuwait. Thành viên Quốc hội không thuộc đảng phái nào bởi vì Kuwait cấm chính đảng. Trụ sở Quốc hội Kuwait tại Thành phố Kuwait.
Tổng quan
Quốc hội Kuwait được thành lập vào năm 1963. Tiền thân của Quốc hội bị tù trưởng Kuwait giải tán vào năm 1939 sau khi những thành viên của cơ quan đó yêu cầu sáp nhập Kuwait vào Iraq và phân chia lợi nhuận dầu khí của Kuwait giữa tù trưởng và giới thương gia.
Quốc hội gồm 50 nghị sĩ dân cử. Nghị sĩ Quốc hội được bầu ra theo chế độ một phiếu không thể chuyển nhượng với nhiệm kỳ bốn năm. Thành viên Nội các có quyền tham dự kỳ họp Quốc hội nhưng không được bổ nhiệm vào ủy ban của Quốc hội và biểu quyết trong trường hợp Quốc hội tổ chức biểu quyết không tín nhiệm đối với một thành viên Nội các. Quốc hội có thể bị giải tán. Tuy nhiên, bầu cử Quốc hội phải được tổ chức trong hai tháng sau ngày giải tán và Quốc hội không thể bị giải tán vì cùng một lý do. Quốc hội Kuwait được xem là cơ quan lập pháp có nhiều quyền lực nhất tại Trung Đông.
Nữ nghị sĩ Quốc hội
Phụ nữ Kuwait được trao quyền bầu cử vào năm 2005. Phụ nữ lần đầu tiên trúng cử nghị sĩ vào năm 2009.
Trụ sở
Tòa nhà Quốc hội Kuwait được kiến trúc sư người Đan Mạch Jørn Utzon thiết kế, cũng là người đã thiết kế Nhà hát Opera Sydney.
Xem thêm
Chính trị Kuwait
Chính phủ Kuwait
Nội các Kuwait
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang web Quốc hội Kuwait
Thể loại:Thành phố Kuwait
Thể loại:Cơ quan lập pháp quốc gia
Thể loại:Lập pháp độc viện
Thể loại:Chính phủ Kuwait
Thể loại:Quốc hội theo quốc gia
|
19856132
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p%20%C6%B0%E1%BB%9Bc%20Polyanovka
|
Hiệp ước Polyanovka
|
Hiệp ước Polyanovka (tiếng Ba Lan: Polanów, còn được gọi là Hòa ước Polyanovka/Polanów) là một hòa ước được ký vào ngày 14 tháng 6 năm 1634 giữa Liên bang Ba Lan và Lietuva và Sa quốc Nga tại làng Semlevo nằm gần sông Polyanovka giữa Vyazma và Dorogobuzh.
Hiệp định được ký kết sau Chiến tranh Smolensk. Các cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày 30 tháng 4 sau thất bại trong cuộc vây hãm Belaya của Ba Lan-Litva. Nhìn chung, thỏa thuận đã xác nhận hiện trạng trước chiến tranh, với việc chính phủ Sa hoàng Mikhail I của Nga phải trả một khoản bồi thường chiến tranh lớn (20.000 ruble bằng vàng) cho Władysław IV Vasa để ông này đồng ý từ bỏ yêu sách của mình đối với ngai vàng Nga và trả lại phù hiệu hoàng gia cho Nga. Władysław, mặc dù chiếm thế thượng phong nhưng đang cố gắng đưa Nga vào liên minh chống Thụy Điển; do đó, để thể hiện thiện chí, ông đã đồng ý trao cho người Nga thị trấn biên giới Serpeysk và các vùng lãnh thổ lân cận. Tuy nhiên, liên minh này đã không bao giờ thành công vì Sejm Liên bang Ba Lan và Lietuva không muốn chiến tranh với Thụy Điển sau Hiệp ước Stuhmsdorf, và người Nga không thấy được lợi ích gì trong một liên minh như vậy. Các bên cũng đạt được thỏa thuận về trao đổi tù nhân và hiệp ước thương mại.
Hiệp ước đã chấm dứt chuỗi chiến tranh gần như không gián đoạn giữa Liên bang và các nước láng giềng đã diễn ra từ đầu thế kỷ XVII.
Tham khảo
Hòa ước Ba Lan
Quan hệ Ba Lan-Nga
Hiệp ước Sa quốc Nga
Chiến tranh Smolensk
Hiệp ước năm 1634
Nga năm 1634
Hiệp ước song phương của Nga
|
19856133
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Orchestral%20pop
|
Orchestral pop
|
Orchestral pop (đôi khi được gọi ngắn gọn là ork-pop) là nhạc pop được chuyển soạn và biểu diễn bởi dàn nhạc giao hưởng. Dòng nhạc này cũng có thể được kết hợp với thuật ngữ symphonic pop hoặc chamber pop.
Lịch sử
Trong suốt thập niên 1960, nhạc pop trên đài phát thanh và trong cả phim điện ảnh Mỹ lẫn Anh đều chuyển từ việc sử dụng thứ âm nhạc đầy tinh tế của Tin Pan Alley sang các sáng tác lập dị hơn, kết hợp với guitar rock, đàn dây giao hưởng và kèn do các nhóm nhạc sĩ phòng thu thể hiện. Sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật thu âm nhiều đoạn nhạc vào giữa những năm 1960 cũng thúc đẩy khả năng của các nhà sản xuất trong việc tạo ra các bản ghi âm với cách chuyển soạn âm thanh phức tạp. Các nhà chuyển soạn và sản xuất nhạc pop đã sử dụng orchestral pop vào các bản phát hành của nghệ sĩ của họ, trong đó có George Martin và những bản chuyển soạn nhạc khí bộ dây của ông cho The Beatles, và John Barry với phần nhạc nền cho loạt phim James Bond. Cũng trong những năm 1960, một số sắp đặt đậm tính thính phòng đã được thực hiện cho các bài hát do The Beatles sáng tác, bao gồm phiên bản giao hưởng của "Yesterday". Một số bản giao hưởng được thành lập đặc biệt để chơi những bản nhạc phổ biến, chẳng hạn như dàn nhạc Boston Pops Orchestra. Nick Perito là một trong những nhà chuyển soạn, nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc orchestral pop tài năng nhất.
Theo Chris Nickson, "orchestral pop của năm 1966" là "đầy thử thách, thay vì [là kiểu nhạc] nhạt nhẽo, dễ nghe". Tạp chí Spin coi Burt Bacharach và Brian Wilson của The Beach Boys là "những vị thần" của orchestral pop. Theo ý kiến của Nickson, "đỉnh cao" của dàn nhạc pop nằm ở ca sĩ Scott Walker, giải thích rằng "trong thời kỳ màu mỡ nhất của mình, 1967–70, ông đã tạo ra một khối tác phẩm mà, theo cách riêng của nó, đậm tính cách mạng như The Beatles. Ông đã lấy ý tưởng của [Henry] Mancini và Bacharach để đưa ra kết luận hợp lý, về cơ bản đã định nghĩa lại khái niệm về orchestral pop." Trong thế kỷ 21, rất ít nghệ sĩ khám phá thể loại này, trong đó đáng chú ý nhất là siêu nhóm nhạc Anh Quốc The Last Shadow Puppets (do trưởng nhóm Arctic Monkeys – Alex Turner – và nghệ sĩ Miles Kane thành lập), và nghệ sĩ người Mỹ Cody Fry.
Ork-pop
Ork-pop là một phong trào những năm 1990 lấy tên từ orchestral pop. Những nghệ sĩ đi đầu của phong trào này là Yum-Yum, The High Llamas, Richard Davies, Eric Matthews, Spookey Ruben, Witch Hazel và Liam Hayes (Plush). Matthews, người hợp tác với Davies để lập nên nhóm Cardinal, được coi là biểu tượng hàng đầu của ork-pop.
Chú thích
Tham khảo
Ấn phẩm
Thể loại nhạc pop
Thể loại nhạc thế kỷ 20
|
19856135
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/PiaLinh
|
PiaLinh
|
Nguyễn Hoàng Hương Linh (sinh ngày 5 tháng 2 năm 2004), thường được biết đến với nghệ danh PiaLinh là một nữ ca sĩ, nhạc sĩ người Việt Nam.
Tiểu sử và học vấn
PiaLinh sinh ngày 5 tháng 2 năm 2004 tại Hà Nội. Cô hiện đang theo học khoa Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương Hà Nội. Cô cũng từng đạt nhiều giải thưởng trong cuộc thi chọn học sinh giỏi tiếng Anh toàn thành phố, điểm IELTS 8.0 và điểm thi tốt nghiệp THPT 28.05 điểm.
Sự nghiệp
Tháng 5 năm 2023, cái tên PiaLinh lần đầu được công chúng biết tới qua màn kết hợp với nam rapper Đen ra mắt MV "Nấu Ăn Cho Em". Bài hát nhanh chóng nổi tiếng và đứng thứ 1 top thịnh hành trên youtube sau 5 ngày phát hành.
Tháng 7 năm 2023, PiaLinh xuất hiện trong tập 1 của chương trình Thần tượng âm nhạc Việt Nam (mùa 8) và gây ấn tượng với phần trình diễn ca khúc "Chân Ái" và nhận được vé vàng từ HLV Mỹ Tâm. Tuy nhiên, may mắn chưa mỉm cười khi cô dừng chân với hạng 8 tại chương trình. Bên cạnh đó, cô cũng là đã xuất hiện trong 2 mùa chương trình Hòa Ca phát sóng trên VTV7.
Tháng 10 năm 2023, Đạt Ozy kết hợp với PiaLinh ra mắt MV "Tan Ca".
Tháng 2 năm 2024, PiaLinh, Ronboogz và Bonn!ex ra mắt MV "Sớm Mai". Đặc biệt, toàn bộ doanh thu của ca khúc sẽ được sử dụng cho các hoạt động thiện nguyện.
Vietnam Idol 2023
Các bài hát sử dụng
"Chân ái". Sáng tác: Châu Đăng Khoa . Ca sĩ gốc: Sofia và Khói
"Đi rồi sẽ đến". Sáng tác: Tiên Cookie. Ca sĩ gốc: Erik
"Buồn thì cứ khóc đi". Sáng tác: Lynk Lee. Ca sĩ gốc: Lynk Lee
"Nấu ăn cho em". Tự sáng tác. Ca sĩ gốc: PiaLinh và Đen Vâu - Tuần 1
"Nếu như anh đến". Sáng tác: Nguyễn Đức Cường. Ca sĩ gốc: Văn Mai Hương. Tuần 2
"Ngồi hát đỡ buồn". Sáng tác: Nguyễn Hải Phong. Ca sĩ gốc: Trúc Nhân. Tuần 3
"Khi em lớn". Sáng tác: Orange. Ca sĩ gốc: Orange và Hoàng Dũng - Tuần 4
"Có hẹn với thanh xuân". Sáng tác: Monstar. Ca sĩ gốc: Monstar
Giải thưởng và đề cử
Tham khảo
Liên kết ngoài
PiaLinh trên Youtube
PiaLinh trên Facebook
PiaLinh trên Tiktok
PiaLinh trên Instagram
Nữ ca sĩ Việt Nam
Nữ ca sĩ thế kỷ 21
Sinh năm 2004
Người Thành phố Hồ Chí Minh
Ca sĩ nhạc trẻ Việt Nam
Nhân vật còn sống
Thí sinh Vietnam Idol
|
19856139
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%95
|
ვ
|
Vini (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ვ, mtavruli Ვ) là chữ cái thứ 6 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ვ có giá trị là 6.
ვ thường đại diện cho âm xát môi hữu thanh , giống như cách phát âm của trong "vine".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh V
Chữ cái Kirin В
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856143
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%96
|
ზ
|
Zeni (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ზ, mtavruli Ზ) là chữ cái thứ 7 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ზ có giá trị là 7.
ზ thường đại diện cho âm xát răng hữu thanh , giống như cách phát âm của trong "zebra".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh Z
Chữ cái Kirin З
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856148
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Spearfish%20%28SS-190%29
|
USS Spearfish (SS-190)
|
USS Spearfish (SS-190) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên một chi thuộc họ Cá cờ. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười hai chuyến tuần tra, đánh chìm bốn tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 17.065 tấn. Được rút ra khỏi hoạt động trên tuyến đầu vào đầu năm 1945, nó đảm nhiệm vai trò huấn luyện cho đến khi xung đột chấm dứt, và xuất biên chế vào năm 1946. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1947. Spearfish được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Spearfish được trang bị kiểu động cơ Hooven-Owens-Rentschler (H.O.R.) 9-xy lanh hoạt động hai chiều vốn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật. Trong một cố gắng tạo ra công suất lớn hơn từ một động cơ nhỏ, kiểu động cơ hoạt động hai chiều tỏ ra kém tin cậy. Vào giai đoạn giữa Thế Chiến II chúng được thay thế bởi động cơ GM Cleveland Diesel 16-278A, có thể vào lượt đại tu vào đầu năm 1943.
Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Spearfish được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 9 tháng 9, 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 10, 1938, được đỡ đầu bởi bà Lillian Spear, phu nhân ngài Lawrence York Spear giám đốc Electric Boat Company. Nó được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 17 tháng 7, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Charles Edward Tolman, Jr.
Lịch sử hoạt động
1939 - 1941
1945
Sau khi quay trở về Trân Châu Cảng vào ngày 24 tháng 1, 1945, Spearfish được sử dụng như một tàu huấn luyện tại vùng biển Hawaii cho đến khi chiến tranh kết thúc. Nó khởi hành vào ngày 19 tháng 8 để quay trở về vùng bờ Tây, đi đến Xưởng hải quân Mare Island vào ngày 27 tháng 8. Đến ngày 7 tháng 9, một ủy ban thanh tra đã kết luận con tàu không phù hợp để tiếp tục phục vụ, nên xuất biên chế ngay và sẽ bị tháo dỡ. Nó được giữ lại trong trạng thái ngừng hoạt động để tham gia thử nghiệm chất nổ. Nó được cho xuất biên chế vào ngày 22 tháng 6, 1946, rồi rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 19 tháng 7, 1946. Con tàu bị bán cho hãng Learner Company tại Oakland, California để tháo dỡ vào tháng 10, 1947.
Phần thưởng
Spearfish được tặng thưởng mười Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm bốn tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 17.065 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-190
Kill record: USS Spearfish
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Sự cố bắn nhầm trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1944
Tàu thủy năm 1938
Sự cố quân ta bắn quân mình trong Thế chiến thứ hai
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19856150
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sculpin%20%28SS-191%29
|
USS Sculpin (SS-191)
|
USS Sculpin (SS-191) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên siêu họ Cá bống thuộc bộ Cá mù làn. Nó đã phục vụ trong Thế Chiến II, thực hiện được chín chuyến tuần tra và đánh chìm ba tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 9.835 tấn. Trong chuyến tuần tra thứ chín, nó bị hư hại nặng bởi hỏa lực từ tàu khu trục Yamagumo, nên đã tự đánh đắm ngoài khơi đảo Truk vào ngày 19 tháng 11, 1943. Sculpin được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận cùng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Phlippines do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Sculpin được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 7 tháng 9, 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 27 tháng 7, 1938, được đỡ đầu bởi bà Bernice F. Defrees, phu nhân Chuẩn đô đốc Joseph R. Defrees, Sr., Tham mưu trưởng Lực lượng Tuần tiễu Hạm đội Hoa Kỳ. Nó được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 1, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Warren Dudley Wilkin.
Lịch sử hoạt động
Phần thưởng
Sculpin được tặng thưởng tám Ngôi sao Chiến trận cùng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippines do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm ba tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 9.835 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-191
On Eternal Patrol: USS Sculpin
Kill record: USS Sculpin
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu bị đánh chìm bởi tàu chiến Nhật Bản
Xác tàu đắm tại Thái Bình Dương trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1943
Tàu thủy năm 1938
|
19856152
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sculpin
|
USS Sculpin
|
Ba tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Sculpin, theo tên siêu họ Cá bống thuộc bộ Cá mù làn:
là một nhập biên chế năm 1939 và bị đánhchìm năm 1943
dự định là một nhưng kế hoạch chế tạo bị hủy bỏ vào năm 1945
là một trong biên chế từ năm 1961 đến năm 1990
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856158
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%97
|
თ
|
Tani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli თ, mtavruli Თ) là chữ cái thứ 9 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, თ có giá trị là 9.
თ thường đại diện cho âm tắc răng vô thanh , giống như cách phát âm của trong "table".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Gruzia T'ari
Chữ cái Latinh T
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856167
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%98
|
ი
|
Ini (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ი, mtavruli Ი) là chữ cái thứ 10 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ი có giá trị là 10.
ი thường đại diện cho nguyên âm không tròn môi trước đóng , giống như cách phát âm của trong "machine", hoặc nguyên âm không tròn môi trước gần đóng , giống như cách phát âm của trong "sin".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh I
Chữ cái Kirin И
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856175
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A2n%20v%E1%BA%ADt%20trong%20C%E1%BA%A5m%20th%C6%B0%20ma%20thu%E1%BA%ADt%20Index
|
Danh sách nhân vật trong Cấm thư ma thuật Index
|
Sau đây là danh sách các nhân vật trong light novel, manga và phim anime Cấm thư ma thuật, cũng như bộ truyện tranh và anime ngoại truyện có tựa đề Toaru Kagaku no Railgun và Toaru Kagaku no Accelerator, cũng như một số phương tiện truyền thông phụ. Sê-ri chủ yếu diễn ra tại Thành phố Học viện, một thành phố chứa đầy những học sinh cố gắng trở thành những siêu năng lực gia mạnh mẽ và bị đưa vào xung đột bởi sự xuất hiện của các Ma thuật sư.
Các nhân vật trung tâm
Toma Kamijo
Lồng tiếng bởi: Atsushi Abe
Toma Kamijo (上条 当麻, Kamijō Tōma) là học sinh trung học năm nhất và là siêu năng lực gia Level 0, nhưng lại có một khả năng gọi là "Imagine Breaker"(幻想殺し, Imajin Bureikā, "Sát thủ ảo ảnh"), trong đó cậu ta sử dụng tay phải của mình để vô hiệu hóa các năng lực siêu nhiên cho dù chúng là phép thuật hay khoa học, nó còn vô hiệu hóa cả vận may của cậu. Với niềm tin vào chính nghĩa, cậu luôn giúp đỡ bất kỳ ai cần giúp đỡ, dù có phải mạo hiểm mạng sống và không ngần ngại đối đầu với nhiều đối thủ mạnh, chính vì vậy mà cậu thu hút cảm tình của nhiều nhân vật trong sê-ri. Khi gặp Index, Toma tham gia vào các sự kiện lớn diễn ra trong loạt sê-ri. Với việc thường xuyên gặp Mikoto Misaka, Toma cũng đã tham gia vào các sự kiện lớn trong loạt truyện bên lề Toaru Kagaku no Railgun.
Mikoto Misaka
Lồng tiếng bởi: Rina Satō
Mikoto Misaka (御坂 美琴) là một trong những nữ chính của phe khoa học trong sê-ri, đồng thời là nhân vật trong loạt sê-ri bên lề Toaru Kagaku no Railgun. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 5 mạnh đứng thứ ba của Thành phố Học viện với khả năng gọi là "Railgun"(超電磁砲, Rērugan, "Siêu Pháo Điện Từ") cho phép cô tạo ra một tỷ volt điện, khiến cô trở thành Electromaster mạnh nhất ở Thành phố Học viện. Touma hay gọi cô là Biri-biri mỗi khi giáp mặt. Cô là học sinh năm hai trường trung học Tokiwadai và là Át chủ bài của trường. Với hầu hết học sinh trong trường, cô được xem là một oujo-sama (tiểu thư) nhưng thực ra, cô lại nóng tính và kiêu ngạo, thường rất tomboy. Dù vậy cô vẫn đối xử thân thiết với một số người bạn.
Index
Lồng tiếng bởi: Yuka Iguchi
Index Librorum Prohibitorum (禁書目録, Indekkusu), còn được gọi là Index, là một nữ tu người Anh mười lăm tuổi đến từ Necessarius của Giáo hội Anh, với Dedicatus545 ("Con chiên tận tụy bảo vệ kiến thức của kẻ mạnh") là tên pháp hiệu của cô. Người ta luôn thấy cô mặc đồ của một cô sơ, một chiếc áo choàng trắng có thêu vàng ở mọi mép (sau đó có ghim vàng sau khi nó bị Toma Kamijo phá hủy bằng Imagine Breaker của cậu ta). Tâm trí của Index đã được cấy ghép 103.000 cuốn ma đạo thư của Index Librorum Prohibitorum vì cô sở hữu trí nhớ nhiếp ảnh và là ma thuật sư duy nhất có thể đọc những cuốn ma đạo thư có thể gây chết người đối với một ma thuật sư hoặc cá nhân bình thường. Cô có một hệ thống nhân cách tự bảo vệ được gọi là "John's Pen" (自動書記, Yohane no Pen, "Viết tự động") cho phép cô thực hiện các đòn tấn công ma thuật cao cấp như Thánh địa St. George (ジョージの聖域, Seinto Jōji no Seīki) và Hơi thở của rồng(竜王の殺息, Doragon Buresu, "Hơi thở giết chóc của Vua Rồng"). Hệ thống tự bảo vệ của cô có một sản phẩm phụ tên là "Feather of Light" (光の羽, Hikari no Hane) có chức năng buộc thiết lập lại bộ nhớ của cô trong trường hợp không thực hiện được việc thiết lập lại thủ công. Mặc dù không biết rằng mình có khả năng phép thuật nhưng Index có thể dễ dàng xác định các loại phép thuật bằng cách nhìn thấy nó hoặc ai đó mô tả cho cô ấy và biết cách chống lại chúng. Kiến thức sâu rộng của cô về Index Librorum Prohibitorum trong tâm trí khiến cô trở thành một trong những nhân vật mạnh nhất cho đến nay và trở nên hữu ích cho bạn bè của cô trong nhiều tình huống khác nhau như sử dụng Spell Intercept (強制詠唱 (スペルインターセプト), Superu Intāseputo, "Buộc tụng kinh") và Nỗi sợ hãi địa ngục (魔滅の声, Sheōru Fia, "Tiếng nói hủy diệt của cái ác") trong cuộc chiến chống lại các nữ tu chiến đấu của Giáo hội Công giáo La Mã do Agnese Sanctis lãnh đạo.
Index thường phấn khởi trước nhiều thứ và hơi thiếu hiểu biết cũng như tò mò về công nghệ hiện đại. Cô ấy thường dịu dàng, lịch sự với mọi người và có bản tính tốt bụng, nhưng cũng là một đứa trẻ hư hỏng ích kỷ khi ở cùng với Toma. Cô cũng mắng mỏ cậu ta làm những điều cô không thích, nhưng bản thân cô ấy lại làm những điều tương tự. Cô liên tục đưa ra kết luận mà không tìm hiểu tình tiết trước và liên tục trừng phạt Toma một cách sai trái bằng cách cắn cậu ta hoặc bắt đầu tranh cãi với cậu, khiến cậu ta bối rối và bực tức. Index cũng rất ham ăn và thích xem một bộ anime có tựa đề Magical Powered Kanamin. Cô có tình cảm mãnh liệt với Toma và thậm chí còn thú nhận tình yêu của mình sau khi nghe tin Toma mất ký ức vì cô. Tuy nhiên, cậu tránh trả lời bằng cách thay đổi chủ đề của cuộc trò chuyện vì cậu không biết mình từng có cảm xúc gì với Index.
Kuroko Shirai
Lồng tiếng bởi: Satomi Arai
Kuroko Shirai (白井 黒子) là học sinh năm nhất và là kōhai của Mikoto và cũng là bạn cùng phòng của Mikoto. Cô ấy là một trong những nhân vật chính của Toaru Kagaku no Railgun. Kuroko là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Dịch chuyển tức thời"(空間移動, Terepōto, "Chuyển động không gian") cho phép cô dịch chuyển bản thân hoặc đồ vật mà cô chạm vào có tổng trọng lượng khoảng 130–137 kg (287–302 lb) đến bất kỳ nơi nào trong bán kính khoảng 81–85 mét (266–279 ft), nhưng khả năng của cô nó đòi hỏi sự tập trung cao độ để thực hiện thành công. Cô ấy là thành viên của Judgement và thường mang một dây đinh quanh đùi, thứ mà cô ấy sử dụng trong quá trình làm việc của mình để hạ gục kẻ thù. Kuroko có tình cảm ám ảnh và biến thái với Mikoto, người mà cô gọi là "Onē-sama" (おねえさま, chị gái đáng kính). Cô ấy thường xuyên tìm kiếm cơ hội để thân mật với Mikoto, nhưng cuối cùng cô vẫn bị Mikoto giật điện. Cô hay ghen tị với những người khác thu hút được sự chú ý của Mikoto, chủ yếu là Toma Kamijo. Kuroko chính thức ra mắt trong tập thứ tám của sê-ri chính khi cô điều tra một vụ cướp tàn tích của Sơ đồ cây và phát hiện ra sự liên quan của Mikoto trong vụ việc. Cô bị thương bởi Awaki Musujime trong cuộc chiến của họ tại một nhà hàng, nhưng sau đó cô được Tōma và Mikoto cứu trước khi Awaki có thể giải phóng một khối lượng dịch chuyển khổng lồ lên cô. Sau những sự kiện xung quanh Sơ đồ cây, Kuroko phải ngồi trên xe lăn một thời gian vì những vết thương mà cô phải chịu trong trận chiến.
Accelerator
Lồng tiếng bởi: Nobuhiko Okamoto
Accelerator (一方通行, Akuserarēta) là một trong những nhân vật trung tâm của phe khoa học trong sê-ri chính, đồng thời là nhân vật chính của sê-ri bên lề Toaru Kagaku no Accelerator. Anh là siêu năng lực gia Level 5 mạnh nhất trong Thành phố Học viện với khả năng cùng tên cho phép mình điều khiển bất kỳ vectơ nào anh chạm vào, xếp anh ta ở vị trí cao nhất trong bảy người Level 5 trong thành phố. Vì khả năng tự nhiên của anh ngăn chặn mọi bức xạ cực tím nên anh có ngoại hình với mái tóc trắng. Tên của anh được viết là "Ippōtsūkō", có nghĩa là "Con đường một chiều". Tên thật của anh ta vẫn chưa được biết, mặc dù Accelerator nhớ lại họ của anh bao gồm hai ký tự kanji và tên riêng của anh bao gồm ba ký tự kanji. Lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là nhân vật phản diện trong tập thứ ba, sau đó anh trở thành nhân vật chính của phe khoa học.
Khả năng độc đáo của Accelerator khiến anh trở thành đối tượng của một thí nghiệm cố gắng tạo ra siêu năng lực gia Level 6 đầu tiên, trong đó theo siêu máy tính tốt nhất của thành phố được gọi là Sơ đồ cây (bị phá hủy bởi Hơi thở rồng của Index), thành tích này chỉ có thể đạt được bằng cách giết chết Misaka Mikoto 128 lần không một lần thất bại. Vì không thể thu được 128 kết quả từ một mục tiêu duy nhất, nên một kế hoạch thay thế được hình thành để "nâng cấp" Accelerator bằng cách yêu cầu anh phải giết 20.000 bản sao của Mikoto. Anh sẵn sàng tham gia thí nghiệm để nổi tiếng là siêu năng lực gia mạnh mẽ và đáng sợ nhất để không ai có thể ngu ngốc đến mức thách thức anh. Mong muốn đạt được mục tiêu này khiến anh ta phải giết nhiều người cản đường mình. Mikoto cố gắng dừng thí nghiệm để cứu bản sao của mình, nhưng Toma Kamijo cuối cùng mới là người làm như vậy và đánh bại Accelerator sau khi phát hiện ra điểm yếu của Accelerator là thể chất yếu đuối vì hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh và sự tự tin quá mức vào khả năng siêu năng lực của mình. Vì vậy, Toma đã đánh bại anh ta bằng Imagine Breaker và kỹ năng chiến đấu trên đường phố.
Tập thứ năm tiết lộ quá khứ của anh, nơi anh được đưa đến Thành phố Học viện khi còn trẻ sau khi khả năng của anh lần đầu tiên được phát hiện nhưng vì thiếu hiểu biết nên mọi người sợ hãi anh và trong một số trường hợp còn cố gắng giết anh. Do có nhiều nỗ lực trong cuộc sống và vô số thí nghiệm được thực hiện trên anh ta, những sự kiện này đã biến Accelerator trở thành một kẻ tàn bạo và khiến anh khó tin tưởng bất cứ ai ngoại trừ Kikyō Yoshikawa, nhà khoa học duy nhất quan tâm đến anh ta và cứu mạng anh. Anh cũng đảm nhận vai trò anh hùng và làm cha hơn bằng cách bảo vệ một cô gái trẻ tên là Last Order, bản sao Misaka cuối cùng, người tin tưởng qua ký ức của các bản sao Sister đã chiến đấu với anh ta rằng Accelerator không phải là người xấu và không bao giờ muốn làm tổn thương các bản sao nhưng đã cố gắng chỉ để đe dọa họ không chiến đấu với anh ta, một lý thuyết mà Accelerator bác bỏ. Sau vụ việc, Accelerator bị Ao Amai bắn vào đầu và mắc chứng mất ngôn ngữ do tổn thương não. Chấn thương cũng ảnh hưởng đến khả năng của anh nhưng bồi thẩm đoàn Heaven Canceller đã gắn một thiết bị giống như vòng cổ vào não anh, cho phép Accelerator truy cập vào Misaka Network để bù đắp vết thương và hoạt động bình thường của mình. Anh cũng có thể chuyển máy phát sang công suất tối đa, khôi phục khả năng của mình trong tối đa 15 phút lúc đầu, nhưng thời gian sau đó được kéo dài lên 30 phút do cập nhật thiết bị. Đến cuối tập thứ mười ba, Accelerator bắt đầu "thức tỉnh" sau khi suýt bị Amata Kihara giết và chứng mất ngôn ngữ của anh bằng cách nào đó đã tạm thời được chữa khỏi. Anh thực sự "thức tỉnh" trong tập mười lăm, có được đôi cánh đen khi chiến đấu với một siêu năng lực gia Level 5 "thức tỉnh" khác, Teitoku Kakine.
Shiage Hamazura
Lồng tiếng bởi: Satoshi Hino
Shiage Hamazura (浜面 仕上) là một trong những nhân vật chính thuộc phe khoa học trong sê-ri chính. Anh ta là cựu thành viên của Skill-Out, một nhóm Level 0 sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để chống lại các siêu năng lực gia, những người vô tình bị cuốn vào Mặt tối của Thành phố Học viện. Anh ta được giới thiệu lần đầu tiên trong tiểu thuyết bên lề, nơi anh ta trở thành thủ lĩnh băng nhóm Skill-Out của mình sau khi Accelerator giết chết thủ lĩnh cũ, người bạn thân nhất của anh là Ritoku Komaba theo lệnh của Hội đồng quản trị. Cùng ngày anh trở thành thủ lĩnh mới, băng nhóm của anh bị Hội đồng quản trị buộc phải giết mẹ của Mikoto, Misuzu, nếu không sẽ bị tiêu diệt. Tuy nhiên, anh và nhóm của mình đã bị Tōma và Accelerator đánh bại và họ không giết được Misuzu. Nhục nhã, anh rời băng đảng để theo người bạn Hattori Hanzo và trở thành tài xế kiêm người cung cấp thông tin cho Đội ITEM, nơi anh phải lòng một trong những thành viên của họ, Rikō Takitsubo.
Teitoku Kakine
Lồng tiếng bởi: Matsukaze Masaya
Teitoku Kakine (垣根 帝督) là người lãnh đạo SCHOOL. Anh ta là siêu năng lực gia Level 5 mạnh thứ hai của Thành phố Học viện với khả năng gọi là "Vật chất bóng tối"(未元物質, Dāku Mat, "Vật chất không xác định") cho phép anh tạo ra và kiểm soát một vật chất chưa biết không bị ràng buộc bởi các định luật vật lý. Teitoku là kế hoạch dự phòng của Aleister Crowley nếu Accelerator không đáp ứng được kỳ vọng của ông ta, điều mà ông thấy không mong muốn.
Anh ta cũng là nhân vật chính trong loạt sê-ri bên lề Toaru Kagaku no Dark Matter của riêng mình.
Misaki Shokuhō
Lồng tiếng bởi: Azumi Asakura
Misaki Shokuhō (食蜂 操祈) là học sinh năm hai, người đứng đầu nhóm trường, mang lại cho cô danh hiệu "Nữ hoàng Tokiwadai". Cô ấy là siêu năng lực gia cấp 5 đứng thứ năm của Thành phố Học viện với khả năng gọi là Mental Out (心理掌握, Mentaru Auto, "Điều khiển tâm lý") sử dụng điều khiển từ xa giấu trong túi đeo chéo của cô để thực hiện các sức mạnh liên quan đến tâm trí như đọc suy nghĩ, thần giao cách cảm, tẩy não, đo tâm lý và xóa trí nhớ. Tuy nhiên, sức mạnh của cô có những nhược điểm như không thể sử dụng nó lên Mikoto, động vật và máy móc, và đặc biệt là Tōma Kamijō. Misaki không tin bất cứ ai mà cô không thể đọc được suy nghĩ, ngoại trừ Tōma. Cô ấy muốn trốn tránh công chúng nên thay vào đó cô cử người theo dõi mình hoặc một cá nhân bị kiểm soát tâm trí làm đại diện cho mình.
Cô cũng là nhân vật chính trong loạt sê-ri bên lề Toaru Kagaku no Mental Out của riêng mình.
Phe khoa học
Các trường học ở Thành phố Học viện
Trường trung học vô danh của Toma Kamijo
Komoe Tsukuyomi (月詠 小萌) Lồng tiếng bởi: Kimiko Koyama - Komoe Tsukuyomi là giáo viên chủ nhiệm của lớp Toma Kamijo. Cô nổi tiếng với chiều cao 135 cm (53 in) nhưng lại là một người trưởng thành thích uống bia và hút thuốc lá, đồng thời tỏ ra trẻ con trong giọng nói và cách cư xử khi cô mâu thuẫn với tuổi của mình trước mặt học sinh bằng cách kết thúc câu của cô ấy với desu (một từ ghép). Komoe không sở hữu siêu năng lực nhưng có khả năng sử dụng phép thuật chữa bệnh sau khi giúp chữa trị cho Index và Aisa Himegami. Cô được coi là một trong bảy bí ẩn của trường và được Accelerator công nhận là đối tượng thử nghiệm thành công cho một thí nghiệm liên quan đến các cách ngăn chặn lão hóa tế bào. Tác giả light novel Cấm thư ma thuật Index Kazuma Kamachi tiết lộ rằng cô là nhân vật lớn tuổi nhất mà anh đã giới thiệu cho đến nay.
Motoharu Tsuchimikado (土御門 元春) Lồng tiếng bởi: Anri Katsu - Motoharu Tsuchimikado là một pháp sư onmyōdō đến từ Necessarius, với Fallere825 ("lưỡi dao đâm sau lưng") là tên pháp hiệu của mình, và là một trong những người bạn thân nhất của Toma Kamijo sau khi thâm nhập vào Thành phố Học viện với tư cách là một điệp viên. Anh ta cũng là một siêu năng lực gia Level 0 với khả năng gọi là "Tự động tái sinh"(肉体再生, Ōto Ribāsu, "Tái tạo cơ thể") cho phép mình sửa chữa các mạch máu bị hư hỏng, khiến anh ta trở thành người lai pháp sư-siêu năng lực thành công duy nhất nhưng hạn chế việc sử dụng phép thuật. Motoharu luôn đeo kính râm và mặc áo sơ mi aloha và kết thúc câu nói của mình bằng nya (một từ tượng thanh tương đương với từ tiếng Nhật có nghĩa là "meo meo"). Anh tham gia sâu vào các sự kiện của sự cố bùa chú Angel Fall, trong cuộc săn lùng Oriana Thomson giữa Lễ hội Daihasei ở Thành phố Học viện, trong một nhiệm vụ với Toma để lấy Tài liệu của Constantine ở Pháp, và trong cuộc nổi dậy của một số tổ chức mặt tối ở Thành phố Học viện với tư cách là người lãnh đạo trên thực tế của GROUP. Motoharu được nhìn thấy lần cuối tại Tahiti cùng với Maika trong tập cuối.
Pierce Aogami (青髪 ピアス, Aogami Piasu, "tóc xanh và khuyên tai") Lồng tiếng bởi: Yoshihisa Kawahara Pierce Aogami là một trong những người bạn thân nhất của Toma Kamijo và là lớp trưởng của họ. Tên của anh ấy là một từ viết tắt dựa trên ngoại hình của anh, tên thật của anh vẫn được giữ bí mật cho đến ngày nay, nhưng hầu hết những người ngưỡng mộ đều gọi anh là Blau (một từ tiếng Đức có nghĩa là "màu xanh"). Người ta luôn thấy anh đi cùng với Toma và Motoharu, cùng họ tạo thành "ba tên ngốc của lớp"(クラスの三バカ), và tự hào về sự tôn sùng của mình đối với bất kỳ kiểu con gái nào. Trong Toaru Kagaku no Railgun, anh ta được tiết lộ là Người xếp hạng S Dream Ranker, một trong những cấp bậc cao nhất trong việc tạo ra giấc mơ cho các lá bài Poker Ấn Độ.
Aisa Himegami (姫神 秋沙) Lồng tiếng bởi: Mamiko Noto - Aisa Himegami là một siêu năng lực gia hiếm hoi mặc trang phục miko và có khả năng gọi là "Deep Blood", thu hút ma cà rồng bằng mùi máu ngọt ngào của mình. Cuộc sống của cô trở nên khốn khổ sau khi sức mạnh của cô giết chết gia đình và bạn bè, khiến cô phải đến Thành phố Học viện để chữa trị và gặp Aurelous Izzard. Sau khi Toma Kamijo giải cứu cô khỏi Aurelous, Aisa được Necessarius tặng một hình thánh giá Celtic để kiềm chế sức mạnh của cô, chuyển đến căn hộ của Komoe Tsukuyomi và chuyển từ Học viện nữ sinh Kirigaoka đến trường trung học của Toma. Aisa bắt đầu bộc lộ tình cảm với Toma nhưng lại đùa giỡn so sánh cuộc sống của cậu với một cuộc hẹn hò giả tạo vì cậu có quan hệ với những cô gái khác. Kamachi viết nhân vật này là một "cô gái không thể trở thành nữ chính của câu chuyện".
Aiho Yomikawa (黄泉川 愛穂) Lồng tiếng bởi: Yūko Kaida - Aiho Yomikawa là giáo viên thể dục và là sĩ quan Anti-Skill. Cô ấy nổi tiếng với việc mặc một chiếc áo sơ mi màu xanh lá cây để khoe bộ ngực lớn và kết thúc câu nói của mình bằng từ jan. Các đồng nghiệp của Aiho tại Anti-Skill gọi cô là "người phụ nữ tạo ra sự hài hước nghiêm túc" do thói quen khuất phục tội phạm bằng các thiết bị bảo hộ như khiên chống bạo động và mũ bảo hiểm. Cô trở thành người giám hộ của Accelerator và Last Order sau khi bạn của cô là Kikyō Yoshikawa nhờ giúp đỡ chăm sóc họ.
Seiri Fukiyose (吹寄 制理) Lồng tiếng bởi: Ayumi Fujimura - Seiri Fukiyose là một trong những bạn cùng lớp của Toma Kamijo và đóng vai trò là lớp trưởng của họ mặc dù vị trí này do Pierce Aogami nắm giữ. Ngoại hình của cô được mô tả là "xinh đẹp nhưng thiếu hấp dẫn giới tính" và có vầng trán to, thứ mà cô sử dụng cho chiêu thức đặc biệt của mình có tên "Fukiyose Trán DX". Cô phải lòng Toma nhưng lại tỏ ra tsundere khi có câu có mặt, ghét cậu vì đã đổ lỗi cho cuộc đời mình vì những bất hạnh. Seiri là một người yêu thích sức khỏe do cô thường xuyên đặt hàng các sản phẩm sức khỏe khác nhau từ các kênh mua sắm.
Suama Oyafune (親船 素甘) Lồng tiếng bởi: Yumi Hara - Suama Oyafune là giáo viên dạy toán và là con gái của Monaka. Cô thể hiện nỗi ám ảnh về vẻ đẹp của mình khi tắm nhiều lần trong ngày, thoa kem dưỡng da trước khi đi ngủ, ăn sáng hàng ngày, kiểm soát cân nặng, dành thời gian buổi sáng để trang điểm và mua quần áo kiểu Tây từ các kênh mua sắm.
Seria Kumokawa (雲川 芹亜) Lồng tiếng bởi: Yukiyo Fujii - Seria Kumokawa là chị gái của Maria và là sinh viên năm ba, là cố vấn của Tsugutoshi Kaizumi và là người lãnh đạo Đơn vị Sử dụng Vũ lực của anh. Người ta thường thấy cô mặc bộ đồng phục thủy thủ do trường cấp, để lộ rốn giữa áo và váy. Seria biết Toma Kamijo ngay cả trước khi cậu bị mất trí nhớ và rất hối hận vì bị hạn chế kiểm soát việc cậu thường xuyên tham gia vào các tình huống nguy hiểm. Cô có tình cảm lãng mạn với cậu, gây ra rạn nứt giữa cô và Misaki Shokuhō. Seria không có sức mạnh đặc biệt nhưng kỹ năng của cô ấy có thể sánh ngang với khả năng Mental Out của Misaki vì cô đánh bại đối thủ bằng trí thông minh và tâm lý.
Trường trung học Tokiwadai
Giám sát ký túc xá Tokiwadai (寮監, Ryōkan) Lồng tiếng bởi: Shizuka Okohira - Người giám sát ký túc xá Tokiwadai là người quản lý giấu tên của ký túc xá mà Mikoto Misaka và Kuroko Shirai sống. Cô thực thi nghiêm ngặt các quy định đối với tất cả các học sinh sống ở đó và không khoan nhượng với những người vi phạm, khiến học sinh lo sợ. Cô cũng là người chăm sóc tình nguyện cho Những Child Error ở Công viên Asunaro, nơi cô thể hiện tình cảm sâu sắc của mình đối với trẻ em thay vì bản tính đáng sợ thường ngày.
Mitsuko Kongō (婚后 光子) Lồng tiếng bởi: Minako Kotobuki - Mitsuko Kongō là học sinh chuyển trường và là người thừa kế của Hãng hàng không Kongō. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Bàn tay không khí"(空力使い, Earo Hando, "Người dùng chân không") cho phép cô tạo ra một cơn gió mạnh để đẩy bất kỳ vật thể nào cô chạm vào như một tên lửa. Mitsuko tỏ ra tự hào về bản thân dù là học sinh mới vào trường nhưng lại tỏ ra thiếu hiểu biết về những thói quen thông thường như tìm đường và các công việc liên quan đến bếp núc. Người ta thường thấy cô mang theo một chiếc quạt mà cô ấy thường sử dụng cho khả năng của mình và có một con thú cưng boa tên là Ekaterina. Mitsuko lần đầu tiên được giới thiệu là một nhân vật phụ trong tập thứ tám của light novel Cấm thư ma thuật Index khi cô nói với Kuroko Shirai về kế hoạch thành lập một bè phái trong trường và nghe thấy sức mạnh của Mikoto Misaka đang được thử nghiệm tại một bể bơi.
Kinuho Wannai (湾内 絹保) Lồng tiếng bởi: Haruka Tomats - Kinuho Wannai là bạn cùng lớp của Kuroko Shirai và là bạn của Mitsuko Kongō. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 3 với khả năng gọi là "Bàn tay nước"(水流操作, Haidoro Hando, "Điều khiển dòng nước") cho phép cô điều khiển nước với thể tích tối đa 400 lít (400.000 mL) thành bốn cụm riêng biệt và phóng chúng trong phạm vi 18 mét (59 ft). Cô kết bạn với Mikoto Misaka sau khi được cô cứu khỏi bọn côn đồ trong những ngày đầu còn là học sinh chuyển trường.
Ma'aya Awatsuki (泡浮 万彬) Lồng tiếng bởi: Yoshino Nanjō. Ma'aya Awatsuki là bạn của Mitsuko Kongō và là thành viên đội bơi của trường cùng với Kinuho Wannai. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 3 với khả năng gọi là "Quay số nổi"(流体反発, Furōto Daiyaru, "Lực đẩy chất lỏng") cho phép cô điều khiển sức nổi của môi trường xung quanh để nâng vật nặng, đi trên mặt nước mà không làm giảm sức căng bề mặt của nó và nhảy vài mét.
Mitsuki Unabara (海原 光貴) Lồng tiếng bởi: Daisuke Kishio - Mitsuki Unabara là cháu trai của giám đốc trường. Anh là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Telekinesis"(念動力, Terekineshisu, "Sức mạnh thần giao cách cảm") cho phép mình điều khiển vật thể từ xa. Mitsuki cố gắng đạt được điểm cao nhất trong lớp thông qua việc gian lận bằng cách đặt một lớp sức mạnh mỏng của mình lên máy tính dùng cho kỳ thi, kiểm tra nhiệt độ và bức xạ nhỏ, đồng thời đảo ngược các câu trả lời đúng. Sau đó anh bị Etzali bắt cóc để lấy hình dạng và bắt đầu nhiệm vụ điều tra Toma Kamijo.
Junko Hokaze (帆風 潤子) Lồng tiếng bởi: Minami Tsuda - Junko Hokaze là học sinh năm ba nổi tiếng với mái tóc xoăn kiểu vòng tròn và là thành viên trung thành nhất trong nhóm của Misaki Shokuhō. Cô là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Trang phục hung hãn"(天衣装着, Ranpeiji Doresu, "Trang bị Thiên đường") cho phép cô điều khiển tín hiệu điện của tế bào cơ thể để đạt được những kết quả nhất định như tăng độ nhạy của khứu giác bằng cách tăng cường tế bào khứu giác và khả năng vận động siêu phàm bằng cách tăng cường tế bào cơ của cô. Trong sự cố đợt nắng nóng ở Thành phố Học viện, Junko đề nghị Misaki giúp đỡ để bế Toma đến bệnh xá nhưng thay vào đó lại bị từ chối.
Watanabe (綿辺) Lồng tiếng bởi: Saitō Yuka - Watanabe là một giáo viên lớn tuổi ở trường và là người quen của Komoe Tsukuyomi. Cô ngăn cản ủy ban lễ hội tuyển dụng Mikoto Misaka để biểu diễn trong lễ khai mạc Lễ hội Daihaseis vì những tin đồn có sự tham gia của cô. Watanabe sau đó bị Misaki Shokuhō tẩy não để hộ tống Mikoto trong nhóm của cô ấy.
Satori Kobayashi (口囃子 早鳥) Lồng tiếng bởi: Hazuki Ogino - Satori Kobayashi là sinh viên năm thứ ba và là thành viên của nhóm Misaki Shokuhō. Cô ấy là siêu năng lực gia cấp 3 với khả năng gọi là "Thần giao cách cảm"(, Terepasu , sáng. "Cảm ứng tâm trí") cho phép cô giao tiếp thần giao cách cảm với người mà cô kết nối với một "mạch", một phần mở rộng của trường khuếch tán AIM của cô.
Megumi Kirifu (切斑 芽美) Lồng tiếng bởi: Naoko Komatsu - Megumi Kirifu là một học sinh và là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng liên quan đến điều khiển từ xa. Cô được Mitsuko Kongō mời tham gia nhóm của mình nhưng lại trêu chọc cô bằng cách di chuyển chiếc quạt của mình bằng điện từ xa cho đến khi cô nhận ra trò chơi khăm dẫn đến tai nạn của Mitsuko. Sau đó, cô nhận lỗi và từ chối lời đề nghị tuyển dụng của mình. Trong Lễ hội Daihasei ở Thành phố Học viện, Megumi là thành viên của đội của trường trong trò chơi Thợ săn khinh khí cầu cùng với Misaka 10032, và sau đó là trong trò chơi Trận chiến kỵ binh cùng với Kinuho Wannai và Ma'aya Awatsuki.
Ayu Mitsuari (蜜蟻愛愉) Lồng tiếng bởi: Yumiri Hanamori - Ayu Mitsuari là học sinh năm nhất được giới thiệu trong tập 11 của A Some Magical Index: New Testament với tư cách là nhân vật phản diện của Misaki Shokuhō. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 3 với khả năng gọi là "Mental Stinger"(心理穿孔, Mentaru Sutingā, "Thủng tâm lý"), trong đó cô sử dụng điện thoại thông minh để điều khiển độ ẩm trong não của mục tiêu và kiểm soát sự phân phối chất lỏng và bài tiết hóa học của nó. Ayu có ác cảm với Misaki vì sau này được chọn làm ứng cử viên cho Level 5 thay vì cô và mong muốn được Toma Kamijo cứu khỏi ý định tự tử cũng bị cô làm gián đoạn.
Học viện Nagatenjōki
Shinobu Nunotaba (布束 砥信) Lồng tiếng bởi: Ikumi Hayama - Shinobu Nunotaba là học sinh trung học năm ba và là người thiết kế chiếc máy mang tên "Di chúc" cho Dự án Tiếng ồn Vô tuyến (hay Dự án Sisters). Cô thường xuyên mặc một bộ quần áo gothic lolita ngoài đồng phục học sinh và áo khoác phòng thí nghiệm. Shinobu có đôi mắt giống cá đặc trưng của mình trong manga, đôi mắt này không xuất hiện trong anime chuyển thể. Cô ấy được bổ nhiệm lại vào Dự án Chuyển đổi Level 6 khi bản sao của Mikoto Misaka từ Dự án Tiếng ồn Vô tuyến được sử dụng lại cho nó. Sau khi trò chuyện với một trong những người nhân bản, quan điểm của Shinobu về mục đích của họ thay đổi. Điều này khiến cô phải bỏ dự án và lên kế hoạch dừng nó bằng cách phân phát thẻ rút tiền trong các con hẻm nơi thí nghiệm diễn ra. Shinobu sau đó bị Saiai Kinuhata hạ gục khi cô thâm nhập vào một trong những phòng thí nghiệm tham gia vào dự án cài đặt một chương trình cảm xúc trên khắp Mạng Misaka. Trong Toaru Kagako no Railgun S, Shinobu bị kéo vào một tổ chức tên là "STUDY" để tạo ra Febrie và Janie. Cô ấy bảo Febrie hãy tìm Mikoto và giúp cô ấy trốn thoát vì vết thương lòng về việc nghiên cứu của cô được sử dụng cho việc tạo ra họ.
Asako Jōnan (城南 朝来) Lồng tiếng bởi: Fuyuka Ōra Asako - Jōnan là người giám sát Chương trình giảng dạy về Sức mạnh của trường và là sĩ quan của Anti-Skill, người được giới thiệu trong ova của Toaru Kagaku no Railgun. Cô ấy bị đuổi khỏi trường sau khi không phát triển được siêu năng lực gia Level 5. Sau đó Asako lên kế hoạch cho một thí nghiệm kiểm tra phản ứng của Electromasters trước các kích thích, kết quả là Mikoto Misaka trở thành nạn nhân.
Mio Aizono (相園 美央) Lồng tiếng bởi: Rie Tanaka - Mio Aizono là nhân vật phản diện chính của trò chơi PSP năm 2011 Toaru Kagaku no Raigun. Cô là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Dầu quân sự"(油性兵装, Miritarī Oiru, "Vũ khí làm từ dầu") cho phép cô điều khiển dầu và biến nó thành nhiều loại vũ khí khác nhau. Mio là đối tượng thử nghiệm của White Alligator, một dự án được thiết kế để giúp một siêu năng lực gia vượt qua giới hạn đã đặt ra trong Danh sách Tham số của Thành phố Học viện.
Học viện nữ sinh Kirigaoka
Hyōka Kazakiri (風斬 氷華) Lồng tiếng bởi: Kana Asumi - Hyōka Kazakiri là một học sinh hàng đầu bí ẩn và được Index coi là người bạn đầu tiên của cô. Cô ấy là một siêu năng lực gia cấp cao không rõ danh tính với khả năng gọi là "Counter Stop"(正体不明, Kauntā Sutoppu, "Danh tính không xác định") để chỉ vẻ ngoài giống như bóng ma của cô ấy. Hyōka được phát hiện là tập hợp các trường khuếch tán AIM của siêu năng lực gia mà chúng vô tình giải phóng và được gọi là Chìa khóa dẫn đến Vùng Số Ảo, một thế giới ẩn được hình thành từ cùng các Trường khuếch tán AIM được phóng điện bên trong Thành phố Học viện. Hyōka chính thức ra mắt trong tập thứ sáu của sê-ri chính khi cô gặp Index lần đầu tiên sau khi xuất hiện ở thế giới thực. Trong quá trình xâm nhập của Vento của mặt trận vào thành phố, Hyōka được Aleister Crowley kích hoạt vào chế độ thiên thần nhân tạo của cô được gọi là "Fuse Kazakiri" (ヒューズ=カザキリ, Hyūzu Kazakiri) như một biện pháp đối phó với cơn thịnh nộ của cô. Cô trở lại trong phần câu chuyện về Thế chiến thứ ba ở chế độ tương tự để kiềm chế Tổng lãnh thiên thần Gabriel.
Awaki Musujime (結標 淡希, Musujime Awaki) Lồng tiếng bởi: Harumi Sakurai - Awaki Musujime là học sinh trung học năm hai và là người hướng dẫn du khách bên trong Tòa nhà không cửa. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Điểm di chuyển"(座標移動, Mūbu Pointo, "Chuyển động phối hợp") cho phép cô dịch chuyển tức thời bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì cô chỉ bằng đèn pin có trọng lượng tối đa 4.520 kg (9.960 lb) đến bán kính tối đa 800 mét (2.600 ft). Khả năng của Awaki mạnh hơn Kuroko Shirai, nhưng cô ấy miễn cưỡng dịch chuyển bản thân vì chấn thương khi vô tình dịch chuyển chân của mình vào trong bức tường thời thơ ấu, khiến da và cơ của nó bị rách. Cô chính thức ra mắt trong tập thứ tám của sê-ri chính khi cô được một tổ chức bên ngoài tên là "Hiệp hội khoa học" thuê để lấy lại những tàn tích của Sơ đồ cây. Awaki nói với Kuroko trong cuộc chiến của họ tại một nhà hàng về kế hoạch thử nghiệm động vật của cô để xem liệu chúng có thể nhận được siêu năng lực hay không. Cô ấy suy sụp sau khi bị Kuroko khiển trách vì lý do thực hiện kế hoạch này và dịch chuyển một khối lượng khổng lồ lên người cô. Awaki đang chạy trốn đã bị Accelerator đánh bại khi anh phá hủy chiếc vali chứa những thứ còn sót lại. Sau đó cô bị buộc phải gia nhập GROUP mặt tối vì sự an toàn của những đồng đội bị bắt của cô. Awaki sau đó nghe thấy kế hoạch của BLOCK sử dụng những người bạn bị bắt của cô ở Nhà cải cách Quận 10 như một con bài thương lượng để đổi lấy sự hỗ trợ của cô trong việc giúp lính đánh thuê thâm nhập vào Tòa nhà không cửa sổ. Sau đó cô ấy đã đánh bại thành công Megumi Teshio sau khi vượt qua chấn thương để sử dụng sức mạnh của mình chống lại cô.
Mitori Kōzaku (警策 看取, Kōzaku Mitori ) Lồng tiếng bởi: Miyu Tomita - Mitori Kōzaku là học sinh trung học năm thứ ba được Dolly đặt biệt danh là "Mi-chan". Cô ấy là siêu năng lực gia Level 4 với khả năng gọi là "Liquid Shadow"(液化人影, Rikiddo Shadō, "Hình hóa lỏng") trong đó cô ấy có quyền kiểm soát tự do kim loại lỏng ưa thích của mình với trọng lượng riêng từ 20 trở lên. Mitori là đối tượng thử nghiệm của Dự án Clone Dolly, nơi cô kết bạn với Dolly. Cô ấy sớm phát hiện ra tình trạng sức khỏe bị bỏ quên của Dolly và đe dọa một nhà nghiên cứu về việc tiết lộ dự án cho công chúng nếu cô ấy không được điều trị cần thiết. Đây là lúc cô biết được sự tham gia của Hội đồng quản trị vào dự án, khiến cô căm ghét họ khi trở thành người trung gian cho MEMBER sử dụng nhóm để trả thù các thành viên hội đồng quản trị. Vào cuối Lễ hội Daihaseid, Mitori được Misaki Shokuhō giúp đoàn tụ với Dolly.
Trường trung học Sakugawa
Kazari Uiharu (初春 飾利) Lồng tiếng bởi: Aki Toyosaki - Kazari Uiharu là học sinh năm nhất học cùng lớp với Ruiko Saiten. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 1 với khả năng gọi là "Bàn tay nhiệt" (定温保存, Sāmaru Hando, "Bảo quản nhiệt độ cố định") cho phép cô giữ nhiệt độ hiện tại của những vật thể có kích thước bằng quả bóng rổ mà cô chạm vào, nhưng khả năng này chỉ được tiết lộ cho Erī Haru'ue. Kazari là thành viên của Judgement cùng với Kuroko Shirai, nơi cô thể hiện nhiều kỹ năng khác nhau liên quan đến máy tính như hack và giám sát. Cô đeo một chiếc băng đô làm từ hoa nhân tạo và thèm đồ ăn ngọt mà cô bỏ lỡ cơ hội thưởng thức vì bị gọi đi làm việc ngay. Ngoài vai trò là một trong những nhân vật chính của loạt sê-ri Toaru Kagaku no Railgun, Kazari còn xuất hiện với tư cách khách mời trong loạt sê-ri chính.
Ruiko Saten (佐天 涙子) Lồng tiếng bởi: Kanae Itō - Ruiko Saten là sinh viên năm nhất và là bạn thân của Kazari Uiharu. Cô ấy là một siêu năng lực gia Level 0 nhưng đã thể hiện một phiên bản cấp thấp về khả năng của Mitsuko Kongō khi cô ấy có thể di chuyển những chiếc lá trên lòng bàn tay của mình chỉ bằng một cơn gió nhỏ sau khi sử dụng Level Upper. Ruiko mất đi sức mạnh của mình khi kết thúc sự việc xoay quanh Level Upper nhưng không còn tỏ ra hối hận nữa khi cô học cách trân trọng tình trạng hiện tại của mình. Cô ấy trêu chọc Kazari một cách trơ tráo bằng cách lật váy ở nơi công cộng và thích đọc truyền thuyết thành thị.
Erī Haru'ue (春上 衿衣) Lồng tiếng bởi: Kana Hanazawa - Erī Haru'ue là một Child Error và là học sinh chuyển trường học cùng lớp với Kazari Uiharu và Ruiko Saten. Cô là siêu năng lực gia Level 2 với khả năng gọi là "Thần giao cách cảm"(精神感応, Terepasu, "Cảm ứng tâm trí") cho phép cô giao tiếp thần giao cách cảm với người khác và có thể tăng lên trên mức bình thường khi tiếp xúc với một số tần số nhất định. Erī giữ một chiếc mề đay có ảnh của Banri Edasaki, người bị tách khỏi cô sau khi chuyển đến cơ sở Child Error khác. Cô có thể nghe thấy giọng nói đang vẫy gọi của mình trong tâm trí, khiến cô cảm thấy choáng váng và có hiện tượng giống như tâm linh xung quanh khu vực của mình. Trong Railgun S, Erī được Therestina Kihara Lifeline nhắm tới vì tiềm năng trở thành siêu năng lực gia Level 6. Cô được Mikoto và bạn bè cứu và sau đó đoàn tụ với Banri.
Banri Edasaki (枝先 絆理) Lồng tiếng bởi: Satomi Satō - Banri Edasaki là một Child Error và là một học sinh chuyển trường được Harumi Kiyama coi là một học sinh có giá trị. Cô ấy sở hữu khả năng ngoại cảm vì có thể giao tiếp thần giao cách cảm với Erī Haru'ue. Banri hôn mê khi được Harumi và Heaven Canceller tìm thấy. Sau đó cô được Mikoto và những người bạn của cô cứu khỏi Therestina Kihara Lifeline, người dự định sử dụng cô và những đứa trẻ khác cho một thí nghiệm liên quan đến Body Crystals. Cô tỉnh lại và đoàn tụ với giáo viên của mình. Banri sau đó chuyển đến ký túc xá của Erī.
Daigo (大圄) Lồng tiếng bởi: Junji Majima - Daigo là giáo viên của Kazari Uiharu và Ruiko Saten, người được Giám sát ký túc xá Tokiwadai thể hiện tình cảm. Anh ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển Erī Haru'ue đến ký túc xá của Kazari. Daigo cũng là người chăm sóc tình nguyện cho các Child Error ở Công viên Asunaro, nơi anh phải lòng hiệu trưởng ở đó tên là Kazuko Shigenomori.
Trường hầu gái Ryōran
Maika Tsuchimikado (土御門 舞夏) Lồng tiếng bởi: Misato Fukuen - Maika Tsuchimikado là em gái kế của Motoharu sau khi được anh nhận nuôi từ trại trẻ mồ côi bên ngoài Thành phố Học viện trước khi anh xâm nhập. Người ta luôn thấy cô mặc trang phục hầu gái và ngồi trên một con robot dọn dẹp liên tục quay, nhưng cô không có dấu hiệu chóng mặt. Maika có mối quan hệ thân thiện với Toma Kamijo và Index, đồng thời cũng là bạn của Mikoto Misaka và Kuroko Shirai khi cô làm công việc liên quan đến người giúp việc ở trường trung học Tokiwadai. Maika sống trong ký túc xá của trường nhưng thường ở trong phòng của anh trai kế để phục vụ anh như nấu bữa ăn cho anh ấy. Cô thích đọc sách về một người anh trai yêu em gái mình. Maika sau đó bị Aleister Crowley nguyền rủa khi cô và Motoharu cố gắng trốn thoát khỏi thành phố sau vụ bắn chết Chủ tịch Hội đồng quản trị, khiến họ phải thâm nhập vào Tòa nhà không cửa cùng với Toma, Index và Othinus để chữa bệnh. Cô được nhìn thấy lần cuối ở Tahiti cùng với anh trai kế của mình.
Trường trung học Sekisho
Miho Jūfuku (重福 省帆) Lồng tiếng bởi: Yukari Tamura - Miho Jūfuku là học sinh năm hai. Cô ấy là siêu năng lực gia Level 2 với khả năng gọi là "Kiểm tra giả"(視覚阻害, Damī Chekku, "Ức chế thị giác") cho phép cô trở nên vô hình trước tầm nhìn của người khác, ngoại trừ các sự vật (như gương) và công nghệ (như camera an ninh). Miho xấu hổ vì đôi lông mày dày bị che khuất bởi phần tóc mái che gần hết mắt trái. Bạn trai của cô chấm dứt mối quan hệ với cô vì đôi lông mày kỳ lạ của cô và yêu một học sinh trường trung học Tokiwadai, khiến cô có ác cảm với các học sinh Tokiwadai. Miho sử dụng Level Upper để nâng cao khả năng của mình và bắt đầu trả thù bằng cách tấn công họ bằng súng điện và vẽ lông mày lớn lên họ bằng bút đánh dấu đặc biệt. Sau đó, cô bắt đầu thể hiện tình cảm với Ruiko Saten bằng cách viết thư cho cô ấy sau khi được cô khen về đôi lông mày của mình.
Các trường vô danh khác
Mī Konori (固法 美偉) Lồng tiếng bởi: Kana Ueda - Mī Konori là học sinh trung học và là trưởng chi nhánh của Văn phòng chi nhánh Judgement 177, nơi Kazari Uiharu và Kuroko Shirai làm việc. Cô ấy là một siêu năng lực gia Level 3 với khả năng gọi là "Thấu thị"(透視系能力, Kureaboiansu, "Khả năng nhìn xuyên thấu") cho phép cô sử dụng tầm nhìn tia X để tìm vũ khí được giấu kín. Mī là cựu thành viên của Big Spider, nơi cô coi là thiên đường của mình và thể hiện tình cảm với người sáng lập Wataru Kurozuma. Cái chết được cho là của anh ta dẫn đến việc cô phải nhập ngũ trong Judgement.
Tsuzuri Tessō (鉄装 綴里) Lồng tiếng bởi: Aya Endō - Tsuzuri Tessō là giáo viên và thành viên của Anti-Skill, người thường xuyên hợp tác với Aiho Yomikawa. Cô ấy có mái tóc gợn sóng màu xanh lá cây được buộc đuôi ngựa và đeo kính mắt. Tsuzuri tỏ ra vụng về trong công việc, khiến cô bị Aiho khiển trách. Cô ấy là một fan hâm mộ của trò chơi arcadebeat 'em up có tựa đề Gekisho. Từng là một người nhút nhát, tính cách của cô ấy thay đổi đáng kể sau thất bại của Chiến dịch còng tay, vì giờ đây cô ấy có mái tóc đen, mặc áo khoác đen và váy bó sát với các loại thiết bị dùng để khiến những động vật lớn trong công viên tự nhiên và rạp xiếc phải tuân theo vũ khí của mình.
Gunha Sogīta (削板 軍覇) Lồng tiếng bởi: Kengo Kawanishi - Gunha Sogīta là một học sinh trung học và là siêu năng lực gia Bảo thạch mạnh nhất. Cậu là siêu năng lực gia Level 5 mạnh mẽ thứ bảy của Thành phố Học viện với một khả năng chưa được biết đến nhưng vẫn thể hiện một loạt kỹ năng như Attack Crash(念動砲弾, Atakku Kurasshu, "Súng thần công điều khiển từ xa"), có khả năng tung ra một đòn đủ mạnh để phá hủy một khối gạch vụn và Aurora Guard (磁力戦線, Ōrora Gādo, "Mặt trận từ tính"), có khả năng san bằng các cuộc tấn công bằng điện. Gunha được nhìn thấy đeo một chiếc băng đô màu trắng và chiếc áo phông Rising Sun đặc trưng của cậu ta, được thay thế bằng chiếc áo phông trắng trong anime chuyển thể nhân vật này. Cậu được giới thiệu trong Toaru Majutsu no Index SS2 khi cứu một học sinh tên là Yabumi Haratani khỏi một nhóm Skill-Out. Sau đó, cậu ta khiển trách Ollerus vì sự nhẫn tâm sau khi đánh bại Misaka 10032 và các Sister khác sau này. Trong Lễ hội Daihaseisai, Gunha và Toma Kamijo làm việc cùng nhau để cứu Mikoto Misaka không ổn định trở thành Level 6.
Fremea Seivelun (フレメア=セイヴェルン, Furemea Seivuerun) Lồng tiếng bởi: Yui Ogura - Fremea Seivelun là một học sinh tiểu học tám tuổi và là em gái của Frenda. Khả năng thực tế của cô bé được gọi là "Agitate Halation"(人的資源, Ajitēto Harēshon, "Nhân sự"), trong đó cô có khả năng tác động đến các trường khuếch tán AIM để thao túng các "anh hùng" và khiến họ bảo vệ cô ấy bằng mọi giá, trở thành một thiếu nữ gặp nạn. Fremea chính thức ra mắt trong tập đầu tiên của A Some Magical Index: New Testament khi cô trở thành mục tiêu của một tổ chức mang tên "Freshmen". Sau đó cô được giải cứu bởi Toma Kamijo, Accelerator và Shiage Hamazura, người trở thành người giám hộ của cô cho đến khi Beetle 05 tiếp quản.
Kakeru Kamisato (上里 翔流) Lồng tiếng bởi: Yoshitsugu Matsuoka - Kakeru Kamisato là một "nam sinh trung học bình thường", ban đầu sống ở một thị trấn bình thường bên ngoài Thành phố Học viện và là thủ lĩnh của Thế lực Kamisato gồm hơn 100 cô gái mà anh cứu trước đó. Anh ta có một khả năng nằm trong tay phải được gọi là "World Rejecter"(理想送り, Wārudo Rijekutā, "Cuộc lưu đày lý tưởng") trong đó nó có khả năng trục xuất những cá nhân có những ham muốn trái ngược nhau đến một "thế giới mới". Anh đến Thành phố Học viện để tìm cách trả thù các Ma Thần chịu trách nhiệm nhận được khả năng này và tìm Toma Kamijo, người mà anh có thể chia sẻ hoàn cảnh của mình.
Skill-Out
Ritoku Komaba (駒場 利徳) Lồng tiếng bởi: Kenta Miyake - Ritoku Komoba là thủ lĩnh của Skill-Out ở Quận 7 và là người bảo vệ Fremea Seivelun trước khi chết dưới tay Accelerator. Anh với vẻ ngoài giống khỉ đột và mặc áo khoác da màu đen. Nhìn chung, anh ta là một người đáng kính khi khuyến khích các Skill-Out đồng nghiệp của mình không tham gia mại dâm như một nguồn kiếm tiền và tấn công các siêu năng lực gia một cách bạo lực, ngoại trừ những người chủ động lạm dụng sức mạnh của họ. Ritoku nghĩ ra kế hoạch nhắm vào các siêu năng lực gia trong danh sách tấn công của mình bằng cách vô hiệu hóa mạng liên lạc của Thành phố Học viện do số lượng các cuộc tấn công vô lý của siêu năng lực gia chống lại các Level 0 ngày càng tăng. Điều này thu hút sự chú ý của Hội đồng quản trị, người sau đó giao nhiệm vụ cho GROUP loại bỏ anh ta và hoạt động Skill-Out của mình.
Hanzō Hattori (服部 半蔵) Lồng tiếng bởi: Yōhei Azakami - Hanzō Hattori là thủ lĩnh hiện tại của Skill-Out và là hậu duệ của ninja. Trong cuộc nổi dậy của các tổ chức mặt tối khác nhau ở Thành phố Học viện, anh đã cứu Shiage Hamazura khỏi bị một nhóm côn đồ đánh đập và giao cho anh một khẩu súng. Hanzō sau đó gặp lại anh ta sau khi anh đánh bại Shizuri Mugino trong một cơ sở lọc dầu của nhà máy bằng khẩu súng đó và mời anh ta trở lại Skill-Out với tư cách là thủ lĩnh hợp pháp của họ.
Wataru Kurozuma (黒妻 綿流) Lồng tiếng bởi: Katsuyuki Konishi - Wataru Kurozuma là một nhân vật chỉ có trong anime được giới thiệu trong phần đầu tiên của bộ anime Toaru Kagaku no Railgun. Anh ta nổi tiếng với hình xăm con nhện lớn ở phía sau lưng bên phải được che giấu bởi chiếc áo khoác da màu đen và luôn được nhìn thấy mang theo và uống Musashino Milk. Wataru được cho là đã chết trong hai năm sau khi cố gắng cứu Tsuguo Hebitani, nhưng sau đó anh được tiết lộ là còn sống và đã bị giam giữ trong thời gian đó. Sau khi được thả, anh phát hiện ra rằng nhóm của mình hiện là một băng nhóm tàn nhẫn và lên kế hoạch giải tán nó.
Tsuguo Hebitani (蛇谷 次雄) Lồng tiếng bởi: Makoto Yasumura - Tsuguo Hebitani là thủ lĩnh cuối cùng của Big Spider trước khi tan rã. Anh ta tiếp quản tên và vai trò của Wataru Kurozuma sau cái chết được cho là của anh, đồng thời cho phép Big Spider tích trữ vũ khí và tấn công những người vô tội, đi chệch khỏi con đường hóa thân ban đầu của nhóm. Tsuguo cũng mua được một cỗ máy có khả năng phá vỡ sức mạnh của các siêu năng lực gia được gọi là "Giảm năng lực".
Sisters (Các bản sao của Mikoto Misaka)
Misaka 9982 (ミサカ9982号) Lồng tiếng bởi: Nozomi Sasaki - Misaka 9982 là bản sao thứ 9.982 của Sisters và là bản sao đầu tiên mà Mikoto Misaka gặp. Cô tỏ ra tò mò với thế giới bên ngoài khi đi dạo quanh thành phố, điều này khiến cô tình cờ gặp Mikoto. Khi gặp cô ấy, Misaka 9982 tỏ ra cáu kỉnh trước mặt Mikoto nhưng sau đó lại gắn bó với cô ấy và nhận được huy hiệu Gekota từ cô. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ cũng là lần cuối cùng khi cô bị Accelerator giết trong thí nghiệm khi đang giữ chặt món quà đầu tiên mà cô nhận được.
Misaka 10032 (ミサカ10032号) Lồng tiếng bởi: Nozomi Sasaki - Misaka 10032 là bản sao thứ 10.032 của Sisters và là bản sao nổi bật nhất xuất hiện trong sê-ri. Cô ấy là bản sao thứ hai mà Toma Kamijo gặp, người mà anh ấy gọi là Misaka Imōto (御坂妹, "Em gái của Misaka"), và có những khoảnh khắc với cậu ta kể từ đó. Cô ấy rất yêu mèo vì cô có thể vuốt ve một chú mèo con màu đen mặc dù cơ thể cô phát ra sóng EM khiến chúng sợ hãi. Trong thí nghiệm liên quan đến các bản sao của Sisters, Misaka 10032 là bản sao mới nhất được Accelerator nhắm đến cho thí nghiệm của mình, nhưng cuộc chiến của họ bị gián đoạn bởi Toma. Sau đó, cô hỗ trợ cậu ta trong việc đánh bại Accelerator sau khi suy ngẫm về những lời nói của cậu về giá trị bản thân. Sau khi chấm dứt Dự án Chuyển đổi Level 6, Misaka 10032 trở thành một trong 10 bản sao còn lại trong Thành phố Học viện để điều chỉnh lại cơ thể. Cô bắt đầu thể hiện tình cảm của mình với Toma và sau đó nhận được một chiếc vòng cổ hình trái tim từ cậu ta để phân biệt cô với Mikoto Misaka, người mà cô vô cùng trân trọng.
Misaka 20001 (ミサカ20001号)/Last Order (ラストオーダー, Rasuto Ōdā) Lồng tiếng bởi: Rina Hidaka - Last Order là bản sao thứ 20.001 của Sisters và quản trị viên của Misaka Network. Tên của cô bé được viết là "Uchidome"(打ち止め), có nghĩa là "Sự kết thúc", bởi vì cô ấy được thiết kế để đảm bảo an toàn cho các bản sao trong trường hợp họ mất kiểm soát. Thành phần của cô khác với các bản sao khác vì cô xuất hiện như một cô bé 10 tuổi và thể hiện những cảm xúc mà cô chặn được từ việc cài đặt chương trình cảm xúc của Shinobu Nunotaba trên toàn mạng. Cô nói giống như những bản sao cũ của mình nhưng thay vào đó lại nhắc đến từ "Misaka" hai lần khi kết thúc câu. Trong loạt light novel, Last Order đi theo Accelerator khi anh quay trở lại căn hộ của mình. Cô bị nhiễm một loại virus do Ao Amai cài đặt nhưng sau đó được Accelerator cứu. Cô và Accelerator được xuất viện từ bệnh viện Heaven Canceller và được Aiho Yomikawa chăm sóc. Sau khi chơi trò đuổi bắt với Misaka 10032 qua kính bảo hộ của cô ấy, Last Order bị Amata Kihara bắt cóc và bị cài một loại virus khác để kích hoạt chế độ thiên thần của Hyōka Kazakiri. Sau đó cô ngã bệnh sau khi Aiwass xuất hiện trước mặt GROUP. Accelerator và Last Order sau đó đến Nga để tìm Index về phương pháp chữa trị mà trước đây cô đã sử dụng trong cuộc tấn công của Vento của Mặt trận tại Thành phố Học viện.
Misaka Worst (ミサカワースト, Misaka Wāsuto) Lồng tiếng bởi: Ai Kakuma - Misaka Worst là bản sao duy nhất được tạo ra bởi Dự án Phần thứ ba, người được Thành phố Học viện ra lệnh tiêu diệt Last Order ở Nga. Tên của cô ấy được viết là "Bangai Kotai"(番外個体), có nghĩa là "Cá nhân bổ sung". Khả năng của cô tương tự như thế hệ nhân bản trước của Mikoto Misaka nhưng được xếp ở Level 4. Ngoại hình của Misaka Worst hơi giống một phiên bản cũ hơn của Mikoto với tính cách đen tối. Trong Thế chiến thứ ba, cô trở thành đồng minh của Accelerator sau cuộc gặp đầu tiên của họ ở Nga. Trong A Some Magical Index: New Testament, Misaka Worst bắt đầu sống trong căn hộ của Aiho Yomikawa và được nhìn thấy mặc bộ áo dài do Kikyō Yoshikawa tặng.
Dolly (ドリー, Dorī) Lồng tiếng bởi: Konomi Kohara - Dolly là nguyên mẫu cho các bản sao của Mikoto Misaka trước khi chúng được sản xuất hàng loạt. Cô kết bạn với Mitori Kōzaku và Misaki Shokuhō trong tòa nhà chứa cả Dự án Clone Dolly và Dự án Ngoại thất, nhưng mối quan hệ của họ bị gián đoạn bởi cái chết đột ngột của cô. Họ đoàn tụ vào cuối Lễ hội Daihaseis khi Misaki biết rằng cơ thể ban đầu của Dolly là cơ thể duy nhất đã chết và ký ức của cô ấy được chuyển vào một cơ thể nhân bản mới.
Hội đồng quản trị
Aleister Crowley (アレイスター・クロウリー, Areisutā Kurourī) - Lồng tiếng bởi: Toshihiko Seki (bản gốc), Kaori Mizuhashi (cô gái trẻ) Aleister Crowley là một pháp sư, dựa trên nhà huyền bí cùng tên ngoài đời thực, đồng thời là người sáng lập Thành phố Học viện sau khi rời khỏi thế giới phép thuật. Ông ta cư trú trong Tòa nhà không cửa sổ và bị giam lộn ngược bên trong một ống hỗ trợ sự sống do Heaven Canceller tạo ra. Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị, ông có tiếng nói cuối cùng về các vấn đề nội bộ của thành phố nhưng thường giao quyền lợi của người dân cho 12 giám đốc hội đồng. Aleister được coi là pháp sư vĩ đại nhất trong lịch sử, nơi hơn một nửa số pháp sư hiện đại bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết đã được thiết lập của ông và 2/5 trong số họ là những người trực tiếp đi theo con đường của ông. Ông ta có phép thuật chiến đấu chính gọi là "Spiritual Tripping"(霊的蹴たぐり, Reiteki Ketaguri) cho phép kết nối giữa mình và mục tiêu để biểu hiện vũ khí ảo ảnh trong tâm trí họ, dẫn đến có tác dụng tương tự như vũ khí thật và sở hữu một cây trượng phép thuật làm vũ khí đặc trưng của ông ấy có tên là "Gậy nổ"(衝撃の杖, Burasutingu Roddo, "Cane of Impact") trong đó nó có thể khuếch đại hiệu ứng phép thuật gấp mười lần so với những gì mục tiêu giả định.
Monaka Oyafune (親船 最中) - Lồng tiếng bởi: Mika Doi Monaka Oyafune là thành viên Hội đồng quản trị và là mẹ của Suama. Bà ấy có thể là giám đốc hội đồng quản trị duy nhất thể hiện tình cảm với học sinh của Thành phố Học viện, không giống như những thành viên khác chỉ coi họ là đối tượng thí nghiệm. Monaka tìm kiếm sự giúp đỡ của Toma Kamijo trong việc chấm dứt các cuộc biểu tình chống Thành phố Học viện trên toàn thế giới và sau đó bị Motoharu Tsuchimikado bắn để che đậy cuộc gặp gỡ bất chính của bà với anh ta. Trong cuộc nổi dậy của các tổ chức mặt tối khác nhau trong thành phố, bà trở thành mục tiêu của vụ ám sát do SCHOOL dàn dựng.
Thomas Platinaburg (トマス・プラチナバーグ, Tomasu Purachinabāgu) Lồng tiếng bởi: Yūya Murakami Thomas Platinaburg là thành viên Hội đồng quản trị và là nhà tài trợ cho ITEM. Trong cuộc tấn công của Vento Mặt trận tại Thành phố Học viện, anh ta bị thương nặng bởi Accelerator, kẻ đang tìm cách trả thù cấp quản lý cấp cao chịu trách nhiệm bắt cóc Last Order. Thomas sau đó thuê Stephanie giết Accelerator nhưng thay vào đó lại bị cô giết khi ông đề cập đến việc sử dụng Chimitsu Sunazara làm con bài thương lượng.
Shiokishi (潮岸) Lồng tiếng bởi: Ryōsuke Kanemoto - Shiokishi là thành viên Hội đồng quản trị, người giám sát việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất quân sự. Người ta luôn thấy ông ấy mặc Bộ đồ hỗ trợ HsPS-15 vì ông cảm thấy không thoải mái khi không có nó. Shiokishi cố gắng loại bỏ GROUP để điều tra DRAGON, nhưng kế hoạch của ông bị cản trở bởi nỗ lực của nhóm và Monaka Oyafune. Sau đó ông bất tỉnh khi Aiwass xuất hiện trước mặt anh và GROUP trong cuộc đàm phán thất bại của họ.
Rizō Nakimoto (亡本 裏蔵) Lồng tiếng bởi: Hinata Tadokoro - Rizō Nakimoto là thành viên Hội đồng quản trị và là nhà tài trợ cho Hành động kỷ luật (DA) và Scavenger. Ông ta quản lý nguồn cung cấp thực phẩm của Thành phố Học viện, bao gồm cả các tòa nhà trang trại và đóng góp cho lực lượng phòng thủ của thành phố để bảo vệ cơ sở hạ tầng của thành phố. Rizō được giới thiệu là nhân vật phản diện trong Toaru Kagaku no Accelerator.
Gia tộc Kihara
Therestina Kihara Lifeline (テレスティーナ・木原・ライフライン, Teresutīna Kihara Raifurin) Lồng tiếng bởi: Sayaka Ohara - Therestina Kihara Lifeline là cháu gái của Gensei, người được ông sử dụng làm đối tượng thử nghiệm đầu tiên cho nghiên cứu của mình về Tinh thể cơ thể và là thủ lĩnh của SAR có tên là "Multi Active Rescue" (MAR). Người ta thấy cô đang mang một ống kẹo hình trụ mà cô ấy dùng cho trò chơi đoán mò với những người khác và nổi tiếng với Bộ đồ hỗ trợ HsPS-15 được ngụy trang màu hồng độc quyền của mình. Therestina dẫn đầu MAR trong việc điều tra các sự cố liên quan đến Poltergeist cùng với Anti-Skill và Judgment. Sau đó, cô ấy lừa Mikoto Misaka và Harumi Kiyama để cô cho phép mình quản lý những học sinh hôn mê sau này vì mục tiêu thực sự của cô ta là sử dụng họ làm đối tượng thử nghiệm cho thí nghiệm Body Crystals để biến Erī Haru'ue trở thành siêu năng lực gia Level 6. Kế hoạch của cô bị Mikoto và bạn bè của Mikoto phá vỡ, và sau đó cô bị Anti-Skill bắt giữ.
Amata Kihara (木原 数多) - Lồng tiếng bởi: Keiji Fujiwara - Amata Kihara là một nhà nghiên cứu được giao làm cố vấn cho Accelerator và là chỉ huy của hoạt động đen có tên "Hound Dog". Hắn ta có một hình xăm ở bên trái khuôn mặt và đeo găng tay cơ khí. Trong cuộc tấn công của Vento Mặt trận ở Thành phố Học viện, Amata gặp lại Accelerator khi Hound Dog được giao nhiệm vụ bắt cóc Last Order. Cả hai tham gia vào một cuộc chiến cho đến khi Accelerator giết hăns ta bằng đôi cánh đen hiện hữu của mình để đưa hắn lên bầu trời, biến hắn ta thành một plasma.
Gensei Kihara (木原 幻生) Lồng tiếng bởi: Binbin Takaoka - Gensei Kihara là một nhà khoa học lớn tuổi chuyên về thần kinh học và là nhân vật phản diện được giới thiệu trong Toaru Kagaku no Railgun. Ông ta là cấp trên của Harumi Kiyama, người tiến hành thí nghiệm vô nhân đạo liên quan đến các học sinh Child Error của cô, khiến họ hôn mê. Nghiên cứu của ông về Tinh thể cơ thể tiếp tục ở phần sau của loạt phim khi ông ta lôi kéo Mikoto Misaka vào thí nghiệm để biến cô ấy thành siêu năng lực gia Level 6. Tuy nhiên, kế hoạch của ông ta bị cản trở bởi nỗ lực của Toma Kamijo, Misaki Shokuhō, Gunha Sogīta, Kuroko Shirai, Kazari Uiharu và Ruiko Saten. Tình trạng hiện tại của ông ta không rõ sau khi bị Misaki đánh bại bên trong tòa nhà Ngoại thất.
Yuītsu Kihara (木原 唯一) Lồng tiếng bởi: Mai Nakahara - Yuītsu Kihara là nhà đàm phán được Thành phố Học viện cử đến Thành phố Hành lý để giải quyết với Người bảo vệ Khoa học và là nhà nghiên cứu chịu trách nhiệm tác động đến Hisako Yakumi trong việc phát triển Dự án Agitate Halation. Cô luôn được nhìn thấy đang chăm sóc Nōkan Kihara, người mà cô gọi là "Sensei". Yuītsu có mối hận thù với Kakeru Kamisato sau khi biết câuj ta có liên quan đến cái chết của Nōkan, gây ra các cuộc tấn công Element toàn thành phố ở Thành phố Học viện. Số phận của cô không rõ ràng khi Thế lực Kamisato do cô kiểm soát quay lưng lại với cô sau khi Toma Kamijo, Fran Karasuma và Luca giải cứu Kakeru khỏi sự trục xuất của anh ta.
Nōkan Kihara (木原 脳幹) Lồng tiếng bởi: Show Hayami - Nōkan Kihara là một chú chó săn vàng và sử dụng cỗ máy chống ma thuật có tên "Anti-Art Attachment". Người ta thấy nó đeo một chiếc vòng cổ và đeo ba lô có gắn cánh tay robot để có thể hút xì gà Cuba. Nōkan có hiểu biết về phép thuật nhờ mối quan hệ của nó với Aleister Crowley. Sau cái chết rõ ràng do chạm trán với Kakeru Kamisato, nó được hồi sinh bởi Heaven Canceller, người mà nó đi cùng đến Ai Cập để thực hiện sứ mệnh tạo ra cơ thể cho Lillith, con gái của Aleister.
|
19856178
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%202021
|
Valorant Champions 2021
|
Giải đấu Valorant Champions 2021 là 1 giải đấu thể thao điện tử của bộ môn Valorant. Đây là lần đầu tiên giải đấu Valorant Champions được tổ chức, cũng là giải đấu toàn cầu quan trọng nhất của Valorant Champions Tour (VCT) trong mùa giải 2021. Giải đấu được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 12 tháng 12 năm 2021 tại Berlin, Đức, thành phố trước đây cũng đã đăng cai tổ chức Masters Berlin 2021. 16 đội đủ điều kiện tham gia dựa trên kết quả của họ tại các giải đấu trong mùa giải, Masters Berlin 2021, điểm tích lũy, và vòng loại khu vực (Last Chance Qualifiers - LCQ).
"Die For You" được công bố là bài hát chủ đề của giải đấu, được sáng tác, sản xuất và biểu diễn bởi Grabbitz.
Acend trở thành đội đầu tiên vô địch giải đấu Valorant Champions sau khi đánh bại Gambit Esports tại trận chung kết với tỷ số 3–2.
Địa điểm
Berlin được lựa chọn làm nơi tổ chức giải đấu. Giải đấu được tổ chức tại Marlene-Dietrich-Halle ở vòng bảng và tứ kết, trong khi bán kết và chung kết được tổ chức tại Verti Music Hall.
Các đội tham gia
Có tổng cộng có 16 đội đủ điều kiện tham gia Champions. Đội vô địch ở Masters giai đoạn 3 tự động đủ điều kiện tham gia, 11 đội đủ điều kiện tham gia thông qua điểm tích lũy, và 4 đứng đầu Vòng loại khu vực (Last Chance Qualifiers - LCQ) của 4 khu vực Bắc Mỹ, , Brazil và Đông Nam Á sẽ đủ điều kiện tham dự Valorant Champions.
Vòng bảng
Vòng bảng diễn ra từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 12 năm 2021. Các bảng được chia dựa trên thành tích của các đội trong các giải đấu Valorant Challengers và Valorant Masters, điểm tích lũy. 16 đội sẽ được chia đều vào 4 bảng. Các đội sẽ thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua GSL. 2 đội có thành tích cao nhất của mỗi bảng sẽ giành quyền vào Vòng loại trực tiếp (Play-off). Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức .
Bảng đấu
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Bảng D
Vòng loại trực tiếp
Vòng loại trực tiếp bắt đầu vào ngày 8 tháng 12, đỉnh điểm là trận chung kết vào ngày 12 tháng 12. Tám đội được bốc thăm vào nhánh đấu theo thể thức loại trực tiếp. Các đội đứng đầu của mỗi bảng được bốc thăm gặp các đội đứng thứ hai của một bảng khác. 2 đội nằm cùng bảng trong vòng bảng không được xếp ở cùng phía của nhánh đấu, nghĩa là 2 đội đó chỉ có thể thi đấu với nhau cho đến trận Chung kết. Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức , ngoại trừ trận chung kết được phân định bằng thể thức .
Tiền thưởng
Tham khảo
Chú thích
Giải đấu Valorant
Giải đấu Valorant 2021
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất 2021
|
19856181
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng%20V%C4%83n%20H%C3%A0
|
Hoàng Văn Hà
|
Hoàng Văn Hà (sinh năm 1976), là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam cấp bậc hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Phó Thủ trưởng thường trực Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục An ninh điều tra, Bộ Công an.
Sự nghiệp
Thiếu tướng Hoàng Văn Hà, sinh năm 1976, quê quán thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông đã có 6 năm là lãnh đạo Phòng; 5 năm giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục ANĐT, Phó Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, được thăng cấp bậc hàm Đại tá tháng 8/2020. Trong quá trình công tác, Thiếu tướng Hoàng Văn Hà đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba và nhiều Bằng khen các cấp…
Chiều ngày 6 tháng 5 năm 2022, Thứ trưởng Lương Tam Quang đã trao quyết định bổ nhiệm Đại tá Hoàng Văn Hà, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra (ANĐT) giữ chức Cục trưởng Cục ANĐT.
Tháng 7 năm 2023, ông được Chủ tịch nước Thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng.
Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm
Chú thích
Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam
|
19856183
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Boulevard
|
Boulevard
|
"Boulevard" (nghĩa tiếng Việt: Đại lộ) là ca khúc do ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Mỹ Jackson Browne viết và thể hiện qua album Hold Out năm 1980. Khi được phát hành dưới dạng đĩa đơn, ca khúc đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ở vị trí thứ 72 vào ngày 5 tháng 7 năm 1980 - sau đó leo lên đến vị trí thứ 19 và ở trên bảng xếp hạng suốt 16 tuần; điều này biến nó thành bản hit thành công thứ năm trong Top 40 suốt sự nghiệp của Browne. Ngoài phạm vi Hoa Kỳ, ca khúc còn được phát hành dưới dạng đĩa đơn ở Tây Ban Nha, Nhật Bản, Anh, Ý và Đức. Tại Canada, "Boulevard" đạt vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng.
Nguồn gốc
Browne từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh như sau: "Tôi từng sống ngay phía trên Đại lộ Hollywood. Ở đó, có một nơi tên là The Gold Cup tụ tập rất nhiều trẻ em bụi đời cũng như thanh thiếu niên hành nghề mại dâm. Ca khúc được viết từ góc nhìn của một thanh niên sống trên con phố đó - một người đồng cảm với những cảnh đời nêu trên ở một mức độ nhất định, nhưng cũng đồng thời tự nhủ rằng 'vấn đề chỉ là thời gian thôi.' Chúng ta đang ở trên đại lộ, nhưng nó không có nghĩa rằng đây là con người thực của bạn, cũng không có nghĩa rằng bạn sẽ vẫn như vậy trong tương lai. Tôi cho rằng đó là điều tôi muốn truyền tải khi viết lên ca khúc này..."
Trái tim nhân gian thì khô héo, mà thời gian lại khắc nghiệt.
Trong một góc đại lộ, bị che phủ bởi bóng đêm.
Thời gian trôi đi sao chậm quá,
Giữa bóng tối phía trước cửa hàng, ánh đèn đường rực sáng.
Mọi người đi ngang qua như thể không lo lắng điều gì ...
Họ nào có biết đâu —
Ca khúc được cấu trúc dưới dạng một đoạn riff dành cho guitar điện. Theo ghi chú trong album, Rick Marotta sẽ chơi trống cho bài hát này. Russ Kunkel được ghi nhận là người chơi trống trên tất cả các bản nhạc khác trong album. Danny Kortchmar thì đánh maraca.
Phản ứng công chúng
Trong bài đánh giá về album Hold Out, Robert Christgau nhận định về "Boulevard" trong bối cảnh thể loại nhạc punk rock mới nổi lúc bấy giờ như sau: "... tôi tự hỏi liệu những đứa trẻ lạc lối (tức là Lost Kids) trong 'Boulevard' có đội tóc mohawk, và liệu JB có tự mình hát cho họ nghe hay không."
Cash Box nhận xét ca khúc mang âm hưởng "dẫn nhập cứng và nhịp điệu guitar" kết hợp với "trống và bộ gõ." Record World thì ví nó như "một cây đàn guitar âm điệu sắc bén như dao cạo, trên nền một dòng giai điệu quyến rũ khó cưỡng" và "một đoạn điệp khúc cuồng nhiệt hòa hợp với giọng ca đặc biệt của [Browne]."
Ca khúc sau này đã được phát lại trong buổi thử nghiệm năm 1990 cho loạt phim truyền hình Beverly Hills 90210.
Thành tích trên bảng xếp hạng
Theo tuần
Theo năm
Ghi chú
Đĩa đơn năm 1980
Ca khúc của Jackson Browne
Nhạc phẩm viết bởi Jackson Browne
Bài hát năm 1980
Đĩa đơn Asylum Records
Đĩa đơn của Asylum Records
|
19856193
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20Ukraine
|
Cảnh sát Quốc gia Ukraine
|
Cảnh sát Quốc gia Ukraina hay Công an Quốc gia Ukraine (tiếng Ukraina: Національна поліція України ред, chuyển tự: Natsionalʹna politsiya Ukrayiny, tiếng Anh: National Police of Ukraine, viết tắt: НПУ, NPU), gọi tắt là Công an Ukraine, là cơ quan cảnh sát quốc gia và duy nhất của Ukraine. Nó được thành lập vào ngày 3 tháng 7 năm 2015, như một phần của cuộc cải cách sau khởi nghĩa Maidan do tổng thống Ukraine Petro Poroshenko phát động, để thay thế lực lượng cảnh sát quốc gia trước đây của Ukraine, Militsiya. Vào ngày 7 tháng 11 năm 2015, tất cả các thành viên militsiya còn lại được coi là thành viên "có quyền tạm thời" của Cảnh sát Quốc gia.
Cơ quan này được giám sát bởi Bộ Nội vụ.
Tham khảo
Cảnh sát theo quốc gia
|
19856195
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neil%20McCormick
|
Neil McCormick
|
Neil McCormick (sinh ngày 31 tháng 3 năm 1961) là một nhà báo, nhà văn và phát thanh viên âm nhạc người Anh. Ông là Trưởng Ban Phê bình âm nhạc của The Daily Telegraph từ năm 1996, đồng thời cũng tham gia dẫn chương trình phỏng vấn âm nhạc Neil McCormick's Needle Time cho kênh Vintage TV ở Anh. McCormick là cộng sự thân thiết của ban nhạc rock U2.
Tiểu sử
McCormick sinh ra ở Anh nhưng sau đó cùng gia đình chuyển đến Scotland, sau đó là Ireland. Ông theo học tại Trường Tổng hợp Mount Temple ở Dublin cùng thời điểm với tất cả các thành viên tương lai của ban nhạc U2.
Sự nghiệp
McCormick là nhạc sĩ và ca sĩ của nhiều ban nhạc vô danh: Frankie Corpse & The Undertaker (1978), The Modulators (1978–79), Yeah! Yeah! (1980–83) và Shook Up! (1985–88). Ông đã phát hành một album phòng thu đơn ca lấy tựa đề Mortal Coil dưới nghệ danh Ghost Who Walks vào năm 2004. Bài hát "Harm's Way" nằm trong album Songs Inspired by The Passion of the Christ (2004). Viết trên tờ The Daily Telegraph, McCormick cho biết, "Có lẽ tôi nên nghỉ việc khi đang dẫn đầu."
Dưới vai trò một nhà báo, ông làm việc cho tạp chí âm nhạc Ireland Hot Press từ năm 1978. Ông trở lại nghề báo vào đầu những năm 1990 sau khi nhận thấy sự nghiệp âm nhạc không gặt hái nhiều thành công, và trở thành biên tập viên đóng góp cho British GQ (1991–96). Ông là trưởng mảng phê bình nhạc rock cho tờ The Daily Telegraph từ năm 1996, đồng thời là khách mời thường xuyên trên các chương trình phát thanh và truyền hình BBC với tư cách là một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc.
Hồi ký của ông về sự nghiệp không thành công trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc lấy tựa đề I Was Bono’s Doppelgänger (được đổi tên thành Killing Bono ở Mỹ) được xuất bản năm 2004. Elton John gọi đây là "cuốn sách hay nhất mà tôi từng đọc về việc cố gắng thành công trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc." Tác phẩm đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Bộ phim Killing Bono năm 2011 có sự tham gia của Ben Barnes trong vai McCormick và Martin McCann trong vai Bono. McCormick là người viết U2 by U2, cuốn tự truyện bán chạy nhất năm 2006 của ban nhạc U2. Cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông, #Zero, được xuất bản vào năm 2019. Để đi kèm với cuốn sách, ông đã phát hành một album gồm các bài hát của các nhân vật nhạc sĩ giả tưởng xuất hiện trong cuốn sách.
Tham khảo
Sinh 1961
Nhà báo âm nhạc Vương quốc Liên hiệp Anh
Nhân vật còn sống
|
19856197
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B2ng%20lo%E1%BA%A1i%20Gi%E1%BA%A3i%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20V%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20U-17%20Qu%E1%BB%91c%20gia%202024
|
Vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-17 Quốc gia 2024
|
Vòng loại Giải bóng đá Vô địch U-17 Quốc gia 2024 là giải đấu vòng loại cho Giải bóng đá Vô địch U-17 Quốc gia 2024 do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) tổ chức.
Vòng loại diễn ra từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 07 tháng 4 năm 2024. Tổng cộng có 12 đội sẽ đủ điều kiện để tham dự vòng chung kết, bao gồm cả đội được đặc cách tham dự giải đấu với tư cách chủ nhà.
Các đội bóng
Hai mươi hai đội bóng đã đăng ký tham dự vòng loại lần này. Các đội bóng được sắp xếp sẵn vào các bảng đấu dựa theo khu vực địa lý. Những đội bóng đóng vai trò là chủ nhà của bảng đấu vòng loại được in đậm.
Thể thức
Các đội thi đấu vòng tròn hai lượt tại một địa điểm tập trung. Bốn đội nhất bảng, bốn đội nhì bảng và ba đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền vào vòng chung kết. Nếu đội chủ nhà vòng chung kết kết thúc vòng loại với vị trí trong nhóm 11 đội ở trên, đội xếp thứ ba ở bảng đấu còn lại cũng sẽ giành quyền tham dự vòng chung kết.
Lịch thi đấu
Lịch thi đấu của mỗi lượt đấu như sau.
Các bảng
Bảng A
Các trận đấu tại bảng A diễn ra tại Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ PVF, Bộ Công an.<onlyinclude>
Bảng B
Các trận đấu tại bảng B diễn ra tại Trung tâm huấn luyện thể thao Hàm Rồng, do Công ty cổ phần thể thao LPBank Hoàng Anh Gia Lai đăng cai.<onlyinclude>
Bảng C
Các trận đấu của bảng C diễn ra tại sân vận động xã Tân Hưng và sân vận động phường Long Tâm, do Công ty Cổ phần Bóng đá Bà Rịa Vũng Tàu đăng cai.<onlyinclude>
Bảng D
Các trận đấu của bảng D diễn ra tại sân vận động huyện Chợ Gạo, do Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao Tiền Giang đăng cai. Bảng xếp hạng các đội xếp thứ ba
Ba đội xếp thứ ba có thành tích tốt nhất sẽ giành quyền tham dự giải đấu chung kết. Trong trường hợp đội chủ nhà vòng chung kết kết thúc vòng loại với vị trí nằm trong 11 đội dẫn đầu, đội xếp thứ 4 của bảng xếp hạng này sẽ giành quyền vào vòng chung kết)
Cầu thủ ghi bàn
Tham khảo
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
|
19856199
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danionella%20cerebrum
|
Danionella cerebrum
|
Danionella cerebrum là một loài cá nước ngọt thuộc chi Danionella trong họ Cá chép. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 2021.
D. cerebrum có kiểu hình rất khó phân biệt với loài Danionella translucida, cho nên loài Danionella được nghiên cứu rộng rãi nhất trước đây không phải D. translucida mà chính là D. cerebrum.
Từ nguyên
Danh từ định danh cerebrum trong tiếng Latinh có nghĩa là “não”, hàm ý đề cập đến việc loài cá này có bộ não nhỏ nhất trong số các loài động vật có xương sống.
Phân bố và môi trường sống
D. cerebrum lần đầu tiên được biết đến trong những dòng suối ở sườn phía nam và phía đông của dãy Pegu (nằm giữa sông Ayeyarwaddy và sông Sittaung), thuộc vùng Yangon và vùng Bago. Tất cả các vùng nước nơi tìm thấy D. cerebrum đều là những dòng nước đục, với dòng chảy nhìn thấy được, nhiệt độ bề mặt khoảng 30°C và độ pH 7,4–7,5.
Mô tả
Chiều dài chuẩn lớn nhất được ghi nhận ở D. cerebrum là gần 13 cm. Số lượng tia vây hậu môn có sự chênh lệch giữa hai loài D. cerebrum và D. translucida, với 15–18 tia ở D. cerebrum và 12–14 tia (hiếm khi là 15) ở D. translucida. Tuy nhiên, cả hai có sự khác biệt rõ rệt trong giải phẫu bên trong.
Số tia vây lưng: 8–9; Số tia vây hậu môn: 15–18; Số tia vây ngực: 6; Số tia vây bụng: 5.
Phân loại học
Tuy giống với D. translucida, nhưng kết quả phân tích phát sinh chủng loại học cho thấy, D. cerebrum là loài chị em gần nhất với Danionella mirifica.
Sinh học
Giống như các loài Danionella khác, D. cerebrum thể hiện sự dị hình giới tính thông qua cơ chế tạo ra âm thanh. Tuy có kích thước nhỏ bé, D. cerebrum lại có thể tạo ra âm thanh với biên độ cao vượt quá 140 dB. Ở người, 140 dB là ngưỡng gây chói tai, nghĩa là âm thanh này lớn hơn cả tiếng còi xe cứu hỏa hoặc phi cơ cất cánh (130 dB).
D. cerebrum sử dụng cơ chế tạo âm thanh đặc biệt bao gồm sụn, xương sườn và một loại cơ có cấu tạo đặc biệt chuyên dụng thích nghi với mức độ mỏi thấp. Bộ máy này thúc đẩy phần sụn tác động lên bong bóng cá để tạo ra xung nhanh và lớn. D. cerebrum sử dụng cơ chế này để giao tiếp với đồng loại.
Sử dụng
D. cerebrum được sử dụng làm vật mẫu trong ngành khoa học thần kinh vì độ trong suốt của chúng cho phép sử dụng các kỹ thuật hình ảnh và quang học để ghi lại và điều khiển hoạt động của bộ não, thay thế cho cá bột loài Danio rerio do chúng thiếu các hành vi của cá trưởng thành. Trên thực tế, các phân tích phát sinh chủng loại đã chỉ ra rằng Danionella tạo thành một nhóm chị em với chi Danio và tách ra từ một tổ tiên chung khoảng 36 triệu năm trước.
Mặc dù có bộ não trưởng thành nhỏ nhất trong số các loài có xương sống (thể tích não chỉ 0,6 m3), D. cerebrum thể hiện một tập hợp phong phú các hành vi phức tạp, bao gồm tán tỉnh, hợp thành đàn và giao tiếp bằng âm thanh.
Tham khảo
C
Cá nước ngọt
Cá Myanmar
Động vật được mô tả năm 2021
|
19856207
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh%20s%C3%A1t%20Nga
|
Cảnh sát Nga
|
Cảnh sát Nga (, chuyển tự: Politsiya Rossii, tiếng Anh: Police of Russia) là cơ quan thực thi pháp luật quốc gia ở Nga, hoạt động trực thuộc Bộ Nội vụ từ ngày 8 tháng 9 năm 1802. Nó được thành lập ngày 7 tháng 6 năm 1718 theo sắc lệnh của Peter Đại đế và vào năm 2011, thay thế Militsiya, cơ quan công an cũ.
Cơ quan cảnh sát quốc gia của Nga hoạt động theo luật "Về cảnh sát" (Закон "о полиции"), đã được Quốc hội Liên bang phê chuẩn và sau đó được ký thành luật vào ngày 7 tháng 2 năm 2011, bởi Tổng thống Liên bang Nga, Dmitry Medvedev.
Chú thích
Tham khảo
Cảnh sát theo quốc gia
Chính phủ Nga
|
19856208
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20V%C3%B4%20%C4%91%E1%BB%8Bch%20U-17%20qu%E1%BB%91c%20gia%202024
|
Giải bóng đá Vô địch U-17 quốc gia 2024
|
Giải bóng đá vô địch U-17 quốc gia 2024 là mùa giải thứ 20 của Giải bóng đá Vô địch U-17 Quốc gia do Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và tổ chức.
là đương kim vô địch của giải đấu sau khi đánh bại với tỷ số 2-1 trong trận chung kết năm 2023.
Vòng loại
Vòng loại diễn ra từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 07 tháng 4 năm 2024. Các Đội thi đấu vòng tròn hai lượt (đi - về) tại địa phương đăng cai. Tính điểm xếp hạng ở mỗi Bảng. Chọn 04 đội xếp thứ Nhất, 04 Đội xếp thứ Nhì và 03 đội xếp thứ Ba có thành tích tốt nhất ở 04 Bảng vào Vòng chung kết. Nếu đội Chủ nhà VCK kết thúc thi đấu tại Vòng loại với vị trí trong nhóm 11 đội có thành tích tốt nhất ở 04 Bảng nêu trên, thì đội xếp thứ Ba có thành tích tốt tiếp theo sẽ giành quyền tham dự VCK.
Các Đội thi đấu vòng tròn hai lượt (đi - về) tại địa phương đăng cai. Tính điểm xếp hạng ở mỗi Bảng. Chọn 04 đội xếp thứ Nhất, 04 Đội xếp thứ Nhì và 03 đội xếp thứ Ba có thành tích tốt nhất ở 04 Bảng
Các đội vượt qua vòng loại
Đội hình
Cầu thủ sinh từ ngày 01 tháng 1 năm 2008 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 có đủ điều kiện để tham dự giải đấu. Mỗi đội tuyển phải đăng ký một đội hình tối thiểu 18 cầu thủ và tối đa 30 cầu thủ. Trong đó, danh sách phải có tối thiểu 2 thủ môn và tối đa 1 cầu thủ nước ngoài gốc Việt Nam (Quy định mục 7.1).
Vòng bảng
Các tiêu chí
Các đội được xếp hạng theo điểm (3 điểm cho 1 trận thắng, 1 điểm cho 1 trận hòa, 0 điểm cho 1 trận thua), và nếu bằng điểm, các tiêu chí sau đây được áp dụng theo thứ tự, để xác định thứ hạng:
Điểm trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
Hiệu số bàn thắng thua trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
Số bàn thắng ghi được trong các trận đối đầu trực tiếp giữa các đội bằng điểm;
Nếu có nhiều hơn hai đội bằng điểm, và sau khi áp dụng tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên, một nhóm nhỏ các đội vẫn còn bằng điểm nhau, tất cả các tiêu chí đối đầu ở trên được áp dụng lại cho riêng nhóm này;
Hiệu số bàn thắng thua trong tất cả các trận đấu bảng;
Số bàn thắng ghi được trong tất cả các trận đấu bảng;
Sút luân lưu nếu chỉ có hai đội bằng điểm và họ gặp nhau trong trận cuối cùng của bảng;
Điểm thẻ phạt (thẻ vàng = –1 điểm, thẻ đỏ gián tiếp (2 thẻ vàng) = –3 điểm, thẻ đỏ trực tiếp = –3 điểm, thẻ vàng và thẻ đỏ trực tiếp = –4 điểm);
Bốc thăm.
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Xếp hạng các đội đứng thứ ba bảng đấu
Vòng đấu loại trực tiếp
Trong vòng đấu loại trực tiếp, loạt sút luân lưu được sử dụng để quyết định đội thắng nếu cần thiết. Sẽ không có hiệp phụ sau khi kết thúc 90 phút thi đấu hiệp phụ.
Các trường hợp
Các trận đấu cụ thể giữa các đội xếp thứ ba sẽ phụ thuộc vào hai đội xếp thứ ba sẽ giành quyền vào vòng tứ kết:
Sơ đồ
Tứ kết
Bán kết
Chung kết
Tham khảo
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
|
19856209
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stereogum
|
Stereogum
|
Stereogum là một ấn phẩm Internet hàng ngày tập trung vào tin tức, đánh giá, phỏng vấn và bình luận mảng âm nhạc. Trang web được Scott Lapatine lập ra vào tháng 1 năm 2002. Stereogum là một trong những blog MP3 đầu tiên và đã nhận được nhiều giải thưởng cũng như vinh danh, bao gồm Giải PLUG cho Blog âm nhạc của năm, Powergeek 25 của Blender và Trang web âm nhạc xuất sắc nhất của Entertainment Weekly. Trang web này đã được vinh danh Official Honoree bởi Giải Webby ở hạng mục âm nhạc và giành được Giải OMMA cho Trang web xuất sắc ở hạng mục giải trí/âm nhạc. Năm 2011, Stereogum đã giành giải Blog âm nhạc của năm của The Village Voice.
Lịch sử
Trang web được đặt tên theo một cụm từ trong lời bài hát "Radio #1" của bộ đôi nhạc điện tử người Pháp Air. Cuối năm 2006, Stereogum nhận được khoản đầu tư từ tổ chức đầu tư tư nhân The Pilot Group của Bob Pittman. Tháng 11 năm 2007, dự án đã được SpinMedia (trước đây gọi là Buzz Media) mua lại. Tháng 4 năm 2008 chứng kiến sự ra mắt của Videogum, trang web chị em của Stereogum, tập trung vào mảng truyền hình, điện ảnh và video trên web. Videogum sau đó đã đóng cửa.
Sự kiện SXSW đầu tiên của Stereogum vào năm 2006 được tổ chức bởi diễn viên hài mới nổi Aziz Ansari cùng với có màn trình diễn của Ted Leo. Trong những năm sau, các sự kiện của Stereogum tổ chức có mời các nghệ sĩ Ben Gibbard, Sky Ferreira, Mitski, Beach House, St. Vincent, Deerhunter, Japanese Breakfast, Rico Nasty... tới biểu diễn. Tháng 12 năm 2016, Eldridge Industries đã mua lại SpinMedia thông qua Hollywood Reporter-Billboard Media Group với số tiền không được tiết lộ. Tháng 7 năm 2017, Arcade Fire đã tạo ra trang web nhại lại lấy tên Stereoyum để "đánh giá sớm" về album Everything Now sắp phát hành của ban nhạc. Tháng 1 năm 2020, có nguồn tin xác nhận Scott Lapatine đã đạt được thỏa thuận mua lại Stereogum từ Hollywood Reporter-Billboard Media Group, biến nó một lần nữa trở thành một trang báo độc lập.
Biên tập viên cấp cao Tom Breihan của Stereogum bắt đầu viết chuyên mục "The Number Ones" vào tháng 9 năm 2018, trong đó ông đánh giá, phân tích và cung cấp bối cảnh lịch sử cho mọi đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Tháng 11 năm 2022, Hatchette Book Group xuất bản cuốn sách lịch sử âm nhạc The Number Ones: Twenty Chart-Topping Hits That Reveal The History Of Pop Music dựa trên chuyên mục này của Breihan. Tháng 7 năm 2023, Breihan bắt đầu thực hiện một chuyên mục nhỏ chỉ dành cho những người đăng ký trang web, trong đó ông đăng tải những bài đánh giá các đĩa đơn quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Alternative Airplay.
Album của năm
Sản phẩm âm nhạc
Tháng 7 năm 2007, Stereogum phát hành Stereogum Presents... OKX: A Tribute to OK Computer như một lời tri ân kỷ niệm mười năm tới album OK Computer (1997) của ban nhạc Radiohead. Các bài hát trong album được thể hiện bởi 14 nghệ sĩ indie rock gồm Doveman, Vampire Weekend, John Vanderslice, David Bazan, Cold War Kids, My Brightest Diamond, Marissa Nadler, Chris Funk của The Decemberists, và Chris Walla của Death Cab for Cutie.
Các album tuyển tập được Stereogum phát hành miễn phí khác bao gồm: Drive XV: A Tribute to Automatic for the People, một sản phẩm tri ân tới album Automatic for the People (1992) của R.E.M., với sự góp giọng của Rogue Wave, Meat Puppets, Sara Quin và Dr. Dog; Enjoyed: A Tribute to Björk's Post, một sản phẩm tri ân tới album Post (1995) của Björk, với sự góp giọng của Liars, Edward Droste, Dirty Projectors, Final Fantasy và Atlas Sound); Stroked: A Tribute to Is This It, một sản phẩm tri ân tới album Is This It (2001) của The Strokes, với sự góp giọng của Real Estate, Owen Pallett, Peter Bjorn and John và The Morning Benders; MySplice Vols 1-4:, các bản mashup hàng năm hợp tác với team9; và Stereogum Presents... RAC Vol. 1, bản phát hành đầu tiên của nhà sản xuất từng đoạt giải Grammy RAC.
Năm 2020, là một phần trong nỗ lực gây quỹ để duy trì hoạt động và tính độc lập của trang web, một tuyển tập gồm 55 bản hát lại các bài hát từ những năm 2000 do nhiều nghệ sĩ khác nhau thể hiện lấy tựa đề Save Stereogum: An '00s Covers Comp đã được phát hành để thu hút các nhà tài trợ với chiến dịch Indiegogo của trang web. Chiến dịch đã quyên góp được tổng cộng hơn 370.000 USD. Album ra mắt ở vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Compilation Albums và vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng Top Album Sales của Billboard.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website âm nhạc Mỹ
Tính năng Internet thành lập năm 2002
Blog âm nhạc
Websites đánh giá âm nhạc
Tạp chí âm nhạc trực tuyến xuất bản ở Hoa Kỳ
|
19856216
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chung%20k%E1%BA%BFt%20C%C3%BAp%20FA%202022
|
Chung kết Cúp FA 2022
|
Trận chung kết Cúp FA 2022 là trận đấu cuối cùng của Cúp FA 2021–22 và là trận chung kết lần thứ 141 của Cúp FA. Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Wembley ở Luân Đôn, Anh, vào ngày 14 tháng 5 năm 2022. Trận đấu là cuộc đọ sức giữa Chelsea và Liverpool. Đây là lần đầu tiên cả 2 đội gặp nhau ở cả Chung kết Cúp EFL và Chung kết Cúp FA trong cùng một mùa giải kể từ lần gần nhất Arsenal gặp Sheffield Wednesday năm 1993. Được tổ chức bởi Hiệp hội bóng đá (FA), đây là trận chung kết thứ 141 của Cúp FA và là trận đấu tiêu biểu của giải đấu cúp sơ cấp của bóng đá Anh. Trận đấu cũng đánh dấu 150 năm kể từ khi trận chung kết FA Cup đầu tiên được diễn ra vào năm 1872.
Liverpool giành chiến thắng trên loạt sút luân lưu sau khi trận đấu kết thúc sau hiệp phụ mà không có bàn thắng; đây là trận chung kết đầu tiên kết thúc không bàn thắng kể từ năm 2005 và là trận đầu tiên diễn ra loạt sút luân lưu kể từ chiến thắng trước đó của Liverpool năm 2006. Huấn luyện viên Jürgen Klopp của Liverpool trở thành huấn luyện viên người Đức đầu tiên vô địch Cúp FA. Chelsea lập kỷ lục khi thua trận chung kết thứ ba liên tiếp, sau thất bại lần lượt trước Arsenal và Leicester City ở chung kết năm 2020 và 2021.
Với tư cách là đương kim vô địch, Liverpool đủ điều kiện tham dự giải đấu UEFA Champions League nhờ vị trí của họ tại Premier League 2021–22, vị trí tham dự giải đấu UEFA Europa League 2022–23 thuộc về đội đứng thứ 6 tại Premier League là Manchester United.
Đường đến trận chung kết
Chelsea
Là một câu lạc bộ Premier League, Chelsea tham gia vòng 3, nơi họ chơi trên sân nhà Stamford Bridge đánh bại Chesterfield. Họ đánh bại Plymouth Argyle ở vòng 4 tại sân nhà Stamford Bridge. Ở vòng 5, họ đánh bại Luton Town trên sân Kenilworth Road.
Chelsea làm khách khi họ đánh bại Middlesbrough ở trận tứ kết trên sân vận động Riverside. Ở trận bán kết, Chelsea thi đấu ở sân trung lập Wembley, nơi họ đánh bại Crystal Palace.
Liverpool
Là một câu lạc bộ Premier League, Liverpool tham gia vòng 3, nơi họ chơi trên sân nhà Anfield và đánh bại Shrewsbury Town. Ở vòng 4, họ đánh bại Cardiff City với tỉ số 3–1 cũng tại Anfield. Họ cũng đánh bại Norwich City trên sân nhà ở vòng 5. Họ đánh bại Nottingham Forest trên sân khách City Ground trong trận tứ kết, rước khi đánh bại Manchester City tại Sân vận động Wembley.
Trước trận đấu
Đây là lần gặp nhau thứ hai giữa hai đội trong một trận chung kết FA Cup, sau lần gặp nhau vào năm 2012, khi Chelsea thắng 2-1. Họ cũng gặp nhau trong bốn trận đấu quyết định danh hiệu khác; trận chung kết Cúp EFL 2005 và 2022, Siêu cúp Anh năm 2006 và Siêu cúp châu Âu 2019; Chelsea thắng trận gặp nhau năm 2005 và Liverpool thắng ba trận còn lại. Hai đội đã gặp nhau hồi đầu mùa giải, trong trận Chung kết Cúp EFL 2022, trong đó Liverpool thắng trên loạt sút luân lưu, với cả hai trận đấu giữa hai đội ở mùa giải Premier League 2021–22 kết thúc với tỷ số hòa, 1–1 tại Anfield và 2–2 tại Stamford Bridge. Đây là lần đầu tiên cả 2 đội gặp nhau ở cả Chung kết Cúp EFL và Chung kết Cúp FA trong cùng một mùa giải kể từ khi Arsenal gặp Sheffield Wednesday năm 1993.
Trận đấu
Chi tiết
Số liệu thống kê
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trận đấu của Liverpool F.C.
Trận đấu của Chelsea F.C.
Sự kiện tại Sân vận động Wembley
Chung kết Cúp FASự kiện thể thao năm 2022 ở Luân Đôn
|
19856221
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rami%20Yacoub
|
Rami Yacoub
|
Rami Yacoub (sinh ngày 17 tháng 1 năm 1975), còn được biết đến với biệt danh Rami, là nhà sản xuất thu âm và nhạc sĩ sáng tác bài hát người Thụy Điển, đồng thời là cựu thành viên của Cheiron Studios và Maratone. Yacoub là cộng sự lâu năm của Max Martin, đặc biệt là trong thời gian đầu của sự nghiệp. Ông đã làm việc với các nghệ sĩ như Lady Gaga, Ariana Grande, Demi Lovato, Selena Gomez, Britney Spears, Nicki Minaj, Madonna, Charli XCX, Bon Jovi, Backstreet Boys, One Direction, Arashi, Westlife, The Saturdays, P!nk, Celine Dion, Enrique Iglesias, Tiësto, Avicii, NSYNC, 5 Seconds of Summer, Lindsay Lohan, Weezer, Måneskin, Foster the People và Loreen.
Tiểu sử
Rami, sinh ra với cha mẹ là người Palestine, bắt đầu sự nghiệp âm nhạc của mình ở tuổi 13 khi ông bắt đầu chơi bass trong một ban nhạc ở Stockholm. Tài năng sáng tác của ông đã được thể hiện rõ khi ông bắt đầu viết nhiều bài hát cho nhóm. Yacoub cũng có một sự nghiệp ca hát ngắn ngủi nhưng sau đó quyết định dành toàn tâm cho việc sáng tác và sản xuất. Đến năm 18 tuổi, ông bắt đầu phát triển năng lực sản xuất của bản thân với sự hỗ trợ của "sampler, bộ mixer, synthesizer", đồng thời thử nghiệm với các bản remix.
Năm 1998, Max Martin khi đang trong quá trình tìm kiếm cộng sự sản xuất mới đã tiếp cận ông và đề nghị ông gia nhập Cheiron Studios ở Stockholm. Lần hợp tác sản xuất đầu tiên giữa Rami với Martin là cho "...Baby One More Time" – đĩa đơn mở đầu sự nghiệp của Britney Spears. Sau mười năm làm việc, Rami chia tay Maratone vào đầu năm 2008 vì ông cảm thấy mình "cần phải đi theo con đường riêng." Sau vài năm nghỉ ngơi và đánh giá xem mình muốn làm gì tiếp theo, ông bắt đầu thành lập nhóm sản xuất riêng, lấy Kinglet Studios ở Los Angeles và Stockholm, Thụy Điển làm địa điểm hoạt động chính.
Ảnh hưởng
Rami Yacoub cho biết trong suốt thời gian trưởng thành ông đã nghe The Beatles, Prince và Tom Jones. Các nghệ sĩ khác bao gồm Mötley Crüe, AC/DC, Iron Maiden cũng có tác động rất lớn tới các sản phẩm của ông. Ông cũng coi Denniz Pop là "Bố già" trong ngành âm nhạc và đồng thời cũng là cố vấn cá nhân của ông.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Max Martin Fansite: Trang của Rami Yacoub
Nhà sản xuất âm nhạc Thụy Điển
Nhân vật còn sống
Sinh 1975
|
19856233
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%8B%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20c%E1%BA%ADn%20bi%C3%AAn
|
Thị trường cận biên
|
Thị trường cận biên (Frontier markets) là thuật ngữ chỉ một loại hình nền kinh tế thị trường của các nước đang phát triển phát triển hơn quốc gia kém phát triển nhất nhưng vẫn quá nhỏ, rủi ro hoặc kém thanh khoản để được phân loại chung là nền kinh tế thị trường mới nổi thuộc nhóm các nền kinh tế đang nổi lên. Thuật ngữ kinh tế này được người đứng đầu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế là ông Farida Khambata đặt ra vào năm 1992 và bắt đầu được sử dụng khi Cơ sở dữ liệu các thị trường mới nổi của IFC (EMDB) bắt đầu công bố dữ liệu về các thị trường nhỏ hơn vào năm 1992. Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả thị trường vốn cổ phần của các nước đang phát triển dù quy mô nhỏ và khó tiếp cận hơn nhưng vẫn "có thể đầu tư", tìm kiếm cơ hội. Thị trường chứng khoán cận biên hay thị trường mới nổi thứ cấp (Pre-emerging equity markets) thường được các nhà đầu tư theo đuổi với tiềm năng lợi nhuận cao, dài hạn cũng như mối tương quan thấp với các thị trường khác. Một số quốc gia được phân loại thuộc nhóm thị trường cận biên trước đây từng được phân hạng là thị trường mới nổi, nhưng hiện nay đã bị tụt hạng rơi về vị thế trong hạng thị trường cận biên.
Đại cương
Hiện nay trên thế giới, các thị trường tài chính xếp 3 nhóm: cao nhất là thị trường phát triển, tiếp đến là thị trường mới nổi, và thấp nhất là thị trường cận biên. Có 3 tổ chức lớn về xếp hạng thị trường bao gồm MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones. MSCI Frontier Markets Index hiện là chỉ số quan trọng nhất trong các bộ chỉ số theo dõi thị trường cận biên của MSCI. Nhiều quỹ chủ động có quy mô hàng trăm triệu USD đang sử dụng chỉ số này làm cơ sở tham chiếu. MSCI chỉ ra 9 tiêu chí định lượng đánh giá như sau: Một là giới hạn sở hữu nước ngoài. Hai là hạn mức/dư địa (room) ngoại còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài vì thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài. Ba là quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài. Bốn là mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán). Năm là đăng ký đầu tư và mở tài khoản chứng khoán và đăng ký giao dịch. Bảy là luồng thông tin. Tám là thanh toán và bù trừ, có hay không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước. Chín là khả năng chuyển nhượng, trong đó có một số giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật.
Bản chất thị trường cận biên là thị trường có quy mô nhỏ, chất lượng hàng thấp, không ổn định, kém thanh khoản, kém minh bạch, thông tin tài chính và luật lệ không tương thích, rủi ro cao. Việc vượt cận biên chỉ là để thoát nghèo, thị trường muốn phát triển sẽ cần các yếu tố cốt lõi về nền tảng (platform), các điều kiện nội tại đồng bộ phổ quát và chuẩn mực (integrated). Cần phân biệt giữa thị trường mới nổi và thị trường cận biên, thị trường cận biên là những quốc gia vẫn còn nhiều chặng đường để đạt được giai đoạn của thị trường mới nổi. Các thị trường này chưa đủ tính thanh khoản và do đó không nằm trong danh mục đầu tư của thị trường mới nổi, ví dụ về thị trường cận biên là các quốc gia như Ai Cập, Nigeria, Pakistan, Bangladesh, Argentina và Panama. Colombia được Standard & Poors thăng cấp lên Thị trường mới nổi, đánh giá này có hiệu lực từ ngày 19 tháng 9 năm 2011. Việt Nam vẫn chưa góp mặt trong danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường chứng khoán cận biên lên thị trường mới nổi của MSCI, tuy nhiên, theo ông Johan Nyvene-Chủ tịch Công ty cổ phần Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC) thì dù Việt Nam vẫn được xem là một thị trường cận biên bởi các tổ chức xếp hạng thị trường trên thế giới, mặc dù vậy, đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài xem thị trường chứng khoán Việt Nam như một thị trường mới nổi.
Phân hạng
Chú thích
Tham khảo
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong năm 2025
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi trong thời gian sớm nhất
QUYẾT TÂM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TỪ CẬN BIÊN LÊN MỚI NỔI, BẢO ĐẢM AN TOÀN, LÀNH MẠNH, BỀN VỮNG - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tuyên Quang
Sớm nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi
Nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi vào năm 2025 - Báo Đấu thầu
Việt Nam phấn đấu nâng hạng thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi - Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp
Chuyên gia “hiến kế” nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam - Tạp chí Tài chính
Những tồn tại trên thị trường chứng khoán Việt Nam và kiến nghị giải pháp - Tạp chí Kinh tế và Dự báo
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán
Thuật ngữ kinh doanh
Kinh tế học phát triển
Phân loại quốc gia kinh tế
Phát triển quốc tế
Đầu tư
|
19856234
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Shikisai%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20yama%29
|
Shikisai (bài hát của yama)
|
là đĩa đơn thứ ba của yama. Được phát hành bởi MASTERSIX FOUNDATION vào ngày 9 tháng 11 năm 2022.
Tổng quan
Đây là đĩa đơn đầu tiên của cô ấy sau một năm kể từ album trước đó. Shikisai là bài hát chủ đề kết thúc cho phần thứ hai mùa đầu tiên của anime truyền hình Spy × Family. Bài hát này không có thông báo trước đó và nó chỉ được công bố sau khi anime được phát sóng vào ngày 1 tháng 10.
Video âm nhạc
Phát hành vào ngày 3/10/2022. (Đạo diễn: Kazuki Gotanda) Tính đến tháng 1/2023, MV này đã được xem hơn 10 triệu lần.
Vào ngày 23 tháng 12 năm 2022, một video âm nhạc cho bộ anime đã được phát hành trên kênh Youtube chính thức của TOHO animation.
Vào ngày 19 tháng 11 năm 2022, video âm nhạc của ca khúc kết hợp "Aiwotoku" được phát hành. Minh họa: Tomowaka.
Danh sách bài hát
Sáng tác, viết lời, hòa âm phối khí: Whale.
Lời & Sáng tác: yama / Hòa âm: Nobuaki Tanaka
Tham khảo
Spy × Family
Bài hát của Spy × Family
Bài hát tiếng Nhật
Bài hát anime
Đĩa đơn năm 2022
|
19856236
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Noel%20Aguirre
|
Noel Aguirre
|
Noel Ricardo Aguirre Ledezma (26 tháng 4 năm 1960 – 2 tháng 1 năm 2024) là cựu nhà kinh tế học, nhà giáo và chính khách người Bolivia. Trước đây, ông từng là thành viên của đảng MAS-IPSP và giữ chức vụ làm Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Bolivia từ ngày 8 tháng 2 năm 2009 đến ngày 23 tháng 1 năm 2010.
Tham khảo
Sinh năm 1960
Mất năm 2024
Chính khách Bolivia thế kỷ 20
Chính khách Bolivia thế kỷ 21
Nhà giáo Bolivia
Nhà kinh tế học Bolivia
Người Bolivia gốc Quechua
Bộ trưởng Kế hoạch Bolivia
Tử vong vì đại dịch COVID-19 tại Bolivia
|
19856237
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alonso%20Duralde
|
Alonso Duralde
|
Alonso Duralde (sinh ngày 18 tháng 5 năm 1967) là nhà phê bình điện ảnh, nhà văn và người dẫn podcast người Mỹ. Anh là cây viết và cũng là biên tập viên cho The Film Verdict, The Wrap, The Advocate và MSNBC.com.
Tiểu sử
Duralde sinh ra ở East Point, Georgia, là con út trong gia đình bảy người con của những người nhập cư Tây Ban Nha. Anh theo học tại Đại học Vanderbilt và hiện đang sinh sống ở West Hollywood, California cùng chồng – cây bút kiêm và nhà phê bình điện ảnh Dave White. Cả hai cùng nhau dẫn một loạt podcast lấy tựa đề Linoleum Knife từ cuối thập niên 2010. Anh ấy lớn lên theo Công giáo, nhưng hiện được xác định là một người vô thần. Tháng 1 năm 2010, Duralde là thí sinh của cuộc thi Jeopardy!.
Sự nghiệp
Duralde là giám đốc nghệ thuật tại Liên hoan phim Hoa Kỳ/Dallas trong 5 năm. Anh cũng là cựu biên tập viên nghệ thuật và giải trí của tạp chí đồng tính quốc gia The Advocate. Năm 2007, anh đảm nhiệm vai trò nhà phê bình phim cho MSNBC.com, và vào năm 2009, các bài phê bình của anh bắt đầu xuất hiện thường xuyên trên The Rotten Tomatoes Show. Duralde là thành viên của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles và Hiệp hội phê bình phim quốc gia. Các bài viết của anh đã xuất hiện trên The Village Voice, Movieline và Detour.
Từ năm 2011 đến năm 2023, Duralde là nhà phê bình phim cao cấp của TheWrap, trang này cũng đã cung cấp các bài đánh giá của anh cho hãng thông tấn Reuters. Anh cũng tham gia vai trò dẫn chương trình cho loạt What the Flick?! của kênh TYT Network cùng với Ben Mankiewicz của Turner Classic Movies, Christy Lemire của The Associated Press và Matt Atchity của Rotten Tomatoes. Sau khi What the Flick?! bị hủy bỏ, anh và Lemire bắt đầu tổ chức podcast điện ảnh Breakfast All Day. Năm 2023, Duralde gia nhập trang web The Film Verdict với vai trò trưởng ban nhà phê bình phim điện ảnh Hoa Kỳ.
Phim điện ảnh của năm
2011: Weekend
2012: How to Survive a Plague
2013: Frances Ha
2014: Thời thơ ấu
2015: Max điên: Con đường tử thần
2016: Moonlight
2017: Call Me by Your Name
2018: Paddington 2
2019: Những người phụ nữ bé nhỏ
2020: Collective
2021: Licorice Pizza
2022: RRR
2023: Poor Things
Sự nghiệp văn học
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trang Rotten Tomatoes của Alonso Duralde
Sinh 1967
Nhân vật còn sống
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 21
Người vô thần Mỹ
Nhà phê bình phim Mỹ
Người Mỹ gốc Tây Ban Nha
Người LGBT từ Georgia
Cựu tín hữu Công giáo Rôma
Người East Point, Georgia
Người West Hollywood, California
Cựu sinh viên Đại học Vanderbilt
Nhà văn Georgia
|
19856240
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%99
|
კ
|
K'ani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli კ, mtavruli Კ) là chữ cái thứ 11 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, კ có giá trị là 20.
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Gruzia Kani
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856245
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bob%20Marley%3A%20M%E1%BB%99t%20t%C3%ACnh%20y%C3%AAu
|
Bob Marley: Một tình yêu
|
Bob Marley: Một tình yêu (tên tiếng Anh: Bob Marley: One Love) là một bộ phim điện ảnh Mỹ thuộc thể loại tiểu sửâm nhạcchính kịch ra mắt vào năm 2023 được dựa trên cuộc đời và sự nghiệp của Bob Marley, người nghệ sĩ tiên phong trong dòng nhạc reggae. Phim do Reinaldo Marcus Green làm đạo diễn kiêm viết kịch bản, với sự tham gia diễn xuất của Kingsley Ben-Adir trong vai Bob Marley. Ngoài ra, phim còn có sự tham gia của Lashana Lynch trong vai Rita Marley và James Norton trong vai Chris Blackwell.
Bob Marley: Một tình yêu được công chiếu lần đầu tại rạp chiếu Carib 5 ở Kingston, Jamaica vào ngày 23 tháng 1 năm 2024, và sau đó được Paramount Pictures phát hành tại Mỹ vào ngày 14 tháng 2 năm 2024 và tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 3 năm 2024. Sau khi phát hành, bộ phim đã nhận được về những lời nhận xét trái chiều từ giới chuyên môn và hiện đang thu về 123 triệu USD so với kinh phí sản xuất 70 triệu USD.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Phim năm 2024
Phim Mỹ
Phim ca nhạc
Phim tiểu sử
Phim chính kịch
Phim tiếng Anh
Phim thập niên 2020
Phim tiếng Anh thập niên 2020
Phim ca nhạc Mỹ
Phim của Paramount Pictures
Phim chính kịch Mỹ
Phim tiểu sử của Mỹ
|
19856246
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%9A
|
ლ
|
Lasi (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ლ, mtavruli Ლ) là chữ cái thứ 12 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ლ có giá trị là 30.
ლ thường đại diện cho âm tiếp cận cạnh lưỡi chân răng hữu thanh , giống như cách phát âm của trong "lord".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Sử dụng
Mkhedruli ლ là biểu tượng tiền tệ của lari Gruzia. Đôi khi, ký hiệu ₾ cũng được sử dụng.
Xem thêm
Chữ cái Latinh L
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856261
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ikigai
|
Ikigai
|
là một khái niệm trong văn hóa Nhật Bản, đề cập đến thứ/ điều gì đó mang lại cho mỗi người ý thức về mục đích, lý do tồn tại trong cuộc sống.
Ý nghĩa và từ nguyên
Từ điển Oxford English Dictionary định nghĩa ikigai là "động lực; cái gì đó, hoặc ai đó mang lại cho một cá nhân ý thức về mục đích hoặc lý do sống". Nói cách khác, nó đề cập đến điều gì đó mang lại niềm vui hoặc sự thỏa mãn.
Thuật ngữ này là sự kết hợp của hai từ tiếng Nhật: và (biến âm thành gai). Ý nghĩa nó truyền tải là 'lý do để sống; ý nghĩa trong cuộc sống; [điều gì đó] làm cho cuộc sống trở nên đáng sống'.
Tổng quan
có thể dùng để mô tả việc có ý thức về mục đích cũng như khả năng duy trì động lực trong cuộc sống. Theo một nghiên cứu của Michiko Kumano, cảm nhận về tại Nhật thường được mô tả như cảm giác hoàn thành và thỏa mãn khi một cá nhân theo đuổi niềm đam mê của mình. Các hoạt động mang lại không thể mang tính ép buộc; chúng được thực hiện một cách tự nguyện, do đó mang tính cá nhân và phụ thuộc vào nội tâm của từng người.
Theo nhà tâm lý học Katsuya Inoue, là một khái niệm bao gồm hai khía cạnh: "nguồn/ đối tượng mang lại giá trị hoặc ý nghĩa cho cuộc sống" và "cảm giác rằng cuộc sống của chính mình có giá trị, nhờ vào sự tồn tại của nguồn/ đối tượng đó". Inoue phân loại thành ba loại – xã hội, phi xã hội và phản xã hội. xã hội đề cập đến được xã hội chấp nhận thông qua các hoạt động tình nguyện và cộng đồng. phi xã hội là một không liên quan trực tiếp đến xã hội (ví dụ: niềm tin, kỷ luật tự giác). phản xã hội đề cập đến động lực cơ bản để vượt qua những cảm xúc tiêu cực (ví dụ: mong muốn ghét bỏ/ trả thù ai đó).
Phóng viên National Geographic Dan Buettner cho rằng có thể là một trong những lý do chính ảnh hưởng đến tuổi thọ trung bình của người dân Okinawa. Theo Buettner, người dân Okinawa thường không có mong muốn nghỉ hưu - chừng nào còn khỏe mạnh, mọi người sẽ vẫn tiếp tục làm công việc mình yêu thích. Bên cạnh đó, xu hướng kết nối qua việc tham gia các cộng đồng thân thiết (moai) cũng được xem là nguyên nhân quan trọng giúp người dân Okinawa sống lâu.
Phổ biến
Tuy đã tồn tại từ lâu trong văn hóa Nhật Bản, khái niệm chỉ lần đầu tiên được phổ biến vào năm 1966 qua tác phẩm "Về ý nghĩa cuộc sống" () của bác sĩ tâm thần và học giả người Nhật Mieko Kamiya. Tác phẩm của bà vẫn chưa được dịch sang tiếng Anh.
Tầm quan trọng
Trong thập niên 1960, 1970 và 1980, được cho là có tác dụng giúp hướng tới sự cải thiện xã hội ("đặt mong muốn của người khác lên trên chính mình") cũng như phát triển bản thân ("đi theo con đường của riêng mình").
Theo nhà nhân chủng học Chikako Ozawa-de Silva, đối với thế hệ lớn tuổi ở Nhật Bản, của họ là "sống phù hợp với khuôn mẫu tiêu chuẩn của công ty và gia đình", trong khi thế hệ trẻ cho biết của họ là "suy nghĩ và mơ ước về những gì họ có thể trở thành trong tương lai".
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không cảm nhận được ikigai có nhiều khả năng mắc các bệnh lý về tim mạch hơn. Tuy nhiên, không có bằng chứng về mối tương quan giữa việc thiếu cảm nhận ikigai với sự phát triển khối u ác tính.
Đọc thêm
Raison d'être
Liệu pháp ý nghĩa
Động cơ (tâm lý học)
Self-help
Tham khảo
Liên kết ngoài
"Factors associated with 'Ikigai' among members of a public temporary employment agency for seniors (Silver Human Resources Centre) in Japan; gender differences", Health and Quality of Life Outcomes. 2006; 4:12 (retrieved Nov 2008).
"Ikigai and Mortality" Psychology Today. 17 Sep 2008 (retrieved Jan 2010).
"Dan Buettner: How to live to be 100+" TED talk about longevity that explains the word in the Okinawan context. Jan 2010.
Japan's formula for life satisfaction. By Lily Crossley-Baxter, 11 May 2020, bbc.com.
Hạnh phúc
Văn hóa Nhật Bản
Thuật ngữ tiếng Nhật
Trạng thái tinh thần
Cá nhân
Thuật ngữ xã hội học
Từ & cụm từ mô tả tính cách
|
19856274
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amanda%20Petrusich
|
Amanda Petrusich
|
Amanda Petrusich (sinh năm 1980) là một nhà báo âm nhạc người Mỹ. Cô là biên tập viên của tờ The New Yorker và là tác giả của ba cuốn sách: Pink Moon (2007), It Still Moves: Lost Songs, Lost Highways, and the Search for the Next American Music (2008) và Do Not Sell at Any Price: The Wild, Obsessive Hunt for the World's Rarest 78rpm Records (2014).
Tiểu sử
Petrusich sinh vào khoảng năm 1980 và lớn lên ở khu vực New York, là con của hai giáo viên trường công. Ông bà nội của cô là người nhập cư Croatia. Cô theo học tại trường Đại học William và Mary, nơi cô là đồng tổng biên tập của tờ William and Mary Review và là nhà phê bình cho The Flat Hat, tờ báo của khuôn viên trường đại học. Cô tốt nghiệp với bằng B.A. về tiếng Anh và nghiên cứu điện ảnh vào năm 2000, sau đó lấy bằng thạc sĩ về văn học phi hư cấu tại Đại học Columbia vào năm 2003.
Sự nghiệp
Petrusich đã viết cho The New York Times, Pitchfork Media và Paste. Petrusich là biên tập viên của Pitchfork từ năm 2003 và là biên tập viên của The New Yorker. Cô là tác giả của Pink Moon, một cuốn sách trong album cùng tên của Nick Drake dành cho loạt phim ca nhạc 33⅓, và một cuốn sách năm 2008 có tên It Still Moves: Lost Songs, Lost Highways, and the Search for the Next American Music, mà Joe Boyd miêu tả trong The Guardian là "một tác phẩm viết về du lịch tuyệt vời... một chuyến du lịch xuyên qua cội nguồn âm nhạc của vùng nông thôn Mỹ". Petrusich cũng viết một cuốn sách về sưu tầm đĩa hát có tựa đề Do Not Sell At Any Price: The Wild, Obsessive Hunt for the World's Rarest 78rpm Records.
Ghi tên cô vào danh sách "100 người có ảnh hưởng nhất trong văn hóa Brooklyn" năm 2016, tạp chí Brooklyn Magazine đã mô tả Petrusich là "một nguồn ân sủng và sự khích lệ to lớn trong giới phê bình và âm nhạc New York. Giữa việc cố vấn cho những giọng ca mới nổi và việc viết lách với sự sáng suốt về những biểu tượng quan trọng nhất của âm nhạc, Petrusich đang giúp định hình nền văn hóa Brooklyn từ thuở ban đầu." Petrusich đã giành được giải Guggenheim Fellowship vào năn 2016. Năm 2019, cô được đề cử Giải Grammy cho phần ghi chú mà cô viết cho bộ hộp đĩa Trouble No More của Bob Dylan.
Đời tư
Petrusich kết hôn với bác sĩ và nhà văn Bret Stetka từ năm 2005 cho đến khi ông qua đời vào năm 2022. Họ có một cô con gái, sinh năm 2021.
Sự nghiệp văn học
Sách
Tiểu luận và báo cáo
Tham khảo
Liên kết ngoài
Hồ sơ trên trang web của Macmillan Inc.
Sinh 1980
Nhân vật còn sống
Người Mỹ gốc Croatia
Nữ nhà báo Mỹ
Nhà báo âm nhạc Mỹ
Giáo sư Đại học New York
Nhà báo Mỹ thế kỷ 21
Nữ nhà văn Mỹ thế kỷ 21
|
19856278
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acanthothorax%20longicornis
|
Acanthothorax longicornis
|
Acanthothorax longicornis là một loài bọ cánh cứng thuộc chi Acanthothorax trong họ Anthribidae. Loài này được M.Gaede mô tả lần đầu năm 1832.
Tham khảo
longicornis
Bọ cánh cứng được mô tả năm 1832
|
19856286
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Ng%E1%BB%8Dc%20Ch%C3%A2u
|
Lê Ngọc Châu
|
Lê Ngọc Châu (sinh năm 1972), là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc hàm Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an.
Sự nghiệp
Thiếu tướng Lê Ngọc Châu, sinh năm 1972, quê Tả Thanh Oai, Thanh Trì, TP Hà Nội. Ông có học vị Tiến sĩ luật. Tháng 3/2019, khi đang trên cương vị Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (Bộ Công an), Đại tá Châu nhận quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an làm Giám đốc Công an TP. Hải Phòng, thay Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca nghỉ hưu.
Chiều ngày 4 tháng 3 năm 2022 tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ của Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (CSCĐ). Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì lễ công bố theo đó, Đại tá Lê Ngọc Châu, Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương đảm nhận chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh CSCĐ.
Năm 2022, Ông được Chủ tịch nước thăng cấp bậc hàm Thiếu tướng.
Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm
|
19856288
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng%20r%E1%BB%95%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202024
|
Bóng rổ tại Thế vận hội Mùa hè 2024
|
Bóng rổ tại Thế vận hội Mùa hè 2024 được tổ chức ở Paris, Pháp từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 11 tháng 8 năm 2024. Các trận đấu vòng bảng thuộc nội dung 5×5 sẽ được tổ chức tại Sân vận động Pierre-Mauroy ở Lille, và vòng cuối cùng được tổ chức tại Accor Arena ở Paris. Các trận đấu thuộc nội dung 3×3 được tổ chức tại Quảng trường Concorde.
Huy chương
Bảng tổng sắp huy chương
Nội dung thi đấu
Danh sách các đội tuyển đã vượt qua vòng loại
Lịch thi đấu
Bóng rổ 5×5
Vòng loại
Mỗi một Ủy ban Olympic Quốc gia chỉ được phép tham dự với một đội nam và một đội nữ, mỗi đội bao gồm 12 vận động viên.
Vòng loại Nam
Vòng loại Nữ
Bóng rổ 3×3
Vòng loại
Vòng loại Nam
Vòng loại Nữ
Xem thêm
Bóng rổ tại Đại hội Thể thao châu Á 2022
Tham khảo
Bóng rổ tại Thế vận hội Mùa hè 2024
Bóng rổ tại Thế vận hội Mùa hè
Sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2024
Bóng rổ năm 2024
Giải đấu bóng rổ quốc tế tổ chức bởi Pháp
|
19856289
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/PopMatters
|
PopMatters
|
PopMatters là một tạp chí trực tuyến quốc tế về phê bình văn hóa cũng như đề cập đến các khía cạnh của văn hóa đại chúng. PopMatters xuất bản các bài đánh giá, phỏng vấn và tiểu luận về các sản phẩm và biểu hiện văn hóa trong các lĩnh vực như âm nhạc, truyền hình, điện ảnh, sách, trò chơi điện tử, truyện tranh, thể thao, sân khấu, nghệ thuật thị giác, du lịch và Internet.
Lịch sử
PopMatters được thành lập bởi Sarah Zupko, người trước đây đã lập ra trang lưu trữ tài nguyên học thuật nghiên cứu về văn hóa PopCultures. PopMatters ra mắt vào cuối năm 1999 dưới tư cách là một trang web chị em cung cấp các bài tiểu luận, đánh giá và phê bình nguyên gốc về nhiều sản phẩm truyền thông khác nhau. Theo thời gian, trang web chuyển đổi từ việc xuất bản hàng tuần sang định dạng tạp chí xuất bản năm ngày một tuần, mở rộng sang các chuyên mục và bài đánh giá khác. Mùa thu năm 2005, số lượng độc giả hàng tháng đã vượt mốc một triệu. Từ năm 2006, PopMatters bắt đầu đăng tải một số chuyên mục báo tổng hợp cho dịch vụ tin tức McClatchy-Tribune News Service. Đến năm 2009, mỗi tuần tạp chí đăng tải bốn chuyên mục khác nhau liên quan đến văn hóa đại chúng.
Nhà xuất bản PopMatters Book Imprint đã xuất bản cuốn Joss Whedon: The Complete Companion, do Mary Money biên tập, với Titan Books vào tháng 5 năm 2012. Nhà xuất bản này cũng đã xuất bản bốn cuốn sách trong bộ sách với Counterpoint/Soft Skull vào 2008–2009, bao gồm China Underground của Zachary Mexico, Apocalypse Jukebox: The End of the World in American Popular Music của Edward Whitelock và David Janssen, Rebels Wit Attitude: Subversive Rock Humorists của Iain Ellis, và The Solitary Vice: Against Reading của Mikita Brottman.
Nhân sự
PopMatters xuất bản nội dung từ những người đóng góp trên toàn thế giới. Nhân sự của trang web gồm các cây viết với các mức trình độ khác nhau, từ học giả và nhà báo chuyên nghiệp đến các chuyên gia trong nghề và cả các cây viết mới tham gia viết bài lần đầu. Nhiều tác giả của PopMatters là những tên tuổi có tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Những người đóng góp đáng chú ý bao gồm David Weigel, phóng viên chính trị của Slate, Steven Hyden, nhân sự viết bài cho Grantland và là tác giả của Whatever Happened to Alternative Nation?, và Rob Horning, biên tập viên của The New Inquiry. Karen Zarker là biên tập viên cao cấp. PopMatters không trả tiền cho người đóng góp.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website giải trí Mỹ
Tạp chí trực tuyến xuất bản ở Hoa Kỳ
Tạp chí thành lập năm 1999
Khởi đầu năm 1999 ở Hoa Kỳ
Website âm nhạc Mỹ
|
19856294
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20U19%20Qu%E1%BB%91c%20gia%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%201997
|
Giải bóng đá U19 Quốc gia Việt Nam 1997
|
Giải bóng đá U19 quốc gia 1997 là mùa giải thứ hai của Giải bóng đá U19 quốc gia.
Các đội bóng
Vòng chung kết
Vòng bảng
Bảng A
Bảng B
Vòng bán kết
Trận chung kết
Tham khảo
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
1997
Bóng đá Việt Nam năm 1997
|
19856297
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gaman
|
Gaman
|
là một thuật ngữ tiếng Nhật, có nghĩa là "chịu đựng những điều dường như không thể chịu đựng được, một cách nhẫn nại mà không đánh mất phẩm giá". Thuật ngữ này đôi khi được dịch là "kiên trì", "nhẫn nại". Một thuật ngữ liên quan, , ghép từ gaman với tsuyoi (mạnh mẽ), có nghĩa là "chịu đựng đến mức không thể chịu nổi" hoặc "có khả năng chịu đựng cao".
Gaman được xem là một đức tính, đặc điểm mang tính đặc trưng trong văn hóa Nhật Bản, thể hiện qua việc mọi người luôn cố gắng hết sức trong những lúc khó khăn, giữ vững tinh thần tự chủ và kỷ luật tự giác.
Gaman là một giáo lý quan trọng trong Thiền tông.
Phân tích
Gaman được cho là thể hiện rõ nhất qua những người Mỹ gốc Nhật bị giam giữ trong các trại tập trung của Mỹ trong Thế chiến thứ hai, cũng như những người bị ảnh hưởng bởi trận động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011 ở miền bắc Nhật Bản. Trong các trại tập trung, gaman bị những người không phải người Nhật hiểu nhầm là hành vi hướng nội hoặc thiếu quyết đoán, thay vì là biểu hiện của sức mạnh ý chí khi đối mặt với khó khăn hoặc đau khổ. Trong xã hội Nhật Bản, gaman và thuật ngữ liên quan yase-gaman có liên quan chặt chẽ đến việc tuân thủ kỷ luật và chủ nghĩa anh hùng thầm lặng, tự hào vì được hy sinh cho người khác
Tâm lý gaman được cho là bắt nguồn từ niềm tin mạnh mẽ vào thuyết định mệnh của người Nhật, được củng cố bởi quan niệm vô thường của Phật giáo, thuyết hư vô, truyền thống tự hủy hoại, đặc tính tập thể của xã hội Nhật, cùng thái độ cam chịu và phục tùng bắt buộc dưới thời kỳ phong kiến Edo. Những quan điểm này đã được mô tả trong Heike Monogatari, các tác phẩm của Yoshida Kenkou, Kamo no Chomei. Sự phát triển của thuyết định mệnh tại Nhật Bản thường được giải thích là kết quả của thái độ "độc thiện" (独善 - self-righteous), hiếm khi đổ lỗi cho người khác một cách rõ ràng, chủ yếu giữ mọi thứ trong suy nghĩ của mình.
Sau thảm họa động đất và sóng thần Tōhoku năm 2011, sự kiên cường, văn minh, không cướp bóc và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau của người Nhật được cho là nhờ vào tinh thần gaman. Việc có hàng chục người vẫn ở lại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi bị hư hại - bất chấp mối nguy nhiễm phóng xạ - cũng là minh chứng rõ ràng cho những gì được coi là gaman.
Gaman cũng được sử dụng trong nghiên cứu phân tâm học để mô tả thái độ của người Nhật. Các thế hệ lớn tuổi ở Nhật Bản thường dạy cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của gaman. Thể hiện gaman được xem là dấu hiệu của sự trưởng thành và sức mạnh. Giữ im lặng về những vấn đề riêng tư, tránh phàn nàn được xem là biểu hiện của sự mạnh mẽ và lịch sự - xuất phát từ giả định rằng người khác có thể cũng đang gặp phải những vấn đề lớn hơn. Nếu một người có gaman nhận được sự giúp đỡ từ người khác, họ sẽ vui lòng đón nhận, không yêu cầu thêm bất kỳ điều gì, và sẽ không bày tỏ mối lo gì cả.
Liên quan
Ganbaru
Sisu
Shikata ga nai
Chú thích
Tham khảo
Đọc thêm
Liên kết ngoài
The Art of Gaman: Arts and Crafts from the Japanese American Internment Camps, 1942-1946 at Smithsonian Institution
The Art of Gaman at the University Art Museum, Tokyo University of the Arts
尊厳の藝術展 (The Art of Gaman) at NHK.or.jp (in Japanese; archived)
Gaman at American Chamber of Commerce in Japan (ACCJ) (archived)
Thuật ngữ tiếng Nhật
Văn hóa Nhật Bản
Khái niệm triết học Thiền tông
Từ & cụm từ mô tả tính cách
|
19856299
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%C4%A9a%20nh%E1%BA%A1c%20c%E1%BB%A7a%20Tr%E1%BA%A7n%20Thu%20H%C3%A0
|
Danh sách đĩa nhạc của Trần Thu Hà
|
"Trần Thu Hà (sinh ngày 26 tháng 8 năm 1977), hay còn được biết đến với nghệ danh Hà Trần, là một nữ ca sĩ, nhà sản xuất thu âm người Việt Nam. Phong cách nghệ thuật đa dạng, khả năng tư duy và sản xuất thu âm đã giúp cô tìm tòi, thử nghiệm và khai phá những phong cách mới trong âm nhạc. Nhờ những đóng góp lớn trong ngành âm nhạc, Hà được công nhận là một trong bốn diva Việt Nam.
Album phòng thu
Album tuyển tập
Album hợp tác
Lời của giòng sông (2004) (với Thu Phương)
Lệ buồn nhớ mi (với Quang Dũng, Nguyên Khang và Elvis Phương)
Chuyện lạ tình em (với Bằng Kiều)
Một ngày mùa đông (với Bằng Kiều)
Đánh thức tầm xuân (1998) (với Bằng Kiều)
Giấc mơ tuyệt vời (tình khúc Bảo Chấn) (1999) (với Bằng Kiều)
Bên đời hiu quạnh (2000) (với Bằng Kiều)
Thanh Lam & Hà Trần (2004) (với Thanh Lam)
Chuyện của mặt trời – Chuyện của chúng ta (2013) (với Đỗ Bảo)
Bóng tối Jazz (2015) (với Tùng Dương)
Tình khúc Vũ Thành An: Tình khúc thứ nhất (2016) (với Quang Dũng)
Album tự sản xuất
Trần Tiến (2008)
Vi sinh (2010)
Mầm hạt (2011)
Album tuyển tập
Giọt mưa lung linh - với Lam Trường, Bằng Kiều, Phương Thanh, Phi Thúy Hạnh và Nhật Hào (1999)
Đĩa đơn
"Đôi tay mẹ" (2013)
"Giấc mơ đã qua" (2015)
"Bản nguyên (Đêm + Mặt nạ)" (2015)
"Thiên đường nơi ta" (2016)
"Một bước vô tình" (Hạnh phúc máu Original Soundtrack) (2022)
"Những con sông ngón tay" (2024)
Album cá nhân góp giọng
Album tuyển tập
Các phần trình diễn trên sân khấu Trung tâm Thúy Nga
Chương trình Paris By Night
Liveshow
Thúy Nga Music Box
Chú thích
|
19856301
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Daddy%20Cool%20%28b%C3%A0i%20h%C3%A1t%20c%E1%BB%A7a%20Boney%20M.%29
|
Daddy Cool (bài hát của Boney M.)
|
"Daddy Cool" là một bài hát do Boney M. thu âm và nằm trong album đầu tay Take the Heat off Me của nhóm. Đây là một bản hit năm 1976, một bản nhạc disco quen thuộc và trở thành bản hit đầu tiên của Boney M. tại Vương quốc Anh. Bài hát được sản xuất và đồng sáng tác bởi người sáng lập nhóm Frank Farian, ông cũng góp giọng nam trong bài hát.
Đĩa đơn thứ hai của Boney M. được phát hành vào năm 1976 và ban đầu không gây được tiếng vang lớn. Sau khi biểu diễn trên chương trình truyền hình Musikladen vào tháng 9 năm đó, đĩa đơn này đã trở thành một hit, đứng đầu một số bảng xếp hạng châu Âu. Đĩa đơn đạt vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng ở Anh và vị trí thứ 65 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 ở Mỹ. Đĩa đơn cũng đứng đầu bảng xếp hạng của Đức và lọt vào Top 20 ở Canada. Đây là bước đột phá lớn ở châu Âu của ban nhạc.
Bảng xếp hạng
Bảng xếp hạng hàng tuần
Bảng xếp hạng cuối năm
Tham khảo
Bài hát năm 1976
Đĩa đơn năm 1976
Đĩa đơn của Atlantic Records
Đĩa đơn quán quân European Hot 100 Singles
Đĩa đơn quán quân tại Pháp
Đĩa đơn quán quân tại Đức
Đĩa đơn quán quân tại Na Uy
Đĩa đơn quán quân tại Tây Ban Nha
Đĩa đơn quán quân tại Thụy Điển
Đĩa đơn quán quân tại Thụy Sĩ
|
19856302
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%9B
|
მ
|
Mani (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli მ, mtavruli Მ) là chữ cái thứ 13 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, მ có giá trị là 40.
მ thường đại diện cho âm mũi môi-môi hữu thanh , giống như cách phát âm của trong "mine".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh M
Ký hiệu ∂
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856306
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cool%20ng%E1%BA%A7u
|
Cool ngầu
|
Cool ngầu (tiếng Anh: cool), chất lừ hay ngầu, chất là một lối thẩm mỹ về thái độ, hành vi, cách cư xử, ngoại hình và phong cách thường được ngưỡng mộ. Do cách giải thích khác nhau và thay đổi về những gì được coi là ngầu, cũng như tính chất chủ quan của nó, từ này không có một nghĩa duy nhất. Đối với hầu hết mọi người, sự cool ngầu gắn liền với việc thể hiện sự điềm tĩnh và tự chủ. Khi được sử dụng trong cuộc trò chuyện, nó thường thể hiện sự ngưỡng mộ hoặc tán thành và có thể được sử dụng khi đề cập đến cả người và vật được quan tâm. Mặc dù thường được coi là tiếng lóng, cool ngầu vẫn được sử dụng rộng rãi trong các nhóm xã hội khác nhau và được sử dụng qua nhiều thế hệ.
Từ nguyên
Cool là từ tiếng Anh, có nghĩa phổ biến là tương đối lạnh một cách dễ chịu. Từ ngầu trong tiếng Việt với nghĩa có liên quan đến cool ngầu được cho là có thể xuất phát từ tiếng Quảng Đông. Ngầu trong Hán Việt là ngưu, nghĩa đen là trâu, bò, nghĩa bóng là oách, cao to oai vệ, có khí chất. Từ này được cho là có thể vay mượn từ người Quảng Đông sống ở Việt Nam.
Tổng quan
Không có biểu hiện khách quan nào của sự cool ngầu, vì nó rất khác nhau giữa các nền văn hóa, hệ tư tưởng, sở thích và cá nhân. Tuy nhiên, một khía cạnh nhất quán là việc trở nên cool ngầu được nhiều người coi là điều đáng mong muốn. Mặc dù không có một khái niệm đơn lẻ hay biểu hiện hoặc thể hiện khách quan nào của tính cool ngầu, đặc điểm này có thể được xem xét từ vài góc độ khác nhau.
Xem thêm
Coolhunting
Cool jazz
Mốt và xu hướng
Tham khảo
Đọc thêm
Alan Liu (2004). The Laws of Cool: Knowledge Work and the Culture of Information. University of Chicago Press
Lewis MacAdams (2001). Birth of the Cool: Beat, Bebop, and the American Avant-Garde. New York: Free Press.
Ted Gioia (2009). The Birth (and Death) of the Cool. Speck Press/Fulcrum Publishing.
Dick Pountain and David Robins (2000). Cool Rules: Anatomy of an Attitude. Reaktion Books.
Peter Stearns (1994). American Cool: Constructing a Twentieth-Century Emotional Style. New York University Books.
John Leland (2004). Hip: The History. Ecco Press
Jeffries, Michael P. (2011). Thug Life: Race, Gender, and the Meaning of Hip-Hop. University of Chicago Press
Dinerstein, Joel (2017). The Origins of Cool in Postwar America. University of Chicago Press
Văn hóa đại chúng
|
19856310
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Donald%20H.%20Bochkay
|
Donald H. Bochkay
|
Donald Harlow Bochkay (19 tháng 9 năm 1916 – 9 tháng 1 năm 1981) là một phi công ách thuộc Không lực Lục quân Hoa Kỳ. Trong Thế chiến II, ông được công nhận đã phá hủy 13 máy bay quân địch trong các trận không chiến, trong đó có hai chiếc Messerschmitt Me 262 chạy bằng động cơ phản lực.
Đầu đời
Donald Harlow Bochkay sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại Ashtabula, Ohio, gốc Hungary. Năm 9 tuổi, ông cùng gia đình chuyển đến Thung lũng San Fernando ở California, và năm 1935, ông tốt nghiệp Trường Trung học Hollywood ở Los Angeles.
Binh nghiệp
Năm 1940, Bochkay gia nhập quân đội Hoa Kỳ và được bổ nhiệm làm binh nhì thuộc Sư đoàn Bộ binh số 7 ở Fort Ord, California. Năm 1941, ông được chuyển sang Chương trình Học viên sĩ quan Hàng không của Quân đoàn Không lực Lục quân Hoa Kỳ. Vào tháng 4 năm 1943, ông được sắc phong hàm thiếu úy và nhận phù hiệu phi công.
Thế chiến II
Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện bay, Bochkay được chỉ định làm phi công chiếc Bell P-39 Airacobra cùng Phi đoàn chiến đấu số 363 thuộc Liên đoàn chiến đấu số 357 ở Tonopah, Nevada vào tháng 5 năm 1943. Vào tháng 11 năm 1943, Liên đoàn chiến đấu số 357 được chỉ định đến Mặt trận Tác chiến Châu Âu và đóng quân tại Không quân Hoàng gia Leiston ở Anh, đơn vị này được trang bị những chiếc North American P-51 Mustang hoạt động bằng cánh quạt.
Vào ngày 5 tháng 3 năm 1944, trên bầu trời Bordeaux, Pháp, Bochkay và hai phi công khác cùng nhau bắn hạ một chiếc Focke-Wulf Fw 190. Vào ngày 6 tháng 3, trong một cuộc hộ tống máy bay ném bom qua Berlin, Đức, ông bắn hạ hai chiếc Messerschmitt Bf 110 hai động cơ, hai chiến công thực hiện một mình đầu tiên của ông. Vào tháng 4, ông bắn hạ thêm hai máy bay quân địch. Vào ngày 29 tháng 6, ông bắn hạ một chiếc Messerschmitt Bf 109 trên bầu trời Schöningen, Đức, chiến công thứ năm và nhận danh hiệu phi công ách.
Ngày 5 tháng 7, trong một nhiệm vụ chiến đấu trên bầu trời Rouen, Pháp, ông bắn hạ một chiếc Bf 109 và Fw 190. Trước khi hết tháng 7, ông bắn hạ thêm hai máy bay quân địch. Vào tháng 8, ông trở về Hoa Kỳ nghỉ phép. Vào tháng 10, ông quay trở lại Liên đoàn số 357 và vào ngày 5 tháng 12, ông bắn hạ hai chiếc Fw 190 ở phía tây bắc Berlin, nâng tổng chiến công lên 11.
Vào tháng 2 năm 1945, Bochkay được bổ nhiệm làm tư lệnh Phi đoàn chiến đấu số 363. Vào ngày 9 tháng 2, trong cuộc hộ tống máy bay tiêm kích B-17 Flying Fortress thuộc Sư đoàn Không quân số 3 trên Fulda, Đức, một đội hình gồm 4 chiếc Messerschmitt Me 262 hoạt động bằng động cơ phản lực bị phát hiện 4.000 ft dưới máy bay tiêm kích hộ tống. Bochkay thả thùng nhiên liệu chiếc P-51 của mình và đuổi theo chiếc Me 262 cùng với người phi công yểm trợ, Đại úy James W. Browning. Những chiếc Me 262 chia thành từng cặp với Bochkay và Browning đuổi theo mỗi chiếc. Bochkay đuổi theo chiếc Me 262 ở độ cao hơn 28.000 ft; khi họ bay song song, các máy bay phản lực leo dốc rẽ sang bên phải. Ông tiếp tục lao vào chúng và vượt quá trước khi rẽ phải và xác định vị trí về phía một trong những chiếc Me 262. Ở khoảng cách 300 thước, ông bắn vào chiếc Me 262 khi nó tăng tốc vượt khỏi tầm bắn. Máy bay phản lực rẽ trái, tạo điều kiện cho Bochkay bắn phát súng vào buồng lái của chiếc Me 262 khiến phi công thiệt mạng. Chiếc Me 262 bị rơi, Bochkay lập chiến công đầu tiên trước một chiếc máy bay phản lực. Bochkay cố gắng đuổi theo một chiếc Me 262 khác lao vào một nhóm chiếc P-51 trước khi máy bay của ông cạn kiệt đạn. Ông trở lại một chiếc P-51 khác để quay về căn cứ sau khi Browning tử trận.
Vào ngày 18 tháng 4 năm 1945, Bochkay bắn hạ một chiếc Me 262 khác đang cất cánh từ Sân bay Ruzyně ở Praha, Tiệp Khắc, đây là chiến công thứ mười ba và cuối cùng của ông trong chiến tranh.
Trong Thế chiến II, Bochkay thực hiện tổng cộng 123 nhiệm vụ chiến đấu và được công nhận khi đã phá hủy 13,83 máy bay quân địch trong không chiến cộng với 2 chiếc chung, và 1 chiếc bị phá hủy trên mặt đất khi oanh tạc các sân bay của quân địch. Khi phục vụ trong Phi đoàn số 357, ông điều khiển các chiếc P-51 mang tên "Alice in Wonderland," "Speedball Alice," và "Winged Ace of Clubs."
Hậu chiến
Sau khi Thế chiến II kết thúc, Bochkay rời quân ngũ. Năm 1956, ông trở lại phục vụ trong Không quân Hoa Kỳ và giải ngũ năm 1970, với quân hàm trung tá.
Qua đời
Sau khi giải ngũ khỏi quân đội vào năm 1970, Bochkay đến thăm căn cứ Thế chiến II trước đó của mình tại RAF Leiston. Ghi chép trong một bức thư với những ký ức về Thế chiến II của ông ở căn cứ và sự hoang tàn sau 25 năm chiến tranh kết thúc, Bochkay kết thúc bức thư với lời nhắn, "Có một chuyến đi tốt đẹp nếu bạn đến Leiston, và đừng ngại ngùng khi muốn khóc."
Bochkay qua đời vào ngày 9 tháng 1 năm 1981, ở tuổi 64. Ông được hỏa táng và tro cốt được rải ở Vịnh San Francisco.
Chiến công
Nguồn: Air Force Historical Study 85: USAF Credits for the Destruction of Enemy Aircraft, World War II
Huân chương
Chú thích
Người Mỹ gốc Hungary
Phi công Không lực Lục quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai
Sĩ quan Không quân Hoa Kỳ
Chôn cất tại biển
Phi công từ Ohio
|
19856315
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%9C
|
ნ
|
Nari (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ნ, mtavruli Ნ) là chữ cái thứ 14 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ნ có giá trị là 50.
ნ thường đại diện cho âm mũi chân răng , giống như cách phát âm của trong "nose".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh N
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856319
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tucker%20Carlson
|
Tucker Carlson
|
Tucker Swanson McNear Carlson (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1969) là một nhà bình luận chính trị và nhà văn người Mỹ theo khuynh hướng bảo thủ, ông là người đã dẫn chương trình trò chuyện chính trị hàng đêm mang tên Tucker Carlson Tonight trên Fox News từ năm 2016 đến năm 2023. Kể từ khi hợp đồng với Fox News bị chấm dứt, ông ấy đã dẫn chương trình Tucker trên Twitter (X). Là người ủng hộ cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Carlson đã được mô tả là có lẽ là người ủng hộ cao nhất dành cho Chủ nghĩa Trump, và là "người độc nhất vô nhị (without a close second) mà tiếng nói có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông cánh hữu". Vào tháng 2 năm 2024, ông trở thành nhà báo của truyền thông phương Tây đầu tiên thực hiện cuộc phỏng vấn Putin kể từ khi Nga tấn công Ukraina vào tháng 2 năm 2022, đây là sự kiện đã gây tiếng vang chấn động lớn khi chỉ trong ba ngày đầu tiên thì cuộc phỏng vấn này đã thu hút 14 triệu lượt xem trên YouTube và 185 triệu lượt xem trên Twitter.
Sự nghiệp
Tucker Carlson bắt đầu sự nghiệp truyền thông của mình vào những năm 1990, khi ông bắt đầu viết cho The Weekly Standard và các ấn phẩm khác. Ông ấy là nhà bình luận CNN từ năm 2000 đến năm 2005 và là người đồng dẫn chương trình Crossfire, tin tức prime-time của mạng chương trình tranh luận, từ năm 2001 đến năm 2005. Từ năm 2005 đến năm 2008, ông dẫn chương trình hàng đêm Tucker trên MSNBC. Năm 2009, Tucker Carlson trở thành nhà phân tích chính trị của Fox News, xuất hiện trên nhiều chương trình khác nhau trước khi ra mắt chương trình của riêng mình. Năm 2010, Tucker Carlson đồng sáng lập và giữ chức vụ tổng biên tập của trang web quan điểm và tin tức cánh hữu The Daily Caller, cho đến khi bán cổ phần sở hữu của mình và rời đi vào năm 2020. Vào tháng 2 năm 2021, Carlson đã công bố một thỏa thuận nhiều năm với Fox News để tổ chức podcast hàng tuần mới và một loạt chương trình đặc biệt hàng tháng có tên là Tucker Carlson Originals trên nền tảng dịch vụ phát trực tuyến Fox Nation được phát hành vào ngày 29 tháng 3 năm 2021. Vào mùa xuân năm 2021, ông ấy bắt đầu dẫn chương trình trên Fox Nation mang tên "Tucker Carlson Today".
Các tác phẩm
Carlson, Tucker (2003). Politicians, Partisans, and Parasites: My Adventures in Cable News. New York: Warner Books. .
Carlson, Tucker (2018). Ship of Fools: How a Selfish Ruling Class Is Bringing America to the Brink of Revolution. New York: Simon & Schuster. .
Carlson, Tucker (2021). The Long Slide: Thirty Years in American Journalism. New York: Simon & Schuster. .
Chú thích
Liên kết ngoài
A conversation with Tucker Carlson (1 Dec. 2023). Carlson discusses his thoughts on the state of US society, rediscovering national alignment, the benefits and perils of prosperity, climate change, immigration, the current US political landscape, media control, the importance of free speech platforms, Carlson's future, and more. A conversation with David O. Sacks, Chamath Palihapitiya, David Friedberg and Jason Calacanis.
Tucker Carlson at Public Accountability Initiative
Tucker Carlson on Fox News Channel
Nhà báo
Sinh năm 1969
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 20
Nhà văn phi hư cấu Mỹ thế kỷ 20
Nam nhà văn Mỹ thế kỷ 21
Người dẫn talkshow truyền hình Mỹ
Người Fox News
Nhà báo Washington, D.C.
Nhân vật còn sống
Nhà văn từ Washington, D.C.
|
19856321
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202021%3A%20Giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%203%20Masters
|
Valorant Champions Tour 2021: Giai đoạn 3 Masters
|
Valorant Champions Tour 2021 (VCT): Giai đoạn 3 Masters, còn được gọi là Valorant'' Masters Berlin 2021, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant'', và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2021. Giải đấu diễn ra từ ngày 10 đến 19 tháng 09 năm 2021 tại Berlin, Đức.
Địa điểm
Berlin là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Verti Music Hall.
Đội tuyển tham dự
Bren Esports đủ điều kiện tham gia Masters Berlin 2021 sau khi giành tấm vé hiếm hoi trong khu vực tại vòng tuyển chọn Playoffs với vị trí hạt giống số 1. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp và Philippines thắt chặt lệnh xuất nhập cảnh, dù cho đã có sự can thiệp từ Riot Games nhưng Bren Esports vẫn không thể xin visa và buộc phải rút lui khỏi giải đấu.
Vòng bảng
15 đội được chia thành 4 bảng, mỗi bảng có 4 đội, riêng bảng D có 3 đội. Các đội thi đấu theo thể thức loại kép GSL, riêng bảng D 3 đội thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt. 2 đội có thành tích cao nhất của mỗi bảng sẽ giành quyền vào vòng loại trực tiếp (Play-off). Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức .
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Bảng D
Vòng loại trực tiếp
8 đội được bốc thăm vào nhánh đấu theo thể thức loại trực tiếp. Các đội đứng đầu của mỗi bảng được bốc thăm gặp các đội đứng thứ hai của một bảng khác. 2 đội nằm cùng bảng trong vòng bảng không được xếp ở cùng phía của nhánh đấu, nghĩa là 2 đội đó chỉ có thể thi đấu với nhau cho đến trận Chung kết. Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức , ngoại trừ trận chung kết được phân định bằng thể thức .
Thứ hạng
Tham khảo
Chú thích
Giải đấu Valorant
Giải đấu Valorant 2021
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất 2021
|
19856324
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%8Bch%20l%C3%BD%20c%E1%BB%A7a%20s%E1%BB%B1%20bao%20dung
|
Nghịch lý của sự bao dung
|
Nghịch lý về sự bao dung nhận định rằng nếu sự thực hành bao dung của một xã hội dành cho cả những người không-bao-dung, thì sự không-bao-dung cuối cùng sẽ chiếm ưu thế, loại bỏ những người bao dung và sự thực hành bao dung cùng với họ. Karl Popper mô tả nghịch lý này nảy sinh từ ý tưởng tự mâu thuẫn rằng, để duy trì một xã hội bao dung, xã hội đó phải giữ quyền không bao dung đối với sự không-bao-dung.
Giải pháp đề xuất
Triết gia Rainer Forst giải quyết mâu thuẫn về mặt triết học bằng cách chỉ ra lòng bao dung như một chuẩn mực xã hội và phân biệt giữa hai khái niệm "không bao dung": phủ nhận lòng bao dung như một chuẩn mực xã hội và bác bỏ sự phủ nhận này. Một giải pháp tương tự đã được đề xuất bằng cách mô tả sự bao dung như một khế ước xã hội, trong đó những người không-bao-dung đã vi phạm các điều khoản của khế ước xã hội và do đó không được nó bảo vệ.
Các giải pháp khác cho nghịch lý của sự không-bao-dung trình bày nó theo những thuật ngữ thực tế hơn, một giải pháp được các triết gia như Karl Popper ưa chuộng. Popper nhấn mạnh tầm quan trọng của lập luận lý trí, thu hút sự chú ý đến thực tế rằng nhiều triết lý không-bao-dung bác bỏ lập luận lý trí và do đó ngăn cản những lời kêu gọi bao dung được đón nhận một cách bình đẳng.
Popper cũng thu hút sự chú ý đến thực tế là sự không-bao-dung thường được khẳng định thông qua việc sử dụng bạo lực, dựa trên quan điểm được các triết gia như John Rawls nhắc lại. Trong A Theory of Justice (Lý thuyết công lý), Rawls khẳng định rằng một xã hội phải dung thứ cho những người không-bao-dung để trở thành một xã hội công bằng, nhưng điều kiện hóa khẳng định này bằng cách tuyên bố rằng các trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu xã hội thực hiện quyền tự bảo vệ mình trước những hành vi không-bao-dung đe dọa sự tự do và an ninh của người bao dung. Những công thức như vậy giải quyết mâu thuẫn đạo đức cố hữu nảy sinh từ giả định rằng đức tính đạo đức của sự khoan dung mâu thuẫn với việc dung thứ những sai trái đạo đức, có thể được giải quyết bằng cách đặt nền tảng cho sự bao dung trong giới hạn được xác định bởi một trật tự đạo đức cao hơn.
Tham khảo
Đọc thêm
Giới thiệu năm 1945
Tự do thể hiện
Karl Popper
|
19856335
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202021%3A%20Giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%202%20Masters
|
Valorant Champions Tour 2021: Giai đoạn 2 Masters
|
Valorant Champions Tour 2021 (VCT): Giai đoạn 2 Masters, còn được gọi là Valorant Masters Reykjavík 2021, là một giải đấu quốc tế được tổ chức bởi Riot Games cho bộ môn thể thao điện tử Valorant, và là một phần của Valorant Champions Tour mùa giải 2021. Giải đấu diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 05 năm 2021 tại Reykjavík, Iceland.
Địa điểm
Reykjavík là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Laugardalshöll.
Đội tuyển tham dự
Thể thức
10 đội tham dự thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức , ngoại trừ trận chung kết được phân định bằng thể thức .
Các đội sẽ được sắp xếp vào nhánh theo cách xếp hạt giống:
2 đội đứng đầu 2 khu vực Bắc Mỹ và châu Âu lọt thẳng vào vòng hai nhánh thắng.
Các đội còn lại được xếp hạt giống ngẫu nhiên và các đội cùng khu vực không được xếp vào cùng một nhánh đấu.
Kết quả
Chung kết tổng
Thứ hạng
Tham khảo
Chú thích
Giải đấu Valorant
Giải đấu Valorant 2021
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất 2021
|
19856336
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sea%20Devil
|
USS Sea Devil
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Sea Devil, theo tên chi cá đuối Manta (Manta birostria):
là một trong biên chế vào các giai đoạn 1944-1948, 1951-1954 và 1957-1964
là một trong biên chế từ năm 1969 đến năm 1991
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856338
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sailfish%20%28SS-192%29
|
USS Sailfish (SS-192)
|
USS Sailfish (SS-192) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ban đầu mang tên Squalus, tên đặt theo một chi cá mập thuộc bộ Cá nhám góc, nó bị đắm trong khi lặn thử nghiệm ngoài khơi bờ biển New Hampshire vào ngày 23 tháng 5, 1939, khiến 26 thành viên thủy thủ đoàn tử nạn. Nó được trục vớt, sửa chữa và tái biên chế vào tháng 5, 1940 như là chiếc Sailfish, là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên chi Cá buồm. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười hai chuyến tuần tra và đánh chìm bảy tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 45.029 tấn. Được rút ra khỏi hoạt động trên tuyến đầu vào đầu năm 1945, nó đảm nhiệm vai trò huấn luyện cho đến khi xung đột chấm dứt, và xuất biên chế vào cuối năm 1945. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1948. Sailfish được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Thiết kế
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Chế tạo
Squalus được đặt lườn tại Xưởng hải quân Portsmouth ở Kittery, Maine vào ngày 18 tháng 10, 1937.Nó được hạ thủy vào ngày 14 tháng 9, 1938, được đỡ đầu bởi bà Caroline Brownson Hart, phu nhân Đô đốc Thomas C. Hart, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 3, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Oliver F. Naquin.
Bị đắm và công tác cứu hộ
Sau khi được sửa chữa tại xưởng tàu, từ ngày 12 tháng 5, 1939, Squalus tiến hành một loạt các đợt lặn thử nghiệm ngoài khơi Portsmouth, New Hampshire. Trong đợt lặn vào sáng ngày 23 tháng 5 ngoài khơi quần đảo Shoals, van nạp khí chính bị hỏng đã khiến ngập nước phòng ngư lôi phía sau, cả hai phòng động cơ và khoang nghỉ của thủy thủ, khiến 26 người bị đuối nước ngay lập tức. Phản ứng nhanh chóng của thủy thủ đoàn đã ngăn cho các khoang khác không bị ngập nước, và Squalus đắm tại tọa độ , ở độ sâu .
Squalus nhanh chóng được tàu chị em tìm thấy, và duy trì được liên lạc qua đường điện thoại. Thợ lặn từ tàu cứu hộ tàu ngầm bắt đầu hoạt động cứu hộ dưới dự chỉ huy của một chuyên gia cứu hộ, Thiếu tá Hải quân Charles Momsen, sử dụng buồng cứu hộ McCann; sĩ quan Y học Cao cấp giám sát quá trình là bác sĩ Charles Wesley Shilling. Dưới sự hướng dẫn của nhà nghiên cứu Albert R. Behnke, các thợ lặn áp dụng quy trình lặn sử dụng hỗn hợp khí Heliox (79% Heli và 21% Oxi) để tránh hội chứng mất tri giác do lặn sâu, qua đó đã chứng minh giả thuyết nghiện nitrogen của Behnke. Các thợ lặn đã giải cứu 33 người còn lại trên tàu, bao gồm một nhân viên dân sự. Bốn thợ lặn William Badders, Orson L. Crandall, James H. McDonald và John Mihalowski được tặng thưởng Huân chương Danh dự do thành tích giải cứu này, một kết quả khả quan so với tai nạn của tàu ngầm Anh trong vịnh Liverpool chỉ một tuần sau đó.
Trục vớt và tái biên chế như là chiếc Sailfish
Công việc trục vớt Squalus do Chuẩn đô đốc Cyrus W. Cole, chỉ huy trưởng Xưởng hải quân Portsmouth giám sát. Công việc do Đại úy Floyd A. Tusler thuộc Văn phòng Chế tạo và Sửa chữa thực hiện, dưới sự trợ giúp của Trung tá Henry Hartley, trợ lý về kỹ thuật. Kế hoạch của Tusler dự tính sẽ nâng con tàu làm ba giai đoạn, để không nổi lên quá nhanh một đầu mất kiểm soát, nhiều khả năng sẽ chìm trở lại. Trong 50 ngày, thợ lặn buộc dây cáp bên dưới chiếc tàu ngầm và nối vào các ụ nổi. Vào ngày 13 tháng 7, 1939, phần đuôi đã nổi lên thành công, nhưng trượt khỏi dây cáp và đắm trở lại. Thêm 20 ngày chuẩn bị nữa với thiết kế lại ụ ổi và cách bố trí các sới dây cáp, trước khi Squalus được trục vớt thành công và kéo đến Xưởng hải quân Portsmouth vào ngày 13 tháng 9. Con tàu xuất biên chế vào ngày 15 tháng 11, 1939.
SS-192 được đổi tên thành Sailfish vào ngày 9 tháng 2, 1940, trở thành tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên chi Cá buồm. Sau khi được sửa chữa, tân trang và đại tu, nó tái biên chế vào ngày 15 tháng 5, 1940 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân Morton C. Mumma Jr.
Lịch sử hoạt động
1940 - 1941
Phần thưởng
Sailfish được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Tổng thống cùng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm bảy tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 45.029 tấn.
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-192
Naval Historical Center, Online Library of Selected Images: USS Squalus/Sailfish (SS-192)
hazegray.org: USS Sailfish
fleetsubmarine.com: USS Sailfish
On Eternal Patrol: USS Squalus
Kill record: USS Sailfish
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tai nạn tàu ngầm Hoa Kỳ
Sự cố hàng hải năm 1939
Tàu thủy năm 1938
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19856339
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sailfish
|
USS Sailfish
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Sailfish, theo tên chi Cá buồm:
nguyên là USS Squalus (SS-192), bị đắm do tai nạn, được trục vớt, sửa chữa và đổi tên thành Sailfish, và trong biên chế từ năm 1940 đến năm 1945
là chiếc dẫn đầu của lớp , trong biên chế từ năm 1956 đến năm 1978
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856342
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Midori%2C%20Saitama
|
Midori, Saitama
|
là quận thuộc thành phố Saitama, Nhật Bản. Tính đến ngày 1 tháng 10 năm 2020, dân số ước tính của quận là 128.321 người và mật độ dân số là 4.900 người/km2. Tổng diện tích của quận là 26,44 km2.
Tham khảo
Quận của Saitama (thành phố)
|
19856343
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Swordfish%20%28SS-193%29
|
USS Swordfish (SS-193)
|
USS Swordfish (SS-193) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài cá kiếm. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười ba chuyến tuần tra, đánh chìm 12 tàu Nhật Bản, bao gồm một tàu khu trục với tổng tải trọng 47.928 tấn. Con tàu mất tích trong chuyến tuần tra cuối cùng vào tháng 1, 1945 tại khu vực quần đảo Ryūkyū, có thể do trúng mìn sâu thả từ tàu phòng vệ duyên hải đối phương. Swordfish được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Swordfish được đặt lườn tại Xưởng hải quân Mare Island ở Vallejo, California vào ngày 27 tháng 10, 1937. Nó được hạ thủy vào ngày 3 tháng 4, 1939, được đỡ đầu bởi cô Louise Shaw Hepburn, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 7, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Chester Card Smith.
Lịch sử hoạt động
1939–1941
Phần thưởng
Swordfish được tặng thưởng danh hiệu Đơn vị Tuyên dương Hải quân cùng tám Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm 12 tàu Nhật Bản, bao gồm một tàu khu trục với tổng tải trọng 47.928 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-193
http://www.history.navy.mil/photos/sh-usn/usnsh-s/ss193.htm
On Eternal Patrol: USS Swordfish
Kill record: USS Swordfish
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu ngầm bị mất của Hoa Kỳ
Sự cố bắn nhầm trong Thế Chiến II
Sự cố hàng hải năm 1942
Sự cố hàng hải năm 1943
Sự cố hàng hải năm 1945
Tàu thủy năm 1939
Sự cố quân ta bắn quân mình trong Thế chiến thứ hai
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19856345
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Swordfish
|
USS Swordfish
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Swordfish, theo tên loài cá kiếm:
là một nhập biên chế năm 1939 và đắm trong chiến đấu năm 1945
là một trong biên chế từ năm 1958 đến năm 1989
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856349
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-152%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n%29
|
I-152 (tàu ngầm Nhật Bản)
|
, sau đổi thành , là chiếc nguyên mẫu thứ hai của được Hải quân Đế quốc Nhật Bản chế tạo sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhập biên chế năm 1925, nó trở thành một tàu huấn luyện vào năm 1935 và xuất biên chế vào năm 1942 sau những tháng đầu tiên của chiến tranh tại Thái Bình Dương. Nó sau đó phục vụ như một tàu huấn luyện cố định Haikan No. 14 rồi bị tháo dỡ sau chiến tranh.
Thiết kế và chế tạo
Bối cảnh
Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Bộ tham mưu Hải quân Đế quốc Nhật Bản bắt đầu cân nhắc chiến tranh tàu ngầm như một thành phần chiến lược của hạm đội. Trước chiến tranh, Hải quân Đế quốc Nhật Bản xem tàu ngầm chỉ hữu ích cho việc phòng thủ duyên hải tầm ngắn. Tuy nhiên dựa trên thành công của Hải quân Đế quốc Đức khi bố trí tàu ngầm tuần dương tầm xa để đánh phá tàu buôn trong Thế Chiến I, các nhà chiến lược Nhật Bản nhận ra khả năng sử dụng tàu ngầm để trinh sát tầm xa, cũng như trong cuộc chiến tranh tiêu hao chống lại một hạm đội đối phương tiếp cận Nhật Bản. Cho dù một tàu ngầm lớn có tầm hoạt động xa đã được chấp thuận trong tài khóa 1918 trong Chương trình Hạm đội 8-6 dưới tên gọi Đề án S22 (sau này là chiếc I-51), một chiếc nguyên mẫu thứ hai với thiết kế khác biệt (sẽ là I-52) được chấp thuận trong tài khóa 1919.
Thiết kế
Nguyên mẫu Kaidai đầu tiên, Đề án S22, dựa trên thiết kế mới nhất của Hải quân Hoàng gia Anh là , và nó trở thành chiếc I-51 (Kaidai Kiểu I). Nguyên mẫu Kaidai thứ hai (Kaidai Kiểu II) được dựa trên lớp U-139 của Hải quân Đế quốc Đức, và được đặt tên Đề án S25.
Với động cơ diesel Sulzer được cải tiến, I-52 có cấu trúc vỏ đơn và trang bị hai động cơ (thay vì vỏ kép và 4 động cơ trên I-51). Hệ thống động lực mạnh hơn và hình dạng suôn thẳng hơn giúp nó đạt tốc độ di chuyển trên mặt nước cao hơn I-51, thậm chí cao hơn chiếc U-135 của Đức, nhưng với tầm xa hoạt động kém hơn. I-52 có tốc độ thiết kế trên mặt nước và khi đi ngầm, nhưng khi hoàn tất nó chỉ đạt tối đa khi chạy thử máy trên mặt biển. Tầm xa hoạt động không cần tiếp nhiên liệu là , chỉ đạt một nữa so với I-51.
Hải quân Nhật không xem I-52 là một thiết kế không hoàn toàn thành công, cho dù họ đạt được nhiều tiến bộ kỹ thuật trong thiết kế và chế tạo, cũng như những đặc tính vượt trội so với I-51. Sau khi họ nhận được bảy tàu U-boat của Hải quân Đế quốc Đức như là chiến lợi phẩm sau khi Thế Chiến I kết thúc, Hải quân Nhật bắt đầu xem xét lại các khái niệm thiết kế tàu ngầm của họ. Vì vậy I-52 trở thành chiếc Kaidai II duy nhất được chế tạo, và kế hoạch chế tạo thêm nhiều chiếc Kaidai II khác bị hủy bỏ trước khi ký hợp đồng với các xưởng tàu.
Chế tạo
Đề án S25 được đặt lườn như là chiếc tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure ở Kure có thể vào ngày 14 tháng 2, hoặc 2 tháng 4, 1922, theo những nguồn khác nhau, và được hạ thủy vào ngày 12 tháng 6, 1923. Nó được đổi tên thành vào ngày 1 tháng 11, 1924, rồi hoàn tất và nhập biên chế vào ngày 20 tháng 5, 1925.
Lịch sử hoạt động
1925 - 1940
Sau khi nhập biên chế, I-52 được phân về Quân khu Hải quân Kure. Vào ngày 1 tháng 12, 1925, nó được phân về Đội tàu ngầm 17, phối thuộc cùng Hải đội Tàu ngầm 2 trực thuộc Hạm đội 2, nằm trong thành phần Hạm đội Liên hợp. Con tàu đang ở trong vịnh Hiroshima vào ngày 25 tháng 10, 1926, khi nó bị tàu phà chở xe lửa Fukuoka Maru thuộc công ty Đường sắt vịnh Hakata đâm trúng bên mạn trái, và bị hư hại. Sau đó từ tháng 8 đến tháng 10, 1927, nó tham gia cuộc Tập trận Hải quân Lớn.
Đội tàu ngầm 17 được điều về Quân khu Hải quân Kure vào ngày 10 tháng 12, 1928, và trong khi ở tại đây, đội có hai đợt tham gia cùng Hải đội Phòng thủ Kure từ ngày 30 tháng 11, 1929 đến ngày 1 tháng 12, 1930 và từ ngày 1 tháng 10, 1932 đến ngày 1 tháng 1, 1933. Hoạt động không thành công trong đội hình hạm đội do gặp trục trặc động cơ diesel, I-52 không bao giờ được phái đi phục vụ cùng hạm đội sau năm 1928. Thay vào đó nó được giữ lại trong thành phần Đội tàu ngầm 17 tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure để huấn luyện thủy thủ đoàn. Sau khi Đội tàu ngầm 17 bị giải thể vào ngày 1 tháng 11, 1935, I-52 được phối thuộc trực tiếp cùng Quân khu Hải quân Kure, và tiếp tục vai trò huấn luyện.
Các nguồn thông tn khác nhau nên không thể xác định rõ hoạt động của I-52 vào nữa sau thập niên 1930 cho đến đầu thập niên 1940. Nó có thể là một tàu huấn luyện cố định tại Trường Kỹ thuật Hải quân Maizuru từ giữa năm 1938, hoặc chỉ được điều đến đây vào ngày 15 tháng 12, 1938. Nó cũng có thể được phái đến Quân khu Hải quân Maizuru để làm nhiệm vụ này, nhưng không rõ vào ngày 15 tháng 12, 1938 hay vào ngày 1 tháng 2, 1939. Con tàu được điều động trở lại Quân khu Hải quân Kure có thế vào ngày 31 tháng 7, 1941 hoặc vào ngày 8 tháng 12, 1941.
1941 - 1945
Vào đúng ngày Hải quân Nhật Bản bất ngờ không kích Trân Châu Cảng mở đầu cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương, 7 tháng 12, 1941, I-52 được điều về Lực lượng Bảo vệ Kure trực thuộc Quân khu Hải quân Kure. Nó đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện trong biển nội địa Seto, đặt căn cứ tại Kure. Sau ngày 10 tháng 4, 1942, nó tham gia thử nghiệm các phương thức thải bỏ chất thải tàu ngầm khác nhau. Con tàu được đổi tên thành vào ngày 20 tháng 5, 1942.
I-152 được đưa về Hạm đội dự bị vào ngày 14 tháng 7, 1942, và rút tên khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 8, 1942. Con tàu được đổi tên thành Haikan số 14 ("Thân tàu số 14"), và trở thành một tàu huấn luyện cố định cho Trường Tàu ngầm tại Kure. Sau đó nó được điều đến chi nhánh Hirao của Trường Tàu ngầm Ōtake tại tỉnh Yamaguchi. Khi xung đột chấm dứ vào ngày 15 tháng 8, 1945, nó đang ở lại Hirao. Haikan số 14 bị tháo dỡ tại Xưởng vũ khí Hải quân Kure trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1948.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
Lớp tàu ngầm Kaidai
Tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Sự cố hàng hải năm 1926
Tàu thủy năm 1923
|
19856351
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/I-52%20%28t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%20Nh%E1%BA%ADt%20B%E1%BA%A3n%29
|
I-52 (tàu ngầm Nhật Bản)
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản từng được đặt cái tên I-52:
I-52 (1923) là một hạ thủy năm 1923, đổi tên thành I-152 năm 1942 rồi rút đăng bạ vào cuối năm đó trước khi bị tháo dỡ vào năm 1948
I-52 (1942) là một tàu ngầm chở hàng Kiểu C3 nhập biên chế năm 1943 và bị máy bay từ tàu sân bay đánh chìm tại Đại Tây Dương vào tháng 6, 1944
Tên gọi tàu chiến Hải quân Đế quốc Nhật Bản
|
19856353
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trung%20t%C3%A2m%20h%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20t%E1%BB%89nh%20V%C4%A9nh%20Long
|
Trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Long
|
Trung tâm hành chính tỉnh Vĩnh Long là một khu trung tâm hành chính cấp tỉnh có trụ sở tại Thành phố Vĩnh Long. Đây là nơi đặt các cơ quan hành chính, đảng ủy cấp tỉnh và trực thuộc của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Bố trí các tầng
Tham khảo
Xem thêm
Trung tâm hành chính thành phố Đà Nẵng
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương
Trung tâm hành chính tỉnh Lâm Đồng
Liên kết ngoài
Website Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long
Công trình xây dựng ở Vĩnh Long
Trung tâm hành chính tại Việt Nam
|
19856354
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3i%20c%C3%A1ch%20qu%C3%A2n%20%C4%91%E1%BB%99i%20Nga%20n%C4%83m%202008
|
Cải cách quân đội Nga năm 2008
|
Cải cách quân đội Nga năm 2008 (2008 Russian military reform) hay còn gọi là cải cách Serdyukov (Реформа Сердюкова) được đặt theo tên người sáng lập là Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov (A-na-tô-li Xê-du-cốp), đây là một cuộc tái tổ chức cơ cấu trên quy mô lớn của Lực lượng vũ trang Nga khởi xướng vào năm 2008 và bắt đầu vào năm 2009. Những cải cách quan trọng của quân đội Nga đã được công bố vào tháng 10 năm 2008 dưới thời Serdyukov, và việc tái tổ chức cơ cấu lớn bắt đầu vào đầu năm 2009 với mục đích tinh gọn, hiệu quả. Mục đích đã nêu của cuộc cải cách là tổ chức lại cơ cấu lại và tăng cường phân cấp chỉ huy trong Quân đội Nga, và để giảm quy mô của đội quân đông đảo Nga. Khái niệm "cải cách" không còn được coi là thuật ngữ mà là một cuộc cách mạng do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov khởi xướng với quan điểm cho đó là một cách nhìn mới của quân đội. Đến nay, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov vẫn được coi là người đặt nền móng cho công cuộc cải cách quân sự một cách sâu rộng của nước Nga với quá trình cải cách được khởi xướng từ năm 2008 đã tạo ra những thay đổi tích cực. Với những gì đã được thực hiện kể từ năm 2008 có thể được xem là cuộc cải cách quân đội đầy tham vọng, nhất quán và hiệu quả trong các nước hậu Xô Viết. Sau quá trình cải tổ quân đội ở Nga, bao gồm cả thay đổi cách huấn luyện, trang bị khí cụ và đặc biệt là tăng lương cho binh lính, thì sự thay đổi có thể thấy rõ với có tính cơ động cao, trang thiết bị hiện đại, chuyên nghiệp, tinh nhuệ hơn. Trong thế kỷ XXI, quân đội Nga từ chỗ lạc hậu về công nghệ đã trở thành một trong những lực lượng quân sự mạnh mẽ bậc nhất trên thế giới.
Bối cảnh
Theo giới quan sát, sau khi Liên Xô tan rã, quân đội Nga đã bệ rạc, sa sút đi xuống nghiêm trọng cả về kỷ cương cũng như nguồn lực tài chính. Tình trạng say rượu trong quân ngũ khá phổ biến. Quân đội về chiến thuật bị coi là thiếu quyết đoán, còn binh lính trông giống như không đủ thể lực để chạy bộ nổi một dặm chứ đừng nói là đủ sức chạy nhanh. Sau thảm họa tàu ngầm hạt nhân Kursk bị đắm ở Biển Barents vào ngày 12 tháng 8 năm 2000, thời điểm mà Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa mới nhậm chức lần thứ nhất, nhiều người ngỡ ngàng khi biết rằng lương của hạm trưởng chiếc tàu ngầm này chỉ là 200 USD mỗi tháng. Thực tế này cho thấy quân đội Nga đã bị suy giảm về sức mạnh và danh tiếng nghiêm trọng kể từ khi Liên Xô tan rã. Dưới thời tổng thống Boris Yeltsin và trong thời gian đầu nhiệm kỳ của Putin, ngân sách quốc phòng Nga giảm từ mức 246 tỷ USD năm 1988 xuống còn 14 tỷ USD năm 1994, quân số giảm từ 5 triệu người xuống còn một triệu người. Khi Yeltsin phát động cuộc chiến chống phiến quân Chechnya, Bộ tổng tham mưu quân đội Nga chỉ huy động được 65.000 người, dù nắm trong tay đội quân về lý thuyết có tới một triệu binh sĩ. Nga phản đối chiến dịch không kích của NATO vào Nam Tư năm 1999 và cuộc xâm lược của Mỹ vào Iraq năm 2003, nhưng ảnh hưởng của nước Nga quá yếu để ngăn cản các động thái của phương Tây.
Nước Nga dưới thời Vladimir Putin cũng đã nhận ra nhu cầu bức thiết về việc hiện đại hóa quân đội Nga từ sau chiến dịch quân sự ở Gruzia tháng 8 năm 2008, chiến dịch kéo dài 5 ngày này tuy là một thành công của Nga nhưng trải qua 5 ngày xung đột với Gruzia cho thấy sự lạc hậu của vũ khí và chiến thuật Nga. Chiến dịch tại Gruzia bộc lộ vô số điểm yếu cố hữu của quân đội Nga, bộc lộ hàng loạt yếu kém và lạc hậu về chiến thuật, khí tài của quân Nga, khiến họ hứng chịu thiệt hại nặng nề trước đối phương thua kém hơn nhiều. Lính Nga chiến đấu với vũ khí lạc hậu và trang bị cá nhân cũ kỹ, các sĩ quan phải sử dụng điện thoại di động cá nhân để liên lạc và ra lệnh cho cấp dưới do mạng lưới thông tin liên lạc quân sự liên tục hư hỏng hoặc bị Gruzia nghe trộm. Các chiến đấu cơ không có phương án liên lạc với lực lượng mặt đất, khiến hiệu quả tác chiến giảm rõ rệt, nhiều lần bộ binh Nga đối mặt với cường kích Gruzia mà không có sự bảo vệ từ không quân. Để giành chiến thắng trước một đối thủ yếu hơn rất nhiều, Nga đã mất tới 5 máy bay quân sự, trong đó có một máy bay ném bom chiến lược, điều rất khó chấp nhận trong chiến tranh hiện đại. Dù lực lượng phòng không Gruzia không mạnh, không quân Nga vẫn mất tới ba cường kích Su-25 và một oanh tạc cơ chiến lược Tu-22M3 chỉ trong chưa đầy một tuần, Moskva bị thiệt hại thêm một cường kích Su-24M, một máy bay trinh sát Su-24MR và một cường kích Su-25BM trong 5 ngày tham chiến tại Gruzia. Các tổ hợp phòng không Gruzia chỉ bị vô hiệu hóa bởi bộ binh Nga sau ngày 11 tháng 8 năm 2008.
Chiến dịch quân sự tại Nam Ossetia cho thấy yêu cầu hiện đại hóa toàn diện không quân Nga nói riêng và quân đội Nga nói chung. Trên thực tế, quân đội Nga từng được huấn luyện tương tự như những hoạt động quân sự trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941-1945), điều không còn phù hợp với tình hình mới và các phương pháp tác chiến. Quân đội Nga khi đó cũng đã bộc lộ nhiều điểm yếu về trình độ tác chiến và khả năng yếu kém của những vũ khí, trang bị cũ từ thời Liên Xô cũ, vốn chưa hề được nâng cấp, cải tiến nên được đánh giá là vẫn chưa thoát được phương Tây gán cho cái mác "Quân đội to xác, lạc hậu, chỉ dựa vào vũ khí hạt nhân". Nhận thức được điều đó nên ngay sau cuộc chiến tranh này, giới chính trị-quân sự ở Moscow đã tiến hành một cuộc cải tổ quân đội lớn về cả quy mô, tổ chức biên chế và cơ cấu vũ khí trang bị theo hướng tinh, gọn, hiện đại và hiệu quả. Chỉ hai tháng sau cuộc chiến, Thủ tướng Nga Vladimir Putin bắt đầu tiến hành chương trình hiện đại hóa và tái cấu trúc quân đội đầy tham vọng với chi phí ước tính lên tới 700 tỷ USD. Mục tiêu của ông là biến quân đội Nga từ lực lượng cồng kềnh chuyên đối phó với chiến tranh tổng lực giữa các cường quốc thành đội quân tinh gọn, phù hợp hơn với các cuộc xung đột khu vực và cục bộ. Dưới sự chỉ đạo của Putin, quân đội Nga đoạn tuyệt với mô hình được xây dựng từ năm 1870 để áp dụng cấu trúc lực lượng linh hoạt hơn, cho phép triển khai binh sĩ nhanh chóng mà không cần huy động binh lực quy mô lớn, mạng lưới chỉ huy và kiểm soát chiến trường cũng được thay đổi nhằm nâng cao khả năng hiệp đồng tác chiến.
Trước đây, Nga đã có một số nỗ lực cải cách như Lực lượng Lục quân Nga (cuộc cải cách theo kế hoạch Sergeyev vào năm 1997 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Igor Sergeyev và Lực lượng Lục quân Nga (Cải cách dưới thời Putin trong chương trình 2003) của Tổng thống Vladimir Putin (nhấn mạnh Nhiệm vụ khẩn cấp để phát triển lực lượng vũ trang Liên bang Nga), chương trình sau này rất giống với chương trình năm 2008, vì nó đã nhấn mạnh đến nhu cầu cắt giảm biên chế nhân sự, một giảm dần việc sử dụng lính nghĩa vụ để dồn lực cho lực lượng quân nhân chuyên nghiệp, thành lập quân đoàn NCO chuyên nghiệp và những thay đổi mạnh mẽ trong đào tạo và công tác huấn luyện, đào tạo, giáo dục sĩ quan. Chương trình năm 2003 diễn ra với tốc độ rất chậm, chủ yếu là do quân đội không sẵn lòng cải cách. Mọi việc bắt đầu khi ông Anatoly Serdyukov, một nhân vật quan chức dân sự hết sức bình thường, bất ngờ được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng vào tháng 2 năm 2007. Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ông Serdyukov vào vị trí này với một mục đích duy nhất, đó là tiến hành những cải cách sâu sắc với tư cách là một người không có liên hệ với bộ máy quân đội và là người chủ trương ủng hộ một "đường hướng quản trị" hoàn toàn mới đối với việc tổ chức Các lực lượng vũ trang Nga, vào cuối tháng 8 năm 2008, các quyết định đã được đưa ra, để tiến tới một giai đoạn mới cải cách quân đội sâu sắc nhằm đem lại cho Các lực lượng vũ trang Nga "một diện mạo mới". Kế hoạch cải cách quân đội cơ bản đã được Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov công bố chính thức vào ngày 14 tháng 10 năm 2008. Thời điểm này quân đội Nga bắt đầu có nhiều nguồn ngân sách lớn do những năm 2003, 2008, giá dầu khí trên thị trường thế giới tăng lên, làm tăng nguồn thu cho ngân quỹ nhà nước và cho phép tăng các khoản chi cho quốc phòng.
Chương trình
Tổng thống Putin ra lệnh tiến hành một chương trình hiện đại hóa và tái cấu trúc quân đội đầy tham vọng. Với chi phí ước tính lên tới 700 tỷ USD tới năm 2020, chương trình này nhằm biến quân đội Nga từ một lực lượng cồng kềnh chuyên đối phó với chiến tranh tổng lực giữa các cường quốc thành đội quân tinh gọn hơn, phù hợp hơn với các cuộc xung đột khu vực và cục bộ. Dưới sự chỉ đạo của Putin, quân đội Nga đoạn tuyệt với mô hình được xây dựng từ năm 1870 để áp dụng cấu trúc lực lượng linh hoạt hơn, cho phép triển khai binh sĩ một cách nhanh chóng mà không cần tiến hành hoạt động huy động binh lực quy mô lớn. Hệ thống kiểm soát và chỉ huy cũng được thay đổi nhằm nâng cao khả năng hiệp đồng và sẵn sàng chiến đấu cho binh sĩ. Việc đánh giá lại khả năng tham gia một cuộc chiến tranh trên quy mô lớn đã dẫn đến hủy bỏ hệ thống động viên như là một sự lỗi thời bởi nó đã tồn tại từ thời Xô Viết. Vấn đề chính là làm thế nào để duy trì cơ cấu động viên của quân đội từ thời Xô Viết đồng thời tìm cách để sử dụng quân đội một cách hiệu quả, ít nhất là trong các cuộc chiến có giới hạn, mà không cần phải động viên. Các lực lượng vũ trang Nga sẽ thay đổi chiến thuật của họ từ lao vào một cuộc chiến lớn với một số đối thủ sang tham gia các cuộc xung đột cục bộ tiềm tàng ở các biên giới của Nga hoặc ở các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập) và các nước lân cận khác. Nhiệm vụ bảo vệ trước các nước lớn (chủ yếu là Mỹ và NATO) được giao phó gần như hoàn toàn cho các lực lượng hạt nhân chiến lược. Tổng Tham mưu trưởng Tướng Nikolai Makarov còn ra lệnh thành lập Bộ Tư lệnh các Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (KSSO) và Bộ Tư lệnh Không gian mạng.
Giảm quy mô
Một phần thiết yếu của cải cách quân sự là cắt giảm quy mô, vào thời điểm bắt đầu cải cách, lực lượng vũ trang Nga có khoảng 1,13 triệu quân nhân tại ngũ. Kế hoạch cắt giảm quân nhân xuống còn 1 triệu quân nhân sẽ được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2022. Đây là cuộc cải cách lớn nhất trong vòng 200 năm qua bởi lẽ Nga sẽ từ bỏ kiểu quân đội cồng kềnh luôn sẵn sàng cho cuộc chiến quy mô lớn. Bộ Tham mưu cho rằng nước Nga chỉ cần khoảng 100.000 lính nghĩa vụ và 1 triệu lính chính quy. Định hướng trong giai đoạn 2008-2012, quân đội Nga đã được biến đổi thành các lực lượng sẵn sàng thường trực được cấu thành từ các lữ đoàn dựa trên các đơn vị sẵn sàng thường trực. Các cải cách này đã cắt giảm gần một nửa số trung đoàn và lữ đoàn trong quân đội, với các cắt giảm lớn nhất xảy ra ở phần châu Âu của Nga. Ngày 4 tháng 4 năm 2011, Đại tá Vasily Smirnov, Phó Tổng Tham mưu trưởng cho biết quy mô quân đội Nga sẽ giảm xuống còn 1 triệu người vào năm 2016, với số lượng các nhóm như sau: 220.000 sĩ quan, 425,000 quân nhân hợp đồng và 300.000 quân nhân nghĩa vụ Số quân nhân nằm trong diện cắt giảm lần này để chuyển sang làm các công việc dân sự chủ yếu tập trung vào nhóm sĩ quan phục vụ hậu cần và sĩ quan không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ chiến đấu. Chuyên gia quân sự Nga Vitaly Shlykov đã đề cập đến cuộc cải cách quốc phòng sâu rộng của Nga sẽ được bắt đầu từ tháng 12 năm 2009, theo đó sẽ giảm số xe tăng từ 20.000 chiếc xuống còn 2.000 chiếc và giảm số lính dự bị động viên xuống còn 100.000 người.
Tổng tham mưu trưởng Nikolay Makarov cho biết, trong khuôn khổ một kế hoạch hiện đại hóa, quân số của quân đội Nga sẽ giảm từ 1,13 triệu xuống thành 1 triệu người. Theo Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, vào mùa thu năm 2021, tổng cộng 127.500 công dân được gọi nhập ngũ, tức là mỗi năm có thêm khoảng 250.000 chiến sĩ mới. Nếu dựa vào tổng số quân trong Lực lượng vũ trang Nga là khoảng 900.000 người, thì tỷ lệ được gọi nhập ngũ chiếm khoảng 28%. Điều này đã cho phép hình thành những đơn vị quân đội và các binh đoàn thường trực có khả năng giải quyết nhiệm vụ chiến đấu mà không cần triển khai huy động quân. Trong khi đó, quân đội Nga vẫn duy trì được tiềm lực huy động đáng kể của mình. Sự khác biệt cơ bản giữa các đơn vị thường trực với phần còn lại của quân đội Nga là tại đây chỉ những quân nhân phục vụ theo chế độ hợp đồng. Điều này giúp loại bỏ nhu cầu huấn luyện liên tục các tân binh cứ mỗi năm hai lần. Bộ Quốc phòng cũng đã yêu cầu cấp 4,2 tỷ USD trong giai đoạn 2009-2011 để tăng thêm quỹ lương hàng tháng cho 30.000 sĩ quan đang phục vụ trong lực lượng tên lửa chiến lược, hải quân, hàng không chiến lược và Lực lượng không gian, quỹ lương hàng tháng dành cho binh sĩ Nga cũng như các khoản chi phí phục vụ nâng cấp và sản xuất khí tài sẽ tăng lên đáng kể, công tác đào tạo, huấn luyện cũng sẽ tập trung hơn.
Chế độ nghĩa vụ
Một trong những giải pháp là các đơn vị sẵn sàng thường trực tương đối hoàn thiện được cho là tồn tại cùng với các tổ đội nòng cốt. Khi tình hình kinh tế cải thiện và chi phí quốc phòng gia tăng, vào năm 2008, Nga đã xây dựng một số lượng nhất định các đơn vị và tổ đội sẵn sàng thường trực đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến Gruzia, tình trạng các đơn vị sẵn sàng thường trực hoạt động trong khi quân đội nghỉ ngơi, mà phần lớn có thể huy động về bản chất, về cơ bản đồng nghĩa với sự tồn tại của hai quân đội cùng một lúc khi quốc gia này đang dần cạn kiệt tài nguyên. Do đó, việc loại bỏ quân đội huy động truyền thống và thay thế nó bằng các lực lượng sẵn sàng thường trực chỉ là vấn đề thời gian, nó đã đặt nền tảng cho cuộc cải cách quân đội năm 2008 được cho là đã đem lại một diện mạo mới cho các lực lượng vũ trang Nga. Sự đổi hướng mang tính quyết định từ quân đội được động viên theo truyền thống đã cho phép Nga tạo ra các lực lượng thường trực và có khả năng sẵn sàng cao thích nghi tốt để hoạt động ở khu vực hậu Xô Viết. Cơ cấu và tư thế này đã được bộ chỉ huy quân sự mới mà người đứng đầu là ông Sergei Shoigu duy trì. Phong cách của ông này là những đợt kiểm tra đột xuất trên quy mô lớn đòi hỏi các quân khu mới phải đề phòng và sẵn sàng hành động ngay lập tức, các cuộc kiểm tra này đem lại cho Bộ Quốc phòng một cơ chế hiệu quả để đặt một số lượng lớn binh sỹ trong tình trạng báo động và tiến hành động viên một phần.
Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2008, thời hạn phục vụ trong quân đội đối với thanh niên Nga chỉ còn kéo dài trong một năm, thay vì 18 tháng như năm 2007 hoặc 2 năm được thực hiện từ năm 1967. Người đứng đầu cơ quan tuyển trạch của quân đội Nga, ông Vasily Smirnov cho biết đây là một trong những biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của quân đội. Các quan chức quân sự Nga hy vọng quy định mới này sẽ khuyến khích thanh niên tự nguyện đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhất là đối với những người có trình độ học vấn cao. Cắt giảm thời gian phục vụ quân đội nằm trong chương trình cải cách của Tổng thống Vladimir Putin, người quyết tâm xây dựng một quân đội chuyên nghiệp, có khả năng chiến đấu cao, thay vì chủ yếu tiếp nhận những thanh niên bị buộc phải nhập ngũ. Nga sẽ bắt đầu đào tạo cho lính chính quy ở các trường đặc biệt trong khoảng thời gian từ 2,5-3 năm và vẫn được hưởng lương. Khi tốt nghiệp ra trường, những người này có thể được hưởng mức lương khoảng 1.000 USD/tháng được cho là đủ động lực để họ hăm hở phục vụ trong quân ngũ.
Cùng với việc dân số giảm, công tác kêu gọi tòng quân ở Nga gặp nhiều khó khăn, tình trạng các tân binh bị các sĩ quan lạm dụng quyền lực ức hiếp dẫn đến số vụ tai nạn và tự tử trong quân đội tăng cao, khiến giới trẻ Nga không hăng hái nhập ngũ hoặc tìm cách xin miễn thi hành nghĩa vụ quân sự. Điều kiện sống trong quân ngũ không tốt nên tỷ lệ người đăng ký phục vụ lâu dài cũng ngày một ít, dẫn đến việc thiếu hụt nghiêm trọng số sĩ quan chuyên nghiệp. Một báo cáo năm 2006 cho biết chỉ có 15-19% binh sĩ Nga tình nguyện ký hợp đồng kéo dài thời gian tại ngũ. Không hiếm quân nhân nghĩa vụ Nga bị bắt nạt và hành hạ tàn tệ ngay bên trong doanh trại quân đội gọi là nạn "Dedovshchina" chỉ tệ bắt nạt bằng những trò trái khoáy, đã là một phần trong cuộc đời của các tân binh nghĩa vụ trong quân đội Nga. Cũng trong nỗ lực cải cách quân đội theo hướng tinh gọn và hiệu quả, Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch cắt giảm 40% nhân viên tại văn phòng Bộ và Bộ Tổng tham mưu, đồng thời tăng cường đấu tranh chống tham nhũng. Nạn ăn hối lộ là một kẽ hở để nhiều binh sĩ Nga đào ngũ mà không bị cấp chỉ huy báo cáo. Nhưng bù lại thu nhập của sĩ quan, binh sĩ Nga được cải thiện đáng kể nhờ ngân sách quốc phòng liên tục tăng. Khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra vào năm 2014, quân đội Nga đã trở thành một lực lượng lớn mạnh hơn rất nhiều so với đội quân trang bị lạc hậu từng tham chiến ở Gruzia.
Cơ cấu lực lượng
Như là kết quả của việc tái định hướng từ chiến đấu trên quy mô lớn sang các cuộc xung đột cục bộ, vào năm 2008-2012, quân đội Nga đã được biến đổi thành các lực lượng sẵn sàng thường trực, lực lượng này được cấu thành từ các lữ đoàn dựa trên đơn vị và tổ đội sẵn sàng thường trực hiện có đã được củng cố sức mạnh bằng binh sỹ từ các đơn vị và tổ đội bị cắt giảm và nòng cốt. Các cải cách này đã cắt giảm gần một nửa số trung đoàn và lữ đoàn trong quân đội, với các cắt giảm lớn nhất xảy ra ở phần châu Âu của nước này. Ở Quân khu Moskva "cũ", 50 tiểu đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới được triển khai đã giảm xuống còn 22 vào năm 2010. Các đơn vị lục quân ở biên giới với Ukraine đã được rút gần như hoàn toàn khỏi danh sách quân đội thường trực với việc giải tán Sư đoàn xe tăng số 10 (sư đoàn chỉ có duy nhất trung đoàn bộ binh cơ giới số 6) ở khu vực Voronezh và Kursk mà ở đó chỉ còn lại một kho dự trữ để triển khai Lữ đoàn xe tăng số 1. Những sự cắt giảm này được cho là để bù đắp cho việc thành lập một lữ đoàn tác chiến trên không mới ở Smolensk được trang bị máy bay trực thăng.
Người ta có thể nói về sự suy yếu chưa từng thấy sức mạnh của lục quân Nga ở các khu vực trung tâm và ở biên giới phía Tây của Nga, sau đó đã được điều chỉnh lại phần nào vào năm 2013 khi Sư đoàn bộ binh cơ giới Taman số 2 và Sư đoàn xe tăng Kantemir số 4 (trước đây là các lữ đoàn) được tái triển khai bên ngoài thủ đô Moskva, nhưng cả hai sư đoàn này đã và vẫn chỉ còn một nửa sức mạnh. Cuộc cải cách quân đội giai đoạn 2008-2012 đã làm giảm sút năng lực chiến đấu của Nga ở các khu vực phía Tây của Nga, đồng thời, sự thay đổi của Moskva hướng tới hoạt động trong các cuộc xung đột có giới hạn thu hút nhiều sự chú ý hơn vào lực lượng cơ giới và tác chiến đặc biệt. Lực lượng không vận đã không chỉ tránh được sự cắt giảm nhân lực mà họ còn giữ được cả các sư đoàn và tăng cường sức mạnh của mình. Các lực lượng tác chiến đặc biệt, đặc chủng (mô hình đặc nhiệm Spetsnaz) cũng đã bắt đầu xây dựng và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu và theo hướng tinh nhuệ, hiện đại, đặc chủng. Nhìn chung, kết quả cải cách cho đến nay, quân đội Nga đã hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa với những đơn vị và tổ chức đơn vị, lực lượng có nét mới, có thể kể đến như:
Đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG) một cơ cấu tổ chức tác chiến cơ động hiệp đồng
Thủy quân lục chiến Nga (Russian Marines)
Lính dù Nga (VDV)
Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga (ВКС)
Lực lượng Phòng vệ Hàng không vũ trụ Nga (BВКО)
Lực lượng Không gian Nga (KV)
Lực lượng Tác chiến đặc biệt (KSSO) là lực lượng đặc nhiệm chuyên trách
Lực lượng OMON khét tiếng
Lực lượng Spetsnaz GRU trực thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU)
Cơ quan Bảo vệ Liên bang Nga (FSO)
Vệ binh quốc gia Nga (Rosgvardiya)
Một số lực lượng được Nga đầu tư, trang bị, sử dụng như:
Lực lượng Chechen (Đặc nhiệm Akhmat) là đội quân thiện chiến của người Chechnya
Lực lượng lính đánh thuê thuộc nhóm Wagner được tuyển mộ từ nhiều thành phần và được trang bị vũ khí đặc chủng chuyên làm nhiệm vụ xung kích.
Cơ cấu quân khu
Công việc lớn nhất, phức tạp nhất là việc hợp nhất, chuyển đổi 6 quân khu thành 4 bộ tư lệnh chiến lược. Trong điều chỉnh hành chính quân sự lần này, quân đội Nga trên thực tế đã thay đổi hai nguyên tắc tồn tại gần một thế kỉ rưỡi qua, là "phân chia lãnh thổ phòng thủ" và "chuyên môn hóa lục quân" và thể chế quân khu đã thực sự chấm dứt ở Nga. Sự thay đổi lớn nhất trong thể chế mới là nguyên tắc khu vực được thay bằng hướng chủ đạo, lấy một Bộ Tư lệnh chiến lược liên hợp độc lập đảm nhận một hướng tác chiến. An ninh quân sự Nga chủ yếu đối mặt với mối đe dọa đến từ 3 hướng tây, nam và đông, trong đó tây là hướng chiến lược chủ yếu nhất.
Quân khu Moscow và Quân khu Leningrad hợp nhất, chuyển đổi thành Bộ tư lệnh chiến lược Miền Tây, sở chỉ huy đóng tại Saint Petersburg. Ngoài các lực lượng lục quân, không quân và đổ bộ đường không vốn có ở hai quân khu cũ, các hạm đội Phương Bắc và Baltic cũng sẽ thuộc quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh này. Cùng với việc NATO mở rộng về phía đông, tuyến phòng thủ ở hướng này của Nga đã từ Trung Âu như thời kì Liên Xô trước đây lùi về đến biển Baltic. Ngay cả khi Ukraina không gia nhập NATO, thì để đối phó tổ chức quân sự này, Nga vẫn cần xóa bỏ nguyên tắc khu vực truyền thống, đưa quân khu Moscow và Leningrad cùng hai hạm đội Phương Bắc, Baltic đặt dưới sự chỉ đạo điều hành của Bô Tư lệnh Miền Tây. Tại Quân khu Moskva trước đây, 50 tiểu đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới được triển khai đã giảm xuống còn 22 vào năm 2010. Các đơn vị lục quân ở biên giới với Ukraine đã được rút gần như hoàn toàn khỏi danh sách quân đội thường trực với việc giải tán Sư đoàn xe tăng số 10.
Quân khu Bắc Kavkaz hợp nhất với hạm đội Biển Đen và tiểu hạm đội Caspian, thành lập Bộ tư lệnh chiến lược Miền Nam, sở chỉ huy đặt tại Rostov. Phía nam (Kavkaz) đang phải đối mặt với mối đe dọa thấp nhưng lại trực tiếp và cấp bách, chỉ là các thế lực ly khai, khủng bố. Ngoài ra, Gruzia đang hăng hái với tiến trình gia nhập NATO và hoàn toàn có thể chạm tới giới hạn an ninh cuối cùng của Nga nên Bộ Quốc phòng Nga vẫn trao cho Bộ tư lệnh Miền Nam vị trí ngang hàng.
Quân khu Volga – Ural cùng một phần Quân khu Siberia cũ hợp nhất thành Bộ tư lệnh chiến lược Miền Trung, sở chỉ huy đặt tại Yekaterinburg. Bộ tư lệnh Miền Trung có nhiệm vụ ứng phó với mối đe doạ khủng bố và tình huống biến động ở Trung Á. Áp lực ở hướng này tương đối thấp, vì vậy Bộ tư lệnh chiến lược Miền Trung còn đóng vai trò lực lượng dự bị. Khi các hướng chiến lược khác có tình huống nguy cấp, Bộ tư lệnh chiến lược Miền Trung phải sẵn sàng chi viện kịp thời.
Quân khu Viễn Đông với phần còn lại của Quân khu Siberia, cùng hạm đội Thái Bình Dương hợp nhất thành Bộ tư lệnh chiến lược Miền Đông, sở chỉ huy đóng tại Khabarovsk. Hướng đông được Nga xem là uy hiếp tiềm ẩn, sức ép tương đối thấp. Cùng với sự nâng cấp toàn diện mối quan hệ Trung-Nga, áp lực vốn nhằm vào Quân khu Viễn Đông và Quân khu Siberia trước đây cũng giảm đi. Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh chiến lược Miền Đông vẫn phải sẵn sàng đối mặt với mối đe dọa thực sự của 3 nước đồng minh Mỹ-Nhật-Hàn từ hướng bán đảo Triều Tiên, những bất đồng giữa Nga và Nhật, các mối đe dọa phi truyền thống.
Thể chế chỉ huy
Quân đội Nga nhiều năm qua thực hiện một thể chế chỉ huy, vào thời bình thì Bộ tư lệnh các quân, binh chủng trực tiếp quản lý lực lượng tác chiến dưới quyền, thời chiến trao cho các quân khu quyền thực hành tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Trong cuộc xung đột với Gruzia năm 2008, thể chế này đã bộc lộ nhiều yếu kém và đã thúc đẩy Nga tiến hành điều chỉnh. Từng Bộ tư lệnh chiến lược chịu trách nhiệm lập kế hoạch huấn luyện và sử dụng toàn bộ các lực lượng quân sự trong phạm vi địa lí hành chính, cùng lực lượng của các bộ, ngành như Bộ Tình trạng khẩn cấp, Tổng cục An ninh Liên bang Nga (KGB), đồng nghĩa với giới hạn tồn tại giữa các quân, binh chủng sẽ bị xóa bỏ. Ngoại trừ lực lượng tên lửa chiến lược, tàu ngầm hạt nhân chiến lược và binh chủng vũ trụ do cấp hoạch định chiến lược cao nhất trực tiếp nắm giữ, các lực lượng tác chiến khác sẽ được đưa về các Bộ tư lệnh chiến lược liên hợp để quản lý và chỉ huy. Đồng thời, thể chế chỉ huy 4 cấp "quân khu-tập đoàn quân-sư đoàn-trung đoàn" được tinh giảm còn 3 cấp "Bộ tư lệnh tác chiến liên hợp- Bộ tư lệnh chiến dịch-lữ đoàn (căn cứ)".
Đối với Hải quân Nga, hạm đội đổi thành Bộ tư lệnh chiến dịch hải quân, bên dưới thiết lập căn cứ hải quân cấp lữ đoàn. Không quân, tập đoàn quân phòng không - không quân chuyển đổi thành Bộ tư lệnh chiến dịch phòng không-không quân, bên dưới thành lập căn cứ hàng không cấp lữ đoàn và phân chia chúng về từng Bộ tư lệnh chiến lược. Đối với Lục quân Nga, tập đoàn quân lục quân chuyển đổi thành bộ tư lệnh chiến dịch hợp thành (tất cả có 10 BTL), toàn quân chủng thực hiện biên chế cấp lữ đoàn. Bên cạnh đó ở cấp nhỏ hơn cũng cơ cấu thành các đơn vị tác chiến cấp tiểu đoàn (BTG). Ngoài ra, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt (SSO) hình thành, như một phần độc lập của quân đội Nga bắt đầu vào năm 2008 sau khi Thiếu tướng Alexander Lentsov, Phó tư lệnh Lực lượng lính dù Nga (VDV) báo cáo về quá trình cải tổ quy mô lớn của Các Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga (giai đoạn 2008-2020). Ý nghĩa của đợt cải tổ này là tạo ra một cấu trúc thống nhất của lực lượng đặc biệt, trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. SSO được thành lập "để chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế hiệu quả hơn và thực hiện một số nhiệm vụ bên ngoài nước Nga".
Trang bị khí tài
Các cuộc xung đột vũ trang đầu những năm 2000 cho thấy rằng, Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đang ngày càng tụt hậu về mặt trang bị, không chỉ so với những đội quân tiên tiến nhất (như Hoa Kỳ), mà thậm chí còn so với đối tác của họ trong không gian hậu Xô viết là Gruzia. Điều này áp dụng cho cả hệ thống chiến đấu và hỗ trợ (chẳng hạn như hệ thống liên lạc, trinh sát và chỉ định mục tiêu). Quân đội Nga vẫn duy trì một phần đáng kể kho vũ khí từ thời Liên Xô với thời hạn sử dụng có khi lên tới hơn 20 năm. Các biện pháp do ban lãnh đạo Nga thông qua đã cho phép đến năm 2014-2015 xây dựng quân đội mới có khả năng chiến đấu theo thời gian thực (trước đó chỉ có quân đội Mỹ mới làm được như vậy). Nga đã tạo ra các kênh liên lạc vệ tinh có băng thông mạnh, các hệ thống trinh sát mặt đất, trên biển, trên không và vũ trụ bắt đầu truyền thông tin ngay lập tức qua các kênh điều khiển chiến đấu, điều này cho phép đưa ra chỉ định mục tiêu cho các loại hệ thống tấn công một cách linh hoạt. Công cuộc hiện đại hóa các đơn vị không quân đã bắt đầu nhanh chóng và đi kèm với việc mua sắm số lượng lớn máy bay trực thăng mới. Hải quân Nga đã quyết định trang bị cho các tàu chiến của mình tên lửa Kalibr (Ca-li-bơ) là loại tên lửa được thiết kế cho các tàu chiến và tàu ngầm tấn công.
Hệ thống pháo binh, xe bọc thép và máy bay chiến đấu hiện đại cuối cùng cũng được trang bị cho quân đội, lực lượng bộ binh bắt đầu tiếp nhận hàng loạt xe tăng chiến đấu T-80 với hệ thống phòng thủ chủ động, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và xe bọc thép chở quân BTR-80, xe bọc thép GAZ-2330 Tigr, hệ thống tên lửa tác chiến Iskander, sau này thêm tổ hợp lựu pháo cỡ 152mm mới có kết cấu 2 nòng với tên gọi Coalition-SV. Đồng thời cũng diễn ra quá trình hiện đại hóa vũ khí từ thời Liên Xô, điều này không chỉ giúp kéo dài thời gian phục vụ của chúng, mà còn nâng cao chất lượng kho vũ khí, bao gồm khả năng chiến đấu vũ trang theo giới gian thực. Việc nghiên cứu chế tạo các hệ thống tác chiến điện tử trên mặt đất và trên không, tên lửa hành trình Calibre phóng trên biển, các tổ hợp tên lửa mang đầu đạn siêu thanh (tên lửa chiến lược Avangard, tên lửa Kinzhal phóng từ máy bay, tên lửa Zircon phóng trên biển). Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 và tiêm kích ném bom Su-34 của Nga sánh ngang những dòng phi cơ tương tự tốt nhất thế giới. Quân đội Nga dần dần lấy lại vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực chế tạo các phương tiện bay không người lái. Điện Kremlin cũng chi hàng tỉ USD vào dự án hiện đại hóa New Look dự án bắt đầu năm 2008 nhằm cải tổ lực lượng Nga, trước những nỗ lực này, phần lớn quân đội Nga vẫn còn duy trì thiết bị và tư duy chiến thuật thời Liên Xô.
Hiệu quả
Triển khai thực hiện học thuyết quân sự mới, quân đội Nga về cơ bản đã hoàn tất quá trình điều chỉnh tổ chức, thể chế. Từ một lực lượng lạc hậu, yếu kém, quân đội Nga trỗi dậy và vươn ra toàn cầu nhờ chương trình cải cách quy mô lớn của Putin, kể từ khi Putin bắt đầu cuộc cải cách quân đội và tăng mạnh chi tiêu quốc phòng từ năm 2008, quân đội Nga đã lột xác hoàn toàn và sở hữu những sức mạnh mới giúp Moskva gia tăng ảnh hưởng và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế. Putin đã hồi sinh quân đội Nga trở thành một lực lượng có sức mạnh và tầm ảnh hưởng thực sự trên thế giới, sau gần 1/4 thế kỷ chìm trong hỗn loạn và yếu kém.. Hệ thống quân sự này đã mất khoảng 3 năm để có được một diện mạo mới khác biệt đáng kể về nhiều phương diện so với Hồng Quân, quân đội Xô-viết và quân đội Nga trước đây và là kết quả của quyết tâm chính trị được thể hiện bởi cả Điện Kremlin lẫn Bộ Quốc phòng Nga mà người đứng đầu khi đó là Anatoly Serdyukov. Những sự đầu tư lớn vào nhân lực và huấn luyện chiến đấu đã đem lại hiệu quả với một quân đội mạnh mẽ hơn và các binh sỹ, sỹ quan chất lượng, Nga đã có được một số lượng lớn sỹ quan với kinh nghiệm thực chiến trong cuộc chiến Chechnya, các hoạt động chống khủng bố ở vùng Bắc Caucasus và nhiều cuộc xung đột cục bộ ở các nước hậu Xô Viết. Nhiều cuộc diễn tập đã được tổ chức ở mọi cấp độ, gồm cả các cuộc diễn tập chiến lược theo thường lệ, các phương pháp đào tạo và huấn luyện chiến đấu mới được đưa vào áp dụng, và nhiều binh sỹ có trình độ cao được tuyển mộ, các vũ khí và quân trang hạng nặng được chế tạo đã cải thiện đáng kể tình trạng vật tư và thiết bị của quân đội, chủ yếu là trong Không quân và các đơn vị tác chiến hàng không.
Tới năm 2014, quân đội Nga đã trở thành lực lượng lớn mạnh hơn rất nhiều so với đội quân lạc hậu từng tham chiến ở Gruzia trước đó gần 6 năm. Chiến dịch không kích chống IS ở Syria đánh dấu lần đầu tiên quân đội Nga có sự hiện diện quân sự công khai quy mô lớn ở Trung Đông kể từ khi Liên Xô tan rã. Quy mô chiến dịch này khó có thể so sánh với các hoạt động quân sự ở nước ngoài thời Liên Xô, nhưng nó giúp nước Nga dưới thời Tổng thống Putin một lần nữa có khả năng răn đe bất cứ cường quốc nào để bảo vệ lợi ích của bản thân và phô trương sức mạnh trong phạm vi ảnh hưởng của mình. Trong lần tham chiến quy mô lớn này, quân đội Nga dựng lên lưới phòng không ở Syria, triển khai các cường kích, tiêm kích, oanh tạc cơ chiến lược ném bom, phóng tên lửa vào phiến quân IS, sử dụng tàu ngầm, tàu chiến khai hỏa tên lửa hành trình tầm xa vào mục tiêu từ Địa Trung Hải và Biển Caspian. Với các hành động này, quân đội Nga đã phá thế độc quyền của Mỹ trong việc sử dụng lực lượng quân sự trên phạm vi toàn cầu, vốn được duy trì kể từ khi Liên Xô tan rã. Các quyết định được đưa ra trước đó về việc biên chế và tái trang bị kỹ thuật trong Lực lượng vũ trang Liên bang Nga đã cho thấy tính hiệu quả của chúng tại chiến trường Syria kể từ mùa thu năm 2015. Nga đã nghiên cứu trong điều kiện thực tế cả những loại vũ khí mới nhất, cũng như thiết lập tương tác giữa các nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn trên chiến trường, kinh nghiệm sử dụng các loại tổ hợp robot ở Syria, bao gồm cả robot tấn công cũng kquan trọng.
Việc chọn đánh Ukraina vào thời điểm này không phải là một sự ngẫu nhiên vì Nga vừa hoàn tất các mục tiêu trong kế hoạch 15 năm hiện đại hóa quân đội vào cuối năm 2021. Theo truyền thông phương Tây thì với những thất bại quân sự liên tiếp gần đây, tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhận ra rằng công cuộc cải cách quân đội mà ông tiến hành từ năm 2008 và từ sau chiến dịch quân sự ở Gruzia đã hoàn toàn không mang lại kết quả. Khi gây chiến với Ukraina, Nga lần lượt phơi bày những yếu kém, từ mặt hậu cần, tình báo thiếu hiệu quả, chỉ huy rời rạc, trang thiết bị cũ kỹ, cho đến thiếu phối hợp liên quân. Quân đội Nga không được chuẩn bị để gây chiến, tất cả những gì đang diễn ra hiện nay là không được dự trù tới, Nga nghĩ rằng sẽ có việc lật đổ chính phủ Ukraina với một cuộc diễu binh mừng chiến thắng tại Kiev mà không vấp phải sự phản kháng nào. Quân đội không hề được chuẩn bị cho chiến tranh mà chỉ được chuẩn bị cho những cuộc thao dượt quen thuộc, các cuộc diễu binh trên Quảng Trường Đỏ. Từ năm 2008, quân đội Nga không được thay đổi ngoại trừ hàng ngũ cấp cao. Các lực lượng hạt nhân và công nghệ được thay đổi, nhưng bản thân quân đội thì không nên quân đội Nga không có khả năng gây chiến tranh. Đây cũng chính là điểm tạo nên sự khác biệt giữa quân đội Ukraina, năm 2014, quân đội Ukraina đã được cải cách, giờ đang cho kết quả trên phương diện năng lực phản ứng ở cả cấp thấp nhất, trong khi phía Nga hầu như phải đợi quyết định đến từ điện Kremlin.
Cái chết của một tướng Nga ngay từ đầu cuộc xung đột đã từng bị quy cho việc trang thiết bị viễn thông cồng kềnh trong chiến xa, cho phép Ukraina xác định được sự hiện diện của vị tướng lĩnh này. Sự lơ là này của một bộ phận sĩ quan Nga lại càng thêm khó hiểu, khi mà quân đội Nga cũng đã từng mắc phải những sai lầm tương tự vào đầu cuộc chiến. Năng lực của Ukraina khai thác những thao tác yếu kém trên phương diện an ninh của các chiến dịch quân sự tại các đường chiến tuyến. Sự việc làm lộ rõ thêm một lỗ hổng khác trong quân đội Nga, mà trước cuộc chiến từng được mô tả như là một trong số các quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Xu hướng đăng ảnh của họ trên các mạng xã hội hay dùng các ứng dụng như Tinder cho phép định vị đã cung cấp nhiều thông tin quý giá về đà tiến quân của Nga. Đòn đánh ở Makiivka đã cho thấy rõ một sự khác biệt đến ngạc nhiên về công nghệ của Nga. Công nghệ quân sự Nga chỉ là một huyền thoại, ngay từ đầu cuộc xung đột, phía Nga đã sử dụng các loại điện thoại mã hóa, nhưng thường xuyên gặp trục trặc bởi vì đó là đời điện thoại cũ của từ những năm 1980, năm 1990. Và chính việc sử dụng điện thoại dân sự đã cho phép Ukraina xác định vị trí của nhóm lính Nga trong khu vực.
Tổng thống Nga đã mong đợi điều tốt hơn từ quân đội, từ cơ cấu, bộ chỉ huy, từ những loại vũ khí ma thuật nổi tiếng mà ông Putin đã cho phô bày, như các loại vũ khí siêu thanh, xe tăng Armata đời mới nhất. Những thứ vũ khí được nhiều lần nhắc đến cuối cùng rồi không thể sản xuất hàng loạt. Thay vào đó là Nga đang nâng cấp những đời xe tăng cũ thời Xô Viết như các chiếc T-62 và T-72. Vì vậy, vẫn còn có nhiều vấn đề mà phần lớn liên quan đến tham nhũng. Người dân Nga giờ phát hiện ra rằng sức mạnh của quân đội Nga có những giới hạn. Những yếu kém của ban chỉ huy là cố hữu trong quân đội Nga. Quân đội Nga vốn dĩ đã có rất ít sĩ quan cấp dưới, vậy mà nhiều người trong số họ đã tử trận ngay trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến. Một trong số các ý định cải cách do vị bộ trưởng Quốc Phòng là muốn thành lập một hàng ngũ hạ sĩ quan. Việc bãi bỏ bộ phận này vào cuối thời kỳ Xô Viết đã dẫn đến tình trạng giữa lớp sĩ quan và các tân binh, không có người nào để ra lệnh cụ thể cho các đội quân trên địa bàn. Về tình trạng bạo lực, nạn ma cũ ăn hiếp ma mới trong quân đội Nga vẫn diễn ra còn là một trong số các thất bại trong công cuộc cải cách quân đội Nga dù có một sự thay đổi về nạn bạo lực và cách thức tổ chức các đội quân. Tình trạng bạo lực giữa các tân binh còn là một cách thức quản lý trật tự trong nội bộ các lực lượng, nguồn nhân lực, và kiểm soát các đội quân. Tình trạng này không những được dung thứ, mà còn được khuyến khích ở một hình thức nào đó.
Chú thích
Tham khảo
Dall'Agnol, Augusto C. (2019).
Quân sự Nga
Nga năm 2008
Nga năm 2009
Cải cách quân sự
|
19856360
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20H%E1%BB%93%20Ch%C3%AD%20Minh%20%C4%91%E1%BB%A3t%20VI
|
Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt VI
|
Ngày 23 tháng 11 năm 2022, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt VI về Khoa học - Công nghệ đã được Bộ Khoa học Công nghệ tổ chức trao tặng cho 12 công trình.
Đến ngày 19 tháng 5 năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng tổ chức lễ trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt VI về Văn học - Nghệ thuật cho 16 tác giả (đồng tác giả).
Khoa học - công nghệ (12 giải)
Khoa học xã hội và nhân văn (2 giải)
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Quang Hồng với công trình Tự điển chữ Nôm dẫn giải.
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Bình với công trình Về cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay.
Khoa học tự nhiên (8 giải)
Kỹ sư Hồ Quang Cua và các cộng sự với công trình: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa thơm Sóc Trăng: ST24 và ST25 giai đoạn 2008-2016.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Doãn Sơn với công trình Nghiên cứu đổi mới và phát triển công nghệ và thiết bị chế biến lương thực-thực phẩm và nông sản Việt Nam.
Lê Văn Dư với công trình 3 tổ hợp lai các giống gà nội Minh Dư Bình Định (MD1.BĐ, MD2.BĐ, MD3.BĐ) giai đoạn 2000-2020.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Trọng và 30 đồng tác giả với công trình Phát triển chăn nuôi thủy cầm ở Việt Nam.
Nguyễn Quang Mâu và 10 cộng sự với công trình Nghiên cứu công nghệ nghiền khô siêu mịn, nâng cao mức độ tự động hóa và hiệu quả sử dụng nhiệt trong sản xuất ngói cao cấp.
Tiến sĩ Ngô Hữu Hải và 27 đồng tác giả với công trình Nghiên cứu, phát triển công nghệ để khai thác các mỏ khí - condensate với điều kiện đặc biệt phức tạp thềm lục địa Việt Nam.
Thạc sĩ Bùi Hoàng Điệp và 11 đồng tác giả với công trình Nghiên cứu phát triển công nghệ thiết kế, thi công, lắp đặt các công trình dầu khí biển siêu trường, siêu trọng phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Kỹ sư Nguyễn Xuân Quang và 10 đồng tác giả với công trình Hệ thống trạm đo carota tổng hợp xách tay TBM-02 và bộ quy trình minh giải tài liệu địa vật lý LOGINTER 2.0.
Khoa học y dược (2 giải)
Giáo sư, Tiến sĩ Cao Ngọc Thành và 6 đồng tác giả với công trình Tối ưu hóa công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở vùng có nguồn lực hạn chế: từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc Nhân dân Nguyễn Viết Nhung và 22 đồng tác giả với công trình Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị bệnh đường hô hấp.
Văn học - nghệ thuật (16 giải)
Văn học (2 giải)
Hoàng Trung Thông (Đặc Công, Bút Châm) với các tập thơ Đường chúng ta đi (1960), Những cánh buồm (1964), Đầu sóng (1968), Tiếng thơ không dứt (1989).
Bùi Hiển với tập truyện ký Trong gió cát (1965) và các tập truyện Hoa và thép (1972), Tâm tưởng (1985).
Nhiếp ảnh (2 giải)
Chu Chí Thành với bộ ảnh Hai người lính.
Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh) với bộ ảnh Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang.
Múa (5 giải)
Nghệ sĩ Nhân dân Đặng Hùng (Đặng Phải, Bồng Sơn) với các tiết mục múa Nước về, Vũ khúc Raklây, Óng ánh tơ vàng.
Nghệ sĩ Nhân dân Vũ Việt Cường với tiết mục múa Mâm vàng, tổ khúc múa Sài Gòn ngày ấy, kịch múa Chuyện tình non sông.
Nghệ sĩ Nhân dân Lê Văn Khình (Lê Khình) với các tiết mục múa Những bông hoa đỏ của rừng, Những cô gái Phiêng Hào.
Nghệ sĩ Nhân dân Ứng Duy Thịnh với các tác phẩm kịch múa Đất nước,Ngọn lửa và cuốn sách Con đường dân gian đến sáng tạo múa chuyên nghiệp.
Nghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Thị Hiển với tác phẩm thơ múa Hoa phong lan trên đỉnh Truông Bồn, tiết mục múa Xuân về trên bản Khơ Mú, Bức tranh thôn nữ.
Âm nhạc (2 giải)
Hồng Đăng (Phan Hồng Đăng) với cụm tác phẩm Lênh đênh, Đêm hành hương về huyền thoại, Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ, Khao khát, Gửi một câu hát cho Tokyo (1999).
Văn Ký (Vũ Văn Ký) với giao hưởng thơ Ru con, hành khúc Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Hà Nội mùa xuân (1979).
Hội họa (1 giải)
Nguyễn Văn Chước (Bùi Trang Chước) với thiết kế mẫu Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập, Huân chương Lao động, Quốc huy Việt Nam và tác phẩm Khu gang thép Thái Nguyên.
Sân khấu (3 giải)
Giáo sư Hoàng Châu Ký với cuốn sách Tuồng cổ (1978) và các kịch bản sân khấu Thanh gươm chủ chiến, Trần Quý Cáp.
Xuân Trình (Nguyễn Xuân Trình) với kịch bản sân khấu Quê hương Việt Nam (1967), Bạch đàn liễu (1973), Đợi đến mùa xuân (1986).
Xuân Đức (Nguyễn Xuân Đức) với các kịch bản sân khấu Ám ảnh, Những mặt người thấp thoáng, Nhiệm vụ hoàn thành và tuyển tập kịch Chứng chỉ thời gian.
Điện ảnh (1 giải)
Nghệ sĩ Ưu tú Phan Thế Dõng (Trần Nhu, Nguyệt Hải) với các phim tài liệu Du kích Củ Chi, Hạt lúa vành đai, Đội nữ pháo binh Long An.
Tham khảo
6
|
19856363
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202022%3A%20Game%20Changers%20Championship
|
Valorant Champions Tour 2022: Game Changers Championship
|
Giải đấu Valorant Game Changers Championship 2022 là 1 giải đấu thể thao điện tử của bộ môn Valorant dành cho nữ và giới tính thứ 3. Đây là lần đầu tiên giải đấu Valorant Championship được tổ chức, là giải đấu toàn cầu quan của Valorant Champions Tour (VCT) trong mùa giải 2022. Giải đấu được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng 11, năm 2022 tại Berlin, Đức.
G2 Gozen lên ngôi vô địch giải đấu Valorant Championship 2022 sau khi xuất sắc đánh bại Shopify Rebellion GC trong trận chung kết với tỉ số 3–2.
Địa điểm
Berlin được lựa chọn làm nơi tổ chức giải đấu. Giải đấu được tổ chức tại LEC Studio.
Đội tuyển tham dự
Thể thức
8 đội tham dự thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức , ngoại trừ trận chung kết được phân định bằng thể thức .
Kết quả
Giải thưởng
Tham khảo
Chú thích
Giải đấu Valorant
Giải đấu Valorant 2022
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất 2022
|
19856364
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valorant%20Champions%20Tour%202023%3A%20Game%20Changers%20Championship
|
Valorant Champions Tour 2023: Game Changers Championship
|
Giải đấu Valorant Game Changers Championship 2023 là 1 giải đấu thể thao điện tử của bộ môn Valorant dành cho nữ và giới tính thứ 3. Đây là lần thứ 2 giải đấu Valorant Championship được tổ chức, là giải đấu toàn cầu quan của Valorant Champions Tour (VCT) trong mùa giải 2023. Giải đấu được tổ chức từ ngày 28 tháng 11 đến ngày 3 tháng 12, năm 2023 tại São Paulo, Brazil.
Shopify Rebellion lên ngôi vô địch giải đấu Valorant Championship 2022 sau khi xuất sắc đánh bại Team Liquid Brazil trong trận chung kết với tỉ số 3–2.
Địa điểm
São Paulo là thành phố được chọn để đăng cai tổ chức giải đấu. Tất cả các trận đấu được thi đấu tại Arena CBLOL.
Đội tuyển tham dự
Thể thức
8 đội tham dự thi đấu theo thể thức nhánh thắng nhánh thua. Tất cả các trận đấu được phân định bằng thể thức , ngoại trừ trận chung kết được phân định bằng thể thức .
Kết quả
Giải thưởng
Tham khảo
Chú thích
Giải đấu Valorant
Giải đấu Valorant 2023
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất
Giải đấu trò chơi bắn súng góc nhìn thứ nhất 2023
|
19856367
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cu%E1%BB%99c%20n%E1%BB%95i%20d%E1%BA%ADy%20Kronstadt
|
Cuộc nổi dậy Kronstadt
|
Cuộc nổi dậy Kronstadt (Tiếng Nga: Кронштадтское восстание) là một cuộc nổi dậy do các thủy thủ Xô viết và thường dân thành phố cảng Kronstadt tổ chức chống lại chính phủ Bolshevik. Nằm trên đảo Kotlin ở Vịnh Phần Lan, Kronstadt thời bấy giờ là căn cứ của Hạm đội Baltic, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ thành phố Petrograd, thủ đô cũ của Đế quốc Nga. Cuộc nổi dậy kéo dài mười sáu ngày, bắt đầu từ đầu tháng 3 năm 1921 đến ngày 18 tháng 3 năm 1921. Trong mười sáu ngày đó, quân nổi dậy ở pháo đài hải quân Kronstadt, những người mà Trotsky từng miêu tả là "niềm hãnh diện của cuộc cách mạng", đã tổ chức nổi dậy chống lại chính nhà nước mà họ từng giúp củng cố. Cuộc nổi dậy Kronstadt, lãnh đạo bởi Stepan Petrichenko, là cuộc nổi dậy chống chế độ Bolshevik có quy mô lớn cuối cùng trên lãnh thổ Nga trong thời kì Nội chiến Nga.
Thất vọng trước sự hướng đi của chính phủ Bolshevik, những người nổi dậy đã đề xuất một loạt cải cách. Họ yêu cầu giảm bớt quyền lực của đảng Bolshevik; tổ chức bầu các hội đồng Xô viết mới để bao gồm các nhóm vô trị chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngoài đảng Bolshevik; tự do kinh tế cho nông dân và công nhân; giải thể các cơ quan chính phủ quan liêu được tạo ra trong cuộc nội chiến; và khôi phục các quyền dân sự cho giai cấp lao động.
Vì tin chắc rằng người dân khắp nước Nga sẽ đồng tình với những đề xuất cải cách của họ, những thủy thủ Kronstadt đã từ chối viện trợ từ những người ủng hộ ngoài nước mà chờ đợi sự ủng hộ của người dân trong nước trong vô vọng. Mặc dù hội đồng sĩ quan ủng hộ chiến lược thiên hướng tấn công hơn, quân nổi dậy vẫn giữ thái độ thụ động và chờ đợi chính phủ thực hiện những bước đầu tiên trong cuộc đàm phán. Trái với kỳ vọng của quân nổi dậy, chính quyền từ chối thỏa hiệp và đưa ra tối hậu thư yêu cầu đầu hàng vô điều kiện vào ngày 5 tháng 3. Khi qua thời hạn, quân Bolshevik tấn công hòn đảo nhiều lần và đàn áp cuộc nổi dậy vào ngày 18 tháng 3. Quân nổi dậy bị thương vong vài nghìn người, một số do tử trận và một số nhiều hơn do chính phủ hành quyết.
Những người ủng hộ quân nổi dậy coi họ là liệt sĩ cách mạng trong khi đó chính quyền coi quân nổi dậy là "tay sai của Entente và phản cách mạng". Phản ứng của chính quyền Bolshevik đối với cuộc nổi dậy gây ra tranh cãi lớn và là nguyên nhân dẫn đến sự vỡ mộng của một số người trước đó ủng hộ chế độ Bolshevik, như Emma Goldman và Alexander Berkman. Cho dù cuộc nổi dậy bị đàn áp và các yêu cầu chính trị của quân nổi dậy không được đáp ứng, nó đã giúp đẩy nhanh việc thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), thay thế cho chính sách cộng sản thời chiến. Theo Lenin, cuộc khủng hoảng Kronstadt là mối đe dọa nghiêm trọng nhất mà đảng Bolshevik phải đối mặt, "chắc chắn là nguy hiểm hơn cả Denikin, Yudenich và Kolchak cộng lại".
Xem thêm
Chủ nghĩa vô trị Nga
Makhnovshchyna
Mùa xuân Praha
Sự kiện năm 1956 ở Hungary
Ghi chú
Chú thích
Nguồn
Nội chiến Nga
Thảm sát tại Nga
Lịch sử chủ nghĩa vô trị
Xung đột năm 1921
Cách mạng thế kỷ 20
Trang sử dụng thanh bên có tham số con
Tọa độ trên Wikidata
|
19856368
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spetsnaz%20GRU
|
Spetsnaz GRU
|
Spetsnaz GRU chính thức được gọi là Lực lượng đặc biệt của Tổng cục tình báo thuộc Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga (tiếng Anh: Special Forces of the Main Directorate of the General Staff of the Russian Armed Forces/tiếng Nga: Части и подразделения специального назначения Главного управления Генерального штаба Вооружённых сил Российской Федерации) là một lực lượng đặc biệt (spetsnaz) trực thuộc GRU, cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Lực lượng vũ trang của Liên bang Nga. Thủa ban đầu hình thành, Stavka bắt đầu chuẩn bị các nhóm có mục đích đặc biệt (OSNAZ) để phục vụ trong GRU vào năm 1937 để đào tạo nhân sự cho các đơn vị vô tuyến có mục đích đặc biệt tại khoa kỹ thuật-vô tuyến của Học viện Quân sự Budyonny (Bô-đi-ô-nưi) ở Leningrad., Spetsnaz GRU vốn nguyên là lực lượng Spetsnaz đầu tiên ở Liên Xô, được thành lập vào năm 1949 với tư cách là lực lượng quân sự của Tổng cục Tình báo Liên Xô nay là Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU), cơ quan cơ quan tình báo quân sự nước ngoài của Lực lượng vũ trang Liên Xô.
Nhiệm vụ
Lực lượng Spetsnaz GRU này được thiết kế trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh để thực hiện trinh sát và phá hoại chống lại các mục tiêu của kẻ thù dưới hình thức trinh sát đặc biệt và hành động trực tiếp, tấn công. Không phải ngẫu nhiên mà biểu tượng của họ là hình con dơi sải cánh khắp quả địa cầu, giống như loài dơi, lực lượng GRU Spetsnaz hoạt động bí mật và âm thầm trong bóng tối trên khắp thế giới,, thông tin về các chiến dịch của lực lượng này phần lớn vẫn được giữ bí mật. Việc Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân chính là động cơ thúc đẩy sự ra đời của Spetsnaz GRU, với mục đích thực hiện các chiến dịch nhằm phá hủy cơ sở hạt nhân của Mỹ. Nhiệm vụ chính được giao cho các đơn vị đặc nhiệm lúc đó là phát hiện các đơn vị hạt nhân của đối phương, tiến hành các hoạt động đặc biệt ở hậu phương địch, chống khủng bố và biệt kích. Spetsnaz GRU được đào tạo theo giáo trình bài bản, dựa trên hệ thống lý luận khoa học; phối hợp hành động, sử dụng thành thục nhiều loại vũ khí, nhận diện được các trang thiết bị quân sự đặc chủng.
Spetsnaz GRU đã truyền cảm hứng cho các lực lượng Spetsnaz bổ sung trực thuộc các cơ quan tình báo Liên Xô khác, chẳng hạn như Vympel (thành lập năm 1981) và Nhóm Alpha (thành lập năm 1974) mà cả hai đều nằm trong cơ cấu của KGB. Spetsnaz Tổng cục Tình báo (GRU) ra đời năm 1950 được xem là tai mắt của Bộ Tổng tham mưu. Đơn vị này thực thi nhiệm vụ trên phạm vi quốc tế và đã từng hiện diện ở Tiệp Khắc, Angola, Lebanon, Syria, Afghanistan, Campuchia. GRU Spetsnaz cũng tham gia cả hai cuộc chiến tranh Chechnya. Vào giữa những năm 1990, đội quân của GRU Spetsnaz lại ở Tajikistan dưới sự chỉ huy của Vladimir Kvachkov huấn luyện binh lính địa phương và giải phóng các vùng lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng. Năm 2008, GRU Spetsnaz đã tham chiến trong cuộc chiến ngắn với Gruzia, từ năm 2014, GRU Spetsnaz thực hiện các nhiệm vụ ở Ukraina. Spetsnaz đã tham gia vào hoạt động quân sự đặc biệt đang diễn ra của Nga ở Ukraina vì có kinh nghiệm để tham gia các nhiệm vụ hiện đang được thực hiện trong khu vực hoạt động đặc biệt. Nga đã sử dụng lực lượng biệt kích Spetsnaz được trang bị tên lửa chống tăng để tấn công trong những ngày đầu của cuộc xung đột, nhằm bù đắp cho những điểm yếu của bộ binh tuyến dưới. Spetsnaz hiện chỉ được triển khai để dẫn đầu các cuộc phản công.
Tổ chức
Spetsnaz GRU được thành lập năm 1949, được coi là lực lượng đặc nhiệm lâu đời nhất ở Nga và là một trong những lực lượng đặc biệt tinh nhuệ. Lực lượng này có thể so sánh với các lực lượng nổi tiếng khác như Lực lượng Đặc nhiệm Không quân (SAS) của nước Anh hay Lực lượng Đặc nhiệm Hải quân (SEAL) của Mỹ. Sau khi được thành lập, Spetsnaz GRU bao gồm một số đại đội độc lập, mỗi đại đội có 120 người. Đến giữa năm 1951, GRU có 46 đại đội đặc nhiệm. Năm 1962, các đại đội được biên chế lên cấp lữ đoàn. Năm 1979, GRU có 14 lữ đoàn trực thuộc các quân khu. Năm 2010, trong quá trình cải tổ Bộ Quốc phòng từ cuộc cải cách quân đội Nga năm 2008 thì GRU Spetsnaz đã bị giải tán và cơ cấu lại và được chuyển giao cho lực lượng lính dù và chỉ huy quân đội của Nga. Ngày nay, GRU Spetsnaz là một phần của Lực lượng tác chiến đặc biệt, có trụ sở bên ngoài Moscow tại Kubinka-2. Từ năm 2014 đến năm 2015, GRU Spetsnaz nằm dưới sự chỉ huy của Alexey Dyumin, một cựu vệ sĩ của Tổng thống Vladimir Putin và là Thống đốc hiện tại của vùng Tula.
Tổ chức các binh sĩ của mình theo các tiêu chuẩn cực kỳ cao, GRU Spetsnaz được coi là một trong những chi nhánh tinh nhuệ của lực lượng vũ trang Nga. Các điệp viên trong GRU Spetsnaz được cho là có khả năng về mọi thứ mà James Bond thực hiện trên màn ảnh: nhảy dù, nhảy từ trực thăng, bay lượn, lái tàu cao tốc, vận hành máy móc hạng nặng, lái máy bay, điều hướng, sử dụng vũ khí của kẻ thù, bơi đường dài, đặt mìn, leo núi, xác định bất kỳ vũ khí nào, quân phục và phù hiệu, sử dụng ngụy trang và di chuyển âm thầm trên nhiều địa hình. Lực lượng Spetsnaz của Nga hiện được trang bị nhiều loại vũ khí nhỏ khác nhau, chẳng hạn như súng lục (trong số đó có loại có bộ giảm thanh), súng ngắn, súng tiểu liên, súng carbine, súng máy, cũng như vũ khí không gây chết người, bao gồm súng điện và bom khói. Thiết bị đặc biệt bao gồm lá chắn chống sốc, áo giáp và mũ bảo hiểm chiến thuật. Ngoài ra, Có sự liên lạc thường xuyên giữa các đơn vị lực lượng đặc biệt hiện có và các hiệp hội sản xuất khoa học, những tổ chức này sẵn lòng cung cấp một số loại vũ khí nhất định để thử nghiệm và nhận được đánh giá chuyên môn về kết quả.
Chú thích
Tham khảo
Carey Schofield, The Russian Elite: Inside Spetsnaz and the Airborne Forces, Greenhill, London, 1993
Scott and Scott, The Armed Forces of the Soviet Union
Viktor Suvorov, Spetsnaz: The Story Behind the Soviet SAS, 1987, Hamish Hamilton Ltd,
Steve Zaloga, James W. Loop, Soviet Bloc Elite Forces, Volume 5 of Elite Series, Osprey Publishing, 1985, , 9780850456318
Quân sự Nga
|
19856371
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tron%3A%20Ares
|
Tron: Ares
|
Tron: Ares là bộ phim khoa học viễn tưởng của Hoa Kỳ được sản xuất bởi Walt Disney Pictures và do Walt Disney Studios Motion Pictures phân phối. Đây là phần hậu truyện của Trò chơi ảo giác và đồng thời cũng là phần phim thứ ba trong loạt phim Tron, phim sẽ được đạo diễn bởi Joachim Rønning với kịch bản do Jesse Wigutow cùng với Jared Leto, Justin Springer và Emma Ludbrook trong vai trò nhà sản xuất. Ngoài ra, phim cũng sẽ có sự tham gia diễn xuất của Jared Leto, Evan Peters, Greta Lee, Jodie Turner-Smith, Cameron Monaghan, Sarah Desjardins và Gillian Anderson.
Tron: Ares sẽ được công chiếu tại các rạp ở Hoa Kỳ vào năm 2025.
Diễn viên
Jared Leto thủ vai Ares
Evan Peters
Greta Lee
Jodie Turner-Smith
Cameron Monaghan
Sarah Desjardins
Gillian Anderson
Hasan Minhaj
Arturo Castro
Sản xuất
Phát triển
Thông tin về việc bật đèn xanh phát triển của phần hậu truyện của Trò chơi ảo giác được tiết lộ vào tháng 9 năm 2010 bởi nhà sáng tạo loạt phim là Steven Lisberger với sự trở lại của bộ đôi biên kịch từ phần phim trước là Edward Kitsis và Adam Horowitz. Vào tháng 4, 2011, đạo diễn Joseph Kosinski đã khẳng định rằng kịch bản của phim vẫn đang được phát triển với nội dung xoay quanh các nhân vật của Sam Flynn và Quorra ở thế giới thực. Ngày 31 tháng 3, Kosinski đã nói rằng kịch bản của phim sẽ có thể được hoàn thành trong hai tuần tới với tựa đề ban đầu là TR3N. Vào tháng 6, đã có thông báo về việc biên kịch David DiGilio đã được thuê để chấp bút tiếp tục cho kịch bản của phim sau khi Kitsis và Horowitz đã rời khỏi dự án để phát triển bộ phim truyền hình Ngày xửa ngày xưa của họ. Tháng 3 năm 2021, Bruce Boxleitner chia sẻ rằng anh tin quá trình quay phim sẽ sớm được bắt đầu vào năm 2014, sau khi Kosinski thực hiện các cam kết của anh với bộ phim Bí mật Trái Đất diệt vong. Vào tháng 6, Kitsis và Horowitz tiết lộ rằng họ vẫn đang tham gia trong dự án, mặc dù vậy vào tháng 12 sau đó, Jesse Wigutow tiếp tục được thuê để viết lại kịch bản của phim. Và cùng trong tháng đó, Boxleitner và Garrett Hedlund đã xác nhận rằng họ sẽ quay trở lại trong phần hậu truyện này.
Nguồn
Liên kết ngoài
Phim khoa học viễn tưởng
Phim Mỹ
Phim tiếng Anh
Phim thập niên 2020
Phim hậu truyện
Phim khoa học viễn tưởng năm 2025
Phim năm 2025
Phim Mỹ năm 2025
Phim hậu truyện năm 2025
Phim khoa học viễn tưởng thập niên 2020
Phim hậu truyện thập niên 2020
Phim khoa học viễn tưởng Mỹ
Phim hậu truyện Mỹ
Phim được đạo diễn bởi Joachim Rønning
|
19856381
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Storm-Z
|
Storm-Z
|
Storm-Z (tạm dịch: Bão Z; tiếng Nga: Шторм-Z/Shtorm-Z) là đơn vị trừng giới (Penal military units/đội quân phạm nhân) được Nga thành lập vào tháng 4 năm 2023. Storm-Z là tên gọi không chính thức, kết hợp giữa thuật ngữ chỉ lực lượng xung kích và Z là chữ cái được quân đội Nga sử dụng làm biểu tượng cho chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina. Theo phía Ukraina tuyên bố thì lực lượng Bão Z này có quy mô lên đến 170,000 người (tức 17 vạn quân). Storm-Z là lực lượng thuộc kiểm soát của Bộ Quốc phòng Nga và được điều đến để thay thế lực lượng Wagner. Đây là lực lượng gồm các tù nhân trọng tội đã phối hợp cùng với quân đội Nga đã tham chiến trong trận chiến Avdiivka.
Hành tung
Sự xuất hiện của nhóm mới có tên Storm Z trên chiến trường Ukraine đang gây chú ý sau khi lực lượng Wagner vốn là lực lượng lính đánh thuê cho Nga rút khỏi đây. Sau vụ nổi loạn bất thành của Wagner, Nga khẳng định có đủ nguồn lực thay thế khi lực lượng này rút khỏi các vùng chiến sự ở Ukraina. Trong trận Bakhmut thì theo tờ báo Washington Post (Bưu điện Hoa Thịnh Đốn) của Mỹ tiết lộ thông tin đáng chú ý hơn khi ở ngoại ô thành phố Bakhmut thì lần đầu tiên phía Ukraina chạm trán với lực lượng có tên Storm Z, nhóm này là sự kết hợp của những người lính dự bị thông thường và lính nghĩa vụ. Sự tồn tại của các đơn vị Storm Z lần đầu tiên được Ukraina phát hiện vào ngày 6 tháng 4 năm 2023 khi họ thu được những tài liệu nêu chi tiết về việc tuyển quân và thành lập lực lượng này. Báo Washington Post cho biết Storm Z được tạo nên từ sự kết hợp quân dự bị, lính nghĩa vụ và tội phạm đã bị kết án.
Truyền thông Nga cũng đã nhắc tới Storm Z sau vụ nổi loạn của Wagner. Theo các tài liệu mà phía Ukraine có được cho biết thành viên của Storm Z được tuyển từ các nhà tù của Nga với cách tuyển binh tương tự của Wagner. Những chiến binh Storm Z được hứa hẹn giảm án cũng như nhận lương 205.000 rúp (hơn 2.200 USD) mỗi tháng trong suốt thời gian ký hợp đồng song thực tế chỉ nhận được khoảng một nửa. Theo Đài RT (Nga), đầu năm 2023 Wagner bị hạn chế trong việc tuyển quân từ các nhà tù, thay vào đó chuyện này được giao cho các đơn vị khác gồm cả Storm Z. Theo Tờ Telegraph (Báo Điện tín) của Anh thì cho rằng mặc dù tách biệt với Wagner nhưng nhiều chiến binh Storm Z từng coi ông Prigozhin như tổng tư lệnh không chính thức của họ.
Phía Ukraina từng nói rằng, Storm Z cho thấy khả năng chiến đấu cực kỳ thấp, theo một thông cáo báo chí được trang Pravda đưa tin. Tổng cục Tình báo chính của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết, các binh sĩ trong nhóm này nghiện rượu, tham gia cướp bóc và dễ đào ngũ và lãnh đạo Nga đã nỗ lực tập hợp lại Storm Z cùng với các binh sĩ khác. Các tiểu đoàn trừng giới Storm-Z Nga ở Ukraine gồm binh sĩ bị kỷ luật và phạm nhân, thường thực hiện nhiệm vụ xung kích và chịu tổn thất nặng nề. Truyền thông nhà nước Nga cho biết các tiểu đoàn trừng giới Storm-Z đã tham gia nhiều trận đánh ác liệt ở Ukraina và một số thành viên của họ đã được trao huân chương dũng cảm. Tuy nhiên, thông tin về cách thức thành lập cũng như tổn thất của lực lượng này chưa được công bố nhiều. Giới chuyên gia và truyền thông phương Tây cho rằng lực lượng trừng giới của Nga thường thực hiện nhiệm vụ xung kích ở tuyến đầu và chịu tổn thất nặng nề nhất trong các đơn vị tham chiến. Nhóm điều tra độc lập Conflict Intelligence Team (CIT) cho biết Storm-Z thường được điều động tới các mặt trận khốc liệt nhất, thực hiện cả nhiệm vụ tấn công lẫn phòng thủ. Nhiệm vụ xung kích thường rất nguy hiểm, khiến Storm-Z hứng chịu tổn thất nặng nề.
Cơ cấu
Các đơn vị tấn công Storm Z hoạt động với chiến thuật giống như Wagner và có cấu trúc tương tự. Mỗi đơn vị Storm Z sẽ gồm 100 người, được phối thuộc cho các đơn vị quân đội chính quy và được chia thành 4 đội đánh chiếm mục tiêu (mỗi đội 10 người), 4 đội hỗ trợ hỏa lực (mỗi đội 10 người), bộ phận chỉ huy (2 người), tổ công binh (5 người), tổ trinh sát (8 người), tổ sơ tán y tế (3 người) và nhóm phụ trách máy bay không người lái drone (2 người). Storm Z được triển khai cùng các lực lượng Nga như các lữ đoàn súng trường cơ giới, trung đoàn xe tăng, họ sẽ làm các nhiệm vụ chiến đấu trong đô thị hoặc trong các khu vực địa lý phức tạp nhằm chiếm các vị trí quan trọng, chiến lược như pháo đài, sở chỉ huy và trung tâm liên lạc, để bảo vệ các khu vực ít quan trọng hơn, Nga sử dụng lính mới nhập ngũ, những người được huấn luyện sơ sài, được trang bị ít và các đơn vị Storm Z gồm những tù nhân bị kết án đồng ý chiến đấu ở Ukraina để đổi lấy việc được ra tù. Các thành viên Storm Z được huấn luyện trong khoảng thời gian khá ngắn, từ 10-15 ngày, trước khi được đưa vào chiến đấu, chủ yếu tại thành phố Bakhmut và Avdiivka đều thuộc Donetsk. Ngoài thành phần nòng cốt là tù nhân, các tiểu đoàn trừng giới còn bao gồm các binh sĩ vi phạm kỷ luật, như uống rượu say trong lúc làm nhiệm vụ, sử dụng chất kích thích hoặc bất tuân thượng lệnh. Theo điều lệnh của quân đội Nga, quân nhân có thể bị điều chuyển sang các đơn vị trừng giới nếu bị tòa án quân sự kết tội. Thành viên của các đơn vị Storm-Z chủ yếu là quân nhân bị kỷ luật và phạm nhân, ký hợp đồng phục vụ để lập công chuộc tội. Tù nhân tình nguyện gia nhập Storm-Z sẽ được xóa án tích sau khi hoàn thành thời hạn phục vụ theo hợp đồng.
Chú thích
Nga xâm lược Ukraina 2022
Đơn vị quân sự thành lập năm 2023
|
19856384
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20C%C3%B4ng%20Nguy%C3%AAn
|
Phạm Công Nguyên
|
Phạm Công Nguyên, (sinh năm 1975), là một tướng lĩnh của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc hàm, Thiếu tướng. Ông hiện giữ chức vụ Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Việt Nam).
Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm
Tham khảo
Sinh năm 1975
Nhân vật còn sống
Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2022
|
19856389
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paper%20Rex
|
Paper Rex
|
Paper Rex là 1 tổ chức thể thao điện tử Singapore có trụ sở tại Singapore. Tổ chức này được đồng sáng lập vào tháng 1 năm 2020 bởi Harley "dsn" Örwall và Nikhil "nikH" Hathiramani. Paper Rex chủ yếu được biết đến với đội Valorant, được công bố là một trong những đội thành viên nhượng quyền thương hiệu tiên phong trong giải đấu hàng đầu của Valorant, VCT ở khu vực Thái Bình Dương.
Lịch sử
Paper Rex được thành lập vào tháng 1 năm 2020 bởi Harley "dsn" Örwall, một cựu tuyển thủ Counter-Strike chuyên nghiệp và Nikhil "nikH" Hathiramani, người sáng lập kiêm tổng biên tập của CSGO2ASIA, Matthew Djojonegoro, một nhà thiết kế trò chơi và quản lý, và Gad Tan, giám đốc sáng tạo đã tốt nghiệp Đại học New South Wales. Tổ chức sử dụng Dreamcore Dream Centre, một trung tâm thể thao điện tử, trung tâm giải trí và cửa hàng bán lẻ tại Singapore để làm nơi cho trung tâm đào tạo của họ.
Valorant
Lịch sử
Paper Rex thi đấu Valorant với đội hình đầu tiên của họ vào ngày 20 tháng 7 năm 2020, mua lại các thành viên của đội Vindicta Singapore.
Vào ngày 8 tháng 2, Paper Rex bắt đầu mùa giải 2021 bằng cách thông báo chuyển đội hình Counter-Strike: Global Offensive của họ sang Valorant, bao gồm Kumaresan "Tommy" Ramani, Aaron "mindfreak" Leonhart, Jason "f0rsakeN" Susanto, Benedict " Benkai" Tan, Jorell "Retla" Teo, Khalish "d4v41" Rusyaidee và Alex "alecks" Salle là huấn luyện viên của họ.
Vào ngày 20 tháng 5 năm 2021, Paper Rex thông báo về sự ra đi của Tommy. Vào ngày 21 tháng 5 năm 2021, chỉ một ngày sau, Paper Rex thông báo về việc ký hợp đồng với Zhan Teng "shiba" Toh. Paper Rex sẽ đứng thứ 2 trong Vòng loại trực tiếp Challengers Giai đoạn 3 Đông Nam Á, đủ điều kiện tham dự Masters Berlin 2021 và xếp thứ 13-15.
Vào ngày 28 tháng 9 năm 2021, Paper Rex thông báo về việc ký hợp đồng với Wang "Jinggg" Jing Jie, chuyển Shiba sang vị trí dự bị do việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc của anh ấy.
Paper Rex bắt đầu mùa giải 2022 bằng việc đứng thứ nhất trong Challengers Giai đoạn 1 và Challengers Giai đoạn 1 , đủ điều kiện tham dự Masters Reykjavík 2022 với tư cách là đội hạt giống hàng đầu của khu vực APAC, nơi họ đứng thứ 4, vị trí cao kỷ lục khi đó của họ trong một giải đấu quốc tế. Paper Rex tiếp tục lặp lại kỷ lục quốc nội của họ trong giai đoạn tiếp theo, xếp thứ nhất trong Challengers Giai đoạn 2 và Challengers Giai đoạn 2 . Điều này giúp họ đủ điều kiện tham gia Masters Copenhagen 2022, nơi họ xếp thứ 2 sau FunPlus Phoenix và là đội Châu Á (và ) đầu tiên lọt vào chung kết, vượt qua thành tích trước đó và ghi nhận vị trí cao nhất của họ trong một sự kiện quốc tế cho đến nay. Paper Rex đủ điều kiện tham dự Valorant Champions 2022 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không vượt qua được vòng bảng và xếp thứ 9-12. Vào ngày 21 tháng 9 năm 2022, Riot Games thông báo rằng Paper Rex đã được chọn là một trong 30 đội nhượng quyền cho VCT 2023. PRX vô địch giải đấu Valorant India Invitational 2022.
Vào ngày 22 tháng 3 năm 2023, giữa mùa giải VCT Pacific ở Seoul, Paper Rex đã ký hợp đồng với Ilya "something" Petrov, một tuyển thủ người Nga trước đây từng chơi cho Sengoku Gaming.
Paper Rex đủ điều kiện tham dự Masters Tokyo 2023 và Champions Los Angeles 2023 sau khi hạ gục T1 vào ngày 20 tháng 5 năm 2023 ở vòng bán kết nhánh thắng. Sau đó, đội tiếp tục vô địch VCT Pacific vào ngày 28 tháng 5 năm 2023, sau khi lội ngược dòng đánh bại DRX với tỉ số 3-2. Ngay sau khi về nhất ở giải vô địch VCT Pacific League, Paper Rex đã thông báo quyết định ký hợp đồng với tuyển thủ Iylia "something" Petrov bằng cách chuyển Ingame Leader của họ, Benedict "Benkai" Tan, đến một vị trí dự bị trong danh sách.
Trong Masters Tokyo 2023, đội đã phải triệu tập tuyển thủ thay thế Patiphan "CGRS" Posri vì Ilya "Something" Petrov không thể xin được visa để tham gia giải đấu. Đội đã đạt được vị trí thứ ba mặc dù không có đội hình như thường lệ, và thất bại trước Evil Geniuses ở trận chung kết nhánh thua với tỷ số 3-2.
Paper Rex đã tham dự Champions Los Angeles 2023 với đội hình đầy đủ của mình và giành được vị trí thứ 2, sau khi thất thủ trước Evil Geniuses trong trận chung kết tổng với tỷ số 3-1.
Trong sự kiện Champions nói trên, sau chiến thắng 2-1 của Paper Rex trước LOUD, Round Up Gamers đã phỏng vấn Huấn luyện viên Alex "alecks" Salle, người đã tiết lộ rằng Wang "Jinggg" Jing Jie sẽ rời đội hình cho Mùa giải 2024 do anh phải thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Sau đó Jinggg được chuyển đến vị trí dự bị sau khi kết thúc giải đấu Champions.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2023, Paper Rex thông báo qua mạng xã hội rằng Patiphan "CGRS" Posri đã không gia hạn hợp đồng và sẽ "rời Paper Rex để theo đuổi những mục tiêu mới". Vào ngày 16 tháng 9, chỉ 5 ngày sau thông báo về sự ra đi của CGRS, Paper Rex đã thông báo bổ sung Cahya "moneyet" Nugraha vào đội Valorant để thay thế Jinggg, người sẽ không thể thi đấu vào năm 2024 để thực hiện nghĩa vụ quân sự tại Singapore. Cùng ngày, Paper Rex cũng thông báo về sự ra đi của Benkai.
Đội hình hiện tại
Tham khảo
|
19856403
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20H%E1%BB%AFu%20T%E1%BA%A5n
|
Trần Hữu Tấn
|
Trần Hữu Tấn (sinh ngày 18 tháng 10 năm 1983) là một nam đạo diễn người Việt Nam. Anh được biết đến qua một số tác phẩm như Bắc kim thang, Rừng thế mạng, Chuyện ma gần nhà, Tết ở làng địa ngục và gần đây nhất là Kẻ ăn hồn.
Tiểu sử
Tác phẩm
Phim điện ảnh
Phim truyền hình
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đạo diễn Việt Nam
|
19856411
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chung%20k%E1%BA%BFt%20C%C3%BAp%20FA%202019
|
Chung kết Cúp FA 2019
|
Trận chung kết Cúp FA 2019 là trận đấu cuối cùng của Cúp FA 2018-19 và là trận chung kết lần thứ 138 của Cúp FA. Trận đấu được tổ chức tại sân vận động Wembley ở Luân Đôn, Anh, vào ngày 18 tháng 5 năm 2019. Trận đấu là cuộc đọ sức giữa Manchester City và Watford. Đây là trận chung kết Cúp FA đầu tiên của Manchester City kể từ năm 2013 và lần thứ hai của Watford kể từ năm 1984.
Kevin Friend là trọng tài cho trận đấu diễn ra trước 85.854 khán giả. Manchester City áp đảo phần đầu của trận chung kết. Phút 21, cú sút của Abdoulaye Doucouré chạm vào cánh tay của Vincent Kompany trong vòng cấm Manchester City nhưng sau khi tham khảo ý kiến của trợ lý trọng tài video (VAR), Friend đã từ chối quả phạt đền và rút thẻ vàng đầu tiên của trận đấu cho Doucouré vì hành vi phản đối sau đó của anh ta. Phút 26, thế bế tắc được phá vỡ khi David Silva ghi bàn từ cú đánh đầu của Raheem Sterling. Mười hai phút sau, Manchester City nhân đôi cách biệt sau khi Gabriel Jesus đệm bóng qua Kiko Femenía và Heurelho Gomes trong khung thành Watford. Vào phút thứ 61, Man City tiếp tục nâng tỷ số lên 3–0 với bàn thắng của cầu thủ vào thay người Kevin De Bruyne từ cự ly gần. Bảy phút sau, Jesus nâng tỷ số lên 4–0 sau khi nhận bóng trong một pha phản công và sút tung lưới Gomes. Ở phút 81, Sterling ghi bàn từ đường chuyền của Bernardo Silva nâng tỉ số lên 5–0, trước khi ghi bàn trở lại ở phút 87 sau khi cú sút đầu tiên của anh bị Gomes đẩy đi chệch cột dọc. Trận đấu kết thúc với tỷ số 6–0 nghiêng về Manchester City: đây chỉ là lần thứ ba một đội ghi được sáu bàn thắng trong một trận chung kết FA Cup và tỷ số chiến thắng là lớn nhất trong một trận chung kết FA Cup, ngang bằng với chiến thắng 6–0 của Bury trước Derby County vào năm 1903.
De Bruyne nhận danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu. Chiến thắng này đã hoàn thành cú ăn ba trong nước cho Manchester City, đội đã giành được Cúp EFL và Premier League trong mùa giải đó, điều mà vào thời điểm đó là điều chưa từng có đối với bất kỳ đội bóng nam Anh nào. Vì họ đã vượt qua vòng loại UEFA Champions League nên suất dự vòng loại châu lục của Man City sau khi giành Cúp FA thuộc về đội đứng thứ bảy của giải Premier League là Wolverhampton Wanderers, đội đã vào vòng sơ loại thứ hai của UEFA Europa League.
Đường đến trận chung kết
Manchester City
Là một câu lạc bộ Premier League, Manchester City tham gia vòng 3, nơi họ bị cầm hòa trước đội Championship Rotherham United tại Sân vận động Thành phố Manchester. Theo điều mà Neil Johnston của BBC mô tả là một "màn trình diễn tấn công mạnh mẽ", City đã áp đảo đối thủ và giành chiến thắng 7–0, với các bàn thắng của Raheem Sterling, Phil Foden, một bàn phản lưới nhà của Semi Ajayi, Gabriel Jesus, Riyad Mahrez, Nicolás Otamendi và Leroy Sané. Đó là trận thua nặng nề nhất từ trước đến nay của Rotherham tại Cúp FA, nhưng huấn luyện viên Paul Warne của họ tỏ ra bình thản: "Đó là một ngày khó khăn nhưng chúng tôi đã thi đấu với một đội bóng đẳng cấp thế giới. Tôi không nghĩ chúng tôi đã tự làm mình xấu hổ". Ở vòng 4, Man City một lần nữa bị cầm hòa trên sân nhà, lần này là trước đội bóng ở Premier League là Burnley. Trong màn trình diễn mà huấn luyện viên Burnley Sean Dyche gọi là "lâm sàng", Man City đã giành chiến thắng 5–0 nhờ các bàn thắng của Jesus, Bernardo Silva, Kevin De Bruyne, Sergio Agüero và bàn phản lưới nhà của Kevin Long.
Ở vòng 5, Man City đấu với đội bóng League Two Newport County trên sân khách Rodney Parade. Một lần nữa, Man City lại áp đảo đối thủ và mặc dù hiệp một kết thúc không bàn thắng, họ vẫn giành chiến thắng 4–1 nhờ hai bàn thắng của Foden, và một bàn của Sané và Mahrez, với Pádraig Amond ghi bàn danh dự cho Newport. Ở tứ kết, Man City cầm hòa đội Championship Swansea City. Chơi tại Sân vận động Swansea.com, Swansea đã dẫn trước 2–0 ở hiệp một, nhưng bàn thắng của Silva và bàn phản lưới nhà của Kristoffer Nordfeldt sau đó là bàn thắng muộn gây tranh cãi của Agüero. Các đoạn video phát lại cho thấy tiền đạo này đã việt vị nhưng do trợ lý trọng tài video (VAR) không được sử dụng tại Sân vận động Swansea.com nên bàn thắng vẫn được công nhận và Man City đi tiếp với chiến thắng 3–2. Trận bán kết diễn ra tại Sân vận động Wembley với tư cách là một địa điểm trung lập, Man City đối đầu với đội Premier League Brighton & Hove Albion. City tiến vào trận chung kết sau chiến thắng 1–0 với bàn thắng của Jesus từ đường chuyền của De Bruyne ở phút thứ tư.
Watford
Là một câu lạc bộ Premier League, Manchester City tham gia vòng 3, nơi họ đối đầu với đội bóng National League South Woking làm khách trên Sân vận động Kingfield. Họ thắng 2–0 nhờ các bàn thắng của Will Hughes và Troy Deeney. Ở vòng 4, Watford đấu với đội bóng Premier League Newcastle United trên sân khách St James' Park. Sau hiệp một không bàn thắng, Andre Gray đã mở tỉ số cho Watford và bàn thắng của Isaac Success ở phút bù giờ đã đảm bảo cho Watford đi tiếp với chiến thắng 2–0.
Ở vòng 5, Watford đấu với đội Championship Queens Park Rangers trên sân Loftus Road. Watford thắng 1–0 khi Étienne Capoue ghi bàn bằng cú sút duy nhất của đội anh vào khung thành của trận đấu, ngay trước khi hiệp một kết thúc. Trong trận tứ kết, họ đấu với đội bóng Premier League Crystal Palace trên sân nhà Vicarage Road. Watford dẫn trước giữa hiệp một nhờ pha lập công của Capoue, nhưng Michy Batshuayi đã san bằng tỷ số ở phút 62. Gray, cầu thủ vào sân thay người ở hiệp hai, sau đó đã ghi bàn thắng quyết định trong vòng hai phút sau khi được giới thiệu, đảm bảo chiến thắng 2-1 cho Watford và tiến vào bán kết tại Wembley. Ở đó, họ phải đối mặt với đội bóng Premier League Wolverhampton Wanderers. Cú đánh đầu của Matt Doherty và cú vô lê của Raúl Jiménez đã đưa Wolves dẫn trước 2–0 trước khi Gerard Deulofeu rút ngắn tỉ số bằng điều mà phóng viên BBC Phil McNulty mô tả là "một pha đánh góc táo bạo" khi trận đấu còn 11 phút. Bốn phút bù giờ, Deeney san bằng tỷ số từ chấm phạt đền, buộc trận đấu bước vào hiệp phụ. Deulofeu sau đó ghi bàn thứ hai ở phút 104 để đảm bảo Watford tiến vào trận chung kết với chiến thắng 3–2.
Trận đấu
Chi tiết
Số liệu thống kê
Ghi chú
Tham khảo
Liên kết ngoài
Trận đấu của Manchester City F.C.
Trận đấu của Watford F.C.
Sự kiện tại Sân vận động Wembley
Chung kết Cúp FA
|
19856413
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kenan%20Y%C4%B1ld%C4%B1z
|
Kenan Yıldız
|
Kenan Yıldız (, sinh ngày 4 tháng 5 năm 2005) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang thi đấu ở vị trí tiền vệ cho câu lạc bộ Juventus tại Serie A. Sinh ra ở Đức, anh thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ.
Sự nghiệp câu lạc bộ
Sự nghiệp ban đầu
Yıldız sinh ngày 4 tháng 5 năm 2005 ở Regensburg, Đức, có cha là người Thổ Nhĩ Kỳ và mẹ là người Đức. Mặc dù cha mẹ anh không chơi bóng đá, anh vẫn học hỏi nó thông qua những video trên YouTube cùng với cha anh. Sau đó, anh bắt đầu sự nghiệp của anh tại các học viện bóng đá trẻ của Sallern Regensburg và Jahn Regensburg. Vào năm 2012, anh gia nhập học viện trẻ của Bayern Munich và được đôn lên theo các cấp độ lứa tuổi trẻ của câu lạc bộ. Trong suốt thời gian đó, anh thường giữ vai trò đội trưởng và cuối cùng trở thành trụ cột của đội U-19. Trong năm cuối cùng của anh với đội U-19 Bayern vào mùa giải 2021–22, Yıldız đã ghi sáu bàn thắng và thực hiện tám đường kiến tạo sau 20 trận đấu.
Juventus
Hợp đồng của Yıldız với Bayern Munich hết hạn vào tháng 7 năm 2022 và câu lạc bộ xác nhận rằng họ đã không thể tái ký hợp đồng với Yıldız. Barcelona và Juventus cạnh tranh để chiêu mộ Yıldız khi anh trở thành cầu thủ tự do. Vào ngày 12 tháng 7, Juventus xác nhận việc ký hợp đồng với Yıldız. Vào tháng 9, anh được tờ báo Anh The Guardian đưa vào danh sách 60 cầu thủ sinh năm 2005 xuất sắc nhất.
Sau khi thi đấu cho đội U-19, vào ngày 16 tháng 12, Yıldız lần đầu tiên được gọi vào Juventus Next Gen, đội dự bị của Juventus, cho trận đấu gặp Virtus Verona diễn ra ngày hôm sau. Trong trận đấu đó, anh ra mắt cho Juventus Next Gen khi được huấn luyện viên Massimo Brambilla đưa vào sân ở phút 61.
Yıldız có trận ra mắt Serie A cho Juventus trong chiến thắng 3–0 trên sân khách trước Udinese vào ngày 20 tháng 8 năm 2023 khi vào sân thay người ở hiệp hai. Mười ngày sau, anh gia hạn hợp đồng với câu lạc bộ đến năm 2027. Anh có trận ra mắt cho đội một của Juventus vào ngày 23 tháng 12 năm 2023 trong trận gặp Frosinone. Ngay tại phút thứ 12, anh nhặt bóng ở rìa vòng cấm, rê bóng qua hai cầu thủ rồi bình tĩnh sút bóng về cột dọc gần đi hướng về phía sau khung thành và sút vào lưới. Đây là bàn thắng mở tỷ số của Juve trong chiến thắng 2–1 trước Frosinone. Điều này khiến anh trở thành cầu thủ nước ngoài trẻ nhất ghi bàn cho Juventus khi mới 18 tuổi 233 ngày.
Sự nghiệp quốc tế
Yildiz từng là cầu thủ trẻ quốc tế của Thổ Nhĩ Kỳ khi đại diện cho đội U-17 Thổ Nhĩ Kỳ. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2022, Yıldız có trận ra mắt cho U-21 Thổ Nhĩ Kỳ khi chơi 28 phút trước Gruzia.
Vào tháng 10 năm 2023, anh lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ cho hai trận đấu vòng loại UEFA Euro 2024 gặp Croatia và Latvia. Vào ngày 12 tháng 10, Yıldız có trận ra mắt đầy đủ cho đội tuyển quốc gia khi vào sân thay người ở phút thứ 86 trong chiến thắng 1–0 trước Croatia.
Anh ghi bàn thắng quốc tế đầu tiên vào ngày 18 tháng 11 năm 2023 trong chiến thắng 3–2 trước Đức, đất nước nơi anh sinh ra, trong một trận giao hữu ở Berlin.
Phong cách chơi bóng
Yıldız là một tiền vệ được biết điến với những đường chuyền mạnh mẽ và những cú sút từ ngoài vòng cấm. Anh cũng được biết đến với tốc độ và kỹ thuật xử lý bóng của mình. Ngoài ra, anh chơi thường xuyên với tư cách là tiền vệ kiến thiết lối chơi và anh cũng gây chú ý nhờ thể hình mạnh mẽ của anh. Ngoài chơi vị trí tiền vệ, anh còn chơi ở vị trí tiền vệ cánh.
Thống kê sự nghiệp
Câu lạc bộ
Quốc tế
Tỷ số và kết quả liệt kê bàn thắng của Thổ Nhĩ Kỳ trước, cột tỷ số cho biết tỷ số sau mỗi bàn thắng của Yıldız.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Kenan Yıldız tại Hiệp hội bóng đá Đức (DFB)
Kenan Yıldız trên trang web FC Bayern Munich
Sinh năm 2005
Nhân vật còn sống
Người Thổ Nhĩ Kỳ
Người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ
Người Đức
Cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ bóng đá nam Thổ Nhĩ Kỳ
Tiền vệ bóng đá
Tiền vệ bóng đá nam
Tiền đạo bóng đá
Tiền đạo bóng đá nam
Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-17 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ
Cầu thủ bóng đá SSV Jahn Regensburg
Cầu thủ bóng đá Bayern München
Cầu thủ bóng đá Juventus
Cầu thủ bóng đá Serie A
Cầu thủ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nam Thổ Nhĩ Kỳ ở nước ngoài
Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý
|
19856415
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%C3%A1i%20JMS
|
Giáo phái JMS
|
Giáo phái JMS (Jesus Morning Star) hay còn gọi là Providence tên đầy đủ là Christian Gospel Mission (Giáo đoàn Phúc âm Cơ Đốc/tiếng Hàn: 기독교복음선교회) là một phong trào tôn giáo mới theo hệ Cơ Đốc giáo được Jung Myung-seok thành lập vào năm 1980 và có trụ sở tại Wol Myeong-dong thuộc Hàn Quốc. Giáo phái JMS đã được đông đảo phương tiện truyền thông quốc tế gọi là tà giáo.
Vào tháng 4 năm 2009, thủ lĩnh tinh thần Jung Myung-seok (còn được phiên âm là Jeong Myeong-seok) bị Tòa án tối cao Hàn Quốc kết tội hiếp dâm và bị kết án 10 năm tù. Sau đó, Jung Myung-seok được phóng thích vào ngày 18 tháng 2 năm 2018. Sau khi Jung ra tù, tờ Bưu điện Cao Ly (Korea Post) đưa tin rằng phong trào đức tin của Giáo phái JMS đã lan truyền tới hơn 70 quốc gia. Giáo phái này còn được gọi là Setsuri (摂理), ở Đài Loan, giáo phái này được gọi là Thánh Tinh hội (晨星會/Chéngxīng huì) hay Thánh Tinh giáo (攝禮教/Shè lǐ jìao)
Lên phim
Loạt phim In the Name of God: A Holy Betrayal (tạm dịch: Nhân danh Chúa: Sự phản bội thần thánh) là loạt phim tài liệu của Netflix và MBC công chiếu vào năm 2023 mô tả sự thành lập của phong trào tôn giáo mới (đạo lạ), sự truyền bá của các thành viên của nhóm, việc chỉ trích bất hợp pháp những người bất đồng chính kiến do nhóm thực hiện cũng như trình bày chi tiết về nhiều vụ cưỡng hiếp do thủ lĩnh giáo phái Jung thực hiện với lời khai của các cựu thành viên giáo phái này. Nhà sản xuất phim cũng đã thuyết phục được một số cựu thành viên tà giáo này bước ra ánh sáng và vạch trần Jeong Myeong-seok cùng bè lũ trong dị giáo của ông ta trong đó có Maple Yip, cựu thành viên JMS, cũng là người xuất hiện trong đoạn ghi âm mở đầu bộ phim. Loạt phim đã khắc họa tà giáo JMS biến thái nhất Hàn Quốc khiến phụ nữ kinh hoàng. Bộ phim tài liệu "In The Name Of God: A Holy Betrayal" đã gây xôn xao ở Hàn Quốc và châu Á vì không ngại ngần công khai lịch sử hắc ám, mặt đen tối của những tà giáo khét tiếng nhất Hàn Quốc.
Trong số 4 tà giáo được loạt phim In The Name Of God: A Holy Betrayal vạch trần, nổi bật nhất có lẽ là cái tên JMS của tên giáo chủ Jeong Myeong-seok. Jeong Myeong-seok bị lên án vì sử dụng quyền lực tôn giáo để thao túng, tẩy não các thành viên của giáo phái này, đặc biệt là các nữ tín đồ trẻ tuổi để nuôi dưỡng các hành vi tội phạm bệnh hoạn của mình. Giáo phái JMS lợi dụng Kinh thánh của Kitô giáo, Jeong tự nhận mình là chúa Jesus tái thế và coi bản thân là đấng cứu thế (Messiah). Với chỉ vài thành viên và cơ sở đầu tiên là một căn phòng nhỏ, giáo chủ Jeong chọn đối tượng tín đồ là các sinh viên trẻ tại Seoul và dùng chiêu trò tôn giáo để tuyển mộ họ vào các buổi đọc kinh rồi lớn mạnh dần với giáo phái hàng nghìn người. Sau khi đã sử dụng các phương pháp ngụy khoa học mê hoặc tín đồ, Jeong tiếp tục tiêm nhiễm vào đầu họ rằng mình là chúa tái thế và chỉ có thông qua ông ta và gặp gỡ được ông ta, tín đồ mới có thể lên thiên đường. Hành vi tạo dựng giáo phái của Jeong không phải là để chữa lành cho các tín đồ hay giúp họ có cuộc sống tốt hơn, mà để thỏa mãn ham muốn thú tính của mình. Ông ta tự nhận mình là đấng cứu thế và một phiên bản hoàn hảo của Adam là người đàn ông đầu tiên của nhân loại.
Bằng cách đó, Jeong thuyết phục các tín đồ nữ xinh đẹp, trẻ trung rằng bằng việc có các quan hệ người lớn với ông ta, họ sẽ được thanh tẩy, gột bỏ mọi tội lỗi. Để tạo ra vỏ bọc vô tội, thần thánh cho loại quan hệ bất chính này, JMS thao túng tín đồ rằng họ sẽ có những buổi gặp riêng với "đấng cứu thế" để được ban phước hoặc "khám tổng quát", các tín đồ nữ tự nguyện hiến dâng mà không hề biết rằng mình đang bị thao túng. Theo phim tài liệu, Jeong thường xuyên bắt các tín đồ nữ trẻ ăn mặc gợi cảm, tổ chức các bữa tiệc thác loạn chỉ có mình ông ta là đàn ông để "ban phước" và yêu cầu các tín đồ chụp ảnh như người mẫu khỏa thân chỉ để riêng cho ông ta thưởng thức. Sau khi bị tẩy não, các tín đồ tiếp tục trở thành cánh tay nối dài, vòi bạch tuộc của Jeong để thu hút thêm các cô gái trẻ đẹp tham gia vào giáo phái biến thái này. Qua nhiều năm, giáo phái của ông ta ngày càng lớn mạnh và không chỉ hoạt động ở riêng Hàn Quốc mà đã lan ra nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như Hồng Kông, Úc, Nhật Bản.
Trong số các nạn nhân là phụ nữ của Jeong đã lên tiếng, nổi bật nhất là Maple Yip là một cô gái lớn lên ở Hồng Kông và sau này chuyển đến Hàn Quốc. Maple từng là tín đồ nhiệt thành của JMS và đã bị hắn cưỡng dâm nhiều lần, sau mỗi lần, Jeong đều nói với cô rằng "Em đã được cứu rỗi". Bộ phim tài liệu cũng chiếu cảnh một nữ tín đồ khỏa thân dưới vòi hoa sen bày tỏ tình yêu của mình với thủ lĩnh giáo phái. Đoạn phim được đề cập có một số thành viên nữ trẻ của JMS khỏa thân, chỉ về phía máy quay trong bồn tắm để kêu gọi lãnh đạo JMS tham gia cùng họ, chỉ có khuôn mặt của họ là mờ, những người phụ nữ trong đoạn phim này là thành viên JMS, nhưng nhóm giáo phái này khẳng định những người phụ nữ đó thực sự mặc bikini và đoạn phim đã được chỉnh sửa để khiến họ trông khỏa thân. Một nạn nhân tiết lộ rằng gã biến thái thậm chí đã cố gắng quan hệ tình dục với nhiều tín đồ nữ trong một đêm, coi họ như nô lệ tình dục. Bộ phim tài liệu cũng tiết lộ rằng Maple cũng đề cập đến một nạn nhân đến từ Úc là một phụ nữ Úc 30 tuổi cô biết rằng nạn nhân sẽ rơi vào bẫy của Jeong điều này đã biến Maple từ nạn nhân trở thành đồng phạm.
Cô đã bị tẩy não đến mức tin rằng bị hắn ta xâm phạm là chuyện bình thường. Khi nhận thức được chuyện xảy ra với mình, Maple đã ghi âm lại đoạn trò chuyện và quan hệ đầy ám ảnh của cô với Jeong làm bằng chứng đưa ra ánh sáng trong phần đầu phim tài liệu. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình KBS, Giáo sư Kim Do-hyeong là một học giả của Đại học Dankook và là nhà hoạt động chống JMS nói rằng có nhiều người vẫn đang cố gắng bảo vệ lãnh đạo của JMS. Tới ngày nay, các trang web của JMS vẫn đang hoạt động sôi nổi và tự hào giới thiệu giáo chủ là một người đi theo con đường và tình yêu của Chúa, từng đọc Kinh thánh 2.000 lần và có thời gian tu tập dài lâu. Tín đồ của nhà thờ JMS của tay giáo chủ biến thái Jung Myung Seok tự nhận mình là Đức Jesus tái lâm vẫn một mực tin tưởng rằng việc gã phải xộ khám là bị phản bội, bị vu oan, và đơn thuần là sự lặp lại của sự kiện Chúa bị đóng đinh trên cây thập tự, rằng việc gã cưỡng hiếp hàng ngàn cô gái trẻ là chuyện quá đỗi bình thường, bởi gã là Adam Hoàn Hảo, mà Adam Hoàn Hảo thì có quyền quan hệ tình dục với những Eva, và đây là hành động vì tình yêu.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Apologetics Index – Jung Myung Seok entry
Chú thích
Cuồng giáo
Phong trào Kitô giáo mới
Kitô giáo tại Hàn Quốc
|
19856417
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9%20tr%E1%BB%A5%20chu%E1%BB%99t%20Mickey
|
Vũ trụ chuột Mickey
|
Vũ trụ chuột Mickey là một vũ trụ hư cấu với những bối cảnh cho những câu chuyện liên quan đến các nhân vật hoạt hình Disney, bao gồm Mickey và chuột Minnie, vịt Donald và vịt Daisy, chó Pluto và Goofy là chính các thành viên (thường được gọi là "Sixational Six"), và nhiều nhân vật khác có liên quan đến họ, hầu hết đều là động vật nhân hóa. Vũ trụ bắt nguồn từ các bộ phim hoạt hình ngắn Chuột Mickey do Disney sản xuất bắt đầu từ năm 1928. Tuy nhiên, phiên bản nhất quán đầu tiên được tạo ra bởi Floyd Gottfredson trong Chuột Mickey truyện tranh trên báo. Các phiên bản trong thế giới thực cũng tồn tại ở Disneyland và Tokyo Disneyland, được gọi là Mickey's Toontown.
Kể từ năm 1990, thành phố nơi Mickey sống thường được gọi là Mouseton trong truyện tranh Mỹ. Trong tính liên tục hiện đại, Mouseton thường được miêu tả là nằm ở bang Calisota hư cấu của Hoa Kỳ, tương tự như Bắc California. Trạng thái hư cấu này được nhà văn truyện tranh Carl Barks phát minh ra vào năm 1952 làm địa điểm cho thành phố quê hương của vịt Donald, Duckburg.
Khía cạnh nhất quán nhất của vũ trụ chuột Mickey là các nhân vật. Những người nổi tiếng nhất bao gồm Minnie, bạn gái của Mickey, chú chó cưng Pluto, những người bạn Goofy, Horace Horsecollar, bò Clarabelle, và kẻ thù không đội trời chung Pete. Một số tác phẩm của Disney kết hợp các nhân vật từ phim hoạt hình của Disney, chẳng hạn như Bath Day (1946), trong đó Figaro từ Pinocchio xuất hiện với tư cách là con mèo cưng của Minnie (trở thành thú cưng định kỳ của cô trong một số tác phẩm), Mickey's Christmas Carol (1983), và – rộng rãi nhất – Nhà của chuột (2001–2003).
Mặc dù sự giao thoa giữa các vũ trụ chuột Mickey và vịt Donald không thường xuyên, nhưng hai vũ trụ vẫn chồng chéo lên nhau. Các nhân vật trong vũ trụ vịt Donald thỉnh thoảng xuất hiện trong vũ trụ chuột Mickey và ngược lại.
Thuật ngữ "vũ trụ chuột Mickey" không được Công ty Walt Disney sử dụng chính thức, nhưng nó đã được sử dụng bởi tác giả truyện tranh Disney và nhà sử học hoạt hình David Gerstein. Công ty Walt Disney thường sử dụng các thuật ngữ như Mickey & Friends hay Mickey & the Gang để đề cập đến nhượng quyền thương mại nhân vật.
Phát triển liên tục
Vũ trụ Chuột Mickey về cơ bản bắt nguồn từ sự ra mắt của chính Mickey trong Plane Crazy (1928). Mặc dù các câu chuyện của Mickey bao gồm nhân vật Pete, được tạo ra vào năm 1925, thế giới mà Mickey sống có liên tục phần lớn độc lập với các bộ phim trước đó. Một ngoại lệ cho điều này là việc giới thiệu lại Oswald the Lucky Rabbit vào năm 2010 với việc phát hành Epic Mickey.
Năm 1930, Disney bắt đầu sản xuất Chuột Mickey nhằm mở rộng đáng kể thế giới của Mickey. Những câu chuyện sau đó đã trở thành một tác phẩm tiểu thuyết hợp tác với các nhà văn làm việc ở các phương tiện khác nhau và các quốc gia khác nhau. Điều này đôi khi gây ra sự khác biệt về tính liên tục. Ví dụ: trong khi Mickey và những người bạn của cậu phần lớn sống trong cùng một bối cảnh đương đại, đôi khi họ xuất hiện trong những bối cảnh kỳ lạ, bao gồm thời đoạn (Brave Little Tailor, The Nifty Nineties) và phim giả tưởng (Fantasia, Fun and Fancy Free).
Các tác giả truyện tranh giải thích sự khác biệt này là để giới thiệu các nhân vật là những nhân vật hoạt hình "có thật" được Disney thuê làm diễn viên. Walter J. Ong trong nghiên cứu văn hóa chuột Mickey và chủ nghĩa Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này. Nói tóm lại, các nhân vật giống con người hơn và có ít đặc điểm động vật hơn trong đặc điểm của họ. Sự hiểu biết này về việc các nhân vật có cuộc sống riêng biệt đã được Walt Disney hoan nghênh. Khi được hỏi liệu Mickey và Minnie đã kết hôn hay chưa, Disney trả lời rằng những chú chuột này thực sự đã kết hôn trong "cuộc sống riêng tư" nhưng đôi khi họ xuất hiện với tư cách bạn trai và bạn gái vì "mục đích trên màn ảnh". Ngoài ra, trong bộ phim tuyên truyền về Thế chiến thứ hai - The New Spirit (1942), Vịt Donald điền thuế thu nhập và liệt kê nghề nghiệp của mình là "diễn viên", còn phim Ba chàng lính ngự lâm (2004) bao gồm phần thưởng DVD của các nhân vật hồi tưởng về trải nghiệm của họ khi quay phim truyện.
Nhà sử học hoạt hình David Gerstein đã lưu ý rằng mặc dù các nhân vật sẽ xuất hiện trong các bối cảnh khác nhau và thậm chí đôi khi thay đổi tên của họ (Mickey's Christmas Carol, các nhân vật vẫn là chính họ và cư xử một cách nhất quán với bản chất của họ.
Ban đầu, Truyện tranh Disney được sản xuất tại Hoa Kỳ. Qua nhiều năm, nhu cầu về những truyện tranh này cuối cùng trở nên mãnh liệt đến mức những câu chuyện được tạo ra ở Hoa Kỳ chỉ dành riêng cho người nước ngoài. Disney đã cấp phép các nhân vật của mình cho các nhà xuất bản nước ngoài. Kết quả là, nhiều câu chuyện truyện tranh Disney đã được tạo ra bởi các tác giả Châu Âu hoặc Mỹ Latinh, dẫn đến sự khác biệt về tính liên tục và các biến thể cục bộ của các vũ trụ Chuột Mickey và vịt Donald nhiều hơn. Một số nhân vật đã trở nên nổi tiếng ở nước ngoài hơn là ở Hoa Kỳ, trong khi một số nhân vật xuất hiện và chỉ được sử dụng trong các câu chuyện nước ngoài.
Nhìn chung, các bộ phim về chuột Mickey đều nhằm mục đích giải trí. Không giống như những câu chuyện truyền thống như Aesop's Fables, phim hoạt hình Disney nhìn chung không tránh những cảnh người lớn hoặc người trưởng thành. Trong Kỳ nghỉ Hawaii (1937), Goofy đang ở trong cảnh nằm trong nấm mộ. Disney đã sắp xếp một cảnh hài hước sau đó. Sự lựa chọn tạo cảnh của nó có thể được coi là dấu hiệu cho thấy nỗ lực chú ý đến giải trí.
Các địa điểm
trang trại của Mickey
Trong Plane Crazy (1928), Câu chuyện về Chuột Mickey được sản xuất đầu tiên, Mickey được nhìn thấy tại một trang trại. Trong những bộ phim đầu tiên của mình, Mickey lấy bối cảnh ở vùng nông thôn, nhưng phổ biến nhất là ở trang trại. Bối cảnh này được trình bày ngắn gọn trong những câu đầu tiên của một trong những cuốn truyện đầu tiên của Mickey:
Trong dải báo Chuột Mickey, trang trại của Mickey rất có thể nằm ở Trung Tây Hoa Kỳ, như được chỉ ra bởi nhận xét của các nhân vật là đã đến "ngoài phía tây" đến Thung lũng Chết và đi "trở lại phía đông" để tiến hành kinh doanh, v.v. Khung cảnh nông thôn này phản ánh tuổi thơ của Walt Disney ở Missouri và giống như Disney, Mickey cuối cùng đã chuyển đến thành phố này, mặc dù ông không bao giờ quên cội nguồn của mình. Mickey đôi khi đề cập đến cuộc sống của mình "ở trang trại".
Mouseton
Mickey xuất hiện trong bối cảnh thành thị ngay từ năm 1931 trong bộ phim ngắn Rắc rối giao thông, nơi anh làm tài xế taxi. Thành phố của Mickey không được đặt tên cho đến năm 1932, khi truyện tranh Vụ cướp trại trẻ mồ côi vĩ đại xác định nó là Trung tâm Silo. Một số câu chuyện mà Floyd Gottfredson chỉ đơn giản gọi thành phố là Quê hương trong khi những câu chuyện khác của Gottfredson sử dụng cái tên Mouseville. Nhưng cái tên nhất quán đầu tiên cho thành phố Mickey lại đến vào những năm 1950 ở Ý, nơi đó được gọi là Topolinia (từ Topolino hay Little mouse, tên tiếng Ý của Mickey).
Năm 1990, Disney Comics ra mắt bộ truyện tranh mới của Mỹ Cuộc phiêu lưu của chuột Mickey và ban đầu dự định sử dụng tên Mouseville ở đó. Nhưng do phim hoạt hình Mighty Mouse hiện tại sử dụng thành phố có tên là Mouseville, nên tên mới Mouseton đã được đặt cho thị trấn của Mickey; cả trong Những cuộc phiêu lưu của chuột Mickey và trong các bản tái bản đương đại của Disney về những câu chuyện cổ điển trong Truyện tranh và truyện của Walt Disney (1991–93). Nhà xuất bản sau này Gemstone và Boom Studios hiện tại đã tiếp tục sử dụng Mouseton từ năm 2003 trở đi. Điều kỳ lạ là người được cấp phép ở giữa Gladstone (1993–99) thường không đặt tên thành phố của Mickey, hoặc—rất hiếm khi—gọi nó là Duckburg, hay được biết đến nhiều hơn với cái tên quê hương vịt Donald.
Vị trí của Mouseton ở Calisota và vị trí của nó so với Duckburg (các thành phố không xa nhau) là chủ đề được đồn đoán ngay từ đầu, nhưng nhìn chung đã được xử lý nhất quán trong các ấn phẩm của Mỹ từ năm 2003 trở đi.
Trong truyện tranh Disney được xuất bản bởi Egmont (Scandinavia) và Abril (Brasil), Mickey sống ở Duckburg—mặc dù Mickey và Donald hiếm khi hợp tác trong các cuộc phiêu lưu truyện tranh chung. Truyền thống tương tự cũng áp dụng cho truyện tranh Disney được xuất bản ở Đức bởi phân khu Egmont Ehapa (Duckburg được gọi là Entenhausen trong tiếng Đức), mặc dù truyện tranh Đức đã đề cập đến những điểm tương đương có thể có của Mouseton như các thị trấn hoặc làng lân cận: Mausdorf (tiếng Đức nghĩa là "làng chuột") và Mäuslingen (tiếng Đức tương đương với "Mouseville").
Ở Đức, Hà Lan, Brasil và Scandinavia, truyền thống địa phương kể rằng quê hương của Mickey chỉ đơn giản là một quận khác của Duckburg. Trong các công viên giải trí của Disney, Toontown lấy cảm hứng từ Roger Rabbit, một quận ở Los Angeles dành riêng cho các nhân vật hoạt hình, được coi là nhà của Mickey.
Trong hoạt hình, Mouseton được nhắc đến trong loạt phim khởi động lại Những câu chuyện về nhà vịt, trong đó một trong những nhân vật, Zan Owlson, đã tốt nghiệp từ Trường Kinh doanh của Mouseton, địa điểm xuất hiện chớp nhoáng trong tập "The Ballad of Duke Baloney!" trong buổi thuyết trình của Owlson.
Tính liên tục không phải của Mouseton
Trong một số thông cáo báo chí và tạp chí của Disney những năm 1920 và 1930, Mickey được mô tả là sống ở Hollywood — mặc dù bối cảnh nông thôn của phim hoạt hình và truyện tranh thực tế có rất ít điểm chung với Hollywood thực.
Trong phim Mr. Mouse Takes a Trip (1940) Mickey và Pluto sống ở thành phố thế giới thực Burbank, California, quê hương của Walt Disney Studios.
Trong loạt phim Kingdom Hearts, cả nhân vật Mouseton và Duckburg đều sống trong một vương quốc tên là "Disney Town".
Công viên và khu nghỉ dưỡng Walt Disney đã mô phỏng quê hương và nơi sinh của Mickey là Mickey's Toontown. Các dự án hoạt hình hiện đại thỉnh thoảng cũng đề cập đến Toontown.
Trong phim truyền hình Goof Troop (1992–1993) Goofy và Pete sống ở thị trấn hư cấu Spoonerville. Thị trấn cũng xuất hiện trong trò chơi điện tử cùng tên năm 1993 và trong hai bộ phim dựa trên loạt phim: A Goofy Movie (1995) và An Extremely Goofy Movie (2000).
Trong Mickey Mouse Mixed-Up Adventures (2017-2021) các nhân vật sống ở thị trấn hư cấu Hot Dog Hills
Nhân vật chính
Chuột Mickey
Chuột Mickey là một chú chuột được nhân hóa thường xuyên đeo găng tay, quần đùi màu đỏ và giày màu vàng. Mặc dù thường có tính cách khiêm tốn và dễ chịu, nhưng chú thường là một nhân vật nhiệt tình và quyết đoán, luôn tìm kiếm những cuộc phiêu lưu, sự phấn khích và bí ẩn mới. Mickey thường đóng vai trò là người lãnh đạo trên thực tế của bạn bè mình. Mickey xuất hiện lần đầu trong bộ phim ngắn năm 1928 - Steamboat Willie.
Chuột Minnie
Chuột Minnie là đối tác nữ của Mickey, một con chuột được nhân cách hóa thường được miêu tả là bạn gái của anh, xuất hiện lần đầu trong phim ngắn năm 1928 - Steamboat Willie. Ban đầu được đặc trưng là một cái mỏ, Minnie thường đóng vai thiếu nữ gặp nạn của Mickey. Nghề nghiệp thường xuyên nhất của cô trong phim hoạt hình thời kỳ đầu là nhạc sĩ.
Vịt Donald
Vịt Donald là người bạn nóng tính của Mickey, người xuất hiện lần đầu trong phim ngắn năm 1934 - The Wise Little Hen. Donald là một chú vịt được nhân cách hóa, rất tức giận khi bị các nhân vật chế nhạo mình. Anh hẹn hò với vịt Daisy và là chú của Huey, Dewey và Louie.
Vịt Daisy
Vịt Daisy là đối tác nữ của Donald, một con vịt được nhân cách hóa thường được miêu tả là bạn gái của anh, người xuất hiện lần đầu trong bộ phim ngắn năm 1940 Mr. Duck Steps Out. Đôi khi cô khó chịu với Donald khi anh mất bình tĩnh. Daisy có tính cách nguy hiểm không kém nhưng tính tình phức tạp hơn nhiều. Cô cũng là bạn thân của chuột Minnie.
Goofy
Goofy (thường còn được gọi là Goofy Goof) là người bạn vụng về, ngu ngốc và tốt bụng của Mickey, xuất hiện lần đầu trong phim ngắn năm 1932 - Mickey's Revue. Goofy là một con chó được nhân cách hóa dễ xảy ra tai nạn. Trong một số câu chuyện, anh hẹn hò với bò Clarabelle trong khi những lần khác anh được thể hiện là một ông bố bà mẹ đơn thân. Tên ban đầu của anh là Dippy Dawg.
Chó Pluto
Pluto là chú chó cưng của Chuột Mickey được giới thiệu lần đầu trong phim ngắn năm 1930 - The Picnic với vai chú chó Rover của Minnie và trong phim ngắn năm 1931 - The Moose Hunt trong bộ phim hiện tại của anh với vai chú chó của Mickey. Không giống như Goofy được nhân cách hóa, Pluto là một chú chó bình thường đi bằng bốn chân và hiếm khi nói.
Bò Clarabelle
Bò Clarabelle là một con bò cao lớn được nhân cách hóa, là bạn của chuột Minnie và được giới thiệu trong bộ phim ngắn năm 1928 - Steamboat Willie. Cô có xu hướng buôn chuyện và đôi khi đóng vai một người cha mẹ tốt bụng nhưng không hiệu quả đối với vịt Donald. Cô được biết là đã hẹn hò với cả Horace Horsecollar và Goofy.
Horace Horsecollar
Horace Horsecollar là một con ngựa cao lớn được nhân cách hóa, là bạn của chuột Mickey, người xuất hiện lần đầu trong bộ phim ngắn năm 1929 - The Plowboy. Anh có xu hướng khoe khoang và đùa giỡn thực tế. Trước khi xuất hiện vịt Donald và Goofy, Horace là bạn đồng hành quen thuộc của chuột Mickey. Anh thường được coi là bạn trai của bò Clarabelle.
Chú thỏ may mắn Oswald
Oswald là một thỏ da đen được nhân cách hóa lần đầu tiên xuất hiện trong Trolley Troubles (1927). Anh được mô tả là đồng minh siêu hư cấu là "anh trai" cùng cha khác mẹ của Mickey trong trò chơi điện tử Epic Mickey. Điều này ám chỉ thực tế rằng Oswald là ngôi sao hoạt hình chính của Walt Disney trước khi tạo ra Chuột Mickey, mặc dù vào thời điểm đó anh thuộc sở hữu của Universal Pictures. Việc Disney loại khỏi loạt phim Oswald vào năm 1928 đã dẫn đến việc tạo ra Mickey. Năm 2006, The Walt Disney Company đã mua lại quyền đối với Oswald và kể từ đó đã sử dụng anh trong loạt trò chơi điện tử Epic Mickey. Trò chơi không rõ Mickey và Oswald có phải là anh em hay không. Lời tường thuật cuối cùng của Yen Sid chỉ nói rằng thầy phù thủy hy vọng hai anh hùng sẽ coi nhau như anh em.
Quan hệ gia đình
Gia đình chuột Mickey
Chuột đồng Felicity Chuột đồng Felicity (nhũ danh Chuột) là chị gái của Mickey và là mẹ của hai đứa cháu song sinh của Mickey là Morty và Ferdie. Nhân vật này xuất hiện lần đầu trong truyện tranh ra mắt năm 1932 của Morty và Ferdie: ở đó, cô trông già và không được cho là em gái của Mickey. Thật vậy, Mickey gọi cô là "Bà Chuột Đồng" như thể cô là một người quen không liên quan, ngụ ý rằng Morty và Ferdie gọi Mickey là "chú" như một hình thức lịch sự. Biên tập viên người Đan Mạch Egmont Publishing đã sử dụng lại nhân vật này trong bảy câu chuyện được xuất bản từ năm 2000 đến năm 2008, hình dung lại một số khía cạnh trong khi không tuyên bố nhân vật cũ và nhân vật mới là giống nhau. Hóa thân mới này trông trẻ hơn và được xác định là em gái của Mickey. Bây giờ cô tên là Felicity, một cái tên được giữ trong bản địa hóa của Mỹ những câu chuyện Đan Mạch này. Trong ghi chú sản xuất của Egmont, chồng cô tên là Frank Fieldmouse, mặc dù nhân vật này chưa bao giờ xuất hiện trong một câu chuyện nào.
Chuột đồng Morty và Ferdie Mortimer "Morty" và Ferdinand "Ferdie" Fieldmouse là hai đứa cháu song sinh của Chuột Mickey. Họ xuất hiện lần đầu trong dải truyện tranh chuột Mickey của Floyd Gottfredson, cốt truyện trên trang Chủ nhật có tựa đề "Mickey's Nephews" (1932). Kể từ đó, họ đã xuất hiện trong nhiều bộ truyện tranh và truyện tranh với sự tham gia của Chuột Mickey và Pluto. Morty và Ferdy lần đầu tiên được xuất hiện mặc áo sơ mi nhưng không mặc quần hoặc quần lót. Quần sau đó đã được thêm vào tủ quần áo của họ.
Ferdie biến mất khỏi dải truyện tranh chuột Mickey vào năm 1943 vì Gottfredson cho rằng hai đứa cháu quá giống nhau. Anh đã có kế hoạch đưa Ferdie trở lại sau đó với tư cách là một con chuột mọt sách đeo kính, trí tuệ, đội mũ và áo khoác Eton với lời giải thích rằng anh ta đã đi học xa. Tuy nhiên, Gottfredson không bao giờ có thể đưa Ferdie trở lại và Morty vẫn ở lại một mình. Morty thỉnh thoảng được miêu tả cùng với người bạn thân nhất của mình tên là Alvin và một người yêu tên Millie. Cả hai đều là những con chó được nhân hóa. Tuy nhiên, Ferdie chưa bao giờ biến mất khỏi truyện tranh. Trong những năm gần đây, một số lần xuất hiện trong truyện tranh của Morty và Ferdie đã miêu tả họ là những cầu thủ bóng đá (rất tài năng) của đội Riverside Rovers. Mẹ của họ được miêu tả là một "Bà mẹ bóng đá" luôn hỗ trợ. Morty và Ferdie đôi khi cũng đọ sức với các nhân vật phản diện của họ Melody, cháu gái của chuột Minnie và hai đứa cháu song sinh của Pete, Pierino & Pieretto. Không nên nhầm lẫn Morty với tên được đề xuất ban đầu của Chuột Mickey là "Chuột Mortimer" hoặc đối thủ cùng tên thường xuyên của Mickey chuột Mortimer hoặc chủ trang trại giàu có của Minnie, Bác Mortimer. Morty là một nhân vật điều khiển được trong trò chơi Disney Golf trên PlayStation 2
Trong sách dành cho trẻ em trước Thế chiến thứ hai do Disney sản xuất, các cháu trai thường được gọi là Morty và Monty. Những cuốn sách trước đó có ba người cháu trai trở lên với nhiều cái tên khác nhau, bao gồm Maisie và Marmaduke.
Trong hoạt hình, các cháu trai của Mickey xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1933 Chuột Mickey phim Giantland, mặc dù phim cho thấy Mickey có tới 14 cháu trai ở cùng lúc. Năm sau, những người cháu xuất hiện trở lại trong Gulliver Mickey. Bộ phim sau đây, Mickey's Steam Roller, là bộ phim đầu tiên cho thấy Mickey chỉ có hai người cháu trai, những người có thể được cho là Morty và Ferdie, mặc dù họ không được nêu tên trong phim. Đây là hai năm sau khi cặp song sinh ra mắt trong truyện tranh. Morty và Ferdie cũng xuất hiện vào cuối năm 1938 trong Boat Builders và xuất hiện trở lại trong Mickey's Christmas Carol năm 1983 với vai trò thuyết trình, mặc dù ở ở các độ tuổi khác nhau khi một trong hai cặp song sinh đảm nhận vai Tiny Tim. Năm 1999, họ xuất hiện trong phân đoạn hai phần Mickey Mouse Works "Around the World in Eighty Days", được sử dụng lại trong Nhà của chuột. Họ cũng xuất hiện trong tập Chuột Mickey "The Scariest Story Ever: A Mickey Mouse Halloween Spooktacular!"
Chuột Madeline
Chuột Madeline là em họ tóc vàng ở thành phố của Mickey, người xuất hiện trong "Love Trouble", một loạt phim dài tập kéo dài từ ngày 14 tháng 4 đến ngày 5 tháng 7 năm 1941. Mặc dù được nhắc đến là cô gái tóc vàng trong câu chuyện, Madeline cũng đã được nhuộm màu. với bộ lông thẳng màu vàng trong một số bản in của câu chuyện.
Chuột Melinda
Chuột Melinda (tên gốc tiếng Ý: Topolinda) là dì của chuột Mickey, được Romano Scarpa tạo ra vào năm 1960 cho câu chuyện The Chirikawa Necklace của ông. Từ năm 2004, cô đã trở thành nhân vật thường xuyên xuất hiện trong truyện tranh Disney của Ý.
Melinda là một bà già cao, mũi dài và ăn mặc rất trang trọng. Cô đeo một đôi bông tai nhưng tai bị che bởi tóc. Màu tóc của Melinda thay đổi theo các nhà tạo màu, nhưng trong những câu chuyện gần đây, chúng có màu vàng. Trong câu chuyện đầu tay của mình, cô gái trẻ Melinda có mái tóc đen.
Theo The Chirikawa Necklace, Melinda đã chăm sóc Mickey khi cậu còn nhỏ. Nhưng một ngày nọ, (lợi dụng lúc Melinda mất tập trung), chàng trai trẻ Big Bad Pete và bạn gái Trudy Van Tubb đã bắt cóc một chú chuột Mickey con và Melinda buộc phải đổi Mickey lấy chiếc vòng cổ Ấn Độ của cô. Nhiều năm sau, Mickey và người bạn Atomo Beep-Beep phát hiện ra sự thật và lấy lại chiếc vòng cổ của Melinda cho cô.
Melinda là một người đáng yêu và vui vẻ, và rất gắn bó với cháu trai Mickey của mình (người mà cô có chung niềm đam mê với những điều bí ẩn và điều tra) nhưng ký ức về vụ bắt cóc bé Mickey khiến cô nảy sinh cảm giác tội lỗi và thái độ quá bảo vệ cháu trai mình.
Gia đình chuột Minnie
Chuột Marcus
Chuột Marcus là cha của Minnie. Anh xuất hiện lần đầu với tư cách là một nông dân trong dải truyện tranh chuột Mickey "Mr. Slicker and the Egg Robbers", xuất bản lần đầu từ ngày 22 tháng 9 đến ngày 26 tháng 12 năm 1930. Anh cũng đã xuất hiện trong một số truyện tiếng Anh 1930s Mickey Mouse Annuals.
Chuột Marshal và Matilda
Chuột Marshal và chuột Matilda là ông bà của Minnie.
Chuột Millie và Melody
Chuột Millie và Melody là hai cháu gái song sinh của chuột Minnie. Minnie có một danh sách cháu gái không nhất quán. Ở châu Âu và Brasil, thường mô tả một cháu gái độc thân, được đặt tên nhất quán là Melodia (Giai điệu). Cô là nhân vật do Jim Fletcher sáng tạo tại Disney Studio vào giữa những năm 60 với "nhiệm vụ" chính dường như là khiến Morty và Ferdie phát điên.
Tuy nhiên, trong ít nhất một câu chuyện khác của Ý hoặc Brasil, Minnie đã có một cháu gái khác tên là Zizi (không rõ đây là tên của người song sinh của Melody hay chỉ là một tên khác của Melody). Ở Hoa Kỳ, hai cháu gái song sinh của Minnie đã xuất hiện dưới hai cái tên: Millie và Melody và Pammy và Tammy. Mặc dù không rõ tác giả của những bộ truyện tranh này, nhưng cả hai đều được vẽ bởi Paul Murry, người hiếm khi làm việc với những nhân vật có cùng tên ngay cả khi bề ngoài họ là những nhân vật giống nhau. Ở Ý, có một cặp cháu gái sinh đôi khác, Lily và Tiny, đang ở độ tuổi thiếu niên. Những cô cháu gái tuổi teen này vẫn chưa xuất hiện trong truyện tranh được in ở Hoa Kỳ.
Có thông tin cho rằng một cái tên khác được đặt trong truyện tranh Mỹ là Molly cho cháu gái độc thân của Minnie. Một nhóm cháu gái khác xuất hiện trong cuốn sách chuột Mickey đầu tiên từ những năm 1940 khi cặp sinh ba tự gọi mình là "Dolly, Polly và Molly," trong khi một cháu gái duy nhất được cho là của Mickey xuất hiện trong phim hoạt hình "Gulliver Mickey" (1934) tên là "Maisie" (được liệt kê trong Mickey Mouse: His Life and Times (Harper và Row, 1986)).
Lần xuất hiện duy nhất trong phim của bất kỳ cháu gái nào là trong Mickey's Christmas Carol năm 1983, trong đó Chuột Mickey, trong vai Bob Cratchit, có một cô con gái. Trong phim này, Morty và Ferdie được cho là đã đóng vai hai con trai của Cratchit (trong đó có một người là Tiny Tim), và vì Melody dường như là cái tên nhất quán nhất được sử dụng cho bất kỳ cháu gái nào được cho là của Minnie, rất có thể chính Melody là người đóng vai con gái của Bob Cratchit.
Millie và Melody đều xuất hiện trong Minnie's Bow-Toons trên Disney Junior và được lồng tiếng bởi Avalon Robbins.
Chú Mortimer
Chú Mortimer, được tạo ra bởi Walt Disney và Floyd Gottfredson cho bộ truyện tranh, là chú chủ trang trại của Minnie, người mà cô được thừa kế một tài sản. Anh xuất hiện lần đầu trong mạch truyện "Mickey Mouse in Death Valley" (1930). Sau đó, anh quay trở lại trong một số cuộc phiêu lưu trong truyện tranh chuột Mickey khác vào những năm 1930, trong đó Gottfredson đã tạo cho anh một diện mạo khác biệt rõ rệt. Anh thỉnh thoảng xuất hiện trong truyện tranh hiện đại hơn. Đừng nhầm lẫn anh với một trong những nhân vật phản diện của Mickey, còn được gọi là chuột Mortimer.
Các cháu gái khác của Minnie
Chuột Minnie có rất nhiều cháu gái ngoài Millie và Melody.
Chuột Angela (Bạn thân nhất của Minnie)
Một đứa cháu gái chưa được đặt tên (xuất hiện trong dải ngày 26 tháng 2 năm 1944 của Bill Walsh)
Giselle (Cháu gái người Pháp xuất hiện trong bộ phim ngày 24 tháng 11 năm 1956 của Bill Walsh)
Mildred (cháu gái xuất hiện trong dải ngày 15 tháng 5 năm 1955 của Bill Walsh)
Gia đình vịt Donald
Huey, Dewey và Louie
Vịt Huey, Dewey và Louie là những đứa cháu tinh nghịch của Donald, người đã khiêu khích Donald bằng tính khí nóng nảy nổi tiếng của mình. Chúng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1937.
Scrooge McDuck
Scrooge McDuck là người chú giàu có của Donald. Anh sống ở thành phố Duckburg và là người gốc Scotland. Scrooge xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1947.
Anh nổi tiếng với việc lao vào đống tiền của mình, một trò đùa lặp đi lặp lại trong loạt phim Những câu chuyện về nhà vịt.
Ludwig Von Drake
Ludwig Von Drake là người chú lập dị của Donald, đồng thời là một nhà khoa học, giảng viên và bác sĩ tâm thần thường trú. Ông được xuất hiện lần đầu vào năm 1961, như một phần của chương trình truyền hình đặc biệt NBC của Walt Disney.
Gia đình Goofy
Max Goof
Max Goof (còn được gọi là "Goofy Junior" trong phim ngắn những năm 1950) là cậu con trai tuổi teen của Goofy. Anh ấy là nhân vật chính của loạt phim truyền hình Goof Troop (1992–1993) và của A Goofy Movie và phần tiếp theo của nó, An Extreme Goofy Movie. Anh cũng đã xuất hiện ở một số truyện tranh, hầu hết đều dựa trên phim truyền hình dài tập.
Gilbert Goof
Gilbert Goof là cháu trai của Goofy trong truyện tranh Disney và là một phiên bản thông minh hơn của Goofy. Được tạo ra bởi Bill Wright (cốt truyện và nghệ thuật) và được giới thiệu lần đầu tiên trong Dell Four Color #562 (1954). Anh đã xuất hiện ở nhiều truyện tranh trong những năm 1950 và 1960. Tại một thời điểm, anh trở thành bạn đồng hành của Super Goof, tự gọi mình là "Super Gilly" ("Super Goof" # 5 trong "The Twister resisters"). Kể từ đó, anh đã xuất hiện trong nhiều câu chuyện truyện tranh Ý.
Bà ngoại Goofy
Bà ngoại Goofy là bà ngoại lớn tuổi nhưng đầy nghị lực của Goofy, người xuất hiện lần đầu trên trang Chủ nhật năm 1944 Chuột Mickey. Cô đã xuất hiện nhiều lần trong các câu chuyện về Mickey và Goofy của Mỹ cũng như trong các câu chuyện của Ý. Mặc dù Bà ngoại Goofy vẫn chưa xuất hiện trong phim hoạt hình thực sự nhưng Goofy đã đóng giả bà trong tập "Goofy's Grandma" của loạt phim truyền hình Chuột Mickey.
Arizona Goof
Arizona Goof (tên gốc tiếng Ý: "Indiana Pipps") là một nhà khảo cổ học và là anh em họ của Goofy, là một sự nhại lại rõ ràng của Indiana Jones, người xuất hiện độc quyền trong truyện tranh Ý. Nhân vật được tạo ra vào năm 1988 bởi Bruno Sarda (cốt truyện) và Maria Luisa Uggetti (nghệ thuật) trong truyện Topolino & Pippo in: I Predatori del tempio perduto (Topolino n° 1724). Arizona có một thói quen hiếm gặp là không sử dụng giường, cửa hoặc cầu thang. Thay vào đó, anh ngủ trong lều, ra vào nhà qua cửa sổ và trèo lên các tầng bằng dây. Arizona thích một nhãn hiệu cụ thể kẹo cam thảo (nhãn hiệu này được gọi là Negritas trong phiên bản gốc tiếng Ý, Tuju trong bản dịch tiếng Phần Lan), mà anh chưa bao giờ đi du lịch không có và nghiện mùi vị của nó, nhưng điều mà mọi người khác thấy thật kinh khủng. Xe của Arizona là một chiếc xe jeep cũ được anh trìu mến đặt tên là Gippippa (Jeep + Pippo, tên tiếng Ý của Goofy). Arizona có một nhà khảo cổ học đối thủ, Tiến sĩ Kranz, người tham lam, vô liêm sỉ và không ngại dùng đến hành vi phạm tội. Arizona và Goofy trông gần như giống hệt nhau, được sử dụng như một thiết bị âm mưu, khi Goofy giả dạng Arizona để đánh lừa Tiến sĩ Kranz. Vì lợi ích của độc giả, có một điểm khác biệt nhỏ: Arizona có những sợi tóc lủng lẳng trên đôi tai mềm của anh, trong khi đôi tai mềm của Goofy lại láng mịn.
Arizona Goof nhận được tên tiếng Anh của mình trong lần xuất hiện đầu tiên trong truyện tranh Mỹ (1991). Trong một vài lần xuất hiện năm 2005–2006, nhân vật được đổi tên thành "Arizona Dipp". Nhưng những lần sử dụng gần đây hơn (Disney Digicomics, 2009–2010) đã khôi phục lại tên tiếng Anh truyền thống của anh.
Nhân vật phản diện
Pete
Pete (còn được gọi là Peg-Leg Pete hoặc Black Pete trong số những cái tên khác) là một con mèo to lớn, được nhân cách hóa thừa cân. Anh ta là nhân vật phản diện thường xuyên nhất trong các câu chuyện về chuột Mickey. Anh ta được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1925 với tư cách là một con gấu. Nhân vật của anh trải dài từ một tên tội phạm cứng rắn đến một mối đe dọa đạo đức: tùy thuộc vào bối cảnh, anh là kẻ thù không đội trời chung của Mickey hoặc đơn giản là một mối phiền toái. Trong cốt truyện truyện tranh trước đó, anh được ghép đôi với Sylvester Shyster trước khi phát triển thành nhân vật phản diện chính. Trong loạt phim truyền hình Goof Troop và các bộ phim chuyển thể tiếp theo, anh được miêu tả là người hàng xóm và người bạn bóc lột của Goofy.
Kat Nipp
Kat Nipp (đừng nhầm lẫn với nhân vật Katnip trong Harvey Comics), tên của anh là một cách chơi chữ của từ catnip, là một nhân vật phản diện nhân hóa con mèo. Kat Nipp là một anh chàng nông thôn thường xuyên say xỉn và là đối thủ của chuột Mickey.
Nipp xuất hiện lần đầu trong bộ phim hoạt hình ngắn The Opry House (1929), trong đó anh đóng giả một con rắn để thực hiện một hành động quyến rũ rắn — tiếp tục hút tẩu thuốc của mình suốt thời gian đó. Hai lần xuất hiện khác của Nipp trong phim hoạt hình cũng xuất hiện vào năm 1929, với When the Cat's Away và The Karnival Kid. Phần phim thứ hai giới thiệu thói quen lạm dụng thể xác Mickey của Nipp, ở đây bằng cách kéo dài mũi của Mickey ra một cách lố bịch. Kat Nipp thường bị nhầm với Pete.
Kat Nipp xuất hiện trở lại trong một đoạn truyện tranh của tờ báo chuột Mickey năm 1931 (trong đó bạn của anh là Barnacle Bill, một thủy thủ chuyên giải quyết các nút thắt, xuất hiện). Kat Nipp cũng được sử dụng trong các dải được sản xuất tại Vương quốc Anh cho Lễ hội chuột Mickey thường niên. Nhân vật này nhanh chóng lụi tàn và chỉ xuất hiện một số ít trong truyện tranh kể từ giữa những năm 1930.
Kat Nipp xuất hiện trong trò chơi điện tử Kingdom Hearts III (2018), xuất hiện trong minigame "The Karnival Kid" với sự xuất hiện của anh từ bộ phim ngắn cùng tên, trong số các nhân vật gọi thực đơn từ Sora.
Sylvester Shyster
Sylvester Shyster là một luật sư quanh co và kẻ chủ mưu tội phạm độc ác, người thường hợp tác với Pete. Nhân vật này được một số người mô tả là chồn hoặc chuột (sau này là cách giải thích của chính Gottfredson), nhưng đôi tai của anh gợi ý rằng anh đúng hơn là một họ chó nhân hóa.
Anh xuất hiện lần đầu trong dải truyện tranh phiêu lưu "Mickey Mouse in Death Valley", phần tiếp theo về chuột Mickey thực sự đầu tiên, được viết một phần bởi Walt Disney và được vẽ bởi Win Smith và các nghệ sĩ khác, trước khi được tiếp quản bởi Floyd Gottfredson (cốt truyện và nghệ thuật). Trong câu chuyện này, Sylvester Shyster là một luật sư quanh co, người đã cố gắng, với sự giúp đỡ của tay sai Pete, để tước đoạt tài sản thừa kế của chuột Minnie.
Shyster và Pete đã gây rắc rối cho Mickey và bạn bè của anh kể từ đó. Shyster thường được miêu tả là bộ não của bộ đôi, với Pete đóng vai cơ bắp. Sau lần xuất hiện đầu tiên của Shyster, Gottfredson không đề cập gì thêm đến nghề luật sư của mình, ngoài tên của anh. Những người sáng tạo sau này thỉnh thoảng đề cập đến vai trò luật sư của Shyster, với một câu chuyện ("Trial and Error," 2007) buộc Shyster phải tự bào chữa cho Mickey trong một phòng xử án ở nước ngoài. Sau năm 1934, Shyster biến mất một thời gian, để lại Pete trở thành nhân vật phản diện chính của Mickey. Anh đã trở lại vào các năm 1942, 1950 và một lần nữa trong nhiều câu chuyện khác nhau do Ý sáng tác vào những năm 1960. Gần đây hơn, nhà xuất bản Egmont Creative A/S (ở Đan Mạch) đã hồi sinh Shyster như một nhân vật thông thường, khả năng mà anh vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Mặc dù Sylvester Shyster chưa xuất hiện trong bất kỳ bộ phim hoạt hình nào của Disney, nhưng anh ấy vẫn xuất hiện chớp nhoáng trong tập "Who Ate Wally's Waffles?" của loạt phim Paradise PD ở lối vào Disney World, cho đến nay là lần xuất hiện duy nhất trong hoạt hình của nhân vật này.
The Mad Doctor
The Mad Doctor (còn được gọi là Dr. XXX) là một con người nhà khoa học điên đóng vai trò là nhân vật phản diện hiếm hoi của Mickey. Anh xuất hiện lần đầu trong phim ngắn cùng tên, trong đó anh cố gắng phẫu thuật Pluto bằng cách gắn cơ thể của mình vào cơ thể của một con gà, toàn bộ chuỗi này hóa ra chỉ là một giấc mơ.
The Mad Doctor xuất hiện với tư cách khách mời trong đoạn phim ngắn Roger Rabbit Tummy Trouble, nơi có thể nhìn thấy ảnh của anh ta trên tường bệnh viện.
Anh xuất hiện như một nhân vật phản diện trong một số trò chơi điện tử, là kẻ thù của trùm trong Mickey Mania, một nhân vật phản diện chính trong Epic Mickey và phần tiếp theo của nó Epic Mickey 2 và là kẻ thù trong minigame của Kingdom Hearts III.
Giáo sư Ecks, Doublex và Triplex
Giáo sư Eck, Doublex và Triplex là bộ ba nhà khoa học khỉ điên rồ. Các nhân vật được tạo ra bởi Floyd Gottfredson (cốt truyện và vẽ tranh) trong bộ truyện tranh Chuột Mickey trong cốt truyện Blaggard Castle (1932-1933). Ecks là con khỉ đen đầy đe dọa, Doublex trông giống anh nhưng có da sáng và đôi mắt đen hoang dã, còn Triplex là loài vượn trông quái dị hơn với mái tóc dài rối bù và đôi chân trần. Triplex là thủ lĩnh của bộ ba, Ecks và Doublex coi anh là một kẻ đáng sợ. Trong khi Gottfredson không đề cập đến bất kỳ mối quan hệ gia đình nào, hầu hết các truyện tranh sau này đều miêu tả bộ ba là anh em.
Gottfredson chưa bao giờ giới thiệu ba vị giáo sư trong một câu chuyện khác sau Blaggard Castle, nhưng họ đủ đáng nhớ để trở lại trong những câu chuyện của các tác giả khác vào những năm 1970.
Giáo sư Ecks ban đầu được cân nhắc cho vai nhà khoa học điên trong Runaway Brain, nhưng sau đó đã được đổi thành một nhân vật mới, tiến sĩ Frankenollie.
Eli Squinch
Eli Squinch là một kẻ keo kiệt độc ác, lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một nhân vật phản diện trong bộ truyện tranh Chuột Mickey trong cốt truyện Voi Bobo (1934) trong vai người chủ ngược đãi một con voi mà sau đó Mickey đã buộc Squinch phải bán anh. Squinch trở lại trong một số cốt truyện khác: ban đầu được miêu tả là một doanh nhân vô đạo đức, anh phát triển thành một tên tội phạm toàn diện, đóng cùng Pete một vai tương tự như Sylvester Shyster trong các dải trước đó. Anh đã xuất hiện trở lại một cách lẻ tẻ trong nhiều câu chuyện truyện tranh Disney khác cho đến ngày nay. Lần xuất hiện gần đây nhất của anh tại Hoa Kỳ là trong Chuột Mickey số 321 (2016), được xuất bản bởi IDW.
Tiến sĩ Vulter
Tiễn sĩ Vulter là một loài vượn nhân hóa, giống khỉ đột. Nhân vật được tạo ra bởi Ted Osborne (cốt truyện) và Floyd Gottfredson (cốt truyện và vẽ tranh) trong truyện Mickey Mouse and the Pirate Submarine đăng trên tạp chí dải hàng ngày Mickey Mouse từ tháng 9 năm 1935 đến tháng 1 năm 1936. Anh là một thuyền trưởng hải tặc và nhà khoa học điên, phần nào được mô phỏng theo nhân vật Thuyền trưởng Nemo của Jules Verne. Sử dụng một chiếc tàu ngầm tương lai và một đội quân tay sai nhỏ, anh gây họa trên biển bằng cách đánh cắp nhiều con tàu khác nhau mà anh muốn sử dụng cho kế hoạch chinh phục thế giới của mình. Vũ khí chính của anh là một cỗ máy ở dạng móng vuốt lớn phát ra năng lượng giống từ tính: bằng cách đặt nó vào thân tàu, Vulter có thể biến toàn bộ con tàu kim loại thành một nam châm lớn dính vũ khí vào tường, khiến chúng trở nên vô dụng.
Cái tên nghe có vẻ Đức của Vulter, đồng phục và kính một mắt của anh, cũng như kế hoạch thống trị thế giới và băng đảng quân phiệt của anh, là những tiếng vang rõ ràng về mối đe dọa Nazi vào thời điểm đó.
Sau khi bị Mickey đánh bại, Vulter không bao giờ xuất hiện nữa trong truyện Mỹ. Sau đó, ông được các tác giả Ý sử dụng, bắt đầu từ câu chuyện năm 1959 Topolino e il ritorno dell'artiglio magneto ("Chuột Mickey và sự trở lại của móng vuốt từ tính") của Guido Martina (cốt truyện) và Giulio Chierchini (vẽ tranh). Nhân vật này được xây dựng thêm trong câu chuyện này bằng cách khẳng định rằng anh không bao giờ vẽ ra kế hoạch cho những phát minh của mình mà chỉ ghi nhớ tất cả trong đầu, điều này chứng tỏ có một chút vấn đề khi anh mắc chứng mất trí nhớ. Ông thỉnh thoảng trở lại và thỉnh thoảng vẫn được các tác giả châu Âu sử dụng.
Chuột Mortimer
Chuột Mortimer – đừng nhầm lẫn với chú của chuột Minnie cũng có tên là chuột Mortimer – được giới thiệu trong phim hoạt hình ngắn năm 1936 Mickey's Rival, với tư cách là đối thủ cạnh tranh của Mickey để giành được tình cảm của Minnie. Năm Mickey's Rival được sản xuất, Floyd Gottfredson cũng sử dụng nhân vật này làm nhân vật phản diện trong một trong những cốt truyện của bộ truyện tranh. Trong truyện tranh, Mortimer này được đổi tên ngắn gọn thành Montmorency Rodent (phát âm là "Ro-Dawn"), nhằm phân biệt anh với người chú trước đó, nhưng cái tên mới không tồn tại. Đối thủ của Mickey một lần nữa được gọi là Mortimer trong truyện tranh sau này - và trong loạt phim hoạt hình Mickey Mouse Works và Nhà của chuột, nơi anh sử dụng câu cửa miệng, "Ha-cha-cha!".
Trong Nhà của chuột và Mickey Mouse Works, Mortimer với tư cách là đối thủ của Mickey được lồng tiếng bởi Maurice LaMarche, thực hiện một hành động mạo danh cường điệu Jon Lovitz. Với tư cách là ông chủ của Minnie trong Giáng sinh tuyệt trần của chuột Mickey, được lồng tiếng bởi Jeff Bennett. Chuột Mortimer cũng xuất hiện với tư cách khách mời không nói được trong Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey tập Minnie's Birthday, ngồi dưới gốc cây và chơi guitar. Sau đó, anh xuất hiện trong tập "Super Adventure" của Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey với tư cách là một nhân vật phản diện, nơi anh có ý định thu nhỏ hội quán. Bennett đã thể hiện lại vai Mortimer của mình trong tập "A Pete Scorned" của Chuột Mickey. Anh cũng xuất hiện trong Mickey and the Roadster Racers với vai Morty McCool.
Bóng ma Blot
Bóng ma Blot là kẻ thù bí ẩn của chuột Mickey, người mặc một tấm vải đen dài ngang người. Xuất hiện lần đầu vào năm 1939 trong truyện tranh của Floyd Gottfredson, bóng ma Blot đã trở thành một nhân vật rất thường xuyên trong truyện tranh châu Âu, nơi anh là một trong những kẻ thù không đội trời chung của Mickey, chỉ đứng sau Pete. Anh cũng được sử dụng lại, ở mức độ thấp hơn, trong các câu chuyện của Mỹ.
Bóng ma Blot thích trở thành kẻ chủ mưu đáng ngại ở phía sau, giật dây và tổ chức các âm mưu hơn là tham gia vào các công việc tội phạm thể chất.
Phantom Blot là bậc thầy cải trang. Anh cải trang để đánh lừa chuột Mickey và cảnh sát, thậm chí đôi khi còn xuất hiện ngay trước mặt họ mà không bị chú ý. Khi trốn thoát khỏi hiện trường, bóng ma Blot thường để lại nhãn hiệu "danh thiếp" - một tờ giấy trắng có vết mực đen trên đó.
Khi lộ mặt, bóng ma Blot là một con chó được nhân cách hóa. Anh có khuôn mặt hốc hác với chiếc mũi dài và bộ ria mép dài và mỏng. Vẻ ngoài không đeo mặt nạ của bóng ma Blot được cho là dựa trên đặc điểm của chính Walt Disney.
Bóng ma Blot và Pete thường là những đối thủ gay gắt, vì cả hai đều muốn được công nhận là kẻ chủ mưu tội phạm lớn nhất thành phố và kiếm được nhiều tiền nhất từ thỏa thuận. Tuy nhiên, một số câu chuyện đã cho thấy họ hợp tác với nhau.
Bóng ma Blot xuất hiện lần đầu dưới dạng hoạt hình trong tập "All Ducks on Deck" của Những câu chuyện về nhà vịt
do Frank Welker lồng tiếng. Anh được cho là đặc vụ của F.O.W.L.
Bóng ma Blot xuất hiện với tư cách là một nhân vật phản diện trong loạt phim truyền hình Mickey Mouse Works và phần phụ của nó Nhà của chuột do John O'Hurley lồng tiếng.
Một phiên bản quái dị, đã được thay đổi của Bóng ma Blot, được gọi là "Blot bóng đêm", đóng vai trò là nhân vật phản diện của trò chơi Epic Mickey đầu tiên. Bóng ma Blot dường như đã gặp sinh vật này trong bảo tàng của thành phố khi mở khóa một cánh cổng không gian, trong câu chuyện The Blot and The Blob.
Bóng ma Blot xuất hiện với vai trò khách mời trong tập "Sock Burglar" của bộ phim truyền hình Chuột Mickey.
Bóng ma Blot là một nhân vật phản diện thường xuyên xuất hiện trong phần thứ ba của phên bản khởi động lại Những câu chuyện về nhà vịt, do Giancarlo Esposito lồng tiếng. Trong khi lịch sử của anh với tư cách là thành viên của F.O.W.L. vẫn còn nguyên vẹn, phiên bản này đến từ một ngôi làng bị Magica De Spell tấn công.
Người khổng lồ Willie
Willie là một người khổng lồ xuất hiện trong phim hoạt hình Disney Mickey and the Beanstalk (từ bộ phim Fun and Fancy Free, lồng tiếng bởi Billy Gilbert) và Mickey's Christmas Carol (lồng tiếng bởi Will Ryan). Anh cũng đã xuất hiện với vai trò khách mời trong Nhà của chuột và Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey. Anh cực kỳ mạnh mẽ, thể hiện những sức mạnh ma thuật đáng kinh ngạc như bay, tàng hình và biến hình. Mặc dù vậy, anh được miêu tả là chưa trưởng thành và ngu ngốc, thích đồ chơi và không có khả năng phát âm một số từ nhất định, chẳng hạn như "quả hồ trăn". Món ăn yêu thích của anh được cho là nồi sô cô la nướng với quả hồ trăn, vì vẻ ngoài thừa cân của anh. Nói cách khác, anh ngu ngốc hơn nhiều so với người khổng lồ ban đầu mà anh dựa trên Jack và cây đậu thần.
Trong Mickey and the Beanstalk, Willie đóng vai phản diện chính. Trong Mickey's Christmas Carol, anh được miêu tả dưới góc nhìn tích cực hơn nhiều, đóng vai Ghost of Christmas Present, người giúp thể hiện Ebenezer Scrooge (Scrooge McDuck) lỗi trong cách làm của mình. Anh xuất hiện ngắn gọn trong bộ phim năm 1988 Who Framed Roger Rabbit trên một tấm áp phích trong một rạp chiếu phim ở Toontown. Willie cũng là một nhân vật phụ định kỳ trong loạt phim dành cho trẻ em Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey. Tại đây, anh là bạn của Mickey. Willie vẫn sống trên bầu trời, chỉ lần này là ở trong một trang trại khổng lồ.
Trong Mickey Mouse Funhouse, Willie sống ở Majestica thời Trung cổ, nơi trang trại của anh ở Vương quốc Mây. Đối tác của Vùng đất Thần thoại và Truyền thuyết của anh là Người rừng Willie, một thợ rừng sống trong các khu rừng của Vùng đất Thần thoại và Truyền thuyết. Will Ryan đã ghi lại một số đoạn hội thoại trước khi qua đời với tập cuối cùng mà anh lồng tiếng cho Willie là "Witchy Worries". Bắt đầu từ tập "Tooth or Consequences", Willie hiện được lồng tiếng bởi Brock Powell.
The Rhyming Man
The Rhyming Man là một nhân vật phản diện ra mắt trong cốt truyện truyện tranh, The Atombrella and the Rhyming Man (tháng 5 - tháng 10 năm 1948), được viết bởi Bill Walsh với nghệ thuật của Floyd Gottfredson. Tên của anh bắt nguồn từ việc anh luôn nói bằng vần. Là một điệp viên làm việc cho một quốc gia nước ngoài không xác định, Rhyming Man đã cố gắng đánh cắp phát minh chống nguyên tử của Eega Beeva nhưng cuối cùng đã bị Chuột Mickey và Eega Beeva đánh bại. Là một nhân vật đen tối và bạo lực bất thường theo tiêu chuẩn truyện tranh của Disney, anh đã thực sự giết một trong những thuộc hạ của mình. Anh cũng được miêu tả là sở hữu sức mạnh gần như siêu phàm, nguồn gốc của sức mạnh đó chưa bao giờ được giải thích. Mặc dù không bao giờ được các tác giả Mỹ sử dụng lại, người đàn ông có vần điệu đã được sử dụng lại trong truyện tranh tiếng Ý lần đầu tiên trong một câu chuyện năm 1994 mà anh dường như đã cải tổ, sau đó vào năm 2008 với tư cách là nhân vật phản diện trung tâm của câu chuyện khoa học viễn tưởng bốn phần. Topolino e il mondo che verrà, trong đó anh quay trở lại cội nguồn phản diện của mình.
Chồn
Chồn là những nhân vật xuất hiện ban đầu trong phân đoạn "The Wind in the Willows" của bộ phim The Adventures of Ichabod and Mr. Toad (1949), nơi họ đóng vai phản diện của câu chuyện bằng cách đánh lừa nhân vật chính bằng cách bán cho anh một chiếc xe ăn trộm. Con chồn đầu tiên được lồng tiếng bởi Leslie Denison chưa được công nhận và con chồn thứ hai được lồng tiếng bởi Edmond Stevens chưa được công nhận. Sau lần xuất hiện này, họ trở thành những nhân vật định kỳ trong các tác phẩm hoạt hình của Disney liên quan đến Mickey và những người bạn của anh. Thông thường, chúng được thể hiện dưới dạng những con Chồn gầy màu nâu, mặc áo len, quần dài và đội mũ lưỡi trai.
Một con chồn xuất hiện như một kẻ phá hoại trong phim ngắn Goofy How to Be a Detective (1952), do Gerald Mohr lồng tiếng.
Trong Mickey's Christmas Carol (1983), hai con Chồn xuất hiện dưới dạng đào mộ trong nghĩa địa, chôn cất Ebenezer Scrooge (Scrooge McDuck) và chế nhạo thực tế là không có bất kỳ người thương tiếc nào trong đám tang của anh, hay bất kỳ người bạn nào đến chào tạm biệt anh. Những con chồn này được lồng tiếng bởi Wayne Allwine và Will Ryan.
Trong Who Framed Roger Rabbit (1988), (1988), năm con chồn một phần dựa trên những con trong "The Wind in the Willows", với ngoại hình và tính cách khác nhau, tạo thành cái gọi là "Toon Patrol", đóng vai trò là nhân vật phản diện phụ của câu chuyện dưới sự phục vụ của Judge Doom. Những con chồn bao gồm Smart Ass (lồng tiếng bởi David Lander), Stupid (lồng tiếng bởi Fred Newman), Wheezy (lồng tiếng bởi June Foray), Greasy (lồng tiếng bởi Charles Fleischer) và Psycho (cũng là tiếng nói của Charles Fleischer).
Trong Hoàng tử và người ăn xin (1990), chồn xuất hiện với tư cách là vệ sĩ hoàng gia, đóng vai trò là nhân vật phản diện phụ theo lệnh của Đội trưởng Đội cận vệ (Pete). Một con chồn được lồng tiếng bởi Bill Farmer trong khi hai con chồn khác được lồng tiếng bởi Charlie Adler.
Trong bộ phim truyền hình Những câu chuyện về nhà vịt, hai con chồn xuất hiện với tư cách là tay sai của Flintheart Glomgold trong tập "Horse Scents". Hai con chồn khác đến từ Úc xuất hiện trong tập "Back Out in the Outback" do Will Ryan lồng tiếng.
Trong loạt phim Bonkers, một con chồn xuất hiện với tư cách khách mời trong tập "Trang thứ 29" với tư cách là nghi phạm trong đội hình cảnh sát khi ở trong tập "Get Wacky", một con chồn tên Wacky (do Rip Taylor lồng tiếng) có vai trò nổi bật hơn là nhân vật phản diện chính của tập phim, có ngoại hình gần giống với những con chồn trong Who Framed Roger Rabbit.
Trong loạt phim Mickey Mouse Works, một có Bộ ba chồn được lãnh đạo bởi Wheezelene (lồng tiếng bởi Jenifer Lewis) và bao gồm Cheezel (lồng tiếng bởi Richard Kind) và Sneezel (lồng tiếng bởi Brock Powell). Cheezel là người thấp nhất trong bộ ba và Sneezel là người lớn nhất trong bộ ba. Chúng xuất hiện trên mỗi Thế giới Phiêu lưu và thường gây ra đủ loại trò nghịch ngợm và sai trái mà luôn kết thúc bằng việc Mickey và những người bạn của anh ngăn cản chúng và giải quyết chúng.
Trong trò chơi điện tử Mickey Mania, Chồn xuất hiện như kẻ thù ở cấp độ dựa trên "Hoàng tử và người ăn xin", với một số con dao ném và những con khác ném mũi tên. Một con chồn xuất hiện trong trò chơi điện tử Mickey Mouse Kindergarten, sau khi đánh cắp chiếc mũ của Chief O'Hara, Mickey phải tìm ra nó trốn trong một con hẻm.
Chồn đóng vai trò là nhân vật phản diện chính trong trò chơi điện tử Mickey's Speedway USA, bắt cóc Pluto để đánh cắp chiếc vòng cổ nạm kim cương mà anh đang đeo, vì vậy Mickey và băng nhóm của anh dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vòng quanh thế giới để tìm chồn và giải cứu Pluto, cho đến khi chồn bị bắt ở phần kết của trò chơi.
Trong trò chơi điện tử Mickey Saves the Day, một số chồn xuất hiện với tư cách là tay sai của Pete trong kế hoạch trở thành thị trưởng thị trấn, làm việc cho anh với tư cách là cảnh sát hoặc nhân viên bảo vệ.
Scuttle
Scuttle, được gọi là Weasel hoặc Catfoot trong một số câu chuyện, là trợ lý của chồn và cánh tay phải của kẻ thù không đội trời chung của Chuột Mickey là Pete. Anh ngưỡng mộ Pete và coi anh như kẻ chủ mưu tội phạm vĩ đại nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, bản thân Scuttle không sáng dạ cho lắm và thường không hiểu được kế hoạch và mệnh lệnh của Pete, khiến anh khó chịu. Về mặt thể chất, Scuttle gầy hơn nhiều so với Pete thừa cân: anh có khuôn mặt dài và thường được miêu tả với bộ râu rậm rạp. Một số loạt phim cho thấy Scuttle có học thức cao hơn Pete ở một số lĩnh vực. Ví dụ, một câu chuyện truyện tranh kể về việc cả hai ăn trộm đồ vật nghệ thuật cho thấy Scuttle là một nhà phê bình nghệ thuật có học thức, không giống như Pete, người chỉ quan tâm đến giá trị tiền tệ. Scuttle thường hợp tác với một tên tội phạm thuộc loại phụ khác tên là Dum-Dum. Cả hai đôi khi làm việc cùng nhau với tư cách là tay sai cho Pete hoặc tự mình làm việc. Scuttle được tạo ra bởi nghệ sĩ Paul Murry và một nhà văn không rõ danh tính vào năm 1951. Ông xuất hiện lần đầu trong truyện tranh Donald Duck Captures the Range Rustlers .
Beagle Boys
Beagle Boys là một biệt đội trộm cắp, chủ yếu gắn liền với vũ trụ vịt Donald, mặc dù đôi khi họ đóng vai trò là kẻ thù của Mickey trong một số truyện tranh và một số tác phẩm hoạt hình như phim Mickey, Donald, Goofy: Ba chàng lính ngự lâm (2004), hay tập "Touchdown and Out" (2017) của loạt phim truyền hình Chuột Mickey và tập "Keep on Rollin'" (2020) của phần phụ Thế giới kỳ diệu của chuột Mickey, hoặc là đối thủ của Goofy trong bộ phim hoạt hình đầu tay của họ trong Sport Goofy in Soccermania (1987).
Trudy Van Tubb
Trudy Van Tubb là một con mèo nhân hóa béo phì, bạn gái của Pete, người mà cô thường chia sẻ nghề du côn. Cô có kích thước và hình dáng cơ thể tương tự Pete, nhưng tóc của cô được miêu tả là màu xám hoặc cam tùy theo câu chuyện, trong khi tóc của Pete có màu đen. Trudy không thành thạo trong vai trò tội phạm nhưng cô ấy là một đầu bếp giỏi và Pete thích việc nấu ăn của cô ấy.
Trudy rất tận tâm với Pete và thường ghen tị với chuột Minnie và những người phụ nữ khác mà Pete bắt cóc để đòi tiền chuộc. Khi cả hai bị bắt, Trudy thường nhận mức án nhẹ hơn vì cô ít tham gia hơn.
Trudy được Romano Scarpa tạo ra vào năm 1960 cho câu chuyện The Chirikawa Necklace. Kể từ đó, cô đã xuất hiện độc quyền, mặc dù rất thường xuyên, trong các câu chuyện truyện tranh của Ý.
Đại bàng Emil
Đại bàng Emil là một nhà khoa học điên và, như tên gọi của anh gợi ý, một con đại bàng được nhân hóa, xuất hiện lần đầu vào năm 1966 trong vũ trụ vịt Donald với tư cách là đối thủ của Gyro Gearloose. Kể từ đó, anh đã xuất hiện thay thế trong vũ trụ vịt Donald và chuột Mickey. Trong vũ trụ sau, anh là nhân vật phản diện thường xuyên của chuột Mickey và đặc biệt là Goofy trong hóa thân Super Goof của anh, trong trường hợp đó đại bàng Emil trở thành một loại Lex Luthor.
Dangerous Dan và người lùn Idgit
"Dangerous" Dan McBoo và "người lùn" Idgit (đôi khi được đánh vần là "Idjit")
là một cặp tội phạm được tạo ra bởi Paul Murry trong truyện tranh năm 1966 Treasure of Oomba Loomba. Dangerous Dan to lớn và thừa cân là cơ bắp của bộ đôi trong khi Idgit hói đầu và nhỏ bé là bộ não của nó. Họ xuất hiện với tư cách là những nhân vật phản diện định kỳ của chuột Mickey trong nhiều câu chuyện truyện tranh khác nhau.
Giáo sư Nefarious
Giáo sư Nefarious (nhại lại giáo sư Moriarty) là một nhân vật phản diện có nguồn gốc từ truyện tranh năm 1975 The Case of the Pea Soup Burglaries. Anh là kẻ thù không đội trời chung của Sleuth. Là một kẻ chủ mưu tội phạm có trụ sở tại London, Nefarious tự coi mình là "thầy dạy tội phạm" cho ba học trò tay sai của mình là Fliplip, Sidney và Armadillo. Nơi ẩn náu của họ là một ngôi nhà phố tồi tàn với dòng chữ "Đại học Khoa học Hình sự" được viết trên cửa trước. Trong khi Nefarious khá thông minh (mặc dù chứng hoang tưởng của chính anh đôi khi cản trở kế hoạch của anh), ba đồng phạm của anh hoàn toàn là những nhân vật phản diện hài hước. Mickey và Sleuth giam giữ cả nhóm ở cuối mỗi câu chuyện, mặc dù bản thân Nefarious thường trốn thoát được. Nefarious không bao giờ nhận ra rằng Sleuth hoàn toàn không biết gì và trợ lý của Sleuth là chuột Mickey mới là người thực sự đánh bại anh.
Portis
Portis (tên gốc tiếng Ý: Plottigat) là một con mèo được nhân hóa, được tạo ra bởi Romano Scarpa trong câu chuyện Topolino e il Pippo-Lupo năm 1977. Anh là anh họ "nhà khoa học điên" của Pete. Được miêu tả là một kẻ chủ mưu tội phạm kiêu ngạo và hoang tưởng, Portis thường là đồng phạm của Pete và Trudy nhưng anh thỉnh thoảng làm việc một mình hoặc với những nhân vật phản diện khác như Bóng ma Blot. Nhân vật này đã xuất hiện độc quyền trong truyện tranh Ý.
Charlie Doublejoke
Charlie Doublejoke (tên gốc tiếng Ý: Vito Doppioscherzo) là một thiên tài tội phạm có thiên hướng pha trò và chơi khăm phức tạp. Là một con chó được nhân hóa, được Casty (cốt truyện) và Massimo de Vita (vẽ tranh) tạo ra vào năm 2004 và từ đó trở thành nhân vật phản diện thường xuyên trong truyện tranh Ý. Bên cạnh điệu cười đặc trưng "Wah-wah-wah", một đặc điểm của anh là chiếc mũ quả dưa mà anh không chỉ thích đội mà còn cho biết hình dạng của các phương tiện di chuyển của anh.
Theo cách tương tự như Joker, Charlie Doublejoke thường không chỉ chơi khăm Mickey và cảnh sát mà còn phản bội cả đồng bọn phạm tội của mình, trốn thoát một mình với chiến lợi phẩm.
Anh lôi cuốn đến mức đã nhiều lần đánh lừa toàn bộ Mouseton nghĩ rằng anh là một chàng trai tốt, trong đó Mickey thường là người duy nhất hoài nghi về anh (theo câu chuyện đầu tay của anh "The Magnificent Doublejoke", họ đã bạn cùng trường cho đến khi thói quen bắt nạt người khác của Charlie tiến xa đến mức cậu bị đuổi học).
Các nhân vật phụ khác
Mèo Ortensia
Ortensia là bạn gái của Thỏ may mắn Oswald. Cô xuất hiện trong bộ phim ngắn Oswald bắt đầu với The Banker's Daughter (1927; Lost cartoon), thay thế tình yêu cũ của Oswald, một con thỏ nữ tính và quyến rũ hơn nhiều tên là Fanny trong tư liệu sản xuất. Tên ban đầu của Ortensia trong quá trình sản xuất phim ngắn Oswald là Sadie, như được nhắc đến trong tiêu đề của phim hoạt hình ngắn Sagebrush Sadie (1928; Lost cartoon). Những cái tên dành cho tình yêu của Oswald chưa bao giờ được công bố rộng rãi, đó có thể là lý do khiến cô được đặt một cái tên mới trong Epic Mickey, theo kiểu ám chỉ mối quan hệ phản ánh của Mickey và Minnie. Thường trong bộ phim ngắn Oswald ban đầu, Oswald sẽ cạnh tranh với Pete để giành được tình cảm của cô. Cô cũng xuất hiện trong bộ quần áo Oswald do Charles Mintz và sau đó là Walter Lantz sản xuất. Trong chiếc quần đùi Lantz, cô ấy được gọi là "Kitty". Để gây thêm sự nhầm lẫn, bản tóm tắt bản quyền của một số phim ngắn Mintz và Lantz đã gọi nhầm Ortensia/Kitty là Fanny.
Percy và Patricia Pigg
Percy và Patricia Pigg (đôi khi họ được viết là "Pig") là một cặp vợ chồng lợn được nhân hóa. Percy xuất hiện lần đầu vào năm 1929 trong phim ngắn The Opry House, Patricia ra mắt cùng năm đó trong Mickey's Follies, cũng là lần xuất hiện thứ hai của Percy và là phim ngắn duy nhất có cả hai các nhân vật xuất hiện cùng nhau. Sau đó, Percy xuất hiện trong các phim ngắn The Barnyard Concert (1930), The Chain Gang (1930) và Traffic Troubles (1931), trong khi Patricia xuất hiện trong The Shindig (1930), Mickey's Revue (1932) và The Whoopee Party (1932).
Sau khi xuất hiện trong các bộ phim ngắn, họ bắt đầu xuất hiện trong truyện tranh, nhưng hai nhân vật này không xuất hiện nữa trong hoạt hình cho đến năm 1983, trong Mickey's Christmas Carol, xuất hiện chớp nhoáng khi khiêu vũ tại bữa tiệc của Fezzywig.
Percy xuất hiện trong trò chơi điện tử Kingdom Hearts III (2018) trong minigame "Taxi Troubles" (dựa trên Traffic Troubles), nơi anh là một trong những nhân vật Sora phải đón taxi của anh.
Butch
Butch là một chú chó được nhân cách hóa, Butch xuất hiện với tư cách là một tay xã hội đen trong "Mr. Slicker and the Egg Robbers" Là một tên tội phạm có thiện cảm, cuối cùng anh đã cải tạo, trở thành bạn của Mickey và ở lại bộ phim với tư cách là một nhân vật phụ cho đến tháng 6 năm 1931. Anh được hồi sinh vào những năm 1990 với tư cách là thành viên trong dàn diễn viên phụ của Mickey trong truyện tranh Disney châu Âu.
Dê Gideon
Dê Gideon, hay dê Giddy, là một con dê nhân hình, một nhân vật phụ trong truyện tranh Chuột Mickey những năm 1930. Gideon xuất hiện lần đầu trong 1930 Mickey Mouse Book No. 1. Anh xuất hiện trong nhiều truyện tranh Disney in của Mỹ và châu Âu cho đến năm 1938. Anh thường được miêu tả là một nông dân hoặc cảnh sát trưởng địa phương. Gideon đã kết hôn với một con dê cái được nhân cách hóa tên là Gertie (có lẽ là Gertrude), người đã xuất hiện trong nhiều truyện tranh về chuột Mickey thời kỳ đầu, chủ yếu là nhân vật nền.
Tài liệu quảng cáo cho phim hoạt hình ngắn năm 1935 The Band Concert bao gồm dê Giddy là một trong những nhân vật. Trong bộ phim đã phát hành, anh được thay thế bằng một nhân vật chó kèn trombonist giấu tên.
Floyd Gottfredson thường xuyên sử dụng nhân vật này trong truyện tranh của mình và các nghệ sĩ sau này đôi khi mượn nhân vật này.
Clara Cluck
Clara Cluck ra mắt vào năm 1934 trong phim hoạt hình chuột Mickey Orphan's Benefit. Kể từ đó cô xuất hiện như một nhân vật bán thường xuyên trong phim hoạt hình Chuột Mickey. Trong truyện tranh, cô xuất hiện trong vũ trụ vịt Donald với tư cách là bạn thân nhất của vịt Daisy. Clara đã là thành viên của băng đảng nông trại ban đầu của Mickey kể từ khi bắt đầu sự nghiệp của anh, mặc dù cô ít được nhìn thấy hơn bò Clarabelle và Horace Horsecollar. Ban đầu được lồng tiếng bởi Florence Gill và sau đó là Russi Taylor và Kaitlyn Robrock.
Giọng hát của Clara được coi là một bức tranh biếm họa về phong cách hát Opera Bel canto phổ biến vào thời điểm cô xuất hiện. Một số aria của cô ấy rõ ràng được mô phỏng theo của Tosca. Lần xuất hiện chính cuối cùng của cô là với tư cách là một trong những nhạc sĩ trong Symphony Hour. Điều kỳ lạ là mặc dù cô được nhìn thấy trong những cảnh diễn tập ở phần đầu nhưng cô lại không được nhìn thấy trong những cảnh biểu diễn ở phần cuối.
Trong truyện tranh Disney, cô đã được xuất hiện rất ít khi hẹn hò với Gus Goose, và trong lần xuất hiện đầu tiên của Panchito Pistoles, cô là đối tượng được anh yêu mến.
Cũng như các nhân vật khác của Disney, cô được đóng vai khách mời nhỏ trong Mickey's Christmas Carol (1983), Who Framed Roger Rabbit (1988) và Once Upon a Studio (2023).
Trên truyền hình, cô đã xuất hiện một số lần trong Mickey Mouse Works (1999), nơi cô được giới thiệu là hàng xóm của vịt Daisy. Cô thỉnh thoảng xuất hiện trong Nhà của chuột (2001). Trong một tập của loạt phim đó, "Double Date Don", cô đã yêu vịt Donald và quyết liệt theo đuổi anh bằng cách chu môi trước mặt anh, buộc anh phải nhảy với cô, mặc váy và tạo dáng khiêu khích để dụ anh vào. Có lúc, cô thậm chí còn tóm lấy Donald và cưỡng bức hôn trọn vẹn lên môi anh nhưng vẫn say đắm. Cô suýt lừa Donald cưới mình nhưng Daisy đã ngăn đám cưới kịp thời. Cô cũng đã từng hộ tống chuột Minnie đi tù vì đã lái xe của cô qua nhà Daisy để giao một chiếc bánh táo cho cô. Cô cũng xuất hiện với tư cách là một nhân vật định kỳ trong loạt phim Mickey and the Roadster Racers (2017), nơi cô là mẹ của hai chú gà con tên là Cleo và Clifford.
Clara đã xuất hiện với tư cách khách mời trong thế giới Dòng sông vượt thời gian của Kingdom Hearts II cùng với nhiều nhân vật Disney khác như bò Clarabelle và Horace Horsecollar với tư cách là một trong những công dân của thế giới, về phương tiện truyền thông hiếm hoi mà nhân vật được nhìn thấy đang nói (đoạn hội thoại của cô được nhìn thấy trong bong bóng hội thoại.
Cô cũng xuất hiện trong Mickey's Boo to You Parade và trong cuộc gặp gỡ và chào hỏi hiếm hoi tại Magic Kingdom của Walt Disney World.
Tiến sĩ Einmug
Doctor Einmug là một nhà khoa học được tạo ra bởi Ted Osborne (cốt truyện) và Floyd Gottfredson (cốt truyện và vẽ tranh) trong truyện Island in the Sky, xuất bản năm bộ truyện tranh Chuột Mickey từ tháng 11 năm 1936 đến tháng 4 năm 1937. Ông là một người đàn ông to lớn, có bộ râu to màu trắng và mặc áo khoác phòng thí nghiệm.
Tiến sĩ Einmug chuyên về vật lý nguyên tử và nói bằng giọng giống tiếng Đức, có lẽ là để ám chỉ Albert Einstein, "mug" cũng là một cách chơi chữ của "stein". Câu chuyện giới thiệu của ông, Island in the Sky, đặt ra nhiều vấn đề về lợi ích và nguy hiểm của vật lý nguyên tử chỉ vài năm trước khi bom nguyên tử đầu tiên được phát triển.
Sau đó, Einmug không xuất hiện lại trong truyện tranh Mỹ trong gần 50 năm, nhưng ông được sử dụng trong truyện tranh Ý, bắt đầu khoảng 12 năm sau, vào năm 1959, khi ông xuất hiện trong Topolino e la dimensione Delta của Romano Scarpa ("Chuột Mickey và chiều không gian Delta"). Trong câu chuyện này, anh đã khám phá ra phương tiện để du hành đến chiều không gian Delta, nơi thực sự là một khoảng trống vô tận, không có gì cả, chỉ là không gian.
Thiết lập phòng thí nghiệm của mình ở chiều không gian Delta, Einmug theo đuổi công việc của mình và phát hiện ra rằng nguyên tử là những sinh vật sống. Do đó, ông đã tăng kích thước của một trong số chúng lên thành kích thước của một cậu bé và đặt tên cho nó là Atomo Bleep-Bleep (tiếng Ý: Atomino Bip-Bip).
Bản thân Einmug cũng đã xuất hiện trong nhiều truyện tranh chuột Mickey của châu Âu. Anh thường tỏ ra ít bí mật và hoang tưởng hơn so với ngoại hình ban đầu, mặc dù những khám phá của anh vẫn được những người như Pete và bóng ma Blot thèm muốn.
Einmug xuất hiện trở lại trong truyện tranh Mỹ vào năm 1991 trong câu chuyện A Snatch in Time!, trong đó ông đã phát triển một cỗ máy thời gian. Được viết bởi Lamar Waldron và được vẽ bởi Rick Hoover và Gary Martin. Gần đây hơn, Einmug cũng đã xuất hiện trong các ấn bản của Mỹ về The Delta Dimension và các câu chuyện khác do châu Âu sản xuất.
Thám tử Casey
Thám tử Casey (đôi khi là Thanh tra Casey) là thám tử trưởng của Chief O'Hara, xuất hiện lần đầu trong truyện tranh hàng ngày về chuột Mickey ở phần tiếp theo năm 1938 The Plumber's Helper. Câu chuyện được dàn dựng và viết kịch bản bởi Floyd Gottfredson và được viết bởi Merrill De Maris. Casey biến mất khỏi truyện tranh Mỹ vào những năm 1950, nhưng sau đó lại được sử dụng thường xuyên ở châu Âu, đặc biệt là ở Ý từ năm 2003, anh trở lại với tư cách là người chơi thường xuyên trong truyện tranh Mỹ.
Bất chấp nghề nghiệp của mình, Casey là một người đàn ông thiếu kiên nhẫn và chỉ có trí thông minh ở mức trung bình. Vì vậy, mặc dù đôi khi là một thám tử thành công nhưng anh cũng có xu hướng phá hỏng các vụ án. Vì vậy, Cảnh sát trưởng O'Hara thường tuyển dụng chuột Mickey để giúp giải quyết một số vụ án của Casey, khiến Casey thường khó chịu.
Cảnh sát trưởng O'Hara
Cảnh sát trưởng O'Hara là cảnh sát trưởng trong vũ trụ chuột Mickey. Anh đóng vai trò hỗ trợ trong các bí ẩn trong truyện tranh của chuột Mickey, thường dựa vào sự giúp đỡ của Mickey để giải quyết các tội ác do tội phạm gây ra như Pete, bóng ma Blot và những người khác. Các sĩ quan được biết đến bao gồm thám tử trưởng của anh, Casey.
Nhân vật này do Floyd Gottfredson và Merrill De Maris hình thành cho bộ truyện tranh của Disney trong vai một cảnh sát Ireland theo khuôn mẫu. Ông xuất hiện lần đầu trên các tờ báo vào tháng 5 năm 1939, trong loạt bài Mickey Mouse Outwits the Phantom Blot. Cuối cùng anh đã trở thành một nhân vật thường xuyên trong truyện tranh châu Âu. O'Hara cũng xuất hiện trên Mickey Mouse Works và Nhà của chuột, do Corey Burton lồng tiếng.
Trong phiên bản truyện tranh Brasil, anh được biết đến với cái tên "Coronel Cintra", trong phiên bản tiếng Đan Mạch là "Politimester Striks", trong bản dịch tiếng Phần Lan, anh được biết đến với cái tên "Poliisistari Simo Sisu" (có thể được đặt tên theo khái niệm của Phần Lan sisu), trong phiên bản tiếng Pháp là "Commissaire Finot", trong phiên bản tiếng Đức là "Kommissar Albert Hunter" (Kommissar có nghĩa là ủy viên trong tiếng Đức), trong phiên bản tiếng Ý là "Commissario Adamo Basettoni" (với "Basettoni" đề cập đến tóc mai, "basette") nổi bật của anh, và trong phiên bản tiếng Thụy Điển là "Komissarie Konrad Karlsson".
Trong truyện Ý, O'Hara có một người vợ tên là Petulia. Trước phần giới thiệu của cô, O'Hara thường xuyên nhắc đến vợ mình, ví dụ đầu tiên là "The Gleam" (1942).
Người kể chuyện hướng dẫn
Người kể chuyện hướng dẫn là một người kể chuyện đóng vai trò là người hướng dẫn trong các bộ phim ngắn có sự tham gia của Goofy, nơi anh hướng dẫn cách thực hiện các loại hoạt động khác nhau. Người kể chuyện Cách làm còn tham gia vào loạt phim truyền hình Goof Troop (1992), Mickey Mouse Works (1999-2000), Nhà của chuột (2001-2003), và How to Stay at Home (2021).
Pete Junior
Pete Junior, hay được biết đến với cái tên đơn giản hơn là P.J., là con trai của Pete. Anh xuất hiện lần đầu tiên trong đoạn phim ngắn Bellboy Donald, với tư cách là một đứa trẻ nghịch ngợm. Sau đó, anh xuất hiện trong bộ phim truyền hình Goof Troop, lần này với tư cách là một thiếu niên tốt bụng và là bạn thân nhất của Max Goof. Sau đó, anh xuất hiện trong bộ phim A Goofy Movie, cũng trong vai bạn thân nhất của Max, và phần tiếp theo là An Extreme Goofy Movie, nơi anh, Max và bạn của họ Bobby đi học đại học. Anh cũng xuất hiện trong tập "Quack Pack" của Những câu chuyện về nhà vịt phiên bản khởi động lại nơi anh được nhìn thấy trong một bức ảnh từ bóp của Goofy.
José Carioca
José Carioca là một chú vẹt màu xanh lục Brasil xuất hiện lần đầu trong bộ phim Disney Saludos Amigos (1942) cùng với vịt Donald. Ông trở lại trong bộ phim năm 1944 The Three Caballeros cùng với Donald và một chú gà trống México tên là Panchito Pistoles. José đến từ Rio de Janeiro, Brasil (do đó có tên "Carioca", là thuật ngữ dùng để chỉ một người sinh ra ở Rio de Janeiro).
Panchito Pistoles
Panchito Pistoles is a red, Mexican rooster who was created as the third titular caballero (along with Donald Duck and José Carioca) for the 1944 film The Three Caballeros. Later he appeared in several Disney comics, including a year-long run in the Silly Symphony Sunday comic strip (1944–1945), as well as Don Rosa's comic book stories The Three Caballeros Ride Again (2000) and The Magnificent Seven (Minus 4) Caballeros (2005).
Aracuan Bird
Aracuan Bird, còn được gọi là Chú hề rừng xanh, xuất hiện lần đầu trong bộ phim truyện The Three Caballeros (1944). Người kể chuyện của phim giới thiệu Aracuan là "một trong những loài chim lập dị nhất mà bạn từng thấy".
Eega Beeva
Eega Beeva, còn được biết đến với tên riêng Pittisborum Psercy Pystachi Pseter Psersimmon Plummer-Push, là một con người đến từ tương lai, mặc dù một số bản dịch gọi anh ta là người ngoài hành tinh. Anh được tạo ra bởi Floyd Gottfredson (vẽ tranh) và Bill Walsh (cốt truyện) và xuất hiện lần đầu vào ngày 26 tháng 9 năm 1947, trong Truyện tranh Chuột Mickey cốt truyện The Man of Tomorrow. Toàn bộ truyện gốc của Eega Beeva đã được tuyển tập trong Thư viện Floyd Gottfredson tập 9 Rise of the Rhyming Man và 10 Planet of Faceless Foes, được xuất bản bởi Fantagraphics Books vào năm 2016. Các phần câu chuyện có tựa đề "The Man of Tomorrow", "Mickey Makes a Killing", "Pflip the Thnuckle-booh", "The Santa Claus Bandit", "The Kumquat Question", "The Atombrella and the Rhyming Man", "An Education for Eega", "Pflip's Strange Power", "Planet of the Aints" (alternate title "Be-junior and the Aints"), "Itching Gulch", "The Syndicate of Crime", và "The Moook Treasure". Sự xuất hiện cuối cùng của Eega là cầu nối kéo dài ba ngày giữa các mạch câu chuyện; để thuận tiện, tuyển tập in sự kiện này làm phần mở đầu của câu chuyện "Mousepotamia", trong đó Mickey bị bắt cóc đến một vùng đất xa lạ, mất đi tất cả những người bạn đồng hành truyền thống của mình.
Trong câu chuyện đầu tay của Eega, chuột Mickey và Goofy tìm nơi trú ẩn khỏi cơn giông bão và bị lạc trong một hang động. Ở đó, Mickey bất ngờ gặp một người hình người khác thường, người lúc đầu chỉ nói "Eega". Khi Mickey và Goofy tìm thấy lối ra của hang động, Mickey mời sinh vật đó ở lại nhà mình và sinh vật này tự nhận mình là "Pittisborum Psercy Pystachi Pseter Psersimmon Plummer-Push". Nhận thấy cái tên này quá rườm rà, Mickey đặt cho anh ta cái tên "Eega Beeva" (một cách viết sai của thành ngữ "eager beaver"). Lúc đầu, Goofy từ chối tin vào sự tồn tại của Eega Beeva và phớt lờ sự hiện diện của anh. Trong một chuỗi sự kiện, hai nhà khoa học kết luận rằng Eega Beeva là con người đến từ tương lai 500 năm sau. Cuối truyện, Eega cứu Goofy khỏi một tai nạn trượt tuyết, khiến họ trở thành bạn bè.
Trong cốt truyện truyện tranh tiếp theo với sự tham gia của Eega Beeva, Mickey Makes a Killing, thú cưng Pflip the Thnuckle Booh của anh được giới thiệu. Eega tiếp tục là người bạn đồng hành của Mickey trong truyện tranh Mỹ cho đến tháng 7 năm 1950.
Eega Beeva được miêu tả là một người có đầu rộng, bàn tay giống găng tay và thân hình gầy gò. Trong The Man of Tomorrow, cái tên này được Mickey đặt cho anh ta, vì Eega Beeva ban đầu chỉ nói "Eega". Trong quan niệm ban đầu về nhân vật, ngoại hình của Eega Beeva được cho là do anh là một con người tiến hóa cao từ 500 năm sau trong tương lai, cụ thể là từ năm 2447. Tất cả con người sẽ có tỷ lệ giống Eega. Anh mặc một chiếc quần ngắn màu đen, có túi có kích thước dường như vô hạn và có thể chứa vô số đồ vật, đôi khi lớn hơn nhiều so với bản thân Eega Beeva (tương tự như TARDIS của Doctor Who), thường giúp đỡ chuột Mickey và Eega trong những tình huống khó khăn. Một trò đùa trong truyện tranh là khi Eega Beeva đang tìm kiếm thứ gì đó trong túi của mình, anh phải thực hiện nhiều lần, vì lần đầu tiên anh tìm thấy những đồ vật hoàn toàn không liên quan.
Một thuộc tính thương hiệu khác của nhân vật là cách nói "người ngoài hành tinh", thêm chữ "p" vào đầu hầu hết các từ. Ngay từ lần đầu xuất hiện, anh ấy đã được chứng minh là thích ngủ trên đầu cột hẹp, chẳng hạn như trên đầu cột giường của chuột Mickey. Anh ta ăn quất ngâm để làm thức ăn (đổi thành băng phiến trong bản dịch tiếng Ý và truyện sản xuất tại Ý) và bị dị ứng nghiêm trọng với tiền mặt, những đặc điểm này đôi khi được sử dụng làm thiết bị cốt truyện.
Mặc dù là một nhà khoa học thiên tài theo tiêu chuẩn ngày nay, Eega Beeva cũng không thích nghi được với thế giới đương đại. Tùy thuộc vào câu chuyện và tác giả, hành vi của anh ta dao động từ ngây thơ và lập dị (bao gồm cả việc "nguyên thủy" và tấn công radio như ác quỷ) đến nghiêm túc và hợp lý (có thể đọc thuộc lòng các phương trình khoa học phức tạp khiến các nhà khoa học giỏi nhất Trái đất bối rối). Các thành viên khác trong loài của Eega được thoáng thấy. Trong bóp, anh giữ một bức ảnh của vị hôn thê của mình (người đẹp thậm chí theo tiêu chuẩn của thế kỷ 20), và những khoảnh khắc chia tay của anh cho thấy những bức ảnh chụp bổ sung của cha, mẹ, ông nội và chị gái anh. Anh cũng có một người anh trai, hình ảnh của anh bị che khuất trong khung cảnh miêu tả những người khác.
Eega Beeva là nhân vật trung tâm trên tờ báo Mỹ truyện tranh Disney trong gần ba năm. Anh là trợ thủ chính của chuột Mickey trong thời kỳ này, thay thế một cách hiệu quả cho Goofy, người ngày càng ít xuất hiện. Điều này kéo dài cho đến tháng 7 năm 1950, khi Eega đột ngột trở về nhà của mình trong tương lai. Các câu chuyện của Walsh thường cực kỳ mâu thuẫn về bản thân các thuộc tính và câu chuyện phía sau của Eega Beeva, như đã chỉ ra trong các cột xã luận trong The Floyd Gottfredson Library. Trong câu chuyện đầu tiên của mình "The Man of Tomorrow", Goofy tuyên bố rằng Eega chỉ là một hiện tượng ảo giác vì anh không tạo ra bóng, trong khi trên thực tế, bảng điều khiển trước đó trong câu chuyện đã cho thấy bóng của Eega. Trong lần xuất hiện chia tay của Eega, anh gọi gia đình mình là "gia đình Beeva". Khi khởi hành vào hang động nơi Mickey gặp anh lần đầu tiên, anh ngụ ý rằng gia đình anh sống trong đó đang háo hức chờ đợi sự trở về quê hương của anh. Điều này mâu thuẫn với câu chuyện đầu tiên của anh, trong đó "Beeva" là cái tên mà Mickey đặt cho anh, và gia đình Eega vẫn chưa được sinh ra trong 400 năm nữa hoặc hơn.
Trong khi Eega Beeva vẫn còn xuất hiện trong truyện tranh Mỹ, anh đã xuất hiện lần đầu tiên trong một truyện tranh Ý năm 1949 có tựa đề L'inferno di Topolino (dịch nghĩa đen: "Mickey Mouse's inferno", Topolino số 7), trong đó Mickey đóng vai Dante Alighieri trong vở kịch Divine Comedy. Nhân vật này mới được phát hiện và xác định bởi họa sĩ và nhà văn truyện tranh người Ý Romano Scarpa với truyện tranh Topolino e la nave del microcosmo (dịch nghĩa đen: "Mickey Mouse and the ship of microcosm"), được xuất bản trên Topolino 167 vào tháng 7 năm 1957. Bản dịch tiếng Anh Mỹ được xuất bản trong Mickey Mouse Classics 1 - Mouse Tails của BOOM (2010). (Eega trước đây đã xuất hiện trong những câu chuyện mà Scarpa vẽ nhưng không viết, bao gồm cả Topolino e il doppio segreto di Macchia Nera của Guido Martina trong Topolino 116-119, Mỹ hóa năm 1955 - Gladstone's Mickey and Donald 6-8 [1988] và album giả tưởng bìa cứng của Mickey Mouse: The Phantom Blot's Double Mystery [2018].) Thay vì những đặc điểm kỳ quái của anh, câu chuyện "mô hình thu nhỏ" tập trung vào các khía cạnh tương lai và tuyệt vời của Eega Beeva và môi trường của anh, cũng như những câu chuyện sau này. Ở Đức, một số câu chuyện có sự tham gia của Eega Beeva mà không có Mickey. Nhân vật này đã được các tác giả châu Âu sử dụng nhiều lần, chủ yếu ở Ý, nơi hơn một nửa số truyện tranh có nhân vật này được sản xuất. Ông được gọi là Eta Beta trong tiếng Ý và Gamma trong tiếng Đức.
Những câu chuyện cổ của Ý thường miêu tả ông như một người ngoài hành tinh đến từ ngoài vũ trụ. Gần đây hơn (sau năm 2000), các nhà văn Ý thường quay lại quan niệm ban đầu của Gottfredson về Eega như một người đàn ông tương lai, mặc dù năm xuất xứ chính xác của ông hiếm khi được đề cập. Mặt khác, những truyện tranh Eega gần đây hơn do Egmont sản xuất thường đề cập đến quê hương của ông là Mouseton của năm 2447, giống như trong các câu chuyện gốc của Gottfredson.
Ellsworth
Ellsworth ban đầu là con chim cưng mynah của Goofy, nhưng trong những câu chuyện sau này, nó trở thành một con vật được nhân hóa độc lập. Tên đầy đủ của anh là Ellsworth Bheezer (đôi khi bị viết sai chính tả Bhezer— "beezer" là tiếng lóng tiếng Anh cổ có nghĩa là mũi hoặc mỏ to). Anh được tạo ra bởi Bill Walsh (cốt truyện) và Manuel Gonzales (vẽ tranh) cho Chuột Mickey trang Chủ nhật, nơi anh xuất hiện lần đầu tiên vào ngày 30 tháng 10 năm 1949. Ellsworth vẫn là nhân vật chính trong các trang Chủ nhật trong mười năm, đôi khi đánh cắp sự chú ý từ Mickey. Vào năm 1956, ông bắt đầu xuất hiện trên các trang báo hàng ngày, khi những trang này cũng trở nên tập trung vào chuyện bịt miệng. Anh cũng đã được sử dụng trong các truyện tranh dài hơn, đặc biệt là những truyện được sản xuất ở Ý, Pháp và Brasil. Ở Pháp, anh là nhân vật chính trong bộ truyện của riêng mình, được xuất bản từ năm 1985 đến năm 2009 trên tạp chí Le Journal de Mickey.
Ellsworth thường mặc áo sơ mi màu đỏ cam và đội mũ lưỡi trai hoặc mũ nồi màu xanh lá cây. Phản ánh đặc điểm của loài chim mynah có thể bắt chước lời nói của con người, anh cực kỳ viển vông và tự cho mình là trung tâm, vốn là tâm điểm và trung tâm của những trò đùa trong các câu chuyện của anh. Mặt khác, Ellsworth cũng là một thiên tài chân chính với kiến thức khoa học và công nghệ tuyệt vời—chữ "Y" trên áo của anh trong các câu chuyện trước đó là viết tắt của "Yarvard" (một sự bắt chước của Harvard), trường cũ của anh.
Mặc dù ít nhiều đã được nhân bản hóa hoàn toàn trong những câu chuyện gần đây hơn, Ellsworth vẫn giữ được khả năng bay của mình, một đặc điểm độc đáo trong dàn động vật hài hước trung tâm của Disney.
Theo cách đó, Ellsworth thường mỉa mai và trịch thượng, thường nói với người khác bằng những câu như "Chúng ta đừng [làm X], phải không?". Anh cũng nhanh chóng gọi người khác bằng những biệt danh xúc phạm. Nhưng khi gặp khó khăn, anh thực sự yêu quý và bảo vệ những người bạn của mình là Goofy và Mickey.
Atomo Bleep-Bleep
Atomo Bleep-Bleep (, ) là một "nguyên tử được nhân bản hóa" được tạo ra bởi tiến sĩ Einmug, người đã sử dụng máy gia tốc meson khổng lồ để phóng to các nguyên tử lên kích thước của một đứa trẻ. Nhân vật được tạo ra bởi Romano Scarpa trong câu chuyện Topolino e la Dimensione Delta năm 1959 ("Chuột Mickey ở không gian Delta"), xuất bản trong Topolino số 206. Bleep-Bleep là một sinh vật màu xanh lam tốt bụng, rất thông minh, chăm chỉ với các electron liên tục quay xung quanh cái đầu hói lớn của mình. Anh ta được tạo ra cùng lúc với "anh trai" của mình, một nguyên tử màu đỏ tên là Bloop-Bloop, một người xấu tính và lười biếng. Bleep-Bleep có thể phun meson để thay đổi hoặc điều khiển các thuộc tính của vật thể và sử dụng khả năng này để thực hiện nhiều kỳ công khác nhau như biến kim loại thành sô cô la hoặc ước tính với độ chính xác tuyệt đối khi một vật thể được tạo ra. Trong cuộc phiêu lưu đầu tiên cùng nhau, Atomo và Mickey đã tìm cách ngăn chặn Pete, kẻ đã chiêu mộ Bloop-Bloop làm đồng phạm của mình. Scarpa đã viết và vẽ thêm tám câu chuyện nữa với Atomo xuất hiện trong Topolino từ năm 1959 đến năm 1965. Nhân vật này thỉnh thoảng được các tác giả Ý khác hồi sinh. Về ngoại hình cũng như vai trò của mình trong các câu chuyện, Atomo rất giống với Eega Beeva của Gottfredson, một nhân vật khoa học viễn tưởng ngắn gọn, thân thiện với sức mạnh khó đoán dẫn dắt cốt truyện. Trong các bản dịch sang tiếng Anh, Atomo Bleep-Bleep nói với giọng Đức giống hệt Einmug, trong chừng mực Einmug được giới thiệu là giáo viên ngôn ngữ của Atomo.
Glory-Bee
Glory-Bee là bạn gái của Goofy, người xuất hiện lần đầu trên tạp chí hàng ngày Mickey Mouse vào ngày 19 tháng 6 năm 1969. Cô được tạo ra lần đầu bởi Bill Walsh và xuất hiện trong một số nhật báo "Mickey Mouse" của Floyd Gottfredson, và những tác phẩm khác do Del Connell viết (do Manuel Gonzales vẽ). Người tiền nhiệm của cô có lẽ xuất hiện sớm nhất là vào năm 1946, dưới hình dạng Dì Marissa của chuột Minnie (từ một câu chuyện nhiều phần của Floyd Gottfredson được in trên nhật báo Mickey Mouse ngày 17–29 tháng 6 năm 1946, và được tái bản hai lần trên tạp chí WDC&S số 0,95 và số 575, và sau đó được xuất hiện trong một câu chuyện tình yêu bịt miệng dài một trang của Bill Walsh và Manuel Gonzales, trong đó có chuột Mickey và Montmorency Rodent (chuột Mortimer) (21 tháng 4 năm 1946) được mệnh danh là "Spring, Love, Monty").
Glory-Bee là một cô gái mảnh khảnh, xinh đẹp, tóc vàng và trẻ tuổi, giống chó, mặc dù khá tốt bụng và dễ mến nhưng lại có xu hướng hơi giống "đầu máy bay" (hình mẫu của "cô gái tóc vàng ngu ngốc"), điều này có thể giải thích tại sao cô đã bị loại hoàn toàn khỏi cốt truyện của Goofy (mặc dù khả năng tốt hơn là Goofy sẽ luôn là một chàng trai độc thân hoàn hảo). Mặc dù khó có thể tưởng tượng rằng cô lại có cảm tình sâu sắc với Goofy nhưng dường như anh hầu như không nhận ra điều đó. Tuy nhiên, đôi khi, anh cố gắng gây ấn tượng với cô, thậm chí đến mức cố gắng tiết lộ danh tính Siêu ngốc nghếch của mình cho cô nhưng vô ích. Có thời điểm Glory-Bee và bò Clarabelle thậm chí còn tranh giành sự chú ý của Goofy, nhưng cả hai đều không đạt được mục tiêu của mình (WDS # 8). Có lẽ chính trong thời gian này, Clarabelle đã mất đi sức hút kỳ lạ của mình đối với Goofy và quay lại với người tình cũ và cũng là chồng sắp cưới của cô, Horace Horsecollar.
Glory-Bee đã biến mất khỏi truyện tranh ở Mỹ và hiếm khi xuất hiện trong truyện tranh nước ngoài.
The Sleuth
The Sleuth, đầy đủ là Sureluck Sleuth, là một chú chó nhân hóa. Anh là thám tử tư người Anh hoạt động ở London thế kỷ 19 và thuê chuột Mickey làm trợ lý. Nhân vật này được tạo ra bởi Carl Fallberg (cốt truyện) và Al Hubbard (vẽ tranh) cho Disney Studio Program và chỉ nhằm mục đích xuất bản nước ngoài. Câu chuyện đầu tiên trong bộ truyện là "Mickey and the Sleuth: The Case of the Wax Dummy". Điều bất thường đối với tài liệu được tạo ra cho chương trình, câu chuyện này đã xuất hiện trong nước trong quà tặng Procter & Gamble Disney Magazine và sau đó được xuất bản bởi Gold Key trong "Walt Disney Showcase" số 38 (1977). Truyện Mickey and the Sleuth được sản xuất cho đến cuối những năm 1980. Với bối cảnh lịch sử, những câu chuyện này khác biệt so với những câu chuyện tiếp theo về chuột Mickey khác. Người ta không bao giờ giải thích được liệu "chuột Mickey" làm việc với Sleuth có phải là tổ tiên của Mickey ngày nay hay không hay những câu chuyện đó được đưa vào một mạch liên tục hoàn toàn khác. Thêm vào tình trạng lộn xộn này là những lỗi thời hài hước thường xuyên làm phức tạp bối cảnh được cho là thời Victoria và được cho là đặt các câu chuyện vào thể loại steampunk. Ngoài Mickey, không có nhân vật Disney nổi bật nào khác xuất hiện trong truyện. Các nhân vật phản diện thường xuyên của Sleuth là giáo sư Nefarious và ba tay sai vụng về của hắn.
The Sleuth là một quý ông tốt bụng, đội mũ hươu, hút tẩu thuốc và sử dụng kính lúp, rõ ràng anh là người nhại lại Sherlock Holmes, về cơ bản Mickey đang đóng vai của tiến sĩ Watson. Giống như người đồng nghiệp văn học của mình, anh cũng chơi vĩ cầm (mặc dù rất tệ). Không giống như Sherlock Holmes, anh hoàn toàn vô vọng trong vai trò thám tử, đôi khi không thể tìm ra những tội ác đã gây ra ngay trước mắt mình. Tuy nhiên, anh luôn giải quyết được các vụ án của mình - do đó đảm bảo được danh tiếng là một nhà điều tra vĩ đại - nhờ may mắn tuyệt đối, hoặc nhờ sự thiếu cẩn trọng của kẻ thù hoặc đơn giản là vì chuột Mickey thực sự làm tất cả công việc thám tử cho anh. Ngoài Mickey, dường như không ai biết đến sự kém cỏi hoàn toàn của Sleuth.
Các nhân vật của The Sleuth và giáo sư Nefarious, cùng với Đại học Khoa học Hình sự và tay sai Fliplip, được miêu tả trong một bản phác thảo mở rộng trong một tập của The New Mickey Mouse Club năm 1978. Hai diễn viên của Mouseketeer - Lisa Whelchel trong vai Lisa, cháu gái của Sleuth, và Scott Craig trong vai Fliplip - biểu diễn cùng với hai đối thủ chính, sử dụng kỹ năng múa rối và nói tiếng bụng. Bối cảnh của câu chuyện là nước Anh, gần Vách đá trắng ở Dover.
Ellroy
Ellroy (tên gốc tiếng Ý: Bruto Gancetto) là một con chim mynah được nhân cách hóa và là con nuôi của Ellsworth. Anh được tạo ra bởi Romano Scarpa trong câu chuyện Topolino e il rapollo di Gancio (Topolino số 1048, 1975). Sau khi nhận nuôi Ellroy, Ellsworth giao cậu cho chuột Mickey. Ellroy tiếp tục trở thành cộng sự của chuột Mickey trong nhiều truyện tranh Ý của Scarpa và các tác giả khác. Giống như Ellsworth, Ellroy có thể bay bằng cách sử dụng cánh tay như đôi cánh. Ellsworth và Ellroy trông rất giống nhau - Ellroy nhỏ hơn một chút - và xuất hiện cùng nhau trong tương đối ít câu chuyện: điều này đã gây ra sự nhầm lẫn giữa hai nhân vật giữa độc giả và dịch giả. Ellroy xuất hiện lần đầu trong truyện tranh Mỹ vào năm 2016.
Zapotec và Marlin
Giáo sư Zachary Zapotec và tiến sĩ Spike Marlin là hai nhân vật mặt chó người Ý được tạo bởi Massimo De Vita. Họ là những nhà khoa học đến từ bảo tàng khoa học Mouseton. Họ là những người phát minh ra cỗ máy thời gian đưa Mickey và Goofy vào những cuộc phiêu lưu trong quá khứ. Zapotec xuất hiện lần đầu trong "Topolino e l'enigma di Mu" vào năm 1979 và Marlin xuất hiện lần đầu trong "Topolino e il segreto della Gioconda" vào năm 1985. Họ cũng thường xuyên tranh cãi nhưng cuối cùng luôn tha thứ cho nhau. Cho đến nay, chúng chỉ xuất hiện trong một số ít câu chuyện ở Mỹ.
Zenobia
Zenobia là nhân vật được tạo ra bởi Romano Scarpa, xuất hiện lần đầu trong truyện "The African Queen" năm 1983, là người cai trị một quốc gia châu Phi và rời bỏ ngai vàng để theo Goofy đến Hoa Kỳ sau khi đã yêu anh. Ý định của Scarpa là tạo ra một người bạn gái mới cho Goofy, người có khả năng phát huy những điều tốt nhất ở anh.
Trong câu chuyện của cô với Goofy, anh có vẻ "nghiêm túc hơn" và ít có xu hướng đi theo Mickey trong cuộc phiêu lưu của mình. Có lẽ đây chính là lý do khiến Scarpa từ bỏ việc Zenobia tham gia vào các câu chuyện: trong câu chuyện "Ciao MinNotka" (1993), sau chuyến đi sang Pháp cùng nhóm Mickey, Zenobia thông báo rằng cô sẽ ở lại Paris để giúp đỡ người bạn cũ. vua của Selvanja, Ilja Topòvich, điều hành một khách sạn vì có sự hấp dẫn giữa những người cai trị cũ, và Goofy không thể không đồng ý. Nhưng Zenobia chưa bao giờ quên Goofy, như thể hiện trong "Miseria e nobiltà" (1993) của Lello Arena, Francesco Artibani và Giorgio Cavazzano. Sau khi biểu diễn ở nhà hát, Goofy tìm thấy trong phòng thay đồ của mình một bó hoa với dòng chữ: "Bạn luôn là người tuyệt vời nhất, Zenobia."
Sau đó, Zenobia xuất hiện trở lại trong nhiều câu chuyện khác nhau kể từ năm 2013.
Doc Static
Doc Static là một nhà phát minh thừa cân, cạo râu sạch sẽ với chiếc áo khoác phòng thí nghiệm, mái tóc gợn sóng và đeo kính xuất hiện trong truyện tranh Egmont. Anh đóng vai trò tương tự trong các câu chuyện về Mickey mà Gyro Gearloose hoặc Ludwig Von Drake dành cho Donald và Scrooge.
Doc Static xuất hiện lần đầu trong Plastic Mickey! vào năm 1995.
Brick Boulder
Brick Boulder (tên gốc tiếng Ý: "Rock Sassi", là pleonasm vì "sassi" có nghĩa là "đá") là một cảnh sát mặc thường phục thường làm việc cùng với thám tử Casey. Anh xuất hiện lần đầu trong truyện La lunga notte del commissario Manetta (tựa tiếng Anh: Casey's Longest Night) vào năm 1997, do Tito Faraci viết và Giorgio Cavazzano vẽ.
Giống như Casey, Brick Boulder là một cảnh sát vụng về và kém năng lực. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trí thông minh của anh dường như khác nhau, thậm chí giữa các câu chuyện của cùng một nhà văn. Anh có thể chất khỏe mạnh hơn Casey thừa cân và thích ăn mặc lòe loẹt, thường đi giày cao bồi, stetson và bolo tie. Người ta cho rằng anh là người nhại lại Ronald Reagan và Arnold Schwarzenegger, khía cạnh thứ hai đặc biệt rõ ràng trong lần xuất hiện đầu tiên của anh, nhưng sau đó đã giảm bớt.
Brick Boulder đến từ Texas, Hoa Kỳ. Trong một câu chuyện, người ta tiết lộ rằng cả gia đình anh đều là tội phạm. Mặc dù vậy, Brick Boulder vẫn tuân thủ luật pháp và đã muốn trở thành cảnh sát từ khi còn nhỏ, điều này khiến gia đình anh rất thất vọng. Một điều kỳ quặc khác là anh sợ cá sấu, như thể hiện trong câu chuyện "Topolino e lo strano caso di Jack Due di Cuori".
Gấu Disney Duffy
Duffy là một gấu nhồi bông có tại Disney Parks. Anh có một câu chuyện cốt truyện trong đó chuột Minnie đã may anh cho Mickey khi anh chuẩn bị lên đường đi biển.
Eurasia Toft
Eurasia Toft ("Eurasia Tost" trong tiếng Ý) là một nhà thám hiểm và nhà khảo cổ học, đồng thời là bạn của Mickey và Goofy. Lần xuất hiện đầu tiên của cô xảy ra trong câu chuyện "The Lost Explorers' Trail" năm 2003, được viết bởi Casty (người cũng tạo ra nhân vật) và được vẽ bởi Giorgio Cavazzano. Cô là một nhân vật có ý chí mạnh mẽ và có thể phản ứng rất bốc đồng. Người hâm mộ đã ví cô với Arizona Goof, mặc dù cô có ít tính cách kỳ quặc hơn. Tên và nhân vật của cô nhại lại cả Indiana Jones cũng như Lara Croft (tên tiếng Hy Lạp của cô là "Clara Loft"). Kể từ khi kết thúc "Shadow of the Colossus", cô đã bị ám ảnh bởi Atlantis, trong hành trình tìm kiếm lục địa đã mất, cô đã nhiều lần đối đầu với một hội bí mật tên là "Horde of the Violet Hare" (cũng do Casty tạo ra), những kẻ muốn sử dụng công nghệ Atlantean cho mục tiêu riêng của họ.
Cuckoo-Loca
Cuckoo-Loca là một cuckoo nhỏ màu vàng từ đồng hồ cúc cu với một chiếc nơ màu hồng trên đầu và một cái đuôi hình chìa khóa đồng hồ dùng để bay bằng cách quay nó, được giới thiệu trong loạt phim truyền hình Minnie's Bow-Toons (2011) làm việc trong cửa hàng của Minnie cùng cô và Daisy.
Sau đó, cô trở thành nhân vật thường xuyên trong loạt phim và các tác phẩm bắt nguồn từ đó, xuất hiện trong loạt phim Mickey Mouse Mixed-Up Adventures (2017) với tư cách là một trong những nhân vật chính trong các câu chuyện xoay quanh Minnie và Daisy, giúp họ thực hiện đơn đặt hàng. Sau đó, cô xuất hiện với tư cách là một nhân vật định kỳ trong loạt phim Mickey Mouse Funhouse (2021). Năm 2021, cô xuất hiện trong tập đặc biệt Halloween "Mickey's Tale of Two Witches", và cùng năm trong tập đặc biệt Giáng sinh "Mickey and Minnie Wish Upon a Christmas".
Trong tập stop motion đặc biệt Mickey Saves Christmas (2022), Cuckoo-Loca xuất hiện với tư cách khách mời, với bức tượng nhỏ của cô nổi lên từ chiếc đồng hồ cúc cu trong xưởng của ông già Noel.
"Loca" trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là "điên", tên của cô có lẽ ám chỉ khi mọi người so sánh một người bị coi là điên với một con chim cu gáy.
Nhân vật phụ không mang tính chất nhân cách
Chip và Dale
Chip và Dale là hai chú sóc chuột thường xuyên gây rắc rối cho Pluto và Donald. Tuy nhiên, lũ sóc chuột thường xuyên bị khiêu khích, đặc biệt là Donald.
Khỉ đột Beppo
Beppo là một chú khỉ đột xuất hiện lần đầu trong phim ngắn The Gorilla Mystery (1930), nơi nó trốn thoát khỏi sở thú và bắt cóc Minnie, cuối cùng được Mickey giải cứu và đưa Beppo quay trở lại sở thú. Anh xuất hiện trở lại trong phim ngắn Người máy của Mickey (1933) với vai "The Kongo Killer", nơi anh đối mặt với Champ, người máy do Mickey tạo ra, trong một giải vô địch quyền anh. Lần xuất hiện thứ ba và cuối cùng của anh trong một bộ phim ngắn là trong Cửa hàng thú cưng (1933), trong vai một con khỉ đột trong một cửa hàng thú cưng, nơi anh bắt cóc Minnie theo phong cách King Kong.
Beppo xuất hiện trong trò chơi điện tử Epic Mickey (2010) chiến đấu trên võ đài quyền anh với Champ giống như trong Người máy của Mickey. Trong trò chơi điện tử Kingdom Hearts III (2019), Beppo xuất hiện với tư cách là kẻ thù trong minigame "Mickey's Mechanical Man", dựa trên bộ phim ngắn cùng tên.
Tanglefoot
Tanglefoot là chú ngựa hư hỏng nhưng trung thành của Mickey, được giới thiệu trong cốt truyện truyện tranh năm 1933, Mickey Mouse and His Horse Tanglefoot. Nhân vật con ngựa trở lại trong hai câu chuyện nữa và nổi tiếng đến mức vào năm 1934, Western Publishing đã phát hành sáu cuốn Big Little Books liên quan đến Tanglefoot.
Fifi the Peke
Fifi the Peke là "chú chó đoạt giải" của Minnie và là bạn gái của Pluto. Trong một phim hoạt hình (Pluto's Quin-puplets) Pluto và Fifi thậm chí còn có với nhau 5 chú chó con. Một trong số họ cuối cùng được đặt tên là Pluto Junior. Sau đó, Fifi được thay thế làm bạn gái của Pluto bởi Dinah the Dachshund. Fifi biến mất khỏi phim hoạt hình nhưng cô xuất hiện trong dòng hàng hóa có tên "Minnie 'n Me" với tư cách là con chó của Minnie. Cuối cùng cô đã trở lại hoạt hình trong tập "You, Me and Fifi" của Chuột Mickey và sau đó xuất hiện trong Chip và Dale: Cuộc sống công viên.
Voi Bobo
Bobo là một chú voi con từng xuất hiện như thú cưng của chuột Mickey trong ít nhất hai câu chuyện. Lần đầu tiên anh xuất hiện trong một cốt truyện cùng tên trên tờ báo Mickey Mouse. Trong câu chuyện, Mickey mua nhầm Bobo tại một cuộc đấu giá. Eli Squinch cũng xuất hiện lần đầu trong câu chuyện đó, thuyết phục Mickey rằng anh là chủ sở hữu hợp pháp của Bobo. Tuy nhiên, Eli thực sự có ý định sử dụng Bobo để chạy xưởng cưa của mình để tiết kiệm điện, sử dụng chiếc máy chạy bộ đã giết chết hai con ngựa. Mickey và Horace Horsecollar cản trở việc Eli chiếm lại Bobo cho đến khi cậu bé biết nhục phát hiện ra mẹ mình đang đến thăm rạp xiếc. Bobo bỏ trốn và đoàn tụ với mẹ mình.
Lần xuất hiện hoạt hình duy nhất của Bobo là vào năm 1936 Mickey's Elephant. Anh được Rajah của Gahboon trao cho Mickey. Disney đã lên kế hoạch biến Bobo thành một nhân vật định kỳ, nhưng ý tưởng này chưa bao giờ thành hiện thực. Bản phác thảo phân cảnh của một phim hoạt hình dự kiến có Bobo, có tựa đề Spring Cleaning, đã được in trong cuốn sách Mickey Mouse: The Floyd Gottfredson Library – Tập 3: Showdown at Inferno Gulch. Bobo trở lại trong tập "Safari, So Good" của Chuột Mickey
Figaro
Figaro là chú mèo cưng của Minnie xuất hiện lần đầu trong bộ phim hoạt hình của Disney Pinocchio. Anh đôi khi hòa hợp với Pluto.
Chó Butch
Chó Butch là kẻ thù của Pluto. Anh xuất hiện lần đầu trong bộ phim Bone Trouble (1940), nơi Pluto cố gắng đánh cắp khúc xương của anh. Kể từ đó, Butch luôn chống đối Pluto. Đôi khi, Butch cạnh tranh với Pluto để giành được tình cảm của Dinah the Dachshund. Có thời điểm, Butch thậm chí còn phản đối mèo Figaro (Figaro và Frankie, 1947).
Phần còn lại của phim ảnh của anh bao gồm T-Bone for Two (1942), Canine Casanova (1945), Pluto's Kid Brother (1946), The Purloined Pup (1946), Pluto's Housewarming (1947), Pluto's Purchase (1948), Pluto's Sweater (1949), Pluto's Heart Throb (1950), and Wonder Dog (1950). Chủ nhân của nó chưa bao giờ xuất hiện trong các bộ phim ngắn. Hiệu ứng giọng của Butch trong những bộ phim ngắn này được cung cấp bởi Jimmy MacDonald.
Butch xuất hiện trong tập "Robocat" của Chip và Dale: Những người cứu hộ do Jim Cummings lồng tiếng. Phiên bản này có thể nói giọng xã hội đen và hỗ trợ Đội cứu hộ khi đối phó với băng nhóm của Fat Cat.
Butch cũng là một nhân vật định kỳ trong loạt phim truyền hình Mickey Mouse Works và Nhà của chuột với hiệu ứng giọng do Frank Welker cung cấp. Anh xuất hiện như một đối thủ của Pluto trong phim hoạt hình có sự tham gia của anh.
Trong Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey và Mickey Mouse Mixed-Up Adventures, Pete được thể hiện là chủ sở hữu của Butch và được miêu tả với bộ lông màu nâu. Hiệu ứng giọng của Butch cũng được cung cấp bởi Frank Welker tại đây.
Butch xuất hiện trong Chip và Dale: Cuộc sống công viên với hiệu ứng giọng do David Gasman cung cấp.
Hải cẩu Salty
Hải cẩu Salty là một con hải cẩu xuất hiện ở những địa điểm điển hình của hải cẩu (rạp xiếc, bãi biển, sở thú, Bắc Cực) và chọc tức Pluto đuổi theo mình, khiến Pluto rơi vào tình thế nguy hiểm. Salty thường cứu anh, dẫn Salty và Pluto trở thành bạn thân của nhau — cho đến khi Salty xuất hiện tiếp theo, khi chu kỳ bắt đầu lại. Lần đầu tiên của Salty là trong Pluto's Playmate (1942), sau đó trở lại trong Rescue Dog (1947) và bộ phim đặc biệt nổi tiếng Mickey và hải cẩu (1948). Salty cũng xuất hiện trong loạt phim truyền hình Mickey Mouse Works, Nhà của chuột và Ngôi nhà vui vẻ của chuột Mickey.
Dinah the Dachshund
Dinah the Dachshund xuất hiện với tư cách là bạn gái của Pluto mặc dù đôi khi cô cũng hẹn hò với chó Butch. Cô xuất hiện lần đầu trong The Sleepwalker. Trong Canine Casanova, khi cô bị nhốt trong chuồng chó, Pluto đã cứu cả ngày, trở thành anh hùng của Dinah và cả hai bắt đầu hẹn hò. Trong các phim hoạt hình khác như In Dutch, Pluto's Heart Throb và Wonder Dog, cả hai tham gia vào lãng mạn hơn nữa, thường với chó Butch là đối thủ lãng mạn của Pluto.
Dinah gần đây đã xuất hiện trong một số phim hoạt hình ngắn trong loạt tuyển tập Mickey Mouse Works và Nhà của chuột, trong đó Pluto's Arrow Error cho thấy Dinah là bạn gái của Butch đầu tiên không có hứng thú thực sự với Pluto.
Voi Dolores
Voi Dolores là một con voi châu Á thuộc về Goofy. Cô ra mắt trong bộ phim ngắn Tiger Trouble (1945), đóng vai trò là vật cưỡi cho Goofy trong một cuộc săn hổ. Cô xuất hiện lần thứ hai trong The Big Wash (1948), trong vai một con voi trong rạp xiếc mà Goofy đang cố truy đuổi. Lần xuất hiện thứ ba và cũng là lần cuối cùng của cô trong một bộ phim ngắn là trong Working for Peanuts (1953), trong vai một con voi trong vườn thú mà Chip và Dale cố gắng ăn trộm đậu phộng của cô, và Donald, người chăm sóc cô, đã cố gắng ngăn chặn lũ sóc chuột.
Dolores được đặt theo tên thư ký của Walt Disney, Dolores Voght.
Sói Bent-Tail
Sói Bent-Tail là một con sói đồng cỏ sa mạc và là đối thủ của Pluto. Anh luôn cố gắng lấy một số thức ăn mà Pluto đang canh giữ (chủ yếu là gia súc), nhưng lần nào cũng thất bại. Anh xuất hiện lần đầu tiên trong The Legend of Coyote Rock khi cố gắng bắt một đàn cừu. Từ phim ngắn thứ hai Sheep Dog trở đi, ông có một cậu con trai làm việc cùng mình. Hai bộ phim ngắn đóng vai chính cuối cùng của anh là Pests of the West và Camp Dog. Một phiên bản cũ hơn của Bent-Tail sau đó đã xuất hiện trong tập Walt Disney presents tập "The Coyote's Lament", nơi ông dạy cháu trai của mình (là con của con trai Bent-Tail) con người và loài chó đã khiến cuộc sống của loài chó sói phải khốn khổ như thế nào. Bent-Tail và con trai ông cũng xuất hiện trong một số truyện tranh của Disney.
Pflip
Pflip là thú cưng "thnuckle-booh" của Eega Beeva, là sự kết hợp giữa chó, mèo, hà mã, kỳ lân phương Tây, lạc đà không bướu, thỏ và có thể cả các động vật khác. Anh có một hệ thống cảnh báo màu chuyển sang màu đỏ để cảnh báo Eega về một mối nguy hiểm nhất định.
Sư tử núi Louie
Sư tử núi Louie là một sư tử núi thỉnh thoảng xuất hiện với tư cách là nhân vật phản diện của Goofy và Donald. Anh thường được miêu tả trong bộ phim ngắn vịt Donald và Goofy, trong đó anh thường đuổi theo các nhân vật chính để cố gắng ăn thịt họ. Không giống như hầu hết các nhân vật hoạt hình Disney, Louie không nói mà thay vào đó phát ra những âm thanh càu nhàu hoặc gầm gừ thể hiện sự hài lòng, không tán thành hoặc lo lắng. Anh cũng tỏ ra là người quan tâm sâu sắc đến thực phẩm và khá thông minh khi lên kế hoạch để đạt được những thứ mình muốn, mặc dù những nỗ lực thực hiện kế hoạch của anh thường kết thúc bằng những thất bại hài hước.
Lần xuất hiện đầu tiên của Louie là trong Lion Around, nơi anh định ăn thịt Donald. Trong Hook, Lion and Sinker, anh được tiết lộ là có một cậu con trai. Sau đó, anh là đối thủ của Goofy trong Lion Down và Father's Lion. Louie một lần nữa chạm trán Donald trong Grand Canyonscope, tiết lộ rằng ông đã ít nhất 90 tuổi (đã được nhìn thấy ở Grand Canyon trong Nội chiến Hoa Kỳ), trong thời gian ngắn này, ông đóng vai trò là nhân vật phản diện đối với cả Donald và J. Audubon Woodlore.
Anh cũng xuất hiện như một nhân vật định kỳ trong Mickey Mouse Works và Nhà của chuột.
Việc phân loại anh là một nhân vật không phải nhân hình có thể còn gây tranh cãi, như cách anh nói trong một số truyện tranh.
Mèo Milton
Mèo Milton là một con mèo Xiêm màu đỏ gừng và là đối thủ của Pluto. Anh thường tranh giành thức ăn với Pluto. Anh xuất hiện lần đầu tiên trong tập phim ngắn Puss Cafe cùng với người bạn Richard. Tiếp theo, anh xuất hiện trong phim ngắn Plutopia, nơi anh nói chuyện trong giấc mơ của Pluto, do Jim Backus lồng tiếng. Anh xuất hiện lần cuối trong phim ngắn Cold Turkey (1951) chiến đấu với Pluto để giành lấy một con gà tây nướng nhưng cả hai đều chẳng ra gì.
Clarice
Clarice là một chú sóc chuột xuất hiện trong phim ngắn Two Chips and a Miss (1952), là mối tình lãng mạn của Chip và Dale, cả hai đều tranh giành sự chú ý của cô, mặc dù cô có vẻ yêu cả hai như nhau (ở cuối phim ngắn kết thúc bằng việc trao cho cả hai một nụ hôn). Cô làm ca sĩ trong một câu lạc bộ đêm.
Mặc dù chỉ xuất hiện trong một bộ phim ngắn nhưng cô đã trở thành một nhân vật rất nổi tiếng, xuất hiện trong Disney Parks với tư cách là một nhân vật gặp gỡ hoặc trong các chương trình trực tiếp, và xuất hiện trong trò chơi điện tử Disney Tsum Tsum (2014) và Disney Magical World 2 (2015).
Clarice đã không xuất hiện trong hoạt hình nữa kể từ Two Chips and a Miss cho đến khi cô xuất hiện với tư cách là một nhân vật định kỳ trong loạt phim truyền hình Chip và Dale: Cuộc sống công viên (2021-nay), có sự thay đổi hoàn toàn về thiết kế, trở thành một con sóc chuột cứng rắn, không mặc quần áo và có kiểu tóc là một chiếc huy hiệu có hoa cạo ở hai bên đầu. Trong loạt phim, cô sống trong động cơ của một chiếc ô tô đậu trên cây. Mối quan hệ của cô với Chip và Dale cũng chỉ đơn giản là tình bạn, mặc dù họ ngưỡng mộ khả năng của cô nhưng cô rất có tinh thần xây dựng và không ngừng sửa chữa, sửa chữa mọi thứ.
Các nhân vật trong vũ trụ vịt Donald
Vịt Donald là nhân vật phụ thường xuyên trong phim hoạt hình và truyện tranh về chuột Mickey cho đến những năm 1940. Kể từ đó, các nhân vật trong vũ trụ vịt thỉnh thoảng xuất hiện trong các câu chuyện về chuột Mickey.
Vịt Donald Người bạn thất thường và ích kỷ của Mickey, ăn mặc như một thủy thủ và nói với một giọng gần như khó hiểu.
Vịt Daisy Bạn gái của Donald, tính tình cũng nguy hiểm không kém nhưng tính tình phức tạp hơn nhiều. Cô là bạn thân nhất của Minnie.
Scrooge McDuck Chú vịt giàu có của Donald là chú vịt giàu nhất thế giới. Anh sống ở thành phố Duckburg và là người gốc Scotland.
Ludwig Von Drake Người chú lập dị của vịt Donald là một nhà khoa học, giảng viên và bác sĩ tâm thần thường trú. Ông được giới thiệu vào năm 1961, như một phần của chương trình truyền hình đặc biệt NBC của Walt Disney.
Huey, Dewey và Louie Những kẻ tạo ra trò nghịch ngợm để kích động tính khí nóng nảy nổi tiếng của Donald, những lần xuất hiện sau đó cho thấy họ là những anh hùng theo đúng nghĩa của mình và là tài sản quý giá đối với anh và Scrooge trong cuộc phiêu lưu của họ.
Thương hiệu Ajax
Ajax, đôi khi được gọi là Ajax Corporation, là một thương hiệu tên tuổi xuất hiện nhiều lần trong các câu chuyện về chuột Mickey. Một ví dụ ban đầu là trong Lonesome Ghosts (1937), nơi Mickey, Donald và Goofy làm việc cho Ajax Ghost Exterminators. Các ví dụ khác bao gồm Thợ khóa Ajax, Thợ sửa cửa Ajax, Bán đồ trang trí nơ thắt tóc Ajax và Ajax Lost and Found. Cái tên Ajax Corporation xuất hiện nhiều trong các loạt phim truyền hình Mickey Mouse Works và Nhà của chuột. Nó gần tương đương với thương hiệu Acme của Warner Bros.. Nó không có mối quan hệ nào với công ty Ajax trong thế giới thực, nhà sản xuất thiết bị phanh toa xe lửa hoặc dòng Ajax của các sản phẩm tẩy rửa gia dụng do Colgate-Palmolive sản xuất và tiếp thị công ty và có trước thời điểm Colgate-Palmolive giới thiệu chất tẩy rửa Ajax vào năm 1947.
Trong Frank Duck Brings 'Em Back Alive (1946), Donald làm việc cho rạp xiếc Ajax.
Trong Donald's Dream Voice (1948), Donald uống thuốc giọng nói Ajax.
The Little House (1952) có một công ty tên là Ajax Wrecking – Moving.
Trong tập "Duck for Hire" của Disneyland (1957), vịt Donald đến thăm Cơ quan việc làm Ajax.
Thật trùng hợp, thương hiệu Ajax cũng được sử dụng trong đoạn phim ngắn A Mouse in the House (1947) cho một cặp súng lục được sử dụng trong một đấu tay đôi giữa Tom và mèo Butch. Wile E. Coyote sử dụng Ajax Bird Seed cùng với Acme Iron Pellets trong một cảnh của phim ngắn Zip 'N Snort của Warner Bros.
Xem thêm
Vũ trụ vịt Donald
Danh sách nhân vật trong vũ trụ vịt Donald
Danh sách phương tiện truyền thông của vũ trụ chuột Mickey
Mèo Julius
Tham khảo
Tham khảo chung
Tiêu đề của phim truyện, phim ngắn, phim truyền hình dài tập và các tập phim, truyện tranh, trò chơi điện tử được đề cập trong bài viết là một phần nguồn thông tin trong bài viết này.
Liên kết ngoài
The Mickey Mouse "Universe" Guide bởi David Gerstein (1996)
Danh sách các nhân vật gắn liền với vũ trụ "Chuột" trên Inducks
Thương hiệu truyền thông đại chúng được giới thiệu năm 1928
|
19856420
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20c%E1%BA%A7u%20l%C3%B4ng%20%C4%90%E1%BB%A9c%20m%E1%BB%9F%20r%E1%BB%99ng%202024
|
Giải cầu lông Đức mở rộng 2024
|
Giải cầu lông Đức mở rộng 2024 (tên chính thức Giải cầu lông Đức mở rộng Yonex 2024 theo tên nhà tài trợ) là một giải đấu cầu lông diễn ra tại nhà thi đấu Westenergie, Mülheim, Đức, từ ngày 27 tháng 2 đến ngày 3 tháng 3 năm 2024, với tổng giá trị giải thưởng là 210.000 USD.
Giải đấu
Giải cầu lông Đức mở rộng 2024 là giải đấu thứ năm của chuỗi giải BWF World Tour 2024 và là Giải cầu lông Đức mở rộng lần thứ 65, giải đấu được tổ chức từ năm 1955. Giải đấu này do Hiệp hội Cầu lông Đức tổ chức, với sự đồng thuận của BWF.
Địa điểm thi đấu
Giải đấu này được tổ chức tại nhà thi đấu Westenergie ở Mülheim, Đức.
Điểm nhận được
Dưới đây là bảng phân bổ điểm cho từng giai đoạn của giải đấu dựa trên hệ thống điểm BWF cho giải đấu thuộc hệ thống BWF World Tour Super 300., với giải có quy mô 32 vận động viên mỗi nội dung.
Prize pool
The total prize money is US$210,000 with the distribution of the prize money in accordance with BWF regulations.
Đơn nam
Hạt giống
Chu Thiên Thành (second round)
Hoàng Trí Dũng (withdrew)
Lâm Tuấn Dịch (quarter-finals)
Ngũ Gia Lãng (first round)
Brian Yang (second round)
Toma Junior Popov (first round)
Vương Tử Duy (first round)
Christo Popov
Các vòng cuối
Nhánh trên
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhánh dưới
Nhóm 3
Nhóm 4
Đơn nữ
Hạt giống
An Se-young (bỏ cuộc)
Kim Ga-eun (bán kết)
Ratchanok Intanon (tứ kết)
Pornpawee Chochuwong (vòng 2)
Supanida Katethong (tứ kết)
Mia Blichfeldt (vô địch)
Nguyễn Thùy Linh (chung kết)
Kirsty Gilmour (vòng 2)
Các vòng cuối
Top half
Section 1
Section 2
Bottom half
Section 3
Section 4
Men's doubles
Seeds
Ong Yew Sin / Teo Ee Yi (semi-finals)
Lee Jhe-huei / Yang Po-hsuan
He Jiting / Ren Xiangyu
Rasmus Kjær / Frederik Søgaard (semi-finals)
Lu Ching-yao / Yang Po-han (quarter-finals)
Mark Lamsfuß / Marvin Seidel (quarter-finals)
Alexander Dunn / Adam Hall (second round)
Supak Jomkoh / Kittinupong Kedren (quarter-finals)
Finals
Top half
Section 1
Section 2
Bottom half
Section 3
Section 4
Women's doubles
Seeds
Dương Nhã Đình / Dương Bái Lâm (quarter-finals)
Maiken Fruergaard / Sara Thygesen (quarter-finals)
Margot Lambert / Anne Tran (semi-finals)
Treesa Jolly / Gayatri Gopichand (quarter-finals)
Gabriela Stoeva / Stefani Stoeva
Lý Di Tinh / Luo Xumin
Hsu Ya-ching / Lin Wan-ching (semi-finals)
Annie Xu / Kerry Xu (first round)
Finals
Top half
Section 1
Section 2
Bottom half
Section 3
Section 4
Mixed doubles
Seeds
Dechapol Puavaranukroh / Sapsiree Taerattanachai (quarter-finals)
Kim Won-ho / Jeong Na-eun
Tang Chun Man / Tse Ying Suet
Goh Soon Huat / Shevon Jemie Lai (quarter-finals)
Robin Tabeling / Selena Piek
Supak Jomkoh / Supissara Paewsampran (second round)
Rehan Naufal Kusharjanto / Lisa Ayu Kusumawati
Rinov Rivaldy / Pitha Haningtyas Mentari (second round)
Finals
Top half
Section 1
Section 2
Bottom half
Section 3
Section 4
Tham khảo
Liên kết ngoài
Tournament link
German Open (badminton)
German Open
German Open (badminton)
German Open (badminton)
German Open (badminton)
German Open
Thể thao Đức năm 2024
Sự kiện thể thao đang diễn ra
|
19856421
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20h%E1%BB%99i%20Trung%20%C6%B0%C6%A1ng%20Manmin
|
Giáo hội Trung ương Manmin
|
Giáo hội Trung ương Manmin (Manmin Central Church; tiếng Hàn: 만민중앙교회/Manmin Chung'ang Kyohoi/Manmin Jung-ang Gyohoe) là một Hội thánh Thiên Chúa giáo hệ phái Tin lành được Jaerock Lee thành lập tại Seoul thuộc Hàn Quốc vào năm 1982 và là một trong những Hội thánh lớn nhất ở Hàn Quốc. Manmin có nghĩa là "tất thảy sự sáng tạo; tất cả các quốc gia; tất cả mọi người" Giáo hội Trung ương Manmin tuyên bố rằng họ có số lượng nhà thờ lớn nhất ở Hàn Quốc, và họ có 120.000 thành viên trên toàn thế giới. Hội thánh đã tổ chức một dàn nhạc ca ngợi hoành tráng và hào nhoáng mang tên "Nissi". Nissi là một trong những mục vụ quan trọng nhất trong Giáo hội Manmin. Trong lịch sử, Jaerock Lee thành lập giáo phái có tên Nhà thờ Trung tâm Manmin ở Guro, một thời từng là khu người nghèo ở Seoul, với 12 tín đồ năm 1982. Giáo phái này đã phát triển lên 130.000 thành viên, trụ sở rực rỡ sắc màu và trang Web tuyên truyền rằng có thể chữa trị những bệnh lạ nhờ phép màu. Mục vụ của Jaerock Lee đã gây tranh cãi và ông được gọi là một nhà lãnh đạo tà giáo.
Cáo buộc
Ba trong số các tín đồ của Lee đã tố cáo Jaerock Lee, khi làn sóng #MeToo chống quấy rối tình dục nổi lên ở Hàn Quốc. Họ cho biết Jaerock Lee đã triệu tập từng người tới căn hộ và cưỡng hiếp. Một nạn nhân là thành viên giáo phái từ nhỏ cho hay: "Tôi không thể từ chối ông ta". "Ông ta còn hơn cả vua, ông ta là Chúa trời". "Tôi đã khóc vì căm hận khi phải nghe lời ông ta". Jaerock Lee dụ dỗ một nạn nhân khác rằng cô đang ở trên thiên đàng, cần phải cởi bỏ quần áo bởi Adam và Eva cũng khỏa thân khi ở phía Đông Vườn Địa Đàng. Có 8 phụ nữ đã đệ đơn kiện Jaerock Lee. Luật sư của Jaerock Lee biện hộ rằng họ nói dối để trả thù vì bị bêu tên khi vi phạm quy định của giáo phái. Tuy nhiên, thẩm phán Chung kết luận các nạn nhân của Jaerock Lee "không thể kháng cự vì phải tuân thủ tuyệt đối quyền lực của bị cáo theo quy định giáo phái". Ông ta đã cưỡng hiếp và quấy rối họ hàng chục lần trong thời gian dài và phải chịu 15 năm tù. Trong các bài diễn thuyết, ông ta đã gián tiếp hoặc trực tiếp xưng mình là thần thánh. Nạn nhân tin rằng ông ta là một vị thần nắm giữ quyền lực linh thiêng. Chung cuộc phiên tòa thì ông bị kết án 15 năm tù vì cưỡng hiếp 8 nữ tín đồ.
Ngoài ra, trong đợt dịch Covid, Hàn Quốc phát hiện ra ít nhất 22 ca COVID-19 liên quan tới giáo phái Manmin sau một buổi tụ tập của hàng trăm tín đồ. Cơ quan y tế Hàn Quốc đã truy vết mầm bệnh của ít nhất 200 tín đồ sau khi một tín đồ của Hội thánh Trung tâm Manmin ở quận Guro, Seoul bị phát hiện mắc COVID-19. Lây nhiễm xảy ra khi 200 tín đồ của giáo phái Manmin tập trung hồi đầu tháng 3 để chuẩn bị các đoạn video dùng cho hoạt động cầu nguyện trực tuyến sau khi chính phủ ra chỉ thị về việc cách ly xã hội để phòng dịch. Có 22 người liên quan đến nhà thờ, bao gồm một nữ mục sư, đã dương tính với virus. Vụ việc ở Manmin là "ổ dịch" COVID-19 mới nhất mà giới chức Hàn Quốc phát hiện có liên quan tới giáo phái Khoảng 70 tín đồ khác của giáo phái Manmin đã di chuyển tới quận Muan, tỉnh Nam Jeolla là nơi sinh của giáo chủ Lee Jae-rok để tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm ông Lee thực hiện phép màu khi ông Lee được cho là người đã làm nước mặn trong đài phun nước có thể uống được, giúp khắc phục tình trạng thiếu nước ở quận Muan.. Đến tận hôm nay, vẫn còn những tín đồ của nhà thờ Manmin tin rằng giáo chủ của họ có thể chữa được tứ chứng nan y, chỉ bằng cách đặt tay lên đầu người bệnh.
Chú thích
Liên kết ngoài
https://web.archive.org/web/20100317150409/http://www.manmin.org/English/ – Manmin Central Church website
Photos from Lee's 2009 crusade in Israel, from the European Pressphoto Agency
Another photo of the Israel crusade from Reuters
7th International Christian Medical Conference held at the Conference Center of Hotel Sheraton in Rome, Italy from the European Pressphoto Agency
Cuồng giáo
Phong trào Kitô giáo mới
Kitô giáo tại Hàn Quốc
|
19856425
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga%20chinh%20ph%E1%BB%A5c%20Siberia
|
Nga chinh phục Siberia
|
Cuộc chinh Siberia (tiếng Nga: Покорение Сибири) diễn ra trong gần 2 thế kỷ, bắt đầu từ năm 1580 đến năm 1778, khi Hãn quốc Sibir trở thành một cơ cấu chính trị lỏng lẻo gồm các chư hầu đang bị suy yếu bởi các hoạt động của các nhà thám hiểm và chinh phục Nga. Mặc dù đông hơn, người Nga đã gây áp lực cho các bộ tộc dựa trên việc chi phối các gia đình khác nhau để thay đổi lòng trung thành của họ và thành lập các pháo đài ở xa để họ tiến hành các cuộc đột kích khi cần. Theo truyền thống, người ta cho rằng chiến dịch của Yermak Timofeyevich chống lại Hãn quốc Siberia bắt đầu vào năm 1580. Việc sáp nhập Siberia và Viễn Đông vào Nga đã bị cư dân địa phương phản đối và diễn ra trong bối cảnh những trận chiến khốc liệt giữa người bản địa Siberia và người Cossack Nga, những kẻ thường gây ra tội ác chống lại người Siberia bản địa.
Trong 200 năm chinh phục Siberia, người Nga đã thảm sát các dân tộc bản địa và hành động này đã được các nhà sử học so sánh với việc người châu Âu thực dân hóa châu Mỹ. Đàn ông bản địa bị giết, còn phụ nữ và trẻ con bị bắt làm nô lệ. Nhiều bộ phận dân cư bản địa đã dường như bị tuyệt chủng trong giai đoạn chinh phục này.
Chinh phục Hãn quốc Sibir
Cuộc chinh phục Siberia của Nga bắt đầu vào tháng 7 năm 1580 khi khoảng 540 người Cossack dưới sự chỉ huy của Yermak Timofeyevich xâm chiếm lãnh thổ của người Vogul - chư hầu của Kuchum Khan, người cai trị Hãn quốc Sibir. Họ đi cùng với một số lính đánh thuê và tù nhân chiến tranh người Litva và Đức. Trong suốt năm 1581, lực lượng này đã đi qua lãnh thổ được gọi là Yugra và chinh phục các thị trấn Vogul và Ostyak. Lúc này, họ cũng bắt được một người thu thuế của Kuchum Khan.
Sau một loạt cuộc đột kích của người Tatar để trả đũa cuộc tiến quân của Nga, lực lượng của Yermak chuẩn bị cho chiến dịch chiếm Qashliq, thủ đô của Siberia. Lực lượng này bắt đầu kế hoạch vào tháng 5 năm 1582. Sau trận chiến kéo dài 3 ngày trên bờ sông Irtysh, Yermak đã giành chiến thắng trước lực lượng tổng hợp của Kuchum Khan và 6 thân vương Tatar đồng minh. Vào ngày 29 tháng 6, lực lượng Cossack bị người Tatar tấn công nhưng lại bị đẩy lùi.
Trong suốt tháng 9 năm 1582, Khan tập hợp lực lượng của mình để bảo vệ Qashliq. Một nhóm người Tatar ở Siberia, Vogul và Ostyak tập trung tại Núi Chyuvash để bảo vệ chống lại quân Cossack xâm lược. Vào ngày 1 tháng 10, một nỗ lực của người Cossack nhằm tấn công pháo đài Tatar ở Núi Chyuvash đã bị ngăn chặn. Vào ngày 23 tháng 10, người Cossack cố gắng tấn công pháo đài Tatar ở Núi Chyuvash lần thứ tư khi người Tatar phản công. Hơn một trăm người Cossack đã bị giết, nhưng tiếng súng của họ đã buộc người Tatar phải rút lui để lại hai khẩu đại bác của người Tatar. Lực lượng của Khan rút lui và Yermak tiến vào Qashliq vào ngày 26 tháng 10.
Kuchum Khan rút lui vào thảo nguyên và trong vài năm sau đó đã tập hợp lại lực lượng của mình. Ông ta bất ngờ tấn công Yermak vào ngày 6 tháng 8 năm 1584 trong đêm khuya và đánh bại phần lớn quân đội của ông ta. Các chi tiết còn gây tranh cãi với các tại liệu tiếng Nga cho rằng Yermak bị thương và cố gắng trốn thoát bằng cách bơi qua sông Wagay, một nhánh của sông Irtysh, nhưng bị chết đuối dưới sức nặng của chính chiếc áo giáp của ông. Phần còn lại của lực lượng Yermak dưới sự chỉ huy của Mescheryak rút lui khỏi Qashliq, phá hủy thành phố khi họ rời đi. Năm 1586, người Nga quay trở lại, và sau khi khuất phục người Khanty và người Mansi bằng cách sử dụng pháo binh, họ đã thành lập một pháo đài tại Tyumen gần tàn tích Qashliq. Các bộ lạc Tatar phục tùng Kuchum Khan đã hứng chịu nhiều cuộc tấn công của người Nga trong khoảng thời gian từ 1584 đến 1595; tuy nhiên, Kuchum Khan sẽ không bị bắt. Cuối cùng, vào tháng 8 năm 1598, Kuchum Khan bị đánh bại trong Trận Irmen gần Sông Ob. Trong quá trình chiến đấu, hoàng gia Siberia đã bị quân Nga bắt giữ. Tuy nhiên, Kuchum Khan lại trốn thoát một lần nữa. Người Nga đưa các thành viên trong gia đình Kuchum Khan đến Moscow và họ vẫn ở đó làm con tin. Hậu duệ của gia đình Khan được biết đến với cái tên Thân vương Sibirsky và gia tộc này được biết là đã tồn tại cho đến ít nhất là cuối thế kỷ XIX.
Bất chấp việc cá nhân Khan đã trốn thoát, việc bắt giữ gia đình ông đã chấm dứt các hoạt động chính trị và quân sự của Kuchum Khan và ông phải rút lui về lãnh thổ của Thị tộc Nogai ở miền nam Siberia. Ông đã liên lạc với sa hoàng và yêu cầu cấp cho ông một vùng nhỏ bên bờ sông Irtysh làm lãnh thổ cai trị. Điều này đã bị từ chối bởi sa hoàng, người đã đề xuất với Khan rằng ông đến Moscow và phục vụ sa hoàng. Tuy nhiên, vị hãn già không muốn chịu sự khinh miệt như vậy và thích ở lại vùng đất của mình hơn là "tự an ủi" ở Moscow. Kuchum Khan sau đó đến Bukhara và khi về già bị mù, chết trong cảnh lưu vong cùng họ hàng xa vào khoảng năm 1605.
Chinh phục và thám hiểm
Để chinh phục người bản địa và thu thập yasak (cống vật bằng lông thú), một loạt tiền đồn mùa đông (zimovie) và pháo đài (ostrog) đã được xây dựng tại nơi hợp lưu của các sông suối lớn và các cảng quan trọng. Công trình đầu tiên trong số này là Tyumen và Tobolsk—công trình trước đây được xây dựng vào năm 1586 bởi Vasilii Sukin và Ivan Miasnoi, và công trình sau được xây dựng vào năm sau bởi Danilo Chulkov.[2] Tobolsk sẽ trở thành trung tâm đầu não của cuộc chinh phục. Tobolsk would become the nerve center of the conquest. Ở phía Bắc Beryozovo (1593) và Mangazeya (1600–01) được xây dựng để nhận cống nạp của người Nenets, trong khi ở phía đông Surgut (1594) và Tara (1594) được thành lập để bảo vệ Tobolsk và khuất phục người cai trị Narym Ostiaks. Trong số này, Mangazeya nổi bật nhất, trở thành căn cứ để khám phá thêm về phía Đông.
Tiến lên sông Ob và các nhánh của nó, các con đường của Sông Ket (1602) và Tomsk (1604) đã được xây dựng. Ketsk sluzhilye liudi ("quân nhân") đến Yenisei vào năm 1605, xuống sông Sym; hai năm sau, các Promyshlennik và thương nhân Mangazeyan xuống Turukhan đến nơi hợp lưu của nó với Yenisei, nơi họ thành lập zimovie Turukhansk. Đến năm 1610, những người đàn ông từ Turukhansk đã đến cửa sông Yenisei và tiến tới tận Sym, nơi họ gặp những người thu cống nạp đối thủ từ Ketsk. Để đảm bảo sự khuất phục của người bản xứ, các Ostrogs của Yeniseysk (1619) và Krasnoyarsk (1628) đã được thành lập.
Sau cái chết của Khan và sự tan rã của mọi lực lượng kháng chiến có tổ chức ở Siberia, quân Nga đầu tiên tiến về phía Hồ Baikal, sau đó là Biển Okhotsk và Sông Amur. Tuy nhiên, khi mới đến biên giới Trung Quốc, họ gặp phải những người được trang bị pháo và tại đây họ dừng lại.
Người Nga tới Thái Bình Dương vào năm 1639. Sau cuộc chinh phục Hãn quốc Siberia (1598), toàn bộ Bắc Á - một khu vực lớn hơn nhiều so với hãn quốc cũ - được gọi là Siberia và đến năm 1640, biên giới phía đông của Nga đã mở rộng hơn vài triệu km2. Theo một nghĩa nào đó, hãn quốc tiếp tục tồn tại dưới danh hiệu phụ "Sa hoàng Siberia", danh hiệu này đã trở thành một phần trong phong cách đế quốc hoàn chỉnh của các nhà chuyên quyền Nga.
Cuộc chinh phục Siberia cũng dẫn đến sự lây lan của dịch bệnh. Nhà sử học John F. Richards đã viết: "... người ta nghi ngờ rằng tổng dân số Siberia thời kỳ đầu hiện đại đã vượt quá 300.000 người. ... Những căn bệnh mới đã làm suy yếu và mất tinh thần của người dân bản địa Siberia. Điều tồi tệ nhất trong số này là bệnh đậu mùa "vì tốc độ lây lan nhanh chóng của nó", lan rộng, tỷ lệ tử vong cao và sự biến dạng vĩnh viễn của những người sống sót." ... Vào những năm 1650, nó di chuyển về phía Đông Yenisey, nơi nó cuốn đi tới 80% dân số Tungus và Yakut. Vào những năm 1690, dịch bệnh đậu mùa làm giảm số lượng Yukagir ước tính khoảng 44%. Căn bệnh này lây lan nhanh chóng từ nhóm này sang nhóm khác trên khắp Siberia."
Ảnh hưởng đến người dân bản địa Siberia
Khi lời đề nghị của người Cossack bị từ chối, họ chọn cách đáp trả bằng vũ lực. Dưới sự lãnh đạo của Vasilii Poyarkov năm 1645 và Yerofei Khabarov năm 1650, nhiều người, bao gồm cả các thành viên của bộ tộc Daur, đã bị người Cossack giết chết. Khoảng 8.000 trong số 20.000 người trước đây ở Kamchatka vẫn còn tồn tại sau nửa thế kỷ đầu kể từ cuộc chinh phục của Nga. Người Daurs ban đầu bỏ làng của họ vì lo sợ sự tàn ác của người Nga trong lần đầu tiên Khabarov đến. Lần thứ hai ông đến, người Daur đánh trả quân Nga nhưng bị tàn sát. Vào thế kỷ XVII, người dân bản địa vùng Amur bị tấn công bởi người Nga, những người được biết đến với cái tên "râu đỏ".
Vào những năm 1640, người Yakut phải hứng chịu những cuộc thám hiểm bạo lực trong cuộc tiến quân của người Nga vào vùng đất gần sông Lena, và trên Kamchatka vào những năm 1690, người Koryak, Kamchadal và Chukchi cũng phải hứng chịu điều này bởi người Nga (theo nhà sử học phương Tây Stephen Shenfield). Khi người Nga không nhận được số lượng yasak theo yêu cầu của người bản xứ, thống đốc Yakutsk là Piotr Golovin, một người Cossack, đã dùng móc thịt để treo cổ những người đàn ông bản địa. Tại lưu vực sông Lena, 70% dân số Yakut đã suy giảm trong vòng 40 năm, phụ nữ bản địa bị hãm hiếp và cùng với trẻ em thường bị bắt làm nô lệ để buộc người bản địa phải trả bằng yasak để chuộc lại.
Theo John F. Richards:
Tại Kamchatka, người Nga đã đàn áp các cuộc nổi dậy của người Itelmen chống lại quyền tự chủ của họ vào các năm 1706, 1731 và 1741. Lần đầu tiên, người Itelmen được trang bị vũ khí bằng đá và không được chuẩn bị và trang bị kỹ lưỡng nhưng lần thứ hai họ lại sử dụng vũ khí thuốc súng. Người Nga phải đối mặt với sự kháng cự gay gắt hơn khi từ năm 1745 đến năm 1756 họ cố gắng chinh phục người Koryak được trang bị súng và cung cho đến khi giành chiến thắng. Người Cossack của Nga cũng phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt và buộc phải từ bỏ nỗ lực tiêu diệt người Chukchi vào các năm 1729, 1730–1731 và 1744–1747. Sau thất bại của Nga năm 1729 dưới tay người Chukchi, chỉ huy người Nga, Thiếu tá Dmitry Pavlutsky chịu trách nhiệm về cuộc chiến tranh của Nga chống lại người Chukchi và các vụ tàn sát hàng loạt và bắt phụ nữ và trẻ em người Chukchi làm nô lệ vào năm 1730–1731, nhưng sự tàn ác của ông ta chỉ khiến người Chukchi chiến đấu ác liệt hơn. Việc thanh lọc người Chukchi và Koryak được Nữ hoàng Yelizaveta hạ lệnh vào năm 1742 nhằm trục xuất họ hoàn toàn khỏi quê hương và xóa bỏ nền văn hóa của họ thông qua chiến tranh. Lệnh đưa ra là người bản địa phải bị "tiêu diệt hoàn toàn" với việc Pavlutskiy lại lãnh đạo cuộc chiến này từ năm 1744 đến năm 1747, trong đó ông lãnh đạo người Cossack "với sự giúp đỡ của Chúa toàn năng và sự may mắn của bệ hạ", tàn sát những người đàn ông Chukchi, bắt phụ nữ và trẻ em của họ làm nô lệ. Tuy nhiên người Chukchi đã kết thúc kế hoạch này và buộc người Nga phải từ bỏ dã tâm bằng cách giết chết và chặt đầu Pavlutskiy.
Người Nga cũng phát động các cuộc chiến tranh và tàn sát người Koryak vào các năm 1744 và 1753–1754. Sau khi người Nga cố gắng buộc người bản địa cải đạo sang Kitô giáo, các dân tộc bản địa khác nhau như Koryak, Chukchi, Itelmen và Yukaghir đều đoàn kết để đánh đuổi người Nga ra khỏi vùng đất của họ vào những năm 1740, đỉnh điểm là cuộc tấn công vào pháo đài Nizhnekamchatsk năm 1746. Kamchatka ngày nay với phần lớn dân số là người gốc châu Âu về nhân khẩu học và văn hóa với chỉ 5% trong số đó là người bản địa, khoảng 10.000 người so với con số 150.000 trước đó, do các cuộc tàn sát hàng loạt của người Cossack sau khi sáp nhập lãnh thổ của người Itelmen và Koryak vào năm 1697, trong suốt những thập kỷ đầu tiên của người Nga. Những vụ giết người của người Cossack Nga đã tàn phá cấu trúc của người dân bản địa Kamchatka. Ngoài việc tàn sát, người Cossack còn tàn phá hệ sinh thái động vật hoang dã bằng cách tàn sát số lượng lớn động vật để lấy lông. 90% người Kamchadal và một nửa người Vogule đã bị giết từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX và sự tàn sát nhanh chóng của người dân bản địa đã khiến toàn bộ các nhóm dân tộc bị xóa sổ hoàn toàn, với khoảng 12 nhóm bị tiêu diệt có thể được nêu tên bởi Nikolai Yadrintsev tính đến thời điểm đó, năm 1882. Phần lớn hoạt động giết mổ diễn ra do hoạt động buôn bán lông thú ở Siberia.
Oblastniki vào thế kỷ XIX trong số những người Nga ở Siberia thừa nhận rằng người bản địa đã phải chịu sự bóc lột bạo lực nghiêm trọng và tuyên bố rằng họ sẽ khắc phục tình hình bằng các chính sách khu vực chủ nghĩa mà họ đề xuất.
Người Aleut ở Quần đảo Aleut bị người Nga diệt chủng và làm nô lệ trong 20 năm đầu dưới sự cai trị của Nga, phụ nữ và trẻ em người Aleut bị người Nga bắt và đàn ông Aleut bị tàn sát.
Việc Nga xâm chiếm Siberia và thảm sát các dân tộc bản địa của nó đã được so sánh với việc người châu Âu thực dân hóa châu Mỹ và tàn sát người bản địa ở đó, với những tác động tiêu cực tương tự đối với người bản địa và việc chiếm đoạt đất đai của họ. Người Slav Nga đông hơn tất cả các dân tộc bản địa ở Siberia và các thành phố của nó ngoại trừ Cộng hòa Tuva và Sakha, trong đó người Slav Nga chiếm đa số tại Cộng hòa Buryat và Altai, đông hơn người Buryat và người bản địa Altai. Người Buryat chỉ chiếm 33,5% dân số trong nước Cộng hòa của họ, người Altai chiếm 37% và người Chukchi chỉ 28%; Người Evenk, người Khanty, người Mansi và người Nenets đông hơn người không phải bản địa tới 90% dân số. Những người bản địa là mục tiêu của các sa hoàng và các chính sách của Liên Xô nhằm thay đổi lối sống của họ, và người Nga được trao cho những đàn tuần lộc và những văn hoá hoang dã của người bản địa đã bị sa hoàng và Liên Xô xoá bỏ. Đàn tuần lộc đã bị quản lý kém đến mức tuyệt chủng.
Người Ainu đã nhấn mạnh rằng họ là người bản địa của Quần đảo Kuril và người Nhật và người Nga đều là những kẻ xâm lược.
Tham khảo
Đọc thêm
Bassin, Mark. "Inventing Siberia: visions of the Russian East in the early nineteenth century." American Historical Review 96.3 (1991): 763–794. online
Gibson, J. R. "The Significance of Siberia to Tsarist Russia," Canadian Slavonic Papers, 14 (1972): 442–53.
Lantzeff, George Vjatcheslau, and Raymond Henry Fisher. Siberia in the seventeenth century: a study of the colonial administration (U of California Press, 1943).
Lantzeff, G. V. and R. A. Pierce, Eastward to Empire: Exploration and Conquest on the Russian Open Frontier, to 1750 (Montreal: McGill-Queen's University Press, 1973)
Địa lý, bản đồ chuyên đề
Barnes, Ian. Restless Empire: A Historical Atlas of Russia (2015), copies of historic maps
Catchpole, Brian. A Map History of Russia (Heinemann Educational Publishers, 1974), new topical maps.
Channon, John, and Robert Hudson. The Penguin historical atlas of Russia (Viking, 1995), new topical maps.
Chew, Allen F. An atlas of Russian history: eleven centuries of changing borders (Yale UP, 1970), new topical maps.
Gilbert, Martin. Atlas of Russian history (Oxford UP, 1993), new topical maps.
Parker, William Henry. An historical geography of Russia (Aldine, 1968).
Lịch sử quân sự Nga thế kỷ 16
Lịch sử quân sự Nga thế kỷ 17
Lịch sử chủ nghĩa thực dân châu Âu
Chiến tranh liên quan tới Đế quốc Nga
Nga hóa
Lịch sử Siberia
Hãn quốc Sibir
Chiến tranh liên quan tới Sa quốc Nga
Sự phát triển lãnh thổ của Nga
Diệt chủng người bản địa ở châu Á
|
19856434
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%89ric%20Boullier
|
Éric Boullier
|
Éric René Boullier (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1973) là một kỹ sư đua xe mô tô và người quản lý Pháp. Ông từng là giám đốc của McLaren từ năm 2014 đến năm 2018. Từ mùa giải 2010 đến 2013, ông từng là lãnh đội của Lotus F1 Team và là phó chủ tịch Hiệp hội các đội đua Công thức 1 (FOTA) cho đến khi hiệp hội này giải tán sau sáu năm.
Sự nghiệp
Boullier tốt nghiệp Viện Khoa học Ứng dụng Bách khoa (Institut polytechnique des Sciences Appliquées) của Pháp, nơi ông theo học ngành kỹ thuật hàng không và tàu vũ trụ. Vào năm 2002, ông đảm nhận vị trí kỹ sư trưởng của đội đua Racing Engineering của Tây Ban Nha và phụ trách chương trình World Series by Nissan.
Đầu năm 2003, ông chuyển đến đội đua DAMS của Pháp với tư cách là giám đốc điều hành và kỹ thuật, bao gồm cả hoạt động của đội A1 Team France.
Cuối năm 2008, Boullier trở thành Giám đốc điều hành của Gravity Sport Management, nơi ông phụ trách cho nhiều tay đua trẻ bao gồm Ho-Pin Tung, Adrien Tambay, Jérôme d'Ambrosio và Christian Vietoris.
Sau mùa giải 2009, đội đua Renault F1 được công ty Genii Capital mua lại. Một trong những nhân vật hàng đầu của Genii là Gérard Lopez, người ủng hộ chính cho Gravity Sport. Vào ngày 5 tháng 1 năm 2010, Boullier được công bố là lãnh đội mới của đội mặc dù chưa từng làm việc ở Công thức 1. Renault F1 đã đứng thứ năm trên bảng xếp hạng các đội đua Công thức 1 năm 2010 và sau khi Renault rút lui, đội Lotus Renault GP mới có tên đã đứng thứ năm trên bảng xếp hạng các đội đua Công thức 1 năm 2011. Boullier vẫn giữ chức hiệu trưởng đội năm 2012 khi đội đã được đổi tên một lần nữa thành Lotus F1 Team. Ông tiếp tục giữ vai trò nầy cho đến hết mùa giải 2013.
Vào ngày 29 tháng 1 năm 2014, Boullier được bổ nhiệm làm giám đốc đua xe của đội đua Công thức 1 McLaren dưới thời Ron Dennis, chủ tịch và giám đốc điều hành của Tập đoàn McLaren. Thông báo này được đưa ra như một phần của cuộc cải tổ quản lý cấp cao lớn hơn của đội đua xe do Tập đoàn McLaren quản lý. Vào ngày 4 tháng 7 năm 2018, ông tuyên bố từ chức tại McLaren Racing.
Vào tháng 2 năm 2019, Boullier gia nhập ban tổ chức Giải đua ô tô Công thức 1 Pháp với tư cách là cố vấn và đại sứ thể thao và chiến lược và đồng thời được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành vào tháng 1 năm 2020.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Nhân vật còn sống
Người Pháp
Sinh năm 1973
Cựu sinh viên Trường Bách khoa Paris
Công thức 1
|
19856435
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngo%E1%BA%A1i%20V%C6%B0%C6%A1ng%20N%E1%BB%99i%20%C4%90%E1%BA%BF
|
Ngoại Vương Nội Đế
|
Trong xưng đế, ngoài xưng vương là một thuật ngữ sử dụng trong lĩnh vực quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực văn hóa Á Đông. Những vị quân chủ cai trị các quốc gia nhỏ hơn sẽ lấy danh hiệu hoàng đế (皇帝 hoặc các danh hiệu tương đương) và/hoặc các đế hiệu khác ở trong nước, và lấy danh hiệu vương (王 hoặc các danh hiệu tương đương) khi giao thiệp với triều đại của Trung Quốc. Khuôn khổ này được áp dụng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác.
Vì Trung Quốc là một cường quốc bá quyền ở khu vực Đông Á trong phần lớn lịch sử nên các quốc gia xung quanh buộc phải triều cống cho các hoàng đế Trung Quốc để đổi lấy hòa bình và tính chính danh quân chủ. Trong hệ thống này, các nhà nước nhỏ hơn chấp nhận quyền bá chủ của Trung Quốc và thừa nhận hoàng đế Trung Quốc là bá chủ danh nghĩa của họ. Vì các hoàng đế Trung Quốc tự xưng là thiên tử và nắm giữ quyền lực tối cao trên khắp thiên hạ, nên những người cai trị các quốc gia nhỏ hơn phải sử dụng danh hiệu dưới của hoàng đế. Học thuyết này đảm bảo quan niệm chỉ có thể có một thiên tử duy nhất cai trị dưới vòm trời trong bất kỳ thời điểm nào.
Triều Tiên
Những người cai trị Bột Hải đã sử dụng các tước vị như Seongwang ( , "Thánh vương") và Hwangsang (, "Hoàng đế") và có niên hiệu độc lập.
Năm 933, Cao Ly Thái Tổ được Hoàng đế Lý Tự Nguyên của Hậu Đường phong làm Cao Ly Vương (高麗國王). Trước khi đầu hàng nhà Nguyên, các tên gọi và thuật ngữ giành cho đế quốc đã được nhà Cao Ly sử dụng rộng rãi trong nước. Những người cai trị này tự xưng là Thiên tử. Kính Thuận vương đã gọi Cao Ly Thái Tổ là Thiên tử khi ông đầu hàng. Mặc dù nhà Tống, Liêu và Tấn đều biết rõ về việc Cao Ly sử dụng tước vị đế, nhưng cả ba triều đại Trung Quốc đều không phản đối việc làm này.
Triều đại Cao Ly sau này trở thành một khu vực bán tự trị của nhà Nguyên, chấm dứt vị thế đế quốc trong nước. Những người cai trị mang danh hiệu vua và bị cấm đặt miếu hiệu, điều chỉ dành riêng cho các hoàng đế nhà Nguyên. Năm 1356, Cao Ly Cung Mẫn vương tuyên bố độc lập khỏi nhà Nguyên.
Năm 1392, vua Thái Tổ của Triều Tiên đã lật đổ triều đại Cao Ly và thành lập Nhà Triều Tiên. Ông được Hoàng đế Minh Thái Tổ ban tặng danh hiệu Triều Tiên Vương (朝鮮國王). Cả trong nước lẫn bên ngoài, các quân chủ Triều Tiên đều giữ danh hiệu vua, không giống như Cao Ly trước đây.
Việt Nam
Năm 544, Lý Bôn lập nên nhà Tiền Lý và tự xưng là Nam Việt Đế (南越帝).
Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh thành lập nhà Đinh và xưng hoàng đế, bãi bỏ tước hiệu cũ là Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ (靜海軍節度使). Vua Thái Tổ nhà Tống sau này phong tước Giao Chỉ quận vương cho Đinh Bộ Lĩnh.
Năm 986, Lê Hoàn được phong làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ khi sứ giả nhà Tống đến thăm. Năm 988, Lê Hoàn được thăng làm Đại tư lệnh (檢校太尉); năm 993 làm Giao Chỉ quận vương (交趾郡王); và cuối cùng vào năm 997, tước hiệu của ông được phong làm Nam Bình Vương (南平王)
Năm 1010, Lý Thái Tổ lập nên triều Lý và được hoàng đế Tống Chân Tông phong làm Giao Chỉ quận vương. Năm 1174, Lý Anh Tông được phong An Nam vương (安南國王); "Annan" hay "An Nam", có nghĩa là "Miền Nam bình yên", là tên của Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc. Trong nước, các vua nhà Lý duy trì việc sử dụng tước vị hoàng đế.
Khi lập nhà Hậu Lê, Lê Thái Tổ xưng vương hiệu là Đại Vương (大王). Mãi đến thời Lê Thánh Tông, các vị quân chủ Việt Nam mới xưng lại tước đế. Hệ thống này tiếp tục được duy trì cho đến cuối triều đại, vì tất cả các vị quân chủ đều tuyên bố địa vị đế quốc trong nước và trở lại cấp vương khi giao thiệp với Trung Quốc.
Hoàng đế Gia Long của triều Nguyễn được Hoàng đế Gia Khánh nhà Thanh phong làm Việt Nam quốc vương (越南國王). Trong khi triều Nguyễn chấp nhận quyền bá chủ của Trung Quốc và lấy danh hiệu vua khi đối phó với nhà Thanh, họ đã có quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác với tư cách là Hoàng đế Đại Việt Nam (大越南皇帝) và sau đó là Hoàng đế Đại Nam (大南皇帝 ). Trong nước, các vua nhà Nguyễn cũng sử dụng danh hiệu hoàng đế và gọi đế quốc của mình là "miền nam" (liên quan đến nhà Thanh, "miền bắc"), ngụ ý có địa vị ngang bằng với Trung Quốc.
Tham khảo
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc
Quan hệ Nhật Bản–Trung Quốc
Lịch sử Đông Á
|
19856437
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%B2
|
ჲ
|
Ie hay Iota (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ჲ, mtavruli Ჲ) là chữ cái thứ 15 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ჲ có giá trị là 60. Hiện tại ჲ không còn được sử dụng trong tiếng Gruzia.
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Xem thêm
Chữ cái Hy Lạp Iota
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856442
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/TCG%20Burakreis
|
TCG Burakreis
|
Ba tàu ngầm của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ từng được đặt cái tên TCG Burakreis hay Burak Reis, theo tên Đô đốc Ottoman Burak Reis (?-1499):
TCG Burak Reis (1940) là một được đóng tại Anh bởi hãng Vickers-Armstrong]], bị Hải quân Hoàng gia Anh trưng dụng như là chiếc trong Thế Chiến II, bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ năm 1946 và phục vụ cho đến năm 1957
TCG Burakreis (S-335) nguyên là chiếc của Hoa Kỳ, sở hữu năm 1971 và phục vụ cho đến năm 1996
TCG Burakreis (S-359) là một nhập biên chế năm 2006 và hiện vẫn đang phục vụ
Tên gọi tàu chiến Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ
|
19856443
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Seadragon%20%28SS-194%29
|
USS Seadragon (SS-194)
|
USS Seadragon (SS-194) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài hải long lá. Nó đã phục vụ trong suốt Thế Chiến II, thực hiện tổng cộng mười ba chuyến tuần tra và đánh chìm mười tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 43.450 tấn. Được rút ra khỏi hoạt động trên tuyến đầu vào đầu năm 1945, nó đảm nhiệm vai trò huấn luyện cho đến khi xung đột chấm dứt, và xuất biên chế vào năm 1946. Con tàu cuối cùng bị bán để tháo dỡ vào năm 1948. Seadragon được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II.
Thiết kế và chế tạo
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Seadragon được trang bị kiểu động cơ Hooven-Owens-Rentschler (H.O.R.) 9-xy lanh hoạt động hai chiều vốn gặp nhiều trục trặc kỹ thuật. Trong một cố gắng tạo ra công suất lớn hơn từ một động cơ nhỏ, kiểu động cơ hoạt động hai chiều tỏ ra kém tin cậy. Vào giai đoạn giữa Thế Chiến II chúng được thay thế bởi động cơ GM Cleveland Diesel 16-278A, có thể vào lượt đại tu vào đầu năm 1943.
Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Seadragon được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 18 tháng 4, 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 21 tháng 4, 1939, được đỡ đầu bởi bà May F. Richardson, phu nhân Đô đốc James O. Richardson, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 23 tháng 10, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân John Graham Johns.
Lịch sử hoạt động
1939 - 1941
Phần thưởng
Seadragon được tặng thưởng mười một Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Thế Chiến II. Nó được ghi công đã đánh chìm mười tàu Nhật Bản với tổng tải trọng 43.450 tấn.
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-194
history.navy.mil: Appendectomy Performed on Fourth War Patrol of USS Seadragon, 1942
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu thủy năm 1939
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ trong Thế Chiến II
|
19856444
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Seadragon
|
USS Seadragon
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Seadragon, theo tên loài hải long lá:
là một trong biên chế từ năm 1939 đến năm 1946
là một trong biên chế từ năm 1959 đến năm 1986
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856446
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sealion%20%28SS-195%29
|
USS Sealion (SS-195)
|
USS Sealion (SS-195) là một được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài sư tử biển. Ngay lúc mở màn cuộc xung đột tại Thái Bình Dương, nó bị hư hại nặng do không kích bởi máy bay ném bom Nhật Bản trong khi được đại tu tại Xưởng hải quân Cavite, Philippines, nên cuối cùng phải tự đánh đắm ngoài khơi Cavite vào ngày 25 tháng 12, 1941.
Thiết kế và chế tạo
Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với dẫn trước, duy trì một tốc độ để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội. Ngoài ra, tầm hoạt động cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản. Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.
Lớp Sargo có chiều dài , với trọng lượng choán nước khi nổi là và khi lặn là . Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric, có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt. Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi , gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).
Sealion được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat Company ở Groton, Connecticut vào ngày 20 tháng 6, 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 5, 1939, được đỡ đầu bởi bà Augusta K. Bloch, phu nhân Đô đốc Claude C. Bloch, Tổng tư lệnh Hạm đội Hoa Kỳ, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 11, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Julian Knox Morrison, Jr.
Lịch sử hoạt động
Phần thưởng
Tham khảo
Chú thích
Thư mục
Liên kết ngoài
NavSource Online: Submarine Photo Archive - SS-195
On Eternal Patrol: USS Sealion
Lớp tàu ngầm Sargo
Tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ
Tàu ngầm trong Thế chiến II
Tàu ngầm bị đánh chìm bởi máy bay
Xác tàu đắm ngoài khơi bờ biển Philippines
Sự cố hàng hải năm 1941
Tàu thủy năm 1939
|
19856447
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Sealion
|
USS Sealion
|
Hai tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Sealion, theo tên loài sư tử biển:
là một nhập biên chế năm 1939 và bị mất tại Philippines năm 1941
là một trong biên chế ở các giai đoạn 1944-1946, 1948-1960 và 1961-1970,
Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
|
19856450
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/LCK%20m%C3%B9a%20gi%E1%BA%A3i%202022
|
LCK mùa giải 2022
|
LCK mùa giải 2022 là mùa giải thứ 11 của League of Legends Champions Korea (LCK), giải đấu thể thao điện tử chuyên nghiệp của Hàn Quốc dành cho bộ môn Liên Minh Huyền Thoại. Mùa giải được chia làm 2 giai đoạn: Mùa Xuân và Mùa Hè. Giải Mùa Xuân sẽ bắt đầu vào ngày 12 tháng 1 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 2 tháng 4 năm 2022. Giải Mùa Hè bắt đầu vào ngày 15 tháng 6 và kết thúc với trận chung kết tổng vào ngày 28 tháng 8 năm 2022.
Đội vô địch giải Mùa Xuân,T1 đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2022. Gen.G vô địch giải Mùa Hè, trực tiếp giúp họ đủ điều kiện tham dự Chung kết thế giới 2022. T1 đủ điều kiện tham dự Chung kết thế giới 2022 thông qua điểm tích lũy, trong khi cả DRX và DWG KIA cũng đủ điều kiện tham dự Chung kết thế giới 2022 thông qua vòng loại khu vực.
Giải Mùa Xuân
Vòng bảng của Giải Mùa Xuân diễn ra từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 20 tháng 3 năm 2022. Sáu đội đứng đầu vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2022. Đội đứng đầu vòng loại trực tiếp đủ điều kiện tham dự Mid-Season Invitational 2022.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Giải Mùa Hè
Vòng bảng của Giải Mùa Hè diễn ra từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 8 năm 2022. Sáu đội đứng đầu vòng bảng sẽ tiến vào vòng loại trực tiếp, diễn ra từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 8 năm 2022.
Vòng bảng
Vòng loại trực tiếp
Điểm tích luỹ
Vòng loại khu vực
Vòng loại khu vực là giải đấu bao gồm bốn đội đứng đầu LCK dựa trên số điểm vô địch (trừ 2 đội đã đủ điều kiện trực tiếp tham gia Chung kết thế giới 2022). Hai đội đứng đầu đối đầu với nhau, đội chiến thắng giành được một suất tham dự Chung kết thế giới. Đồng thời, hai đội đứng sau thi đấu với nhau, đội thua sẽ bị loại. Hai đội còn lại sau đó tranh giành suất LCK cuối cùng tại Chung kết thế giới 2022.
Giải thưởng
Giải Mùa Xuân
MVP: Keria, T1
Đội hình tiêu biểu 1:
Giải Mùa Hè
MVP: Ruler, Gen.G
Đội hình tiêu biểu 1:
Tham khảo
Thể thao điện tử năm 2022
|
19856451
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%87%20th%E1%BB%91ng%20Labouch%C3%A8re
|
Hệ thống Labouchère
|
Hệ thống Labouchère, còn được gọi là hệ thống Hủy, Tách gấp thếp là một chiến lược cá cược được sử dụng trong các trò chơi đánh bạc khác nhau nhưng được biết là hoạt động tốt với những trò đánh bạc mà xác suất thắng/thua của người chơi là 50%. Người sử dụng chiến lược như vậy quyết định trước khi chơi số tiền họ muốn giành được và viết ra danh sách các Số dương có tổng bằng số tiền đã xác định trước, và độ chênh lệch của mỗi con số trong dãy không quá cao. Có một nguyên tắc mà tất cả người chơi sử dụng hệ thống Labouchère phải tuân theo đó là:
Đặt cược bằng tổng hai số ngoài cùng của dãy số
Khi chiến thắng, người chơi sẽ gạch bỏ số ở bên trái và bên phải
Khi thua cược, người đặt cược sẽ không được phép gạch bỏ bất kỳ số nào và phải thêm con số thua cược vào phía sau danh sách.
Quá trình này tiếp tục cho đến khi danh sách các số bị gạch bỏ hoàn toàn, lúc đó đã giành được số tiền mong muốn hoặc cho đến khi người chơi hết tiền để đặt cược. Hệ thống này được đặt tên theo chính trị gia và nhà báo người Anh Henry Labouchère, người nghĩ ra chiến lược.
Lý thuyết
Lý thuyết của hệ thống Labouchère này là vì người chơi gạch bỏ hai số trong danh sách (thắng) cho mỗi số được thêm vào (thua), người chơi có thể hoàn thành danh sách, (gạch bỏ tất cả các số). Từ đó giành được số tiền mong muốn mặc dù người chơi không cần phải thắng nhiều như mong đợi.
Ví dụ vào trò chơi Đánh bạc Roulette: Hệ thống Labouchère được áp dụng cho các cược Roulette như Chẵn/Lẻ, Đỏ/Đen hoặc 1–18/19–36. Nếu một người chơi chơi bất kỳ cược nào trong số các cược trên, sẽ có 18 kết quả riêng lẻ dẫn đến chiến thắng cho người chơi đó và (đối với bánh xe Roulette kiểu Mỹ) có 20 kết quả riêng lẻ dẫn đến thua cho người chơi đó. Người chơi có 18/38 cơ hội thành công khi đặt cược bất kỳ cược nào ở trên, khoảng 47,37%.
Một công thức để hiểu điều này như sau:
Trong đó x = Số trận thắng
y = Số trận thua
z = Các số ban đầu trong danh sách
Khi
(y + z) / 2 ≤ x
Kết quả là danh sách đã được hoàn thành.
Ưu, nhược điểm của Hệ thống Labouchère
Ưu điểm
Khi cược theo chiến thuật này vào các cửa có xác suất thắng/thua là 50% thì chỉ cần xác suất thực tế cửa bạn đặt cũng bằng hoặc gần bằng 50% thì nhất định sẽ lời.
Nguyên lý cược tương tự như chiến thuật cược gấp thếp nhưng tiền cược đặt từng vòng thấp hơn
Nhược điểm
Phụ thuộc vào hạn chế của bàn chơi và tài chính: Nếu bàn chơi có giới hạn cược tối đa thấp, việc tăng số tiền cược theo dãy số có thể bị hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chiến lược một cách hiệu quả. Hơn nữa, người chơi cần có nguồn tài chính đủ lớn để tiếp tục đặt cược theo dãy số khi gặp chuỗi thua lỗ.
Khả năng thua lỗ lớn: Labouchere có khả năng dẫn đến việc người chơi gánh chịu lỗ lớn nếu không thực hiện đúng chiến lược hoặc gặp phải chuỗi thua liên tiếp. Dãy số có thể trở nên dài và số tiền cược liên tục tăng.
Yêu cầu kỹ năng tính toán chính xác: người chơi có khả năng tính toán chính xác để tạo ra dãy số và đặt cược theo từng bước. Nếu người chơi mắc phải sai sót trong tính toán, dãy số và số tiền cược có thể bị lệch, dẫn đến sự không hiệu quả của chiến lược.
Lấy ví dụ dãy số trong hệ thống Labouchère là 1-2-1-1-1-2-1-1 sẽ đặt tiền cược từng lần như sau:
Lần 1: Đặt tiền bằng tổng đơn vị 2 số ngoài cùng bên trái và phải của dãy Labouchère: 1-2-1-1-1-2-1-1
Nếu thắng: bạn bỏ 2 số ngoài cùng đã dùng ở vòng 1 đi và tiếp tục đặt tiền bằng tổng 2 số ngoài cùng bên trái và phải của dãy Labouchère tiếp theo: 2-1-1-1-2-1
Nếu thua: Số tiền thua sẽ được cộng thêm vào dãy số Labouchère và tiếp tục đặt tiền bằng tổng 2 số ngoài cùng bên trái và phải của dãy mới: 1-2-1-1-1-2-1-1-2
Trình tự chuỗi các con số hoàn toàn phụ thuộc vào người chơi. Nếu người chơi thích đặt cược lớn và tạo ra chuỗi số cao thì rủi ro sẽ cao hơn rất nhiều.
Trong trường hợp người chơi thất bại và các con số trên chuỗi khá cao. Người chơi có thể giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra tiếp theo bằng cách chia các con số ra thành các chuỗi nhỏ hơn. Điều này được gọi là Split when lossing - Tách nhỏ khi thua trong chiến thuật Labouchère. Ví dụ như chuỗi thua của bạn đang là: 25 – 29 – 37 – 40 – 58 – 62 – 79 = 330 thì bạn có thể chia thanh 2 hoặc 3 hoặc nhiều hơn để tham gia cược. Chẳng hạn như:
Chuỗi 1: 5 – 10 – 15 – 20 – 25 – 30 – 35 – 40 – 40 = 220
Chuỗi 2: 15 – 15 – 15 – 15 = 60 hoặc 5 – 10 – 15 – 20 = 50
Chuỗi 3: 5 – 10 – 15 – 20 = 50 hoặc 15 – 20 – 25 = 60
Tổng của 3 chuỗi cộng lại là 220 + 50 + 60 = 330
Đôi khi, người chơi theo hệ thống này sẽ đến mức không thể đặt cược tiếp theo theo yêu cầu của hệ thống do giới hạn tiền cược của bàn chơi. Một cách giải quyết cho vấn đề này chỉ đơn giản là chuyển sang bàn khác có giới hạn cược cao hơn hoặc người chơi có thể lấy số tiếp theo cần đặt cược, chia cho 2 và chỉ cần thêm số đó vào danh sách hai lần. Nếu một người chơi chơi hệ thống Labouchère theo cách tương tự, ngoại trừ việc người chơi luôn cộng một nửa số tiền cược thua vào cuối danh sách hai lần cho mỗi lần cược thua, trong đó:
Trong đó x = Số trận thắng
y = Số trận thua
z = Các số ban đầu trong danh sách
Khi:
y + (z / 2) ≤ x
Kết quả là danh sách đã được hoàn thành.
Thuật toán
Thuật toán cho hệ thống Labouchère có thể được coi là thuật toán Las Vegas vì số tiền mà người chơi mong muốn giành được sẽ luôn là số tiền được xác định trước. Tuy nhiên, không có gì đảm bảo rằng người chơi sẽ đạt được mục tiêu mong muốn trước khi thua hết tiền. Điều này được gọi là nguy cơ hủy hoại. Ví dụ: hãy xem xét việc triển khai đệ quy một vòng đặt cược theo hệ thống Labouchère bằng Python.
def gamble(sequence, balance):
"""Hệ thống Labouchère."""
# Thắng
if len(sequence) < 1:
return balance
# Nếu chuỗi có độ dài 1, cược là số trong chuỗi.
# Ngược lại, đó là số đầu tiên được thêm vào số cuối cùng.
if len(sequence) == 1:
bet = sequence[0]
else:
bet = sequence[0] + sequence[-1]
# Thua cả vòng cược
if bet > balance:
return balance
won = flip_coin()
if won:
# Thắng
return gamble(sequence[1:-1], balance + bet)
else:
# Thua cược
return gamble(sequence + [bet], balance - bet)
Quá trình đệ quy của thuật toán chấm dứt khi chuỗi trống hoặc khi người chơi không đủ tiền để tiếp tục đặt cược. Khi hàm được gọi, kích thước đặt cược được thực hiện bằng tổng của số đầu tiên và số cuối cùng của chuỗi. Nếu độ dài của chuỗi là 1 thì tiền đặt cược bằng chính số đó. Nếu cược thắng thì số đầu tiên và cuối cùng sẽ được tách ra khỏi chuỗi và vòng cược tiếp theo sẽ bắt đầu. Tuy nhiên, nếu cược thua thì một số nguyên bằng số tiền cược thua sẽ được thêm vào chuỗi và vòng tiếp theo bắt đầu. Như được xác định bởi các tham số để chấm dứt đệ quy, các trường hợp mà thuật toán sẽ kết thúc là những trường hợp mà người chơi đã giành được số tiền bằng tổng của chuỗi ban đầu hoặc đã mất toàn bộ số vốn khả dụng của mình.
Hệ thống Labouchère đảo ngược
Đặt cược bằng tổng hai số ngoài cùng của dãy số
Khi chiến thắng, người chơi sẽ thêm con số thắng cược vào phía sau chuỗi.
Khi thua cược, gạch bỏ số ở bên trái và bên phải
Hệ thống Labouchère đảo ngược thì danh sách thể hiện số tiền nhiều nhất mà người chơi sẽ thua trong chu kỳ cá cược.
Ngoài ra, người chơi không nhất thiết phải tiếp tục hệ thống cho đến khi đáp ứng hoặc vượt quá giới hạn bàn chơi mà thay vào đó có thể chọn một cược duy nhất mà người chơi không muốn vượt quá và đặt cược đó vào giới hạn cá nhân của riêng họ. Bằng cách sử dụng chiến lược này để kiếm lợi nhuận, bạn sẽ chỉ cần 33% số tiền thắng cược để chốt lợi nhuận.
Không giống như hệ thống Labouchère (khi được tuân thủ nghiêm ngặt) yêu cầu tỷ lệ chiến thắng ít nhất là 33,34% để hoàn thành, tỷ lệ chiến thắng cần thiết để hoàn thành Hệ thống Labouchère đảo ngược phụ thuộc vào cả giới hạn bàn (hoặc mức cược đơn tối đa một người chơi sẵn sàng thực hiện) cũng như các số trong danh sách.
Ví dụ: nếu một bàn có giới hạn là 500 USD và một người chơi đã thiết lập một danh sách dãy số Labouchère đảo ngược như sau:
50, 50, 50, 50, 50
Chín chiến thắng liên tiếp (100, 150, 200, 250, 300, 350, 400, 450, 500) sẽ khiến lần đặt cược tiếp theo trong hệ thống vượt quá giới hạn của bàn và do đó, danh sách này hoàn thành với lợi nhuận của người chơi là 2.700 USD.
Độ dài của danh sách dãy số trong Hệ thống Labouchère đảo ngược cũng rất quan trọng vì nó liên quan đến tỷ lệ phần trăm chiến thắng cần thiết để hoàn thành hệ thống. Ví dụ: nếu một dòng:
50, 50, 50, 50, 50
Nếu kết quả là 3 cược thua liên tiếp ngay khi hệ thống bắt đầu thì danh sách này đã được hoàn thành và người chơi phải tạo một danh sách dãy số mới để gỡ thua hoặc người chơi có thể chọn bỏ cuộc.
Ngược lại, nếu một dòng:
50, 50, 50, 50, 50, 50, 50, 50, 50, 50, 50, 50
Nếu kết quả là 3 cược thua liên tiếp ngay khi hệ thống bắt đầu thì danh sách này vẫn còn 6 con số, vẫn có thể tiếp tục đặt cược được.
Một Công thức có thể được sử dụng để xác định xem hệ thống này có thể bị lỗi như thế nào như sau:
Trong đó x = Số trận thắng
y = Số trận thua
z = Các số ban đầu trong danh sách
Khi:
x + z ≤ y * 2
Hệ thống đã bị lỗi và tất cả các số của danh sách dãy số trong Hệ thống Labouchère đảo ngược đều bị gạch bỏ hoàn toàn.
Với một danh sách các dãy số vô hạn, Hệ thống Labouchère yêu cầu tỷ lệ chiến thắng ít nhất là 33,34% để hoàn thành. Ngược lại, Hệ thống Labouchère đảo ngược thất bại chỉ cần người chơi thua 33,34%. Một lần nữa, tỷ lệ chiến thắng cần thiết để hệ thống hoàn thành phụ thuộc vào một số biến số. Sử dụng Hệ thống Labouchère có thể làm cho trò chơi Đánh bạc kém hấp dẫn hơn, nhưng nó có thể hữu ích cho các mục tiêu ngắn hạn nếu bạn không trải qua chuỗi thua kéo dài.
Tham khảo
Cá cược
Sòng bạc
Cờ bạc
|
19856453
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%83%9D
|
ო
|
Oni (asomtavruli , nuskuri , mkhedruli ო, mtavruli Ო) là chữ cái thứ 16 trong bảng chữ cái Gruzia.
Trong hệ thống chữ số Gruzia, ო có giá trị là 70.
ო thường đại diện cho nguyên âm tròn môi sau nửa đóng , giống như cách phát âm của trong "law".
Chữ cái
Mã hóa máy tính
Chữ nổi
Xem thêm
Chữ cái Latinh O
Chữ cái Hy Lạp Omega (ω)
Tham khảo
Chữ cái Gruzia
|
19856455
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Th%E1%BB%8D
|
Nguyễn Trường Thọ
|
Nguyễn Trường Thọ, (sinh năm 1975), tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, là một Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú, sĩ quan cao cấp của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, cấp bậc hàm Đại tá. Ông hiện giữ chức vụ Phó Giám đốc Học viện An ninh nhân dân.
Tiểu sử
Đại tá Nguyễn Trường Thọ, sinh năm 1975, tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Ông có học vấn Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú
Lịch sử thụ phong cấp bậc hàm
|
19856458
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/K%C3%BD%20hi%E1%BB%87u%20g%E1%BA%A1ch%20ch%C3%A9o%20Feynman
|
Ký hiệu gạch chéo Feynman
|
Trong nghiên cứu về trường Dirac trong lý thuyết trường lượng tử, Richard Feynman đã phát minh ra ký hiệu gạch chéo Feynman (ít khi được gọi là Ký hiệu gạch chéo Dirac). Nếu A là một vectơ hiệp phương sai (v.d. vectơ hình thái-1),
trong đó γ là ma trận gamma. Bằng cách sử dụng ký hiệu tính tổng Einstein, biểu thức đơn giản là
.
Đồng nhất thức
Sử dụng các phán hoán tử của ma trận gamma, một đồng nhất thức có thể chứng minh rằng với và bất kỳ,
trong đó là ma trận đồng nhất trong không gian bốn chiều.
Cụ thể hơn,
Các đồng nhất thức khác có thể được thể hiện trực tiếp từ đồng nhất thức của ma trận gamma bằng cách thay tenxơ mêtric bằng không gian tích trong. Ví dụ,
trong đó:
là ký hiệu Levi-Civita
là mêtric Minkowski
là một đại lượng vô hướng.
Với động lượng-4
Mục này sử dụng ký số mêtric . Thông thường khi sử dụng phương trình Dirac và giải mặt cắt ngang, một mặt cắt tìm ký hiệu gạch chéo được dùng trong động lượng-4: bằng cách sử dụng cơ sở Dirac cho các ma trận gamma,
cũng như định nghĩa của động lượng-4 phân phương sai trong các đơn vị tự nhiên,
chúng ta thấy rõ ràng
Các kết quả tương tự cũng có ở các cơ sở khác, chẳng hạn như cơ sở Weyl.
Xem thêm
Cơ sở Weyl
Ma trận gamma
Vectơ-4
Ma trận-S
Tham khảo
Lý thuyết trường lượng tử
Spinơ
Richard Feynman
|
19856460
|
https://vi.wikipedia.org/wiki/Type%20II%20%28l%E1%BB%9Bp%20t%C3%A0u%20ng%E1%BA%A7m%29
|
Type II (lớp tàu ngầm)
|
Lớp tàu ngầm U-boat Type II, bao gồm tổng cộng bốn lớp con, được Đức Quốc Xã thiết kế như những tàu ngầm duyên hải dựa theo kiểu tàu ngầm CV-707, vốn được thiết kế bởi công ty Hà Lan NV Ingenieurskantoor voor Scheepsbouw Den Haag (I.v.S), và được chế tạo tại xưởng đóng tàu Phần Lan Crichton-Vulcan tại Turku, Phần Lan vào năm 1933. Những tàu ngầm Type II quá nhỏ để có thể tiến hành các chiến dịch cách xa căn cứ nhà. Chúng đảm nhiệm vai trò tàu huấn luyện tại các trường tàu ngầm Đức, chuẩn bị cho các sĩ quan chỉ huy tàu ngầm Đức trong tương lai. Trái ngược với phần lớn các lớp tàu ngầm U-boat khác, chỉ có ít chiếc Type II bị mất trong chiến đấu, nhưng nhiều chiếc đã bị mất do tai nạn.
Bối cảnh
Đức bị tịch thu toàn bộ tàu U-boat của họ theo Hiệp ước Versailles sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, nhưng vào cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 họ bắt đầu xây dựng lại quân đội. Tốc độ tái vũ trang được đẩy nhanh sau Adolf Hitler khi cầm quyền, và chiếc U-boat Type II đầu tiên được đặt lườn vào ngày 11 tháng 2, 1935. Nhận thức rằng thế giới sẽ nhìn nhận sự kiện này như là một bước đi nhằm tái vũ trang, họ đàm phán để đạt được một thỏa thuận với Anh cho phép xây dựng một lực lượng hải quân đạt 35% kích cỡ hạm tàu nổi của Hải quân Hoàng gia Anh, nhưng tương đương với Anh về số tàu ngầm. Thỏa thuận này được ký kết vào ngày 18 tháng 6, 1935, và U-1 nhập biên chế chỉ 11 ngày sau đó.
Thiết kế
Đặc tính nổi bật nhất của là kích thước nhỏ, với trọng lượng choán nước chỉ khoảng một phần hai đến một phần ba lớp Type VII hoặc một phần ba đến một phần tư lớp Type IX, tùy phiên bản được so sánh. Được biết đến với tên lóng Einbaum (ca-nô ẩn nấp), chúng có một số ưu thế so với tàu ngầm lớn, chủ yếu là khả năng hoạt động ở vùng nước nông, tốc độ lặn nhanh và khả năng tàng hình tốt hơn do tháp chỉ huy thấp hơn. Tuy nhiên, chúng chỉ có khả năng lặn nông hơn, tầm xa hoạt động kém, điều kiện sinh hoạt trên tàu chật chội, và mang theo ít ngư lôi.
Cấu trúc tàu có vỏ đơn và không có các khoang kín nước. Chúng có tổng cộng ba ống phóng ngư lôi, tất cà đều được bố trí trước mũi, với khoảng trống để mang thêm hai quả ngư lôi nữa bên trong thân tàu chịu áp lực. Trên lý thuyết chúng mang theo pháo trên boong tàu, nhưng chỉ là vũ khí 20 mm cho mục đích phòng không. Các khoảng trống bên trong tàu rất giới hạn, hai quả ngư lôi mang theo chiếm chỗ phía trước phòng điều khiển, nơi phần lớn 24 thành viên thủy thủ đoàn sinh hoạt ở khoang phía trước bên cạnh các quả ngư lôi, chia sé 12 giường nằm. Thêm bốn giường nằm được bố trí phía sau trong phòng động cơ, dành cho nhân sự phòng máy. Phương tiện nấu ăn và vệ sinh rất hạn chế, và điều kiện sống trong những chuyến tuần tra kéo dài rất khó khăn.
Lịch sử hoạt động
Hầu hết những chiếc Type II đã hoạt động tắc chiến trong những năm đầu chiến tranh, và sau đó đảm nhiệm vai trò huấn luyện tại các căn cứ. Sáu chiếc đã được tháo dỡ và vận chuyển theo đường sông đến Linz thuộc sông Danube, nơi chúng được lắp ráp lại và sử dụng để chống lại Liên Xô tại Hắc Hải. Trái ngược với phần lớn các lớp tàu ngầm U-boat khác, chỉ có ít chiếc Type II bị mất trong chiến đấu, điều này phản ảnh việc chúng chỉ được sử dụng chủ yếu cho vai trò huấn luyện, nhưng nhiều chiếc đã bị mất do tai nạn.
Việc phát triển những chiếc Type II là những bước đi đầu tiên trong việc tái vũ trang, nhằm mục đích cung cấp cho Hải quân Đức kinh nghiệm đóng và sử dụng tàu ngầm, đặt nền tảng cho những tàu ngầm lớn hơn trong tương lai. Chỉ có một chiếc duy nhất còn sống sót là chiếc nguyên mẵu Vesikko của Phần Lan.
Tái phát hiện
Vào ngày 3 tháng 2, 2008, báo The Telegraph thông tin U-20 được kỹ sư hàng hải người Thổ Nhĩ Kỳ Selçuk Kolay phát hiện tại độ sâu ngoài khơi thành phố Zonguldak của Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Kolay, ông nắm được tọa độ xác tàu đắm của U-19 và U-23, bị đánh chìm ở độ sâu sâu hơn gần U-20.
So sánh Crichton-Vulcan CV-707(U2A) của Phần Lan với Type II của Đức
Type IIA
Xưởng tàu Deutsche Werke AG tại Kiel đã đóng sáu chiếc Type IIA trong các năm 1934 và 1935. Chúng có cấu trúc vỏ đơn và kết cấu hàn toàn bộ với các thùng dằn đặt bên trong tàu. So sánh với các biến thể khác, nó có cầu tàu nhỏ hơn, và có thể mang theo các kiểu ngư lôi G7a và G7e cùng thủy lôi kiểu TM. Một thiết bị cắt lưới được trang bị trước mũi tàu, thừa hưởng từ thời Thế Chiến I nhưng nhanh chóng bị tháo bỏ vào đầu Thế Chiến II.
Danh sách lớp Type IIA
Type IIB
Type IIB là một phiên bản được kéo dài của Type IIA. Ba ngăn được bổ sung giữa tàu để trang bị các thùng nhiên liệu diesel dưới phòng điều khiển. tầm xa hoạt động được tăng lên 1.800 hải lý khi di chuyển với tốc độ 12 knot. Thời gian lặn ngầm cũng được cải thiện.
Có tổng cộng 20 tàu ngầm Type IIB đã được đóng: Xưởng đóng tàu Deutsche Werke AG tại Kiel đóng bốn chiếc trong các năm 1935 và 1936; xưởng đóng tàu Germaniawerft tại Kiel đóng 14 chiếc trong các năm 1935 và 1936; và xưởng đóng tàu Flender Werke AG tại Lübeck đóng thêm hai chiếc vào các năm 1938 và 1940
Danh sách lớp Type IIB
U-7
U-8
U-9
U-10
U-11
U-12
U-13
U-14
U-15
U-16
U-17
U-18
U-19
U-20
U-21
U-22
U-23
U-24
U-120
U-121
Type IIC
Type IIC tiếp tục kéo dài thêm thân tàu của Type IIB, với hai ngăn được bổ sung giữa tàu để lắp đặt thiết bị liên lạc vô tuyến được cải tiến. Các thùng nhiên liệu diesel bên dưới phòng điều khiển được mở rộng, nâng tầm xa hoạt động lên 1.900 hải lý ở tốc độ 12 knot. Xưởng đóng tàu Deutsche Werke AG tại Kiel đã đóng tám chiếc Type IIC từ năm 1937 đến năm 1940.
Danh sách lớp Type IIC
U-56
U-57
U-58
U-59
U-60
U-61
U-62
U-63
Type IID
Type IID bổ sung thùng nhiên liệu dạng yên ngựa đặt hai bên lườn lớp vỏ ngoài; chúng mang các thùng nhiên liệu diesel bổ sung. Dầu diesel sẽ nổi bên trong thùng, và khi dầu được tiêu thụ nước biển sẽ được đổ đầy nhằm bù trừ cho độ nổi dương. Tầm xa hoạt động được nâng lên gần gấp đôi, đến ở tốc độ , cho phép tàu ngầm Type IID thực hiện những chuyến tuần tra xa hơn chung quanh quần đảo Anh. Một cải tiến khác là chân vịt được lắp đặt vòi Kort với ý định cải thiện hiệu suất chân vịt. Xưởng đóng tàu Deutsche Werke AG tại Kiel đã đóng mười sáu chiếc Type IID trong những năm 1939 và 1940.
Danh sách lớp Type IID
U-137
U-138
U-139
U-140
U-141
U-142
U-143
U-144
U-145
U-146
U-147
U-148
U-149
U-150
U-151
U-152
Những chiếc trong lớp
Xem Danh sách tàu ngầm Type II Đức về chi tiết của mỗi con tàu.
Xem thêm
Danh sách lớp tàu hải quân của Đức
Danh sách lớp tàu chiến trong Thế Chiến II
Tham khảo
Ghi chú
Chú thích
Thư mục
Đọc thêm
Liên kết ngoài
Type II U-Boat at Uboataces.com
Klasse II
Tàu ngầm Đức trong Thế Chiến II
Lớp tàu ngầm
|
Subsets and Splits
No community queries yet
The top public SQL queries from the community will appear here once available.